SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 51
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC ĐIỀU DƯỠNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 51720501
TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ SỰ TUÂN THỦ
ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN
Ở KHOA NỘI THẬN CỦA BỆNH VIỆN
ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017
Cần Thơ, năm 2017
Sinh viên thực hiện
DƯƠNG THỊ ÁNH NGUYỆT
MSSV: 13D720501029
LỚP: ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG 8
Cán bộ hướng dẫn
Ths.NGUYỄN THỊ HỒNG NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC ĐIỀU DƯỠNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 51720501
TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ SỰ TUÂN THỦ
ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN
Ở KHOA NỘI THẬN CỦA BỆNH VIỆN
ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017
Cần Thơ, năm 2017
Sinh viên thực hiện:
DƯƠNG THỊ ÁNH NGUYỆT
MSSV: 13D720501029
LỚP: ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG 8
Cán bộ hướng dẫn:
Ths.NGUYỄN THỊ HỒNG NGUYÊN
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, tôi chân thành cảm ơn các Thầy Cô đã tận tình
hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở
Trường Đại học Tây Đô.
Xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Nguyên đã tận tình, chu đáo hướng
dẫn thực hiện tiểu luận này.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi gửi đến Khoa Dược - Điều Dưỡng, Bệnh viện
Đa khoa Thành phố Cần Thơ và khoa Nội Thận- Lọc máu đã tạo điều kiện thuận
lợi trong quá trình lấy mẫu nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song
do buổi đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng như hạn
chế kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định
mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy Cô để bài
tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Ký tên
Dương Thị Ánh Nguyệt
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu và kết quả thu
được trong tiểu luận là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm
Ký tên
Dương Thị Ánh Nguyệt
iii
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh suy thận mạn (STM) được coi là vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu,
thường ảnh hưởng nhiều đến kinh tế và xã hội. Bệnh thận mạn tính không thể điều trị khỏi
hoàn toàn nhưng nếu điều trị tốt thì có thể hạn chế các biến chứng và kéo dài thời gian
sống.Trong công tác khám chữa bệnh hàng ngày các thầy thuốc thường ít chú trọng đến
việc giáo dục bệnh nhân mà thường chú trọng đến việc kê đơn và kết quả điều trị. Nếu
bệnh nhân không tuân thủ việc điều trị của bác sĩ sẽ góp phần làm gia tăng xuất hiện các
biến chứng, làm gia tăng chi phí điều trị và tỉ lệ tử vong cao. Do vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn
ở khoa Nội - Thận của Bệnh việnĐa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017” nhằm mục tiêu:
Xác định tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về việc tuân thủ điều trị.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về việc tuân thủ điều trị.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và chọn mẫu thuận tiện.
Kết quả nghiên cứu: 16% bệnh nhân từng nghe về bệnh STM, 82% biết tăng huyết áp
là nguyên nhân gây STM, 20% biết là đái tháo đường, 94% biết khi bị STM phải điều trị
liên tục, 48% biết mình đang được điều trị theo phương pháp nào, 96% biết chế độ ăn rất
quan trọng, 98% biết hạn chế muối, 88% biết hạn chế nước, 34% biết nên bổ sung sắt,
20% biết bổ sung vitamin A, 18% canxi, 10% vitamin D, 86% tuân thủ hạn chế rượu bia,
thuốc hút lá và các chất kích thích, 78% hạn chế mỡ, 28% tuân thủ ăn giàu năng lượng, đủ
vitamin và đủ yếu tố vi lượng. 98% uống thuốc đúng giờ, 100% cho rằng uống thuốc
đúng giờ rất quan trọng. 100% cho rằng tuân thủ điều trị rất quan trọng. 64% bệnh nhân
luôn đi chạy thận đúng giờ, 92% tuân thủ không sử dụng bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá,
38% thường xuyên chú ý đến thực đơn hàng ngày, 70% thường xuyên chú ý đến vệ sinh
và bảo vệ da hàng ngày, 40% bệnh nhân biết tập luyện thể dục nhẹ nhàng tốt cho bệnh.
Kết luận: Đa số bệnh nhân có kiến thức đúng về tuân thủ điều trị
Kiến nghị: Điều dưỡng phải phối hợp với bác sỹ tư vấn cho bệnh nhân STM hiểu được
bệnh của mình và tuân thủ điều trị bệnh. Thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo lại cho nhân
viên y tế kiến thức và công tác phòng ngừa bệnh STM.
iv
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................2
2.1. TỔNG QUAN VỀ SUY THẬN MẠN............................................................................................2
2.2. VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN..............................................6
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC.........................................10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................12
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. .......................................................................................................12
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................................12
3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU. ............................................................................................18
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .....................................................................19
4.1. KẾT QUẢ...................................................................................................................19
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................35
5.1. KẾT LUẬN......................................................................................................................................35
5.2. KIẾN NGHỊ.....................................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................37
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................40
v
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Chiến lược điều trị bệnh thận mạn theo giai đọan của BTM...............................5
Bảng 2.2. Nhu cầu protein theo giai đoạn suy thận..............................................................8
Bảng 4.1. Phân bố theo tuổi ...............................................................................................19
Bảng 4.2. Phân bố theo giới ...............................................................................................19
Bảng 4.3. Phân bố theo nghề nghiệp..................................................................................20
Bảng 4.4. Phân bố mức độ suy thận mạn...........................................................................21
Bảng 4.5. Phân bố chất lượng cuộc sống. ..........................................................................21
Bảng 4.6. Kiến thức về bệnh. ............................................................................................22
Bảng 4.7. Nguồn cung cấp thông tin..................................................................................22
Bảng 4.8. Kiến thức về điều trị ..........................................................................................23
Bảng 4.9. Kiến thức về dinh dưỡng....................................................................................24
Bảng 4.10. Tuân thủ nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng.....................................................24
Bảng 4.11. Tuân thủ về chăm sóc giảm phù ......................................................................25
Bảng 4.12. Tuân thủ về uống thuốc và điều trị ..................................................................25
Bảng 4.13. Tuân thủ về phòng ngừa ..................................................................................26
vi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1. Phân bố trình độ học vấn....................................................................................19
Hình 4.2. Tình trạng kinh tế ...............................................................................................20
vii
DANH MỤC VIẾT TẮT
STM: Suy thận mạn
MLCT: Mức lọc cầu thận
KDOQI: Kidney Disease Outcomes Quality Iritiative
KDIGO:Kidney Disease Improving Global Outcomes
1
CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU
Bệnh suy thận mạn (STM) được coi là vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu, thường ảnh
hưởng nhiều đến kinh tế và xã hội. Tỷ lệ suy mòn ở bệnh nhân STM chưa điều trị thay thế
thận là 20,3% và tỷ lệ này gia tăng theo giai đoạn của STM [19]. Hiện tại chưa có thống
kê một cách đầy đủ, tuy nhiên, số bệnh nhân bệnh thận mạn nhập viện hàng năm tăng
cao, chủ yếu là bệnh thận mạn giai đoạn cuối với các biến chứng của nó, theo nghiên cứu
của Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Cảnh Phú trên 1.920 đối tượng trong tỉnh Nghệ An, tỷ
lệ mắc STM 1,042%, 35,00% bị mắc bệnh STM mà không biết mình mắc bệnh trước
đó[24].
Suy thận là sự giảm mức lọc cầu thận dưới mức bình thường. Suy thận được gọi là mạn
tính khi mức lọc cầu thận giảm thường xuyên, cố định có liên quan đến sự giảm về số
lượng nephron chức năng [17]. Nguyên nhân gây STM xuất phát từ thận hoặc do hậu quả
của các bệnh lý mạn tính khác như: viêm cầu thận mạn tính chiếm 73,75%,viêm thận bể
thận mạn chiếm 15%, và đái tháo đường type 2, thận đa nang, gút mạn tính chiếm 11,25%
[15]. Để điều trị và phòng ngừa bệnh suy thận, ngoài vấn đề thăm khám sớm nhằm phát
hiện tổn thương tại thận thì việc kiểm soát những bệnh nguy cơ có vai trò rất quan trọng.
Nếu bị suy thận ở giai đoạn nặng, ngoài vấn đề dùng thuốc, bệnh nhân cần phối hợp các
phương pháp điều trị thay thế như lọc máu ngoài thận hay ghép thận.Bệnh thận mạn tính
không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu điều trị tốt thì có thể hạn chế các biến chứng
và kéo dài thời gian sống. Khi bệnh nhân đã được chuẩn đoán suy thận mạn thì có chế độ
thế (khi mức lọc cầu thận < 15ml/phút). Theo KDOQI 2002 chiến lược chung điều trị
bệnh thận mạn được phân theo giai đoạn của phân độ bệnh thận mạn. [16]
Trong công tác khám chữa bệnh hàng ngày các thầy thuốc thường ít chú trọng đến việc
giáo dục bệnh nhân mà thường chú trọng đến việc kê đơn và kết quả điều trị. Trong thực
tế lâm sàng, hiệu quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào bệnh nhân có những nhận thức, thực
hành và hợp tác điều trị hay không. Nếu bệnh nhân không tuân thủ việc điều trị của bác sĩ
sẽ góp phần làm gia tăng xuất hiện các biến chứng, làm gia tăng chi phí điều trị và tỉ lệ tử
vong cao. Do vậy, chính vì những lý do cấp thiết trên, với mong muốn cải thiện được sự
hợp tác của bệnh nhân với bác sĩ trong quá trình điều trị chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Tìm hiểu kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa Nội
- Thận của Bệnh việnĐa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017” nhằm mục tiêu:
- Xác định tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về việc tuân thủ điều trị.
2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ SUY THẬN MẠN.
2.1.1. Định nghĩa.
Suy thận mạn (STM) là hội chứng lâm sang và sinh hóa tiến triển qua nhiều năm tháng,
thận không còn đủ khả năng duy trì tốt sự cân bằng của nội môi và dẫn đến hàng loạt
những biến loạn về sinh hóa và lâm sang của các cơ quan trong cơ thể. Đặc trưng của
STM là:
- Có tiền sử bệnh thận hoặc tiết niệu kéo dài.
- Mức lọc cầu thận giảm dần và không hồi phục.
- Nitơ phi protein máu tăng một cách từ từ, biểu hiện chủ yếu bằng tăng nồng độ urê,
creatinin… và acid uric trong huyết thanh.
- Hậu quả cuối cùng được biểu hiện bằng hội chứng urê máu cao và đòi hỏi phải điều trị
bằng các phương pháp thay thế thận như lọc máu bằng máy thận nhân tạo, lọc màng
bụng, hoặc ghép thận. [12]
2.1.2. Dịch tể học suy thận mạn.
Bệnh thận mạn tính (Chronic Kidney Disease) và bệnh thận giai đoạn cuối (End –Stage
–Renal –Disease –ESRD) là vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu. Đây là một tình trạng bệnh
lý có tầng suất tăng nhanh và đòi hỏi chi phí điều trị khổng lồ. Các nhà khoa học Mỹ đã
dự báo số người mắc bệnh STM phải điều trị lọc máu và ghép thận sẽ tăng lên từ 453.000
vào năm 2003 lên đến 651.000 vào năm 2010.[7]
Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối chỉ là phần nổi của tảng bang chìm trong số bệnh
nhân mắc bệnh thận mạn tính. Theo nghiên cứu NHANES –III của Mỹ công bố năm 2007
thì tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh thận mạn là 13%. Cũng theo nghiên cứu này, cứ mỗi bệnh
nhân bị mắc bệnh thận mạn ở giai đoạn cuối cần điều trị thay thế thận suy thì sẽ có tương
ứng với ngoài cộng đồng có khoảng 100 người đang bị bệnh thận mạn ở các giai đoạn
khác nhau.[7]
Theo nghiên cứu của Hồ Viết Hiếu ở trẻ em suy thận tại bệnh viện Trung Ương Huế,
tần suất suy thận chung trong phòng thận –tiết niệu là 0,96%, trong đó suy thận cấp chiếm
0,77%, còn suy thận mạn chiếm 0,19%.[3]
2.1.3. Nguyên nhân suy thận mạn
Sau khi chuẩn đoán xác định suy thận mạn, cần chuẩn đoán nguyên nhân. Chuẩn đoán
nguyên nhân cần vào hỏi kỹ tiền sử, tiến triển trong quá khứ và khám lâm sang toàn diện,
kể cả thăm trực tràng, soi đáy mắt, xét nghiệm sinh hóa, huyết học, X quang, siêu âm
thuộc vào diễn biến lâm sang. Nhiều trường hợp chuẩn đoán nguyên nhân rất dể dàng vì
3
bệnh lý điển hình, xét nghiệm chính xác. Thuyết phục như viêm cầu thận mạn tính, bệnh
thận có nguồn gốc mạch máu, bệnh thận di truyền. Tuy nhiên có một số trường hợp
không tìm thấy nguyên nhân [17].
Tỷ lệ nguyên nhân gây suy thận mạn giai đoạn cuối khác nhau tùy các nước. Tại các
nước phát triển, đái tháo đường vẫn chiếm phần lớn, trong đó tại các nước đang phát
triển, nguyên nhân hàng đầu vẫn là viêm cầu thận mạn (30% - 45%). Một khi thận đã teo
nhỏ, MLCT dưới 20- 30 ml/ph/1,73m2
, việc chuẩn đoán nguyên nhân ít có hiệu quả trong
điều trị nguyên nhân tuy nhiên việc tìm nguyên nhân ở suy thận mạn giai đoạn cuối vẫn
có giá trị nhằm tiên lượng bệnh thận và giúp chọn phương thức điều trị thay thế thận
suy.[8]
Suy thận mạn thường do các nhóm nguyên nhân chính sau đây:
2.1.3.1. Bệnh cầu thận mạn.
- Bệnh cầu thận nguyên phát có kèm hội chứng thận hư hoặc không.
- Bệnh cầu thận thứ phát: lupus, đái tháo đường, Schonlein Henoch có tổn thương
thận…[8]
2.1.3.2. Bệnh ống kẽ thận mạn tính.
- Viêm thận bể thận mạn do nhiễm khuẩn tiết niệu mạn tính có nguyên nhân thuận lợi
hoặc không ( như do sỏi, dị dạng đường niệu,…)
- Viêm thận kẽ do dùng thuốc giảm đau lâu dài như phenylutazon, hoặc do tăng acid uric
máu…[8]
2.1.3.3. Bệnh mạch thận.
- Huyết học vi mạch thận.
- Tắc tĩnh mạch thận.
- Hẹp động mạch thận.
- Viêm nút quanh động mạch.
- Viêm mạch dị ứng.
- Bệnh u hạt Wegener.[8]
2.1.3.4. Bệnh thận bẩm sinh di truyền.
Bệnh thận loại này có thể bao gồm: thận đa nang, thận nhiều nang đơn, hội chứng
Alport…(viêm cầu thận có điếc), bệnh thận chuyển hóa (cystino, oxalo).[8]
2.1.3.5. Không rõ nguyên nhân.[12]
2.1.3.6. Bệnh hệ thống, bệnh chuyển hóa.
- Bệnh đái tháo đường.
- Bệnh lý tạo keo: Lupus.
4
Hiện nay ở các nước phát triển, nguyên nhan chính gây suy thận mạn là bệnh lý về
chuyển hóa và bệnh lý mạch máu thận, nhưng ở các nước đang phát triển nhóm nguyên
nhân do vi trùng lại chiếm tỷ lệ khá cao.[4]
2.1.4. Biểu hiện lâm sàng của suy thận mạn.
Tùy theo từng nguyên nhân gậy suy thận mạn mà biểu hiện lâm sàng có thể khác nhau,
tuy nhiên khi suy thận đã ở giai đoạn nặng thid bệnh nhân thường có các biểu hiện lâm
sàng của hội chứng urê máu cao.
2.1.4.1. Phù.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy thận mạn mà bệnh nhân có thể phù nhiều, phù ít
hoặc không phù. Suy thận mạn trong viểm bể thận thường không phù trong giai đoạn đầu,
chỉ có phù trong giai đoạn cuối do có kèm tăng huyết áp, suy tim, suy dinh dưỡng. Trong
khi suy thận trong viêm cầu thận mạn thường có phù (trừ giai đoạn đái nhiều). Bất kỳ
nguyên nhân nào, khi suy thận giai đoạn cuối phù là triệu chứng hằng định.
2.1.4.2. Thiếu máu.
Thường gặp, nặng nhẹ tùy theo giai đoạn. Suy thận mạn càng nặng thiếu máu càng
tăng. Đây là triệu chứng quan trọng để phân biệt với suy thận cấp. Thiếu máu đa số là
nhượt sắc hoặc đẳng sắc, hình thể kích thước hồng cầu bình thường, có khi có hồng cầu to
nhỏ không đều. Nhiều bệnh nhân đi khám vì thiếu máu mới phát hiện suy thận mạn. [8]
Theo nghiên cứu trên 104 bệnh nhân được chuẩn đoán là suy thận mạn thì tỷ lệ thiếu
máu là 80,77%, thiếu máu nhẹ chiếm 57,69%, thiếu máu trung bình chiếm 23,08%. [11]
Theo nghiên cứu của tỉ lệ thiếu máu ở nhóm ĐTBT là 100%, nhóm LMCK là 84,85%.
[14].
2.1.4.3. Tăng huyết áp.
Huyết áp tăng do tế bào cận cầu thận tiết ra renin gây co mạch tăng huyết áp[10]
Tăng huyết áp rất thường gặp, khoảng 80% bệnh nhân suy thận mạn có tăng huyết áp.
Một số trường hợp có những đợt tăng huyết áp ác tính làm chức năng thận suy sụp nhanh
chóng dẫn đến tử vong.[4]
2.1.4.4. Suy tim.
Khi xuất hiện thì đã muộn vì thường do giữ muối giữ nước, do tăng huyết áp lâu ngày
của quá trình suy thận mạn.[12]
2.1.4.5. Xuất huyết.
Chảy máu mũi, chảy máu chân rang, chảy máu dưới da là thường gặp. Có trường hợp
tiểu cầu giảm rất khó cầm máu. Xuất huyết tiêu hóa nếu có sẽ rất nặng. Urê máu sẽ tăng
nhanh.[12
5
2.1.4.6. Ngứa.
Là biểu hiện ngoài da thường gặp, do lắng đọng calci trong da. Đây là triệu chứng của
cận giáp trạng thứ phát.[12]
2.1.4.7. Chuột rút.
Thường xuất hiện ban đêm có thể là do giảm natri và calci máu.[12]
2.1.4.8. Viêm thần kinh ngoại vi.
Tốc độ dẫn truyền thần kinh giảm (dưới 40m/giây), bệnh nhân có cảm giác rát bỏng ở
chân, kiến bò, các triệu chứng này là khó điều trị kể cả lọc máu ngoài thận.[12]
2.1.5. Điều trị bệnh thận mạn.
2.1.5.1. Mục tiêu điều trị bệnh thận mạn.
- Điều trị bệnh thận căn nguyên.
- Điều trị nguyên nhân gây giảm GFR cấp tính có thể hồi phục được
- Điều trị làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn
- Điều trị các biến chứng tim mạch, và các yếu tố nguy cơ tim mạch
- Chuẩn bị điều trị thay thế thận khi thận suy nặng.
2.1.5.2. Nguyên tắc điều trị bệnh thận mạn.
Theo KDOQI 2002, chiến lược chung điều trị bệnh thận mạn được phân theo giai đọan
của phân độ bệnh thận mạn.
Bảng 2.1: Chiến lược điều trị bệnh thận mạn theo giai đọan của BTM.[16]
Giai đoạn
Mức lọc cầu thận
(ml/ph/1,73)
Việc cần làm (*)
1 ≥ 90
Chẩn đoán và điều trị bệnh căn nguyên, giới hạn
yếu tố nguy cơ gây suy thận cấp, làm chậm tiến
triển bệnh thận, điều trị yếu tố nguy cơ tim mạch
2 60-89 Ước đoán tốc độ tiến triển bệnh thận
3 30-59 Đánh giá và điều trị biến chứng
4 15-29 Chuẩn bị điều trị thay thế thận
5 ≤15 Điều trị thay thế thận nếu co hội chứng urê huyết
(*) giai đoạn sau tiếp tục việc của giai đoạn trước
2.1.5.3. Điều trị bệnh thận căn nguyên.
Giữ vai trò quan trọng nhất trong bảo vệ thận và làm chậm tiến triển bệnh thận. Khi
thận đã suy nặng (giai đoạn 4, 5), do việc chẩn đoán bệnh căn nguyên trở nên khó khăn,
và việc điều trị trở nên kém hiệu quả, nên cân nhắc giữa lợi ích và tác hại của thuốc điều
trị căn nguyên ở nhóm người bệnh này.
6
2.1.5.4.Điều trị làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn đến giai đoạn cuối.
Các biện pháp bảo vệ thận tối ưu.[16]
- Giảmprotein niệu, tiểu albumin.
- Kiểm soát huyết áp.
- Ăn nhạt.
- Giảm protein trong khẩu phần.
- Kiểm soát đường huyết.
- Thay đổi lối sống.
- Điều trị thiếu máu.
- Kiểm soát rối loạn lipid máu.
- Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin II.
2.1.6. Dự phòng.
Do bệnh thận mạn thường tiến triển âm thầm, không triệu chứng đến giai đoạn cuối,
nên mục tiêu quan trọng là phát hiện bệnh sớm ở 3 đối tượng nguy cơ cao là người bệnh
đái tháo đường, tăng huyết áp, và gia đình có người bệnh thận. Các đối tượng này cần
được làm xét nghiệm tầm soát định kỳ hằng năm và tích cực điều trị sớm tránh bệnh thận
tiến triển đến giai đoạn cuối.[16]
2.2.VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN.
2.2.1. Chế độ ăn trong suy thận mạn tính.
Suy thận mạn tính có hội chứng lâm sàng, thể dịch của sựu suy giảm chức năng ngoại
tiết và nội tiếc của thận xảy ra từ từ, ngày càng nặng và không hồi phục. Vì thế nó diễn
biến từ giai đoạn nhẹ đến giai đoạn cuối với các triệu chứng rầm rộ của hội chứng urê
máu cao.
Sự điều trị những rối loạn chuyển hóa protid trong STM tính từ lâu dựa vào dinh
dưỡng, ăn uống. Lúc đầu người ta áp dụng chế độ ăn kiêng đạm hoàn toàn và thấy người
bệnh chóng suy kiệt, thiểu dưỡng. Về sau, trên thực nghiệm và lâm sàng nhiều công trình
xác nhận, nếu khi đã suy thận, chế độ ăn quá nhiều protein sẽ phát triển sơ hóa cầu thận
làm bệnh nặng lên, ngược lại chế độ ăn ít protein làm chậm tiến triển của bệnh. Khẩu
phần protein hạn chế này không được vượt quá khả năng bài tiết urê của thận, vào khoảng
gấp 3 lần urê niệu 24 giờ, gồm 2/3 là protid động vật để cung cấp những acid amin thiết
yếu.
Tùy theo mức độ suy thận và kèm theo các triệu chứng phù, tăng huyết áp, giảm
MLCT hoặc đang áp dụng lọc màng bụng hay chạy thận nhân tạo chu kỳ để tạo chế độ ăn
gia giảm.
7
Nguyên tắc:
- Đủ hoặc giàu năng lượng
- Đủ glucid
- Giảm protid
- Bình lipid
- Đủ hoặc nhiều nước
- Bình hoặc giảm natri.[18]
2.2.2. Các nguyên tắc của chế độ ăn điều trị suy thận mạn.
Chế độ ăn điều trị suy thận mạn nhằm hạn chế tăng urê máu và làm chậm bước tiến của
quá trình suy thận mạn, hạn chế tối đa được các biến chứng.
Chế độ ăn này được chế biến tùy theo từng bệnh nhân, từng giai đoạn của suy thận mạn
và các triệu chứng kèm theo. Có nguyên tắc mà cho đến nay vẫn được các nhà thận học
và nhà dinh dưỡng lâm sàng thừa nhận là có hiệu quả, các nguyên tắc đó là:
- Ít protein, dùng protein quý, có giá trị sinh học cao, nghĩa là đủ acid amin cơ bản thiết
yếu và tỉ lệ hấp thu cao.
- Giàu năng lượng, đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng và hạn chế quá trình giáng hóa
protein trong cơ thể.
- Đủ vitamin , yếu tố vi lượng, yếu tố chống thiếu máu.
- Đảm bảo cân bằng muối, nước, ít toan, đủ calci và ít phosphat.
2.2.3. Tác dụng và hiệu quả của chế độ ăn trong suy thận mạn.
Chế độ ăn ít protein có tác dụng:
- Làm giảm nhẹ hội chứng urê máu cao.
- Làm chậm quá trình bước tiến của quá trình suy thận mạn.
- Kéo dài thời gian điều trị bảo tồn.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế biến chứng.
- Giảm quá trình xơ hóa cầu thận.
- Giảm gánh nặng đào thải acid uric, urê,… cho thận. [13]
Chế độ ăn giàu năng lượng, đủ vitamin , đủ yếu tố vi lượng có tác dụng cung cấp năng
lượng đảm bảo cho hoạt động sống, hoạt động duy trì cơ thể bệnh, tham gia bù trừ thiếu
hụt dinh dưỡng do chế độ ăn khắc khe protein, ngăn ngừa bệnh nặng thêm do thiếu hụt
vitamin và vi lượng.
Chế độ cân bằng muối nước:
- Góp phần tích cực trong hạn chế phù, tăng huyết áp, suy tim.
8
- Giảm nguy cơ tăng thẩm thấu máu, chống toan máu. Phòng tránh tình trạng cô đặc máu
do thiếu nước.
Chế độ ăn đủ calci, ít phosphate giúp phòng ngừa hoặc làm chậm hơn tiến trình loạn
dưỡng xương ngay từ giai đoạn đầu của suy thận mạn.
Bổ sung yếu tố chống thiếu máu như: sắt, vitamin B12, B6, acid folic, khắc phục tình
trạng thiếu máu mạn, hạn chế hậu quả của thiếu máu.
Chế độ giảm sử dụng thức ăn chứa nhiều kali có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế
tăng kali máu, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng tăng kali máu gây ra.
Chế độ ăn hạn chế mỡ thừa có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ tích cực
trong phòng chống biến chứng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác cũng góp phần
cải thiện đáng kể tình trạng tăng huyết áp, phù, suy tim,…
2.2.4. Cấu tạo của chế độ dinh dưỡng điều trị suy thận mạn.
2.2.4.1. Ít protein (giảm đạm)
Hạn chế ăn nhiều đạm, dùng những loại đạm quý, có giá trị sinh học cao, có đủ các
acid amin cơ bản thiết yếu.
Lượng protein tối thiểu cần và không nên vượt quá phụ thuộc độ suy thận được ước
tính như sau:
Bảng 2.2. Nhu cầu protein theo giai đoạn suy thận của Nguyễn Văn Xang. [12]
Độ suy thận MLCT (ml/p) Creatinin (mg/dl)
Lượng protein
(g/kg/ngày)
Độ I 60-41 1,5 0,8
Độ II 40-21 1,5-3,4 0,6
Độ IIIa 20-11 3,5-5,9 0,5
Độ IIIb 10-5 6-10 0,4
Độ IV <5 >10 0,4
Bình thường 120 0,8-1,2 1
2.2.4.2. Giàu năng lượng.
Năng lượng phải đạt 35-40 cal/kg/ngày.
Bổ xung các acid amin (ketosteril hay các dung dịch nephrosteril, kidmin).
Thức ăn cung cấp năng lượng (calo) nên sử dụng như sau: tăng chất bột ít protein, chủ
yếu là các loại khoai như khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn, bột sắn, miến dong.
Chất béo (dầu, mỡ,bơ) chiếm 15-25% năng lượng khẩu phần ăn
9
2.2.4.3. Đủ vitamin, yếu tố chống thiếu máu.
Sắt, vitamin B12, vitamin B9, vitamin B6 là phức hợp chống thiếu máu cần bổ sung cho
bữa ăn.
Rau nên dùng loại ít đạm, ít chua như cải các loại, dưa chuột, bầu, bí, su hào,… không
ăn nhiều rau dền, na, đu đủ, chuối chin, mít chin, quýt ngọt, mía ăn tốt.
2.2.4.4. Đảm bảo cân bằng nước, muối ít toan, đủ calci, ít phosphat.
Ăn nhạt khi có phù, tăng huyết áp, suy tim. Trong trường hợp nào thì cũng không nên
ăn mặn. hạn chế muối ở mức 2-4 g mỗi ngày. Giảm thức ăn giàu phosphate như gan, thận,
trứng. tăng thức ăn nhiều calci như tôm, cá sụn.
Nước uống vừa đủ, ngang lượng đái ra, ít hơn nếu có phù, nhiều hơn nếu mất
nước.[12]
2.2.4.5. Một số chế độ và thói quen ăn uống khác.
Hạn chế trái cây có nhiều kali như hồng xiêm, chuối tiêu, các loại rau dạng củ có nhiều
kali như: su hào, củ cải, củ dền, rau dền,…
Giảm mỡ: ăn nhiều mỡ sẽ làm tăng cholesterol, tăng nguy ngơ xơ vữa động mạch dẫn
đến tăng huyết áp.
Giảm muối: giảm muối cũng được chứng minh làm giảm huyết áp trên bệnh nhân suy
thận mạn.
Kiêng sử dụng rượu bia: dùng rượu bia thường sẽ gây tăng huyết áp và góp phần làm
tăng tỷ lệ tăng huyết áp trong các cộng đồng uống nhiều rượu. giảm ướng rượu từ 1-4
tuần sẽ làm giảm huyết áp. Giảm rượu và giảm cân có tác dụng làm hạ huyết áp và sau đó
là giảm nguy cơ tim mạch. Nếu dùng nhiều rượu sẽ tăng nguy cơ tai biến mạch máu não
trên cơ địa tăng huyết áp.
Tránh ăn ngay sau khi uống thuốc vì sẽ làm cảm giác ngon miệng
Vệ sinh răng miệng tạo môi trường thoải mái, sạch sẽ, thoáng mát, giúp ăn uống được
nhiều hơn.
2.2.5. Chế biến khẩu phần ăn trong điều trị suy thận mạn.
Đối với người bình thường, việc chế biến món ăn hợp khẩu vị, đẹp mắt, góp phần làm
người ăn được nhiều hơn. Đây là một đòi hỏi chính đáng, trong khi đó bệnh nhân suy thận
mạn phải tuân thủ một chế độ ăn nghiêm ngặt, thường có cảm giác chán ăn, có khi buông
nôn nếu urê máu cao. Thực đơn phải theo đuổi lâu dài, không phải chỉ ăn vài ngày hoặc
một hai tuần mà là hàng năm. Phải theo đúng nguyên tắc càng ngày bệnh càng tiến triển
thì việc tiết chế dinh dưỡng ngày càng chặt chẽ về mặt số lượng và chất lượng. do đó việc
10
tạo cảm giác ngon miệng cho bệnh nhân suy thận mạn là một kỳ công. Cần chế biến hợp
khẩu vị, thay đổi món ăn trong ngày và trong tuần.[20].
2.3.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC.
2.3.1. Trên thế giới.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người STM giai đôạn cuối đang được điều
trị thay thế thận (thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận) là số lượng người này ước
đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. STM, đặc biệt là giai đoạn phải điều trị thay thế, thực
sự là một gánh nặng bệnh tật của xã hội. Trên thực tế, 80% bệnh nhân được điều trị thay
thế thận đang sống tại các nước đã phát triển. Tại các nước đang phát triển chỉ 10 -20%
bệnh nhân STM giai đoạn cuối được điều trị thay thế thận và thậm chí không có điều trị
thay thế thận, và hậu quả cuối cùng của việc không được điều trị này là tử vong do các
biến chứng cả suy thận nặng.[7]
Khảo sát toàn cầu vềSTM tại Hoa Kỳ, bệnh nhân điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối
đã tăng lên đều đặng trong 2 thập kỷ qua. Trong năm 2005, 485.000 cá nhân ở Hoa Kỳ đã
được điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối với tỷ lệ tử vong là 167/1000
bệnh nhân/ năm và chi phí vượt quá 20 tỷ đô la. Ước tính hiện tại cho thấy có khoảng 26
triệu người Mỹ bị suy thận mạn. Dữ liệu ngoại suy đựa trên các cuộc điều tra khám sức
khỏe và dinh dưỡng quốc gia cho thấy tỷ lệ hiện mắc suy thận mạn giai đoạn I –IV tăng từ
10,0% trong giai đoạn 1988-1994 lên 13,1% trong giai đoạn 1999-2004 với tỷ lệ hiện
nhiễm 1,3%. Ước tính tỷ lệ hiện mắc suy thận mạn giai đoạn 1988-1994 và 1999-2004
tương ứng là 1,7% và 1,8%. Đáng chú ý, người Mỹ da đen và người Mỹ gốc Mexico có tỷ
lệ hiện mắc suy thận mạn cao hơn so với các nhóm dân tộc /dân tộc khác và người cao
tuổi cũng có một hồ chứa đáng kể về suy thận mạn so với các nhóm tuổi khác ở Hoa Kỳ.
Hàng năm, hơn 500.000 người mắc bệnh thận giai đoạn cuối, ở Châu Phi hạ Sahara chỉ
đơn thuần và phần lớn các bệnh nhân này tử vong sớm. Chi phí chăm sóc sức khoẻ và
gánh nặng kinh tế của bệnh nhân suy thận mạn là rất lớn và không bền vững ngay cả ở
các nước phương Tây tiên tiến [24].
Tỷ lệ suy thận mạn ở Thổ Nhĩ Kỳ là 15,7% trong tổng số 8765 đối tượng được nghiên
cứu [27].
2.3.2. Tại Việt Nam.
Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào ở quy mô toàn quốc về tỷ lệ mắc bệnh thận mạn
tính, chủ yếu các kết quả báo cáo mang tính chất dịch tễ của một vùng cụ thể. Tác giả Võ
Tam cho thấy tỷ lệ bệnh thận mạn ở tỉnh Thừa Thiên Huế có MLCT <60 ml/phút chiếm
0.92 % trong số người trong cộng đồng được khảo sát. Đinh Thị Kim Dung năm 2008 đã
11
tầm soát ngẫu nhiên 1966 người >18 tuổi tại Hà Nội và Bắc Giang cho thấy tỷ lệ mắc
bệnh cầu thận tại Hà Nội 3,3%, Bắc Giang 5,1% (bao gồm bệnh nhân có suy thận và
không suy thận).[7]
Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam có khoảng 6 triệu người bị bệnh thận mạn tính,
chiếm khoảng 6,73% dân số. Trong đó, có khoảng 800.000 bệnh nhân ở tình trạng suy
thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế nhưng chỉ có 10% bệnh nhân được điều trị
lọc máu. Trên thực tế, tỷ lệ này có thể cao hơn và ngày càng gia tăng. [6]
12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
Bệnh nhân ở khoa nội thận của bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu.
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là suy thận mạn đang điều trị tại khoa nội thận của
bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
Đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn.
3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.
Bệnh nhân mắc bệnh tâm thần.
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Bệnh nhân đang trong đợt cấp suy thận mạn.
Bệnh nhân suy thận mạn đã quá già lú lẫn.
3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
Địa điểm: Khoa nội thận của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ ngày 02 tháng
3 năm 2017 đến ngày 20 tháng 3 năm 2017.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 02 tháng 2 năm 2017 đến ngày 20 tháng 3 năm 2017.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
3.2.2. Cỡ mẫu:
50 mẫu.
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện.
3.2.3. Nội dung nghiên cứu:
3.2.3.1. Đặc điểm chung về đối tượng:
- Giới: nam, nữ.
- Dân tộc:
+ Kinh
+ Hoa
+ Khmer
+ Khác
- Tôn giáo:
+ Phật
+ Khác: thiên chúa, hòa hảo, cao đài,…
13
- Trình độ học vấn:
+ Cấp I trở xuống
+ Cấp II
+ Cấp III trở lên
- Nghề nghiệp: nghề đem lại thu nhập chính hay công việc chính.
+ Công nhân viên
+ Công nhân
+ Nông dân
+ Buôn bán
+ Nội trợ
+ Khác: thợ may, uốn tóc, làm thuê,….
- Mức sống: thể hiện điều kiện kinh tế của gia đình.
+ Nghèo: nghèo, cận nghèo
+ Khá, giàu, khác: không nghèo
- Giai đoạn bệnh suy thận mạn.
+ Giai đoạn I
+ Giai đoạn II
+ Giai đoạn IIIa
+ Giai đoạn IIIb
+ Giai đoạn IV
3.2.3.2. Kiến thức về bệnh.
- Khi bị bệnh suy thận mạn thì chất lượng cuộc sống sẽ giảm.
+ Đúng.
+ Sai.
Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “đúng”
- Chạy thận nhân tạo:
+ Có.
+ Không.
- Hiểu biết về bệnh suy thận mạn:
+ Có.
+ Không.
Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “có”.
- Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận mạn:
+ Tăng huyết áp.
14
+ Đái Tháo đường.
+ Bệnh thận bẩm sinh, di truyền.
+ Không rõ nguyên nhân.
- Biểu hiện của suy thận mạn:
+ Cao Huyết áp
+ Phù
+ Da xanh xao
+ Xuất huyết
+ Mệt, khó thở
+ Rối loạn tiêu hóa
+ Ngứa
+Chuột rút
- Những kiến thức về suy thận mạn được biết từ:
+ Phương tiện thổn tin
+ Bạn bè, người thân
+ Nhân viên y tế
+ Bệnh nhân truyền đạt cho nhau.
+ Không biết: không có kiến thức về bệnh suy thận mạn.
- Việc làm khi phát hiện suy thận mạn:
+ Điều trị liên tục
+ Điều trị khi khó chịu
+ Không điều trị
+ Không biết.
Bệnh nhân chọn đáp án “điều trị liên tục” là đáp án đúng.
- Phương pháp điều trị suy thận mạn:
+ Điều trị bảo tồn
+ Điều trị thay thế thận suy
+ Không biết
Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn “điều trị bảo tồn” và “ điều trị thay thế thận suy”
- Bệnh nhân biết phương pháp điều trị:
+ Có
+ Không
Bệnh nhân chọn đáp án “có” là đáp án đúng.
- Chế độ ăn trong bệnh suy thận mạn là rất quan trọng:
15
+ Có
+ Không
Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “có”.
3.2.3.3. Kiến thức tuân thủ điều trị.
- Chế độ hạn chế muối trong điều trị bệnh suy thận mạn là cần thiết:
+ Có
+ Không
Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “có”.
- Chế độ hạn chế nước trong điều trị bệnh suy thận mạn là cần thiết:
+ Có
+ Không
Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “có”.
- Ăn nhiều loại trái cây, hoa quả có nhiều kali như chuối, hồng xiêm, cam, quýt, táo, rau
dền, củ cải, su hào là không tốt:
+ Có
+ Không
Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “có”.
- Nguyên tắc của chế độ ăn trong điều trị suy thận mạn:
+ Ít protein
+ Giàu năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu tố vi lượng
+ Cân bằng muối nước
+ Đủ canxi, ít phosphate
+ Hạn chế mỡ
+ Hạn chế rượu, bia, hút thuốc lá và các chất kích thích
+ Ăn uống tự do
+ Không biết
- Chế độ chăm sóc giảm phù:
+ Hạn chế muối
+ Hạn chế nước
+ Nghỉ ngơi khi phù
+ Không biết
- Những loại thức ăn cần phải bổ sung thêm:
+ Sắt
+ Canxi
16
+ Vitamin A
+ Vitamin D
+ Không biết
- Uống thuốc đúng giờ:
+ Có
+ Không
Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “có”.
- Bệnh nhân nghỉ uống thuốc đúng giờ là quan trọng:
+ Có
+ Không
Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “có”.
- Nguyên nhân không tuân thủ điều trị:
+ Quên
+ Khó khăn về kinh tế
+ Thấy không cần thiết
+ Luôn tuân thủ điều trị đúng
- Sự tuân thủ chế độ điều trị của bệnh nhân và người nhà là rất quan trọng:
+ Có
+ Không
Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “có”.
- Nguyên nhân không đi chạy thận đúng giờ
+ Nhà xa
+ Không có ai đưa đi
+ Quên
+ Thấy không cần thiết
+ Luôn đúng giờ
+ Lọc màng bụng
- Sử dụng rượu, bia, cà phê:
+ Thường Xuyên
+ Thỉnh thoảng
+ Không
Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “không”
- Hút thuốc lá:
+ Thường xuyên
17
+ Thỉnh thoảng
+ Không
Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “không”.
- Chú ý đến thực đơn món ăn hàng ngày:
+ Thường xuyên
+ Thỉnh thoảng
+ Không
Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “thường xuyên”
- Chú ý đến việc vệ sinh và bảo vệ da hàng ngày:
+ Thường xuyên
+ Thỉnh thoảng
+ Không
Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “thường xuyên”
- Luyện tập thể dục hợp lý:
+ Gắng sức
+ Nhẹ
+ Vừa phải
+ Không biết
Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “nhẹ”.
3.2.4. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu.
- Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi đã được soạn sẵn.
- Trước khi tiến hành phỏng vấn đối tượng tại bệnh viện, các cộng tác viên sẽ được tập
huấn kỹ, nhằm tránh sai sót trong quá trình phỏng vấn.
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng, cộng tác viên ghi chép trong quá trình phỏng vấn.
3.2.5. Phương pháp kiểm soát sai số
- Trước khi tiến hành phỏng vấn các câu hỏi trong bảng kiểm, cần tổ chức tập huấn cho
công tác viên thu thập số liệu nhằm tránh sai sót trong quá trình phỏng vấn, bảng câu hỏi
cũng như các câu trả lời cần được tiến hành thử nghiệm trên một nhóm nhỏ để có thể điều
chỉnh sai sót trước khi tiến hành phỏng vấn trên bệnh viện. Sau đó tiến hành phỏng vấn
từng bệnh nhân bằng bộ câu hỏi phỏng vấn đã được thiết kế sẵn.
- Các thông tin đưa ra cho đối tượng chọn lựa cần phải đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, dễ trả
lời đúng.
- Khi đối tượng được chọn nhưng phỏng vấn không được vì lí do nào đó thì sẽ chọn đối
tượng khác vào mẫu nghiên cứu.
18
3.2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Sau khi thu nhập, mỗi phiếu phỏng vấn sẽ được kiểm tra lại để đảm bảo có đầy đủ
những thông tin mong muốn trước khi nhập số liệu. Những phiếu không hoàn tất, không
phù hợp sẽ được phỏng vấn lại hoặc loại bỏ.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft excel 2010
3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.
- Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều đã được giải thích cụ thể về nội dung và
mục đích nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp thông tin chính xác.
- Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện nhằm mục đích đánh giá kiến thức về sự tuân
thủ điều trị của bệnh nhân, từ đó biết được kiến thức thực tế của bệnh nhân để đưa ra
được các giải pháp can thiệp phù hợp với thực tế.
- Thông tin thu thập chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu không sử dụng cho mục đích
khác
- Đảm bảo quyền lợi và sức khỏe, nêu cao tinh thần tự nguyện tham gia nghiên cứu không
ép buột hay lợi dụng.
- Đảm bảo trung thực và khách quan trong nghiên cứu.
- Bảo đảm thông tin cho người nghiên cứu.
19
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1. KẾT QUẢ.
4.1.1. Đặc điểm chung
Bảng 4.1. Phân bố theo tuổi
Tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
<=30 2 4
31-59 31 62
>=60 17 34
Tổng 50 100
Nhận xét:Qua khảo sát của chúng tôi thấy rằng, tổng số người tham gia nghiên cứu là
50 người, độ tuổi chiếm cao nhất 62% là từ 31-59 tuổi; tiếp theo là 34% trên 60 tuổi và
còn lại 4% dưới 30 tuổi.
Bảng 4.2. Phân bố theo giới
Giới Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Nam 14 28
Nữ 36 72
Tổng 50 100
Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, tổng số bệnh nhân tham gia
nghiên cứu là 50 người, trong đó nữ chiếm tỷ lệ cao nhất đạt đến 72%; còn lại nam chỉ
chiếm 28%.
Hình 4.1. Phân bố trình độ học vấn.
0
10
20
30
40
50
60
cấp I trở xuống cấp II cấp III
50%
34%
16%
20
Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu nhóm đối tượng có trình
độ học vấn là cấp I trở xuống đạt đến 50%; tiếp đến 34% là cấp II; còn lại một phần nhỏ
16% là cấp III.
Bảng 4.3. Phân bố theo nghề nghiệp.
Nghề nghiệp Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Công nhân viên 2 4
Công nhân 4 8
Nông dân 6 12
Buôn bán 2 4
Nội trợ 13 26
Hết khả năng lao động 23 46
Tổng 50 100
Nhận xét: Qua khảo sát của chúng tôi cho thấy rằng, về nghề nghiệp của bệnh nhân thì
chủ yếu bệnh nhân đang được điều trị là hết khả năng lao động chiếm đến 46%; hai nghề
công nhân viên và buôn bán có cùng tỷ lệ thấp nhất là 4%; còn lại nội trợ; nông dân; công
nhân lần lượt có tỷ lệ là 26%; 12%; 8%.
Hình 4.2. Tình trạng kinh tế
Nghèo, cận nghèo
Không nghèo
38%
62%
21
Nhận xét: Qua biểu đồ trên cho thấy được tình trạng kinh tế nghèo có đến 62% chiếm
đa số trong tổng số người bệnh nhân tham gia nghiên cứu; còn lại 38% số bệnh nhân có
tình trạng kinh tế khá; ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi không ai có tình trạng
kinh tế giàu và khác
Bảng 4.4. Phân bố mức độ suy thận mạn
Mức độ suy thận mạn Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Giai đoạn I 1 2
Giai đoạn II 3 6
Giai đoạn IIIa 5 10
Giai đoạn IIIb 2 4
Giai đoạn IV 39 78
Tổng 50 100
Nhận xét: Trên tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu của chúng tôi thấy, giai đoạn
IV chiếm tỷ lệ cao nhất 78%; giai đoạn I chiếm thấp nhất 2%; còn lại là giai đoạn IIIa;
giai đoạn II và giai đoạn IIIb lần lượt là 10%; 6% và 4%.
Bảng 4.5. Phân bố chất lượng cuộc sống.
Chất lượng cuộc sống Số Lượng (n) Tỷ lệ %
Giảm 48 96
Không giảm 2 4
Tổng 50 100
Nhận xét: Qua nhóm nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy có 96% bệnh nhân biết khi
bị bệnh chất lượng của sẽ bị giảm và 4% không biết.
22
4.1.2. Kiến thức về bệnh.
Bảng 4.6. Kiến thức về bệnh.
Nội dung Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Từng nghe về bệnh
suy thận mạn
Có 8 16
Không 42 84
Nguyên nhân gây ra
bệnh suy thận mạn
Tăng huyết áp 41 82
Đái tháo đường 10 20
Bệnh thận bẩm sinh, di truyền 0 0
Không rõ nguyên nhân 8 16
Biểu hiện của suy
thận mạn
Cao huyết áp 44 88
Phù 35 70
Da xanh xao 13 26
Xuất huyết 1 2
Mệt, khó thở 22 44
Rối loạn tiêu hóa 3 6
Ngứa 9 18
Chuột rút 4 8
Nhận xét: kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số bệnh nhân trước đây chưa
từng nghe về bệnh STM chiếm 84%, 16% bệnh nhân đã từng nghe về bệnh STM;có 82%
bệnh nhân biết tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra bệnh STM, 20% biết là đái tháo
đường, 16% bệnh nhân không biết rõ nguyên nhân gây nên bệnh STM và không ai biết
nguyên nhân do bẩm sinh, di truyền. Về biểu hiện của STM, đa số bệnh nhân biết cao
huyết áp và phù, trong đó cao huyết áp 88%, phù 70%, số bệnh nhân biết biểu hiện xuất
huyết rất ít, chiếm tỷ lệ thấp nhất 2%, còn lại những biểu hiện như mệt, khó thở, da xanh
xao, ngứa, chuột rút có tỷ lệ lần lượt là 44%, 26%, 18%, 8%.
Bảng 4.7. Nguồn cung cấp thông tin.
Nội dung Số Lượng (n) Tỷ lệ (%)
Phương tiện thông tin đại chúng 6 12
Bạn bè, người thân 4 8
Nhân viên y tế 40 80
Bệnh nhân truyền đạt cho nhau 2 4
Không biết 4 8
23
Nhận xét: qua kết quả khảo xác của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tiếp cận thông
tin từ nhân viên y tế là cao nhất 80%; thấp nhất 4% là từ bệnh nhân truyền đạt cho nhau;
còn lại là từ bạn bè, người thân và không biết có đồng tỷ lệ 8%; từ phương tiện thông tin
là 12%.
4.1.3. Kiến thức chung về điều trị.
Bảng 4.8. Kiến thức về điều trị
Nội dung Tiêu chí n Tỷ lệ (%)
Khi đã phát hiện bị
bệnh suy thận mạn
Điều trị liên tục 47 94
Điều trị khi khó chịu 1 2
Không điều trị 0 0
Không biết 2 4
Phương pháp điều trị
suy thận mạn
Điều trị bảo tồn 20 40
Điều trị thay thế thận suy 1 2
Không biết 29 58
Biết mình đang điều trị
theo phương pháp nào
Có 24 48
Không 26 52
Nhận xét: Qua bảng trên chúng tôi thấy khi đã phát hiện bị bệnh STM đa số bệnh nhân
biết điều trị liên tục 94%, 4% bệnh nhân không biết xử trí như thế nào, phần ít bệnh nhân
điều trị khi khó chịu 2% và không có ai là không điều trị. Về phương pháp điều trị STM,
phần lớn bệnh nhân không ai biết phương pháp điều trị STM chiếm cao nhất 58%, có
40% số người biết đến phương pháp điều trị bảo tồn và 2% số người biết về phương pháp
điều trị thay thế thận suy. Trên tổng số 50 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, 52% số bệnh
nhân không biết mình đang được điều trị theo phương pháp nào, còn lại 48% số bệnh
nhân biết được phương pháp mình đang điều trị.
24
Bảng 4.9. Kiến thức về dinh dưỡng.
Nội dung Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Biết chế độ ăn là rất quan trọng
Có 48 96
Không 2 4
Hạn chế muối
Có 49 98
Không 1 2
Hạn chế nước
Có 44 88
Không 6 12
Ăn nhiều loại trái cây, hoa quả có nhiều
kali như chuối, hồng xiêm, cam, quýt, táo,
rau dền, củ cải, su hào là không tốt
Có 22 44
Không 28 56
Những loại thức ăn cần phải bổ sung thêm
Sắt 17 34
Canxi 9 18
Vitamin A 10 20
Vitamin D 5 10
Không biết 25 50
Nhận xét: Kết quả có 96% bệnh nhân biết sự quan trọng của chế độ ăn trong bệnh
STM, 4% bệnh nhân không biết. 98% bệnh nhân biết được hạn chế muối, 2% không biết.
Về hạn chế nước trong bệnh STM, 88% bệnh nhân biết hạn chế nước, còn lại 12% không
biết. 56% bệnh nhân không hiểu ăn nhiều loại trái cây như chuối, hồng xiêm, cam, quýt,
táo, rau dền, củ cải, su hào là không tốt, còn lại 44% bệnh nhân hiểu được. 50% bệnh
nhân không biết về những loại thức ăn cần phải bổ sung thêm, phần nhỏ số người biết bổ
sung sắt 34%, bổ sung vitamin A 20%, bổ sung canxi 18%, bổ sung vitamin D chiếm 10%
4.1.4. Sự tuân thủ điều trị bệnh STM.
Bảng 4.10. Tuân thủ nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng.
Nội dung Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Ít protein 0 0
Giàu năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu tố vi lượng 14 28
Cân bằng muối nước 9 18
Đủ canxi, ít phosphate 3 6
Hạn chế mỡ 39 78
Hạn chế rượu, bia, hút thuốc lá và các chất kích thích 43 86
Ăn uống tự do 0 0
Không biết 0 0
25
Nhân xét: Qua bảng trên cho thấy 86% bệnh nhân tuân thủ nguyên tắc về chế độ hạn
chế rượu, bia, hút thuốc lá và các chất kích thích, 78% tỷ lệ bệnh nhân hạn chế mỡ, 28%
bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn giàu năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu tố vi lượng, 18%tuân
thủ chế độ cân bằng muối nước và 6% bệnh nhân tuân thủ đủ canxi, ít phosphate, còn lại
không ai ăn uống tự do, không ai tuân thủ chế độ ít protein, và không có người nào không
biết đến nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng.
Bảng 4.11. Tuân thủ về chăm sóc giảm phù
Nội dung Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Hạn chế muối 27 54
Hạn chế nước 17 34
Nghỉ ngơi 17 34
Không biết 12 24
Nhận xét: qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy để làm giảm phù, 54% bệnh nhân
biết hạn chế muối, 34% bệnh nhân biết hạn chế nước và 34% bệnh nhân biết nghỉ ngơi
khi phù, còn lại 24% không biết.
Bảng 4.12. Tuân thủ về uống thuốc và điều trị
Nội dung Tiêu chí
Số lượng
(n)
Tỷ lệ (%)
Uống thuốc đúng giờ
Có 49 98
Không 1 2
Uống thuốc đúng giờ là quan
trọng
Có 50 100
Không 0 0
Nguyên nhân không tuân thủ
điều trị
Quên 2 4
Khó khăn về kinh tế 23 46
Thấy không cần thiết 0 0
Luôn tuân thủ điều trị đúng 25 50
Tuân thủ điều trị của bệnh nhân
và người nhà là rất quan trọng
Có 50 100
Không 0 0
Nguyên nhân không đi chạy
thận đúng giờ
Nhà xa 10 20
Không có ai đưa đi 0 0
Quên 0 0
Thấy không cần thiết 8 16
Luôn đúng giờ 32 64
Lọc màng bụng 0 0
26
Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy 100% bệnh nhân cho rằng uống thuốc đúng giờ là
quan trọng nên có đến 98% tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ uống thuốc đúng giờ,còn lại phần
nhỏ 2% không tuân thủ uống thuốc đúng giờ. 100% bệnh nhân biết được sự tuân thủ điều
trị của bệnh nhân và người nhà là rất quan trọng trong bệnh STM nên tỷ lệ bệnh nhân
luôn tuân thủ điều trị đúng đạt đến 50%, 46% do khó khăn về kinh tế, 4% không tuân thủ
điều trị là do quên. 64% bệnh nhân chạy thận đúng giờ, 20% tỷ lệ bệnh nhân không đi
chạy thận đúng giờ do nhà xa, 16% tỷ lệ bệnh nhân không đi chạy thận đúng giờ do thấy
không cần thiết, còn lại không ai lọc màng bụng và không ai không đi chạy thận đúng giờ
do quên hoặc không có ai đưa đi.
Bảng 4.13. Tuân thủ về phòng ngừa
Nội dung Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Sử dụng bia, rượu, cà phê
Thường xuyên 0 0
Thỉnh thoảng 4 8
Không 46 92
Hút thuốc lá
Thường xuyên 1 2
Thỉnh thoảng 3 6
Không 46 92
Chú ý đến thực đơn món
ăn hàng ngày
Thường xuyên 19 38
Thỉnh thoảng 20 40
Không 11 22
Chú ý đến vệ sinh và bảo
vệ da hàng ngày
Thường xuyên 35 70
Thỉnh thoảng 9 18
Không 6 12
Tập luyện thể dục
Gắng sức 0 0
Nhẹ 20 40
Vừa phải 2 4
Không biết 28 56
Nhận xét: kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân không sử dụng bia,
rượu, cà phê chiếm tỷ lệ cao 92%, 8% thỉnh thoảng có sử dụng, còn lại không ai sử dụng
thường xuyên. Tỷ lệ bệnh nhân không hút thuốc lá chiếm tỷ lệ cao nhất 92%, phần ít 6%
thỉnh thoảng, còn lại 2% hút thuốc lá thường xuyên. 40% bệnh nhân thỉnh thoảng chú ý
đến thực đơn hàng ngày chiếm tỷ cao nhất, 38% bệnh nhân thường xuyên chú ý và 22%
bệnh nhân không chú ý đến. Đa số bệnh nhân thường xuyên chú ý đến vệ sinh và bảo vệ
da hàng ngày đạt tỷ lệ 70%, 18% bệnh nhân thỉnh thoảng chú ý đến, còn lại 12% không ai
27
chú ý đến. Về tập luyện thể dục, 56% bệnh nhân không biết đến chế độ tập luyện thể dục
trong bệnh STM, 40% bệnh nhân tập thể dục với mức độ nhẹ, phần ít bệnh nhân tập luyện
vừa phải chiếm 4% và không ai tập luyện thể dục gắng sức.
Hình 4.3. Phân bố tỷ lệ kiến thức đúng về tuân thủ điều trị
Nhận xét: Qua biểu đồ trên cho thấy có 42% bệnh nhân có kiến thức đúng và 58%
bệnh nhân có kiến thức sai về tuân thủ điều trị bệnh STM.
4.2. BÀN LUẬN.
4.2.1. Đặc điểm chung.
Về tuổi:Qua khảo sát của chúng tôi thấy rằng, tổng số người tham gia nghiên cứu là 50
người, độ tuổi chiếm cao nhất 62% là từ 31-59 tuổi; tiếp theo là 34% trên 60 tuổi và còn
lại 4% dưới 30 tuổi. Kết quả về độ tuổi trung bình suy thận mạn của chúng tôi tương đồng
so với nghiên cứu của Nguyễn Duy Cường, Doãn Thị Thư Nghĩa tại Thái Bình[9]. Như
vậy, sự phân bố tuổi chủ yếu trên 30 tuổi, trong đó độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 31
tuổi đến 59 tuổi với 62%, tiếp đến là trên 60 tuổi chiếm 34%. Từ đó cho thấy tình trạng
bệnh tập chung nhiều ở các đối tượng là nguồn lực lao động chính của xã hội và người
cao tuổi, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và chất lượng cuộc sống. Nên việc cải thiện chất
lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy thận mạn để họ tiếp tục phục vụ cũng như nâng cao
chất lượng cuộc sống của người cao tuổi là hết sức cần thiết.
Về giới: Tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 50 người, trong đó nữ chiếm tỷ lệ
cao nhất đạt đến 72%; còn lại nam chỉ chiếm 28%. Như vậy, số lượng bệnh nhân nữ trong
nhóm nghiên cứu cao hơn nhiều với bệnh nhân nam, kết quả này tương đồng với nghiên
cứu của Nathan R.Hill và cộng sự [26]. Tuy nhiên có sự khác biệt với nghiên cứu của
Kiến thức đúng
kiến thức sai
58%
42%
28
Hoàng Bùi Bảo thì không có sự chênh lệch về tỷ lệ giữa nam và nữ trong nhóm nghiên
cứu. [1]
Trình độ học vấn: Nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu nhóm đối tượng có
trình độ học vấn là cấp I trở xuống đạt đến 50%; tiếp đến 34% là cấp II; còn lại một phần
nhỏ 16% là cấp III. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Võ Thành
Nhân[20].Thực trạng về trình độ học vấn cho thấy trình độ dân trí theo kết quả điều tra
của chúng tôi chưa cao nên việc chọn lựa giải pháp can thiệp giáo dục và tư vấn về dinh
dưỡng phù hợp là rất cần thiết.
Nghề Nghiệp: Chủ yếu bệnh nhân đang được điều trị là hết khả năng lao động chiếm
đến 46%; hai nghề công nhân viên và buôn bán có cùng tỷ lệ thấp nhất là 4%; còn lại nội
trợ; nông dân; công nhân lần lượt có tỷ lệ là 26%; 12%; 8%.Qua kết quả trên nhận thấy
46% bệnh nhân hết khả năng lao động, phụ thuộc nhiều vào gia đình, còn lại là nội trợ
26%, nông dân 12% và công nhân 8%, Còn lại phần ít công nhân viên và buôn bán có
cùng tỷ lệ 4% nhưng do bệnh tật và tình trạng sức khỏe hiện tại nên không thể tiếp tục
tham gia công việc và công tác xã hội, không có khả năng chi trả cho việc điều trị bệnh.
Điều này phù hợp với nghiên cứu của Lưu Thị Hương[5]. Nghề nghiệp cũng là yếu tố ảnh
hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh STM, người có nghề nghiệp ổn
định thì chất lượng cuộc sống sẽ cao hơn người không có nghề nghiệp ổn định khác.
Tình trạng kinh tế: Tình trạng kinh tế nghèo có đến 62% chiếm đa số trong tổng số
người bệnh nhân tham gia nghiên cứu; còn lại 38% số bệnh nhân có tình trạng kinh tế
khá; ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi không ai có tình trạng kinh tế giàu và
khác. So với đề tài của Lưu Thị Hương có sự chênh lệch cao, tỷ lệ bệnh nhân nghèo đạt
đến 95%.[5]. Sự khác biệt này xảy ra có thể do nghiên cứu của chúng tôi đánh giá tình
trạng nghèo và khá giả theo lời khai chủ quan của các đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó,
về đặc điểm nghề của các đối tượng có thu nhập không ổn định, không thể tính chính xác
thu nhập bình quân đầu người hàng tháng nên việc đánh giá tỷ lệ nghèo và không nghèo
có phần hạn chế.
Phân bố mức độ STM: Trên tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu của chúng tôi
thấy, giai đoạn IV chiếm tỷ lệ cao nhất 78%; giai đoạn I chiếm thấp nhất 2%; còn lại là
giai đoạn IIIa; giai đoạn II và giai đoạn IIIb lần lượt là 10%; 6% và 4%. Như vậy, đa số
đối tượng nghiên cứu là STM giai đoạn cuối, cho thấy phần lớn bệnh nhân không chú
trọng việc phòng bệnh cũng như khám sức khỏe định kỳ dẫn đến nhiều biến chứng điều
này cho thấy sự cấp thiết trong công tác tuyên truyền phòng bệnh cũng như phòng ngừa
biến chứng trong điều trị bệnh STM. Bệnh STM ở giai đoạn cuối còn ảnh hưởng lớn đến
29
cảm nhận sức sống, cảm nhận đau đớn, hoạt động chức năng, hoạt động xã hội và tình
trạng tinh thần của bệnh nhân.
Phân bố chất lượng cuộc sống: Qua nhóm nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy có
96% bệnh nhân biết khi bị bệnh chất lượng của sẽ bị giảm và 4% không biết. Kết quả này
tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Bùi Bảo[2].Qua kết quả của bảng
trên cho thấy phần lớn các đối tượng cho rằng khi bị bệnh thì chất lượng cuộc sống sẽ
giảm (96%), điều này có thể dể hiểu vì chính tình trạng bệnh của bản thân ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe và việc phải nhập viện điều trị làm hạn chế nhiều đến sinh hoạt cá nhân.
4.2.2. Kiến thức chung về bệnh STM.
Kiến thức về bệnh: kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số bệnh nhân trước
đây chưa từng nghe về bệnh STM chiếm 84%, 16% bệnh nhân đã từng nghe về bệnh
STM;có 82% bệnh nhân biết tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra bệnh STM, 20% biết là
đái tháo đường, 16% bệnh nhân không biết rõ nguyên nhân gây nên bệnh STM và không
ai biết nguyên nhân do bẩm sinh, di truyền.Kiến thức về bệnh suy thận mạn được biểu
hiện qua bảng trên cho thấy đa số đối tượng nghiên cứu chưa từng nghe về bệnh suy thận
mạn chiếm 84% có sự chênh lệch rất lớn so với nhóm đã từng nghe về bệnh 16%. Tuy
nhiên khi được hỏi về biểu hiện của STM thì tất cả điều trả lời đúng, đa số bệnh nhân biết
cao huyết áp và phù, trong đó cao huyết áp 88%, phù 70%, số bệnh nhân biết biểu hiện
xuất huyết rất ít, chiếm tỷ lệ thấp nhất 2%, còn lại những biểu hiện như mệt, khó thở, da
xanh xao, ngứa, chuột rút có tỷ lệ lần lượt là 44%, 26%, 18%, 8%.. Tuy vậy chúng tôi
chưa đánh giá sâu về số liệu trên do đa phần bệnh ở giai đoạn cuối, khi được hỏi về
nguyên nhân của bệnh hay biểu hiện thì đa số các đối tượng trả lời dựa theo bệnh của
mình đã mắc trước đó làm nguyên nhân và tình trạng sức khỏe hiện tại của mình để trả lời
cho biểu hiện bệnh STM, nhưng đa số các đối tượng nghiên cứu đều mắc bệnh ở giai
đoạn cuối, các biểu hiện của bệnh đã xuất hiện rõ rệt, điều này có thể giải thích cho sự
khác biệt trên. Kết quả này tương đồng với ngiên cứu của Effiong Ekong Akpan, Udeme
E.Ekrikpo năm 2015 [21].
Nguồn cung cấp thông tin:Trong nghiên cứu trên đưa ra các nguồn thông tin từ
phương tiện thông tin đại chúng, bạn bè, người thân, nhân viên y tế, bệnh nhân truyền đạt
cho nhau và không biết thì tỷ lệ đối tượng tiếp nhận thông tin từ cán bộ y tế là 80% cao
hơn so với tiếp nhận thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng chiếm 12%, từ bạn bè,
người thân 8%, từ bệnh nhân truyền đạt cho nhau 4% và không biết chiếm 8%.Tuy nhiên
đó chỉ là tiếp nhận thông tin theo cách thụ động và sự truyền đạt thông tin của cán bộ y tế
là có giới hạn. Thực tế cho thấy phần đông các đối tượng đã tiếp cận thông tin nhưng kiến
30
thức về bệnh vẫn không chính xác. Từ đó chúng tôi thấy rằng cần chú trọng hơn trong
việc tuyên truyền kiến thức về bệnh để bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về tình hình bệnh tật
của bản thân, để có được thông tin chính xác và phù hợp với từng bệnh nhân các nhân
viên y tế, điều dưỡng nên khuyên bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ, tham giai vào các
câu lạc bộ STM để có những kiến thức phục vụ cho quá trình theo dõi và điều trị lâu dài.
4.2.3. Kiến thức về điều trị bệnh STM.
Kiến thức về điều trị: Quanghiên cứu chúng tôi thấy khi đã phát hiện bị bệnh STM đa
số bệnh nhân biết điều trị liên tục 94%, 4% bệnh nhân không biết xử trí như thế nào, phần
ít bệnh nhân điều trị khi khó chịu 2% và không có ai là không điều trị.Như vậy, đa số các
đối tượng điều biết cần phải điều trị liên tục khi mắc bệnh suy thận mạn chiếm 94% và
không ai là không điều trị. Nhưng khi hỏi về phương pháp điều trị thì có đến 58% không
biết, cũng như không biết mình đang được điều trị theo phương pháp nào 52%, còn lại
42% biết về phương pháp điều trị và 48% biết phương pháp mình đang điều trị. Điều này
cho thấy kiến thức về điều trị của các đối tượng nghiên cứu chưa tốt, điều này tương đồng
với kết quả nghiên cứu của John W.Stanifer, Elizabeth L.Turner and et al,… đã ghi danh
606 người từ 431 hộ gia đình thành thị và nông thôn, kiến thức về các nguyên nhân, triệu
chứng và điều trị bệnh thận thấp (trung bình 3,28 trên 10,95% CI: 2,94-3,63)[29]. Còn lại
phần nhỏ bệnh nhân không biết làm gì khi đã phát hiện bị bệnh STM 4%, và 2% biết đến
phương pháp điều trị thay thế thận suy
Kiến thức về dinh dưỡng: Qua khảo sát cho thấy đa số các đối tượng nghiên cứu biết
chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng trong bệnh suy thận mạn 96%, phần nhỏ 4% là không
biết.Trên thực tế khả năng thực hành dinh dưỡng của đối tượng có tốt hay không phụ
thuộc nhiều vào mức độ nhận thức của bệnh nhân về dinh dưỡng của bệnh, điều này có
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cũng như hiệu quả điều trị bệnh. 98% biết hạn chế muối,
88% biết hạn chế nước nhưng chỉ có 44% biết hạn chế kali như chuối, hồng xiêm, cam,
quýt, táo, rau dền, củ cải, su hào, điều này cho thấy bên cạnh những bệnh nhân có kiến
thức dinh dưỡng tốt còn có bệnh nhân kiến thức dinh dưỡng chưa tốt, thể hiện sự chênh
lệch về kiến thức dinh dưỡng làm ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị bệnh cũng như
phòng ngừa biến chứng của bệnh STM. Tuy nhiên các loại thức ăn cần phải bổ sung thêm
thì có đến 50% bệnh nhân không biết đến, còn lại sắt 34%, vitamin A 20%, canxi 18%,
vitamin D 10% cho thấy kiến thức về dinh dưỡng của các đối tượng trong nghiên cứu
chưa cao, đa phần bệnh nhân và người nhà chỉ quan tâm về các triệu chứng đã biểu hiện
rõ rệt trên lâm sàng (phù, thiểu niệu,…) và được bác sĩ, nhân viên y tế tư vấn (bảng 4.6),
còn lại các loại thức ăn cần phải bổ sung thêm ít được nhắc đến, theo nghiên cứu của
31
Adeline E.Munuo và cộng sự khi tư vấn cho người bệnh suy thận mạn, hầu hết người trả
lời (92%) không sử dụng bất kỳ hướng dẫn dinh dưỡng nào [24], nên có thể giải thích cho
sự chênh lệch số liệu ở bảng trên.
Vậy kiến thức dinh dưỡng chưa tốt của các đối tượng nghiên cứu có thể được giải thích
do tiếp thu thông tin một cách thụ động, do đặc điểm về điều kiện kinh tế, tập quán dinh
dưỡng trong cộng đồng người việt, do trình độ hiểu biết về dinh dưỡng trong các loại thức
ăn cũng như mức độ nhận thức chế độ dinh dưỡng cho tình trạng bệnh của bản thân.
Chúng tôi nhận thấy việc không có kiến thức dinh dưỡng cũng như khôngáp dụng vào
thực tế chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh, rất khó ngăn chặn
được tiến triển xấu của bệnh và nhanh xuất hiện biến chứng vì vậy nhân viên y tế cần phải
chú trọng hơn nữa trong công tác tư vấn chế độ dinh dưỡng và cần phải có những biện
pháp tích cực giúp bệnh nhân tuân thủ như: cần giải thích, tư vấn cụ thể nhiều lần cho
bệnh nhân biết được nên ăn, hạn chế và cần tránh những loại thực phẩm nào, đồng thời
tăng cường sự hỗ trợ từ phía giai đình của bệnh nhân trong việc giám sát chế độ ăn của
họ.
4.2.4. Tuân thủ về điều trị.
Tuân thủ nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng: Qua khảo sát thấy 86% bệnh nhân tuân
thủ nguyên tắc về chế độ hạn chế rượu, bia, hút thuốc lá và các chất kích thích, 78% bệnh
nhân hạn chế mỡ, 28% bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn giàu năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu
tố vi lượng, 18%tuân thủ chế độ cân bằng muối nước và 6% bệnh nhân tuân thủ đủ canxi,
ít phosphate, còn lại không ai ăn uống tự do, không ai tuân thủ chế độ ít protein, và không
có người nào không biết đến nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng.Đa số bệnh nhân đều biết
đến chế độ dinh dưỡng, nhưng qua kết quả trên chúng tôi thấy phần lớn chỉ tuân thủ hạn
chế rượu, bia, hút thuốt lá, các chất kích thích và hạn chế mỡ trong các bữa ăn, các chế độ
dinh dưỡng khác thì chỉ một số ít đối tượng biết và tuân thủ, điều này nói lên tuân thủ chế
độ dinh dưỡng về bệnh STM cũng như về bệnh STM thật sự chưa cao. Kết quả này tương
đồng với nghiên cứu của Julie A.Wright et al...[22].Kết quả này cho thấy điều dưỡng cần
tư vấn cho bệnh nhân đầy đủ hơn và có kiến thức sâu rộng về bệnh STM và khả năng tư
vấn để trong quá trình lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân phải chú ý đến điều kiện
kinh tế, thói quen của bệnh nhân từ đó đưa ra những lời khuyên, chỉ dẫn phù hợp với từng
bệnh nhân để các bệnh nhân đều có thể áp dụng được và nâng cao hiệu quả điều trị cho
bản thân.
Tuân thủ về chăm sóc giảm phù: Qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy để làm giảm
phù, 54% bệnh nhân biết hạn chế muối, 34% bệnh nhân biết hạn chế nước và 34% bệnh
32
nhân biết nghỉ ngơi khi phù, còn lại 24% không biết. Khảo sát của chúng tôi có phần lớn
bệnh nhân đều biết chế độ chăm sóc giảm phù, điều đó cho thấy đa số có kiến thức tốt về
chăm sóc giảm phù, tuy nhiên còn đến 24% không biết nên cần phải có biện pháp giáo
dục sức khỏe đến bệnh nhân một cách thích hợp hơn, nhất là các đối tượng có kinh tế khó
khăn, trình độ học vấn thấp. Điều này tương đồng với nghiên cứu của Waileng chow,
Veena D Joshi and et al…[23]. Tuy phần lớn bệnh nhân đều trả lời luôn tuân về chăm sóc
giảm phù nhưng chúng tôi khảo sát trên lâm sàng thấy đa số bệnh nhân đều có biểu hiện
phù, điều này cho thấy bệnh nhân chỉ quan tâm đến tuân thủ chăm sóc giảm phù sau khi
đã bị phù nhiều hay phù toàn thân mà không chú trọng việc phòng ngừa trước khi xuất
hiện trạng thái phù, vì vậy ngoài việc tuân thủ chăm sóc giảm phù cần phổ biến thêm cho
bệnh nhân tuân thủ chăm sóc phòng và hạn chế phù.
Tuân thủ uống thuốc và điều trị: 100% bệnh nhân cho rằng uống thuốc đúng giờ là
quan trọng nên có đến 98% tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ uống thuốc đúng giờ,còn lại phần
nhỏ 2% không tuân thủ uống thuốc đúng giờ có thể là do quên, mỗi loại thuốc đều có tác
dụng và cơ chế khác nhau, các loại thuốc cần uống quá nhiều và thời gian dùng thuốc
khác nhau nên số bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc là ảnh hưởng của yếu tố khách
quan khác nhau, không phải xuất phát từ sự cố tình của bản thân người bệnh. 100% bệnh
nhân biết được sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân và người nhà là rất quan trọng trong
bệnh STM nên tỷ lệ bệnh nhân luôn tuân thủ điều trị đúng đạt đến 50%, 46% do khó khăn
về kinh tế, 4% không tuân thủ điều trị là do quên vì vậy điều dưỡng cần có chiến lược để
giúp bệnh nhân hiểu được phát đồ điều trị đồng thời có các biện pháp hỗ trợ, nhắc nhở
bệnh nhân uống thuốc như hẹn giờ uống thuốc, tăng cường sự hỗ trợ của các thành viên
trog gia đình, điều này có thể giúp bệnh nhân cải thiện tuân thủ, ngăn ngừa được các biến
chứng và giảm gánh nặng cho họ và gia đình. 64% bệnh nhân chạy thận đúng giờ, 20% tỷ
lệ bệnh nhân không đi chạy thận đúng giờ do nhà xa, 16% tỷ lệ bệnh nhân không đi chạy
thận đúng giờ do thấy không cần thiết, còn lại không ai lọc màng bụng và không ai không
đi chạy thận đúng giờ do quên hoặc không có ai đưa đi.
Kết quả trên cho thấy đa phần đối tượng nghiên cứu đều tuân thủ uống thuốc và điều
trị, riêng 46% không tuân thủ do khó khăn về kinh tế, số ít 4% do quên, tỷ lệ này cao hơn
so với nghiên cứu của Smita Sontakke, Ritu Budania and et al,…thì nguyên nhân phổ
biến không tuân thủ điều trị là chi phí cao chiếm 21,3%, thời gian dùng thuốc phức tạp
20%, lo sợ tác dụng phụ là 16%[28]. Như vậy việc tuân thủ điều trị cần có sự kết hợp chặt
chẽ giữa nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà, giáo dục sức khỏe để bệnh nhân hiểu
33
được tầm quan trọng của mỗi loại thuốc mình sử dụng. Cần hỗ trợ, cấp phát thuốc miễn
phí cho bệnh nhân nghèo, tạo điều kiện thuận lợi bệnh nhân yên tâm điều trị bệnh.
Tuân thủ về phòng ngừa: khi đã có suy thận sẽ ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan
trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, thần kinh,…nên việc hạn chế sử sụng bia,
rượu, cà phê và các chất kích thích rất quan trọng, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy bệnh nhân không sử dụng bia, rượu, cà phê chiếm tỷ lệ cao 92%, 8% thỉnh thoảng có
sử dụng, còn lại không ai sử dụng thường xuyên. Tỷ lệ bệnh nhân không hút thuốc lá
chiếm tỷ lệ cao nhất 92%, phần ít 6% thỉnh thoảng có hút, còn lại 2% hút thuốc lá thường
xuyên, vấn đề này thực tế là điều đáng lo ngại nhất vì thuốc lá rất có hại cho tim mạch,
thận, gây tiểu đạm và có thể gây ung thư thận. 40% bệnh nhân thỉnh thoảng chú ý đến
thực đơn hàng ngày chiếm tỷ cao nhất, 38% bệnh nhân thường xuyên chú ý và 22% bệnh
nhân không chú ý đến, việc này xảy ra đa số với các gia đình, đặc biệt là gia đình có tình
trạng kinh tế khó khăn, mức sống trung bình và những bệnh nhân không có người thân
bên cạnh chăm sóc, nên cần cải thiện và tư vấn chi tiết về chế độ suất ăn dinh dưỡng tại
bệnh viện. Đa số bệnh nhân thường xuyên chú ý đến vệ sinh và bảo vệ da hàng ngày đạt
tỷ lệ 70%, 18% bệnh nhân thỉnh thoảng chú ý đến, còn lại 12% không ai chú ý đến nên
điều dưỡng cần hướng dẫn bệnh nhân giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và cung cấp thông tin
đầy đủ cho bệnh nhân về việc lợi ích của vệ sinh cá nhân thường xuyên và ảnh hưởng của
nó đến tình trạng bệnh của bản thân. Về tập luyện thể dục, cùng với chế độ ăn uống,
người bệnh cần duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tốt nhất là buổi tối sau khi ăn
khoảng 2 giờ bằng các loại hình vận động nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, tập khí công,
yoga,… nhưng kết quả khảo sát của chúng tôi có 56% bệnh nhân không biết đến chế độ
tập luyện thể dục trong bệnh STM, 40% bệnh nhân tập thể dục với mức độ nhẹ, phần ít
bệnh nhân tập luyện vừa phải chiếm 4% và không ai tập luyện thể dục gắng sức.
Như vậy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ phòng ngừa bệnh STM cao, song về tập luyện thể
dục chỉ có 40% bệnh nhân tuân thủ đúng, 56% bệnh nhân không biết đến chế độ tập luyện
thể dục, điều này cho thấy cần hỗ trợ tư vấn, giúp đỡ và giáo dục sức khỏe nhiều hơn về
vận động cũng như chế độ tập luyện thể dục cho bệnh nhân STM để góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ đưa họ về sinh hoạt với cộng đồng.
34
35
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN.
5.1.1. Kiến thức về bệnh.
- 16% bệnh nhân từng nghe về bệnh STM
- Nguyên nhân gây bệnh STM: 82% biết tăng huyết áp, 20% biết là đái tháo đường
- Biểu hiện STM: 88% biết cao huyết áp, 70% biết phù, 44% biết mệt, khó thở, 26% biết
biểu hiện da xanh xao, 6% biết rối loạn tiêu hóa, 2% biết biểu hiện xuất huyết.
- 80% bệnh nhân tiếp cận thông tin về bệnh STM từ nhân viên y tế.
5.1.2. Kiến thức về điều trị.
- 94% bệnh nhân biết điều trị liên tục khi đã phát hiện điều trị bệnh suy thận mạn.
- 40% bệnh nhân biết đến phương pháp điều trị bảo tồn.
- 2% bệnh nhân biết đến phương pháp điều trị thay thế thận suy.
- 48% bệnh nhân biết mình đang được điều trị theo phương pháp nào.
5.1.3. Kiến thức về dinh dưỡng.
- 96% bệnh nhân biết chế độ ăn là rất quan trọng.
- 98% bệnh nhân biết hạn chế muối.
- 88% biết hạn chế nước.
- 44% biết ăn nhiều loại trái cây, hoa quả có nhiều kali như chuối, hồng xiêm, cam, quýt,
táo, rau dền, củ cải, su hào là không tốt.
- 34% biết cần bổ sung thêm sắt, 20% biết cần bổ sung thêm vitamin A, 18% biết cần bổ
sung thêm canxi, 10% biết cần bổ sung vitamin D.
5.1.4. Tuân thủ nguyên tắc chế độ dinh dưỡng.
- 86% biết hạn chế rượu, bia, hút thuốc lá và các chất kích thích.
- 78% biết hạn chế mỡ.
- 28% biết nên ăn thức ăn giàu năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu tố vi lượng.
- 18% biết cân bằng muối nước.
- 6% biết tuân thủ đủ canxi, ít phosphate.
5.1.5. Kiến thức về chăm sóc khi bị phù.
- 54% biết hạn chế muối.
- 34% biết hạn chế nước
- 34% biết nghỉ ngơi khi bị phù
5.1.6. Tuân thủ về uống thuốc và điều trị
- 98% bệnh nhân uống thuốc đúng giờ.
- 100% bệnh nhân biết uống thuốc đúng giờ là rất quan trọng.
36
- 50% bệnh nhân luôn tuân thủ điều trị đúng.
- 100% bệnh nhân biết tuân thủ điều trị của bệnh nhân và người nhà là rất quan trọng.
- 64% bệnh nhân luôn đi chạy thận đúng giờ.
5.1.7. Tuân thủ về phòng ngừa.
- 92% bệnh nhân không sử dụng bia rượu, cà phê, hút thuốc lá.
- 38% bệnh nhân thường xuyên chú ý đến thực đơn món ăn hàng ngày.
- 70% bệnh nhân thường xuyên chú ý đến vệ sinh và bảo vệ da hàng ngày.
- 40% biết tập thể dục nhẹ nhàng trong bệnh STM.
5.2. KIẾN NGHỊ.
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một vài kiến nghị.
- Điều dưỡng phải phối hợp với bác sĩ phải tư vấn cho bệnh nhân STM hiểu được bệnh
của mình và tuân thủ điều trị bệnh
- Thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo lại cho nhân viên y tế các kiến thức và công tác
phòng ngừa bệnh STM.
- Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cho người dân để họ chủ động đến khám, phát hiện và được quản lý, điều trị bệnh
STM một cách phù hợp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm
chuyển tải những kiến thức cần thiết về bệnh STM cũng như kiến thức phòng ngừa bệnh
STM.
- Cần tăng cường những chương trình giáo dục sức khỏe đặc biệt là giáo dục về bệnh
STM cho người dân, đặc biệt là những người lớn tuổi, người có trình độ học vấn thấp,
người có tình trạng kinh tế khó khăn.
- Nội dung giáo dục sức khỏe cần được soạn thảo đơn gản, dễ hiểu, dễ nhớ và được truyền
tải bằng nhiều phương pháp khác nhau, đặc biệt chú trọng qua tranh ảnh, áp phích,
video,… và công tác tư vấn trực tiếp.
37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Bùi Bảo (2014).Nghiêncứu đặc điểm và kết quả điều trị nhiễm toan chuyển hóa
ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Support for Education and training. 10.11.2014.
http://ambn.vn/recruit/3915/nghien-cuu-dieu-tri-nhiem-toan-chuyen-hoa-o-benh-nhan-
suy-than-man-giai-doan-cuoi.html.
2. Hoàng Bùi Bảo(2011), nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy thận mạn,
trường Đại Học Y Dược Huế, tr.2-7
3. Hồ Viết Hiếu. (2004). Nghiên cứu tình hình suy thận ở trẻ em tại bệnh viện Trung
Ương Huế. Luận Văn. Trường Đại Học Y Khoa. Đại Học Huế.
4. Hoàng Trọng Quang (2014).Điều dưỡng nội. Nhà Xuất bản Y Học. TP. Hồ Chí Minh.
Tr.256-257.
5. Lưu Thị Hương (2013). Kiến thức về bệnh suy thận mãn và cách tự chăm sóc của bệnh
nhân suy thận mãn đang chạy thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai.
Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai, tr.1-7.
6. Mỹ Chi (2017). Tỷ lệ điều trị suy thận đang tăng vọt trên toàn thế giới. Sức Khỏe và
Đời Sống (23.4.2017).
http://suckhoedoisong.vn/ty-le-dieu-tri-suy-than-dang-tang-vot-tren-toan-the-gioi-
n112826.html. 23.4.2017
7. Ngô Quý Châu (2015).Bệnh học nội khoa tập 1. Nhà xuất bản Y Học. Hà Nội.Tr.399 -
340.
8. Ngô Quý Châu (2012). Bệnh học nội khoa tập 1. Nhà Xuất bản Y Học. Hà Nội.
Tr.407- 422.
9. Nguyễn Duy Cường, Doãn Thị Thư Nghĩa (2014). Nghiên cứu tình trạng cường cận
giáp trạng thứ phát ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ tại Thái Bình. Y Học thực hành.Số
4. Tr.19-20.
10. Ngô Huy Hoàng (2008).Điều dưỡng nội khoa. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. Tr.211-
215.
11. Nguyễn Thị Lết (2011). Đặc điểm hội chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tại
bệnh viện đại học y Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y học. Khoa Y. Trường đại học
y Hà Nội. Tr.57.
12. Nguyễn Văn Thành (2007).Bài giảng bệnh học nội khoa tập 1. Nhà Xuất bản Y Học.
Hà Nội.Tr.428-445.
13. Nguyễn Khánh Trạch (2011).Điều trị học nội khoa tập II.Nhà Xuất bản Y Học. Hà
Nội, tr.291.
38
14. Nguyễn Hoàng Thanh Vân (2015). Nghiên cứu nồng độ Beta –crosslaps, hormone
tuyến cận giáp huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Nghiên cứu khoa
học.Trường Đại Học Y Dược Huế.Tr.60 -79
15. Nguyễn Hồng Vĩ (2015). Khảo sát nồng độ T3 T4 và TSH ở bệnh nhân suy thận mạn
chưa điều trị thay thế. Tạp chí nghiên cứu y học. Số 97. Tr.59.
16. Nguyễn Thị Xuyên (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Thận -
Tiết Niệu (ban hành kèm theo quết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của bô trưởng
bộ y tế). Tr.135-200.
17. Trần Văn Chất (2008). Bệnh thận. Nhà Xuất bản Y Học. Hà Nội. Tr.311.
18. Trần Văn Chất (2008).Bệnh thận (tái bản lần thứ nhất có sửa chữa và bổ sung). Nhà
Xuất bản Y học. Hà Nội.Tr.149-238.
19. Trần Văn Vũ. (2015). Đánh giá tình trạng dinh dương ở bệnh nhân bệnh thận mạn.
Luận án tiến sỹ Y học. Chuyên ngành Nội Thận – Tiết Niệu. Trường Đại Học Y Dược
Thành Phố Hồ Chí Minh. Tr.127.
20. Võ Thành Nhân (2012). Khảo sát kiến thức thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân suy
thận mạn tại bệnh viên Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ. Luận văn cử nhân Điều Dưỡng.
Đại học Y Dược Cần Thơ. Tr.28 -42.
21. Effiong Ekong Akpan, Udeme E.Ekrikpo (2015).Chronic kidney failure knowledge of
kidney disease, perception of causes and symptomatology in uyo, Nigeria. Open Journal
of Nephrology.Tr.96.
22. Julie A. Wright, MD, MPU, Kemeth A. Wallston and et al,… (2011). Development
and Results of a kidney Disease knowledge survey Given to patients with CKD. NIH –
PA Author Manuscript. Tr 1 – 3.
23. Waileng Chow, Veena D Joshi and et al,… (2012). Limited knowledge of choronic
kidney disease among primary care patients – a cross – sectional survey. Research article.
Tr 1 – 3.
24. Adeline E. Muruo, Beatric W.Mugendi, Onesmo A.Kisanga and George O.Otieno
(2016). Nutrition knowledge attitudes and practices among healthcare workers in
management of chronic kidney diseases in selected hospitals in Dar es Saleam, tanzania.
A cross – sectional study. Research article. Tr 1.
25. A kinlolu Ojo. MD,phD,MBA (2014).Addressing the Global Burden of chronic
kidney Disease Through cliniacal and Translational Research. Us National Library of
Medicine National Institutes of Health, Trans Am Clin Climatol Assoc. Tr 1 – 3.
39
26. Nathan R.Hill, Samuel T.Fatoba, Jasonl.Oke, Jennifer A.Hirst, Christopher
A.O’Callaghan, Daniel S.Lasserson and F.D.Richard Hobbs (2006).Global Prevalence of
Chronic kidney Disease –A Review and Meta –Analysis. Us National Library of
Medicine Nationnal Pns tiutes of Health, Plos One. Tr1.
27. Gultekin Suleymonla, Cengiz Utas and et al,… (2010). A population- based survey of
chronic Renal Disease In Turkey- the CREDIT study. Nephrol Dial Transplant.
28. Smita Sontakke, Ritu Budania and et al,… (2015). Evaluation of adherence to therapy
in patients of chronic kidney disease. Indian Journal of pharmacology. Tr1
29. John W.Stanifer, Elizabeth L.Turner and et al,…(2016).Knowledge, Attitudes and
Practices Associated with Chronic kidney Disease in Northern Tanzania A Community –
Based study. Plos One.Tr.1.
40
PHỤ LỤC
Mã số:……
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
Đề tài: TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN
SUY THẬN MẠN Ở KHOA NỘI THẬN CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH
PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017.
A. THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên:………………………………………………………….
1. Tuổi:………
2. Giới: □ 1.Nam □ 2.Nữ
3. Dân tộc: □ 1.kinh □ 2.hoa □ 3.khmer □ 4.khác
4. Địa chỉ:………………………………………………………………
5. Tôn giáo: □ 1.Phật □ 2.Khác
6. Trình độ học vấn?
□ 1.cấp I trở xuống □ 2.Cấp II □ 3.Cấp III trở lên
7. Nghề nghiệp của ông (bà)?
□ 1.Công nhân viên □ 2.Công nhân
□ 3.Nông nhân □ 4.Buôn bán
□ 5.Nội trợ □ 6.Khác
8. Mức sống của gia đình ông bà thuộc loại gì?
□ 1.Nghèo □ 2.Khá
□ 3.Giàu □ 4.Khác
9. Ông (bà) có biết mình đang bị bệnh ở giai đoạn nào không?
□ 1.Giai đoạn I □ 2.Giai đoạn IIIa
□ 3.Giai đoạn II □ 4.Giai đoạn IIIb
□ 5.Giai đoạn IV □ 6. Không biết
10. Theo ông (bà), khi đã bị bệnh suy thận mạn thì chất lượng cuộc sống sẽ giảm
không?
□ 1.Đúng □ 2.Sai
11. Ông (bà) có đi chạy thận nhân tạo không?
□ 1.Có □ 2.Không
12. Số nhập viện:…………………………………………………………
13. Chẩn đoán: ………………………………………………………….
14. Creatinin máu:………………………………………………………
B. KIẾN THỨC VỀ BỆNH, KIẾN THỨC VỀ ĐIỀU TRỊ VÀ SỰ TUÂN THỦ
ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN MẠN
I. Kiến thức về suy thận mạn
15. Ông (bà) có từng nghe về bệnh suy thận mạn không?
□ 1.Có □ 2.Không
16. Những nguyên nhân nào sau đây gây ra bệnh suy thận mạn?
□ 1.Tăng huyết áp □ 2.Đái tháo đường
□ 3.Bệnh thận bẩm sinh, di truyền
□ 4.Không rõ nguyên nhân
41
17. Suy thận mạn có những biểu hiện?
□ 1.Cao huyết áp □ 2.Phù
□ 3.Da xanh xao □ 4.Xuất huyết
□ 5.Mệt, khó thở □ 6.Rối loạn tiêu hóa
□ 7.Ngứa □ 8.Chuột rút
18. Ông (bà) biết những kiến thức về bệnh suy thận mạn từ đâu?
□ 1.Phương tiện thông tin
□ 2.Bạn bè, người thân
□ 3.Nhân viên y tế
□ 4.Bệnh nhân truyền đạt cho nhau
□ 5.Không biết
19. Khi đã phát hiện bị bệnh suy thận mạn, ông (bà) đã làm gì?
□ 1.Điều trị liên tục
□ 2.Điều trị khi khó chịu
□ 3.Không điều trị
□ 4.Không biết
II. Kiến thức về điều trị suy thận mạn
20.Ông (bà) có biết những phương pháp điều trị suy thận mạn không?
□ 1.Điều trị bảo tồn
□ 2.Điều trị thay thế thận suy
□ 3. Không biết
21. Ông (bà) có biết mình đang được điều trị theo phương pháp nào không?
□ 1.Có □ 2.Không
22. Ông (bà) có biết chế độ ăn trong bệnh suy thận mạn là rất quan trọng không?
□ 1.Có □ 2.Không
23. Ông (bà) có biết ăn hạn chế muối trong điều trị bệnh suy thận mạn là cần thiết
không?
□ 1.Có □ 2.Không
24. Ông (bà) có biết hạn chế nước trong bệnh suy thận mạn là cần thiết không?
□ 1.Có □ 2.Không
25. Ông (bà) có biết ăn nhiều loại trái cây, hoa quả có nhiều kali như chuối, hồng
xiêm, cam, quýt, táo, rau dền, củ dền, củ cải, su hào là không tốt không?
□ 1.Có □ 2.Không
26. Ông (bà) có biết những nguyên tắc của chế độ ăn trong điều trị suy thận mạn?
□ 1.Ít protein
□ 2.Giàu năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu tố vi lượng
□ 3.Cân bằng muối nước
□ 4.Đủ canxi, ít phosphate
□ 5.Hạn chế mỡ
□ 6.Hạn chế rượu, bia, hút thuốc lá và các chất kích thích
□ 7.Ăn uống tự do
□ 8.Không biết
27. Ông (bà) có biết chế độ chăm sóc giảm phù?
42
□ 1.Hạn chế muối □ 2.Hạn chế nước
□ 3.Nghỉ ngơi khi phù □ 4.Không biết
28. Ông (bà) có biết những loại thức ăn cần phải bổ sung thêm?
□ 1.Sắt □ 2.Canxi
□ 3.Vitamin A □ 4.Vitamin D
□ 5. Không biết
III. Sự tuân thủ điều trị suy thận mạn
29. Ông (bà) có uống thuốc đúng giờ không?
□ 1.Có □ 2.Không
30. Ông (bà) có nghỉ uống thuốc đúng giờ là quan trọng không?
□ 1.Có □ 2.Không
31. Nguyên nhân làm cho Ông (bà) không tuân thủ điều trị?
□ 1.Quên □ 2.Khó khăn về kinh tế
□ 3.Thấy không cần thiết□ 4.luôn tuân thủ điều trị đúng
32. Ông (bà) có biết sự tuân thủ chế độ điều trị của bệnh nhân và người nhà là rất
quan trọng trong bệnh suy thận mạn?
□ 1.Có □ 2.Không
33. Nguyên nhân Ông (bà) không đi chạy thận đúng giờ?
□ 1.Nhà xa □ 2.Không có ai đưa đi
□ 3.quên □ 4.Thấy không cần thiết
□ 5.luôn đúng giờ□ 6. Lọc màng bụng
34. Ông (bà) có sử dụng bia , rượu, cà phê không?
□ 1.Thường xuyên □ 2.Thỉnh thoảng □ 3.Không
35. Ông (bà) có hút thuốc lá không?
□ 1.Thường xuyên □ 2.Thỉnh thoảng □ 3.Không
36. Ông (bà) có chú ý đến thực đơn món ăn hàng ngày không?
□ 1.Thường xuyên □ 2.Thỉnh thoảng □ 3.Không
37. Ông (bà) có chú ý đến việc vệ sinh và bảo vệ da hàng ngày không?
□ 1.Thường xuyên □ 2.Thỉnh thoảng □ 3.Không
38. Theo Ông (bà) tập luyện thể dục như thế nào là hợp lý?
□ 1.Gắng sức □ 2.Nhẹ
□ 3.Vừa phải □ 4.Không biết
Xin chân thành cảm ơn!!!

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...nataliej4
 
Nghiên cứu phân tích hành vi báo cáo sự cố y khoa tại Bệnh viện Từ Dũ 6666479...
Nghiên cứu phân tích hành vi báo cáo sự cố y khoa tại Bệnh viện Từ Dũ 6666479...Nghiên cứu phân tích hành vi báo cáo sự cố y khoa tại Bệnh viện Từ Dũ 6666479...
Nghiên cứu phân tích hành vi báo cáo sự cố y khoa tại Bệnh viện Từ Dũ 6666479...NuioKila
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢNBÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢNGreat Doctor
 
Bệnh án tim mạch
Bệnh án tim mạchBệnh án tim mạch
Bệnh án tim mạchVien Do
 
Chẩn đoán và điều trị viêm gan C
Chẩn đoán và điều trị viêm gan CChẩn đoán và điều trị viêm gan C
Chẩn đoán và điều trị viêm gan CThanh Liem Vo
 
chương: hô hấp
chương: hô hấpchương: hô hấp
chương: hô hấpSoM
 
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMSoM
 
khang dong duong uong.pptx
khang dong duong uong.pptxkhang dong duong uong.pptx
khang dong duong uong.pptxTinNguyen104631
 
đIều trị bệnh nhân sau ngưng tim
đIều trị bệnh nhân sau ngưng timđIều trị bệnh nhân sau ngưng tim
đIều trị bệnh nhân sau ngưng timlong le xuan
 
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNGBÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNGGreat Doctor
 
HỒI-SINH-TIM-PHỔI-NÂNG-CAO.docx
HỒI-SINH-TIM-PHỔI-NÂNG-CAO.docxHỒI-SINH-TIM-PHỔI-NÂNG-CAO.docx
HỒI-SINH-TIM-PHỔI-NÂNG-CAO.docxSoM
 
SÀNG LỌC
SÀNG LỌCSÀNG LỌC
SÀNG LỌCSoM
 
Phân tích thống kê cơ bản với stata
Phân tích thống kê cơ bản với stataPhân tích thống kê cơ bản với stata
Phân tích thống kê cơ bản với stataSoM
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM PHỔI
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM PHỔITIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM PHỔI
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM PHỔISoM
 
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1.pdf
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1.pdftiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1.pdf
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1.pdfSoM
 

Was ist angesagt? (20)

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
 
Hướng dẫn tổng quan về Zotero 4.0
Hướng dẫn tổng quan về Zotero 4.0Hướng dẫn tổng quan về Zotero 4.0
Hướng dẫn tổng quan về Zotero 4.0
 
Nghiên cứu phân tích hành vi báo cáo sự cố y khoa tại Bệnh viện Từ Dũ 6666479...
Nghiên cứu phân tích hành vi báo cáo sự cố y khoa tại Bệnh viện Từ Dũ 6666479...Nghiên cứu phân tích hành vi báo cáo sự cố y khoa tại Bệnh viện Từ Dũ 6666479...
Nghiên cứu phân tích hành vi báo cáo sự cố y khoa tại Bệnh viện Từ Dũ 6666479...
 
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinhLuận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢNBÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
 
Luận án: Căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, HAY
Luận án: Căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, HAYLuận án: Căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, HAY
Luận án: Căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, HAY
 
Bệnh án tim mạch
Bệnh án tim mạchBệnh án tim mạch
Bệnh án tim mạch
 
Chẩn đoán và điều trị viêm gan C
Chẩn đoán và điều trị viêm gan CChẩn đoán và điều trị viêm gan C
Chẩn đoán và điều trị viêm gan C
 
chương: hô hấp
chương: hô hấpchương: hô hấp
chương: hô hấp
 
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
 
Tiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Điều Dưỡng Hạng III.docx
Tiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Điều Dưỡng Hạng III.docxTiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Điều Dưỡng Hạng III.docx
Tiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Điều Dưỡng Hạng III.docx
 
khang dong duong uong.pptx
khang dong duong uong.pptxkhang dong duong uong.pptx
khang dong duong uong.pptx
 
đIều trị bệnh nhân sau ngưng tim
đIều trị bệnh nhân sau ngưng timđIều trị bệnh nhân sau ngưng tim
đIều trị bệnh nhân sau ngưng tim
 
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNGBÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
 
HỒI-SINH-TIM-PHỔI-NÂNG-CAO.docx
HỒI-SINH-TIM-PHỔI-NÂNG-CAO.docxHỒI-SINH-TIM-PHỔI-NÂNG-CAO.docx
HỒI-SINH-TIM-PHỔI-NÂNG-CAO.docx
 
SÀNG LỌC
SÀNG LỌCSÀNG LỌC
SÀNG LỌC
 
Phân tích thống kê cơ bản với stata
Phân tích thống kê cơ bản với stataPhân tích thống kê cơ bản với stata
Phân tích thống kê cơ bản với stata
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM PHỔI
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM PHỔITIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM PHỔI
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM PHỔI
 
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1.pdf
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1.pdftiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1.pdf
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1.pdf
 

Ähnlich wie Đề tài: Kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận

Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...hieu anh
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...NuioKila
 
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...NuioKila
 
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Man_Ebook
 
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...Man_Ebook
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...hieu anh
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...nataliej4
 
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...nataliej4
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...nataliej4
 

Ähnlich wie Đề tài: Kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận (20)

Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
 
Tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường
Tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đườngTuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường
Tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Tìm hiểu kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn khoa nộ...
Tìm hiểu kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn khoa nộ...Tìm hiểu kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn khoa nộ...
Tìm hiểu kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn khoa nộ...
 
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
 
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
Thuc trang tun thu dieu tri v mot so yeu to lin quan o nguoi benh di tho duon...
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
 
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
 
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
 
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
 
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...
Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh...
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
 
Kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, 9đ
Kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, 9đKiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, 9đ
Kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, 9đ
 
Đề tài: Thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, HAY
Đề tài: Thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, HAYĐề tài: Thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, HAY
Đề tài: Thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, HAY
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Kürzlich hochgeladen

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 

Kürzlich hochgeladen (20)

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 

Đề tài: Kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC ĐIỀU DƯỠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG MÃ SỐ: 51720501 TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN Ở KHOA NỘI THẬN CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017 Cần Thơ, năm 2017 Sinh viên thực hiện DƯƠNG THỊ ÁNH NGUYỆT MSSV: 13D720501029 LỚP: ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG 8 Cán bộ hướng dẫn Ths.NGUYỄN THỊ HỒNG NGUYÊN
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC ĐIỀU DƯỠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG MÃ SỐ: 51720501 TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN Ở KHOA NỘI THẬN CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017 Cần Thơ, năm 2017 Sinh viên thực hiện: DƯƠNG THỊ ÁNH NGUYỆT MSSV: 13D720501029 LỚP: ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG 8 Cán bộ hướng dẫn: Ths.NGUYỄN THỊ HỒNG NGUYÊN
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tiểu luận này, tôi chân thành cảm ơn các Thầy Cô đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trường Đại học Tây Đô. Xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Nguyên đã tận tình, chu đáo hướng dẫn thực hiện tiểu luận này. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi gửi đến Khoa Dược - Điều Dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ và khoa Nội Thận- Lọc máu đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình lấy mẫu nghiên cứu. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng như hạn chế kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy Cô để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Ký tên Dương Thị Ánh Nguyệt
  • 4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu và kết quả thu được trong tiểu luận là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm Ký tên Dương Thị Ánh Nguyệt
  • 5. iii TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh suy thận mạn (STM) được coi là vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu, thường ảnh hưởng nhiều đến kinh tế và xã hội. Bệnh thận mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu điều trị tốt thì có thể hạn chế các biến chứng và kéo dài thời gian sống.Trong công tác khám chữa bệnh hàng ngày các thầy thuốc thường ít chú trọng đến việc giáo dục bệnh nhân mà thường chú trọng đến việc kê đơn và kết quả điều trị. Nếu bệnh nhân không tuân thủ việc điều trị của bác sĩ sẽ góp phần làm gia tăng xuất hiện các biến chứng, làm gia tăng chi phí điều trị và tỉ lệ tử vong cao. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa Nội - Thận của Bệnh việnĐa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017” nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về việc tuân thủ điều trị. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về việc tuân thủ điều trị. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và chọn mẫu thuận tiện. Kết quả nghiên cứu: 16% bệnh nhân từng nghe về bệnh STM, 82% biết tăng huyết áp là nguyên nhân gây STM, 20% biết là đái tháo đường, 94% biết khi bị STM phải điều trị liên tục, 48% biết mình đang được điều trị theo phương pháp nào, 96% biết chế độ ăn rất quan trọng, 98% biết hạn chế muối, 88% biết hạn chế nước, 34% biết nên bổ sung sắt, 20% biết bổ sung vitamin A, 18% canxi, 10% vitamin D, 86% tuân thủ hạn chế rượu bia, thuốc hút lá và các chất kích thích, 78% hạn chế mỡ, 28% tuân thủ ăn giàu năng lượng, đủ vitamin và đủ yếu tố vi lượng. 98% uống thuốc đúng giờ, 100% cho rằng uống thuốc đúng giờ rất quan trọng. 100% cho rằng tuân thủ điều trị rất quan trọng. 64% bệnh nhân luôn đi chạy thận đúng giờ, 92% tuân thủ không sử dụng bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá, 38% thường xuyên chú ý đến thực đơn hàng ngày, 70% thường xuyên chú ý đến vệ sinh và bảo vệ da hàng ngày, 40% bệnh nhân biết tập luyện thể dục nhẹ nhàng tốt cho bệnh. Kết luận: Đa số bệnh nhân có kiến thức đúng về tuân thủ điều trị Kiến nghị: Điều dưỡng phải phối hợp với bác sỹ tư vấn cho bệnh nhân STM hiểu được bệnh của mình và tuân thủ điều trị bệnh. Thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo lại cho nhân viên y tế kiến thức và công tác phòng ngừa bệnh STM.
  • 6. iv MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU .......................................................................................................1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................2 2.1. TỔNG QUAN VỀ SUY THẬN MẠN............................................................................................2 2.2. VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN..............................................6 2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC.........................................10 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................12 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. .......................................................................................................12 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................................12 3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU. ............................................................................................18 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .....................................................................19 4.1. KẾT QUẢ...................................................................................................................19 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................35 5.1. KẾT LUẬN......................................................................................................................................35 5.2. KIẾN NGHỊ.....................................................................................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................37 PHỤ LỤC ..........................................................................................................................40
  • 7. v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Chiến lược điều trị bệnh thận mạn theo giai đọan của BTM...............................5 Bảng 2.2. Nhu cầu protein theo giai đoạn suy thận..............................................................8 Bảng 4.1. Phân bố theo tuổi ...............................................................................................19 Bảng 4.2. Phân bố theo giới ...............................................................................................19 Bảng 4.3. Phân bố theo nghề nghiệp..................................................................................20 Bảng 4.4. Phân bố mức độ suy thận mạn...........................................................................21 Bảng 4.5. Phân bố chất lượng cuộc sống. ..........................................................................21 Bảng 4.6. Kiến thức về bệnh. ............................................................................................22 Bảng 4.7. Nguồn cung cấp thông tin..................................................................................22 Bảng 4.8. Kiến thức về điều trị ..........................................................................................23 Bảng 4.9. Kiến thức về dinh dưỡng....................................................................................24 Bảng 4.10. Tuân thủ nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng.....................................................24 Bảng 4.11. Tuân thủ về chăm sóc giảm phù ......................................................................25 Bảng 4.12. Tuân thủ về uống thuốc và điều trị ..................................................................25 Bảng 4.13. Tuân thủ về phòng ngừa ..................................................................................26
  • 8. vi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 4.1. Phân bố trình độ học vấn....................................................................................19 Hình 4.2. Tình trạng kinh tế ...............................................................................................20
  • 9. vii DANH MỤC VIẾT TẮT STM: Suy thận mạn MLCT: Mức lọc cầu thận KDOQI: Kidney Disease Outcomes Quality Iritiative KDIGO:Kidney Disease Improving Global Outcomes
  • 10. 1 CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU Bệnh suy thận mạn (STM) được coi là vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu, thường ảnh hưởng nhiều đến kinh tế và xã hội. Tỷ lệ suy mòn ở bệnh nhân STM chưa điều trị thay thế thận là 20,3% và tỷ lệ này gia tăng theo giai đoạn của STM [19]. Hiện tại chưa có thống kê một cách đầy đủ, tuy nhiên, số bệnh nhân bệnh thận mạn nhập viện hàng năm tăng cao, chủ yếu là bệnh thận mạn giai đoạn cuối với các biến chứng của nó, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Cảnh Phú trên 1.920 đối tượng trong tỉnh Nghệ An, tỷ lệ mắc STM 1,042%, 35,00% bị mắc bệnh STM mà không biết mình mắc bệnh trước đó[24]. Suy thận là sự giảm mức lọc cầu thận dưới mức bình thường. Suy thận được gọi là mạn tính khi mức lọc cầu thận giảm thường xuyên, cố định có liên quan đến sự giảm về số lượng nephron chức năng [17]. Nguyên nhân gây STM xuất phát từ thận hoặc do hậu quả của các bệnh lý mạn tính khác như: viêm cầu thận mạn tính chiếm 73,75%,viêm thận bể thận mạn chiếm 15%, và đái tháo đường type 2, thận đa nang, gút mạn tính chiếm 11,25% [15]. Để điều trị và phòng ngừa bệnh suy thận, ngoài vấn đề thăm khám sớm nhằm phát hiện tổn thương tại thận thì việc kiểm soát những bệnh nguy cơ có vai trò rất quan trọng. Nếu bị suy thận ở giai đoạn nặng, ngoài vấn đề dùng thuốc, bệnh nhân cần phối hợp các phương pháp điều trị thay thế như lọc máu ngoài thận hay ghép thận.Bệnh thận mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu điều trị tốt thì có thể hạn chế các biến chứng và kéo dài thời gian sống. Khi bệnh nhân đã được chuẩn đoán suy thận mạn thì có chế độ thế (khi mức lọc cầu thận < 15ml/phút). Theo KDOQI 2002 chiến lược chung điều trị bệnh thận mạn được phân theo giai đoạn của phân độ bệnh thận mạn. [16] Trong công tác khám chữa bệnh hàng ngày các thầy thuốc thường ít chú trọng đến việc giáo dục bệnh nhân mà thường chú trọng đến việc kê đơn và kết quả điều trị. Trong thực tế lâm sàng, hiệu quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào bệnh nhân có những nhận thức, thực hành và hợp tác điều trị hay không. Nếu bệnh nhân không tuân thủ việc điều trị của bác sĩ sẽ góp phần làm gia tăng xuất hiện các biến chứng, làm gia tăng chi phí điều trị và tỉ lệ tử vong cao. Do vậy, chính vì những lý do cấp thiết trên, với mong muốn cải thiện được sự hợp tác của bệnh nhân với bác sĩ trong quá trình điều trị chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa Nội - Thận của Bệnh việnĐa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017” nhằm mục tiêu: - Xác định tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về việc tuân thủ điều trị.
  • 11. 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN VỀ SUY THẬN MẠN. 2.1.1. Định nghĩa. Suy thận mạn (STM) là hội chứng lâm sang và sinh hóa tiến triển qua nhiều năm tháng, thận không còn đủ khả năng duy trì tốt sự cân bằng của nội môi và dẫn đến hàng loạt những biến loạn về sinh hóa và lâm sang của các cơ quan trong cơ thể. Đặc trưng của STM là: - Có tiền sử bệnh thận hoặc tiết niệu kéo dài. - Mức lọc cầu thận giảm dần và không hồi phục. - Nitơ phi protein máu tăng một cách từ từ, biểu hiện chủ yếu bằng tăng nồng độ urê, creatinin… và acid uric trong huyết thanh. - Hậu quả cuối cùng được biểu hiện bằng hội chứng urê máu cao và đòi hỏi phải điều trị bằng các phương pháp thay thế thận như lọc máu bằng máy thận nhân tạo, lọc màng bụng, hoặc ghép thận. [12] 2.1.2. Dịch tể học suy thận mạn. Bệnh thận mạn tính (Chronic Kidney Disease) và bệnh thận giai đoạn cuối (End –Stage –Renal –Disease –ESRD) là vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu. Đây là một tình trạng bệnh lý có tầng suất tăng nhanh và đòi hỏi chi phí điều trị khổng lồ. Các nhà khoa học Mỹ đã dự báo số người mắc bệnh STM phải điều trị lọc máu và ghép thận sẽ tăng lên từ 453.000 vào năm 2003 lên đến 651.000 vào năm 2010.[7] Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối chỉ là phần nổi của tảng bang chìm trong số bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính. Theo nghiên cứu NHANES –III của Mỹ công bố năm 2007 thì tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh thận mạn là 13%. Cũng theo nghiên cứu này, cứ mỗi bệnh nhân bị mắc bệnh thận mạn ở giai đoạn cuối cần điều trị thay thế thận suy thì sẽ có tương ứng với ngoài cộng đồng có khoảng 100 người đang bị bệnh thận mạn ở các giai đoạn khác nhau.[7] Theo nghiên cứu của Hồ Viết Hiếu ở trẻ em suy thận tại bệnh viện Trung Ương Huế, tần suất suy thận chung trong phòng thận –tiết niệu là 0,96%, trong đó suy thận cấp chiếm 0,77%, còn suy thận mạn chiếm 0,19%.[3] 2.1.3. Nguyên nhân suy thận mạn Sau khi chuẩn đoán xác định suy thận mạn, cần chuẩn đoán nguyên nhân. Chuẩn đoán nguyên nhân cần vào hỏi kỹ tiền sử, tiến triển trong quá khứ và khám lâm sang toàn diện, kể cả thăm trực tràng, soi đáy mắt, xét nghiệm sinh hóa, huyết học, X quang, siêu âm thuộc vào diễn biến lâm sang. Nhiều trường hợp chuẩn đoán nguyên nhân rất dể dàng vì
  • 12. 3 bệnh lý điển hình, xét nghiệm chính xác. Thuyết phục như viêm cầu thận mạn tính, bệnh thận có nguồn gốc mạch máu, bệnh thận di truyền. Tuy nhiên có một số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân [17]. Tỷ lệ nguyên nhân gây suy thận mạn giai đoạn cuối khác nhau tùy các nước. Tại các nước phát triển, đái tháo đường vẫn chiếm phần lớn, trong đó tại các nước đang phát triển, nguyên nhân hàng đầu vẫn là viêm cầu thận mạn (30% - 45%). Một khi thận đã teo nhỏ, MLCT dưới 20- 30 ml/ph/1,73m2 , việc chuẩn đoán nguyên nhân ít có hiệu quả trong điều trị nguyên nhân tuy nhiên việc tìm nguyên nhân ở suy thận mạn giai đoạn cuối vẫn có giá trị nhằm tiên lượng bệnh thận và giúp chọn phương thức điều trị thay thế thận suy.[8] Suy thận mạn thường do các nhóm nguyên nhân chính sau đây: 2.1.3.1. Bệnh cầu thận mạn. - Bệnh cầu thận nguyên phát có kèm hội chứng thận hư hoặc không. - Bệnh cầu thận thứ phát: lupus, đái tháo đường, Schonlein Henoch có tổn thương thận…[8] 2.1.3.2. Bệnh ống kẽ thận mạn tính. - Viêm thận bể thận mạn do nhiễm khuẩn tiết niệu mạn tính có nguyên nhân thuận lợi hoặc không ( như do sỏi, dị dạng đường niệu,…) - Viêm thận kẽ do dùng thuốc giảm đau lâu dài như phenylutazon, hoặc do tăng acid uric máu…[8] 2.1.3.3. Bệnh mạch thận. - Huyết học vi mạch thận. - Tắc tĩnh mạch thận. - Hẹp động mạch thận. - Viêm nút quanh động mạch. - Viêm mạch dị ứng. - Bệnh u hạt Wegener.[8] 2.1.3.4. Bệnh thận bẩm sinh di truyền. Bệnh thận loại này có thể bao gồm: thận đa nang, thận nhiều nang đơn, hội chứng Alport…(viêm cầu thận có điếc), bệnh thận chuyển hóa (cystino, oxalo).[8] 2.1.3.5. Không rõ nguyên nhân.[12] 2.1.3.6. Bệnh hệ thống, bệnh chuyển hóa. - Bệnh đái tháo đường. - Bệnh lý tạo keo: Lupus.
  • 13. 4 Hiện nay ở các nước phát triển, nguyên nhan chính gây suy thận mạn là bệnh lý về chuyển hóa và bệnh lý mạch máu thận, nhưng ở các nước đang phát triển nhóm nguyên nhân do vi trùng lại chiếm tỷ lệ khá cao.[4] 2.1.4. Biểu hiện lâm sàng của suy thận mạn. Tùy theo từng nguyên nhân gậy suy thận mạn mà biểu hiện lâm sàng có thể khác nhau, tuy nhiên khi suy thận đã ở giai đoạn nặng thid bệnh nhân thường có các biểu hiện lâm sàng của hội chứng urê máu cao. 2.1.4.1. Phù. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy thận mạn mà bệnh nhân có thể phù nhiều, phù ít hoặc không phù. Suy thận mạn trong viểm bể thận thường không phù trong giai đoạn đầu, chỉ có phù trong giai đoạn cuối do có kèm tăng huyết áp, suy tim, suy dinh dưỡng. Trong khi suy thận trong viêm cầu thận mạn thường có phù (trừ giai đoạn đái nhiều). Bất kỳ nguyên nhân nào, khi suy thận giai đoạn cuối phù là triệu chứng hằng định. 2.1.4.2. Thiếu máu. Thường gặp, nặng nhẹ tùy theo giai đoạn. Suy thận mạn càng nặng thiếu máu càng tăng. Đây là triệu chứng quan trọng để phân biệt với suy thận cấp. Thiếu máu đa số là nhượt sắc hoặc đẳng sắc, hình thể kích thước hồng cầu bình thường, có khi có hồng cầu to nhỏ không đều. Nhiều bệnh nhân đi khám vì thiếu máu mới phát hiện suy thận mạn. [8] Theo nghiên cứu trên 104 bệnh nhân được chuẩn đoán là suy thận mạn thì tỷ lệ thiếu máu là 80,77%, thiếu máu nhẹ chiếm 57,69%, thiếu máu trung bình chiếm 23,08%. [11] Theo nghiên cứu của tỉ lệ thiếu máu ở nhóm ĐTBT là 100%, nhóm LMCK là 84,85%. [14]. 2.1.4.3. Tăng huyết áp. Huyết áp tăng do tế bào cận cầu thận tiết ra renin gây co mạch tăng huyết áp[10] Tăng huyết áp rất thường gặp, khoảng 80% bệnh nhân suy thận mạn có tăng huyết áp. Một số trường hợp có những đợt tăng huyết áp ác tính làm chức năng thận suy sụp nhanh chóng dẫn đến tử vong.[4] 2.1.4.4. Suy tim. Khi xuất hiện thì đã muộn vì thường do giữ muối giữ nước, do tăng huyết áp lâu ngày của quá trình suy thận mạn.[12] 2.1.4.5. Xuất huyết. Chảy máu mũi, chảy máu chân rang, chảy máu dưới da là thường gặp. Có trường hợp tiểu cầu giảm rất khó cầm máu. Xuất huyết tiêu hóa nếu có sẽ rất nặng. Urê máu sẽ tăng nhanh.[12
  • 14. 5 2.1.4.6. Ngứa. Là biểu hiện ngoài da thường gặp, do lắng đọng calci trong da. Đây là triệu chứng của cận giáp trạng thứ phát.[12] 2.1.4.7. Chuột rút. Thường xuất hiện ban đêm có thể là do giảm natri và calci máu.[12] 2.1.4.8. Viêm thần kinh ngoại vi. Tốc độ dẫn truyền thần kinh giảm (dưới 40m/giây), bệnh nhân có cảm giác rát bỏng ở chân, kiến bò, các triệu chứng này là khó điều trị kể cả lọc máu ngoài thận.[12] 2.1.5. Điều trị bệnh thận mạn. 2.1.5.1. Mục tiêu điều trị bệnh thận mạn. - Điều trị bệnh thận căn nguyên. - Điều trị nguyên nhân gây giảm GFR cấp tính có thể hồi phục được - Điều trị làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn - Điều trị các biến chứng tim mạch, và các yếu tố nguy cơ tim mạch - Chuẩn bị điều trị thay thế thận khi thận suy nặng. 2.1.5.2. Nguyên tắc điều trị bệnh thận mạn. Theo KDOQI 2002, chiến lược chung điều trị bệnh thận mạn được phân theo giai đọan của phân độ bệnh thận mạn. Bảng 2.1: Chiến lược điều trị bệnh thận mạn theo giai đọan của BTM.[16] Giai đoạn Mức lọc cầu thận (ml/ph/1,73) Việc cần làm (*) 1 ≥ 90 Chẩn đoán và điều trị bệnh căn nguyên, giới hạn yếu tố nguy cơ gây suy thận cấp, làm chậm tiến triển bệnh thận, điều trị yếu tố nguy cơ tim mạch 2 60-89 Ước đoán tốc độ tiến triển bệnh thận 3 30-59 Đánh giá và điều trị biến chứng 4 15-29 Chuẩn bị điều trị thay thế thận 5 ≤15 Điều trị thay thế thận nếu co hội chứng urê huyết (*) giai đoạn sau tiếp tục việc của giai đoạn trước 2.1.5.3. Điều trị bệnh thận căn nguyên. Giữ vai trò quan trọng nhất trong bảo vệ thận và làm chậm tiến triển bệnh thận. Khi thận đã suy nặng (giai đoạn 4, 5), do việc chẩn đoán bệnh căn nguyên trở nên khó khăn, và việc điều trị trở nên kém hiệu quả, nên cân nhắc giữa lợi ích và tác hại của thuốc điều trị căn nguyên ở nhóm người bệnh này.
  • 15. 6 2.1.5.4.Điều trị làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn đến giai đoạn cuối. Các biện pháp bảo vệ thận tối ưu.[16] - Giảmprotein niệu, tiểu albumin. - Kiểm soát huyết áp. - Ăn nhạt. - Giảm protein trong khẩu phần. - Kiểm soát đường huyết. - Thay đổi lối sống. - Điều trị thiếu máu. - Kiểm soát rối loạn lipid máu. - Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin II. 2.1.6. Dự phòng. Do bệnh thận mạn thường tiến triển âm thầm, không triệu chứng đến giai đoạn cuối, nên mục tiêu quan trọng là phát hiện bệnh sớm ở 3 đối tượng nguy cơ cao là người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, và gia đình có người bệnh thận. Các đối tượng này cần được làm xét nghiệm tầm soát định kỳ hằng năm và tích cực điều trị sớm tránh bệnh thận tiến triển đến giai đoạn cuối.[16] 2.2.VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN. 2.2.1. Chế độ ăn trong suy thận mạn tính. Suy thận mạn tính có hội chứng lâm sàng, thể dịch của sựu suy giảm chức năng ngoại tiết và nội tiếc của thận xảy ra từ từ, ngày càng nặng và không hồi phục. Vì thế nó diễn biến từ giai đoạn nhẹ đến giai đoạn cuối với các triệu chứng rầm rộ của hội chứng urê máu cao. Sự điều trị những rối loạn chuyển hóa protid trong STM tính từ lâu dựa vào dinh dưỡng, ăn uống. Lúc đầu người ta áp dụng chế độ ăn kiêng đạm hoàn toàn và thấy người bệnh chóng suy kiệt, thiểu dưỡng. Về sau, trên thực nghiệm và lâm sàng nhiều công trình xác nhận, nếu khi đã suy thận, chế độ ăn quá nhiều protein sẽ phát triển sơ hóa cầu thận làm bệnh nặng lên, ngược lại chế độ ăn ít protein làm chậm tiến triển của bệnh. Khẩu phần protein hạn chế này không được vượt quá khả năng bài tiết urê của thận, vào khoảng gấp 3 lần urê niệu 24 giờ, gồm 2/3 là protid động vật để cung cấp những acid amin thiết yếu. Tùy theo mức độ suy thận và kèm theo các triệu chứng phù, tăng huyết áp, giảm MLCT hoặc đang áp dụng lọc màng bụng hay chạy thận nhân tạo chu kỳ để tạo chế độ ăn gia giảm.
  • 16. 7 Nguyên tắc: - Đủ hoặc giàu năng lượng - Đủ glucid - Giảm protid - Bình lipid - Đủ hoặc nhiều nước - Bình hoặc giảm natri.[18] 2.2.2. Các nguyên tắc của chế độ ăn điều trị suy thận mạn. Chế độ ăn điều trị suy thận mạn nhằm hạn chế tăng urê máu và làm chậm bước tiến của quá trình suy thận mạn, hạn chế tối đa được các biến chứng. Chế độ ăn này được chế biến tùy theo từng bệnh nhân, từng giai đoạn của suy thận mạn và các triệu chứng kèm theo. Có nguyên tắc mà cho đến nay vẫn được các nhà thận học và nhà dinh dưỡng lâm sàng thừa nhận là có hiệu quả, các nguyên tắc đó là: - Ít protein, dùng protein quý, có giá trị sinh học cao, nghĩa là đủ acid amin cơ bản thiết yếu và tỉ lệ hấp thu cao. - Giàu năng lượng, đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng và hạn chế quá trình giáng hóa protein trong cơ thể. - Đủ vitamin , yếu tố vi lượng, yếu tố chống thiếu máu. - Đảm bảo cân bằng muối, nước, ít toan, đủ calci và ít phosphat. 2.2.3. Tác dụng và hiệu quả của chế độ ăn trong suy thận mạn. Chế độ ăn ít protein có tác dụng: - Làm giảm nhẹ hội chứng urê máu cao. - Làm chậm quá trình bước tiến của quá trình suy thận mạn. - Kéo dài thời gian điều trị bảo tồn. - Nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế biến chứng. - Giảm quá trình xơ hóa cầu thận. - Giảm gánh nặng đào thải acid uric, urê,… cho thận. [13] Chế độ ăn giàu năng lượng, đủ vitamin , đủ yếu tố vi lượng có tác dụng cung cấp năng lượng đảm bảo cho hoạt động sống, hoạt động duy trì cơ thể bệnh, tham gia bù trừ thiếu hụt dinh dưỡng do chế độ ăn khắc khe protein, ngăn ngừa bệnh nặng thêm do thiếu hụt vitamin và vi lượng. Chế độ cân bằng muối nước: - Góp phần tích cực trong hạn chế phù, tăng huyết áp, suy tim.
  • 17. 8 - Giảm nguy cơ tăng thẩm thấu máu, chống toan máu. Phòng tránh tình trạng cô đặc máu do thiếu nước. Chế độ ăn đủ calci, ít phosphate giúp phòng ngừa hoặc làm chậm hơn tiến trình loạn dưỡng xương ngay từ giai đoạn đầu của suy thận mạn. Bổ sung yếu tố chống thiếu máu như: sắt, vitamin B12, B6, acid folic, khắc phục tình trạng thiếu máu mạn, hạn chế hậu quả của thiếu máu. Chế độ giảm sử dụng thức ăn chứa nhiều kali có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế tăng kali máu, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng tăng kali máu gây ra. Chế độ ăn hạn chế mỡ thừa có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ tích cực trong phòng chống biến chứng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác cũng góp phần cải thiện đáng kể tình trạng tăng huyết áp, phù, suy tim,… 2.2.4. Cấu tạo của chế độ dinh dưỡng điều trị suy thận mạn. 2.2.4.1. Ít protein (giảm đạm) Hạn chế ăn nhiều đạm, dùng những loại đạm quý, có giá trị sinh học cao, có đủ các acid amin cơ bản thiết yếu. Lượng protein tối thiểu cần và không nên vượt quá phụ thuộc độ suy thận được ước tính như sau: Bảng 2.2. Nhu cầu protein theo giai đoạn suy thận của Nguyễn Văn Xang. [12] Độ suy thận MLCT (ml/p) Creatinin (mg/dl) Lượng protein (g/kg/ngày) Độ I 60-41 1,5 0,8 Độ II 40-21 1,5-3,4 0,6 Độ IIIa 20-11 3,5-5,9 0,5 Độ IIIb 10-5 6-10 0,4 Độ IV <5 >10 0,4 Bình thường 120 0,8-1,2 1 2.2.4.2. Giàu năng lượng. Năng lượng phải đạt 35-40 cal/kg/ngày. Bổ xung các acid amin (ketosteril hay các dung dịch nephrosteril, kidmin). Thức ăn cung cấp năng lượng (calo) nên sử dụng như sau: tăng chất bột ít protein, chủ yếu là các loại khoai như khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn, bột sắn, miến dong. Chất béo (dầu, mỡ,bơ) chiếm 15-25% năng lượng khẩu phần ăn
  • 18. 9 2.2.4.3. Đủ vitamin, yếu tố chống thiếu máu. Sắt, vitamin B12, vitamin B9, vitamin B6 là phức hợp chống thiếu máu cần bổ sung cho bữa ăn. Rau nên dùng loại ít đạm, ít chua như cải các loại, dưa chuột, bầu, bí, su hào,… không ăn nhiều rau dền, na, đu đủ, chuối chin, mít chin, quýt ngọt, mía ăn tốt. 2.2.4.4. Đảm bảo cân bằng nước, muối ít toan, đủ calci, ít phosphat. Ăn nhạt khi có phù, tăng huyết áp, suy tim. Trong trường hợp nào thì cũng không nên ăn mặn. hạn chế muối ở mức 2-4 g mỗi ngày. Giảm thức ăn giàu phosphate như gan, thận, trứng. tăng thức ăn nhiều calci như tôm, cá sụn. Nước uống vừa đủ, ngang lượng đái ra, ít hơn nếu có phù, nhiều hơn nếu mất nước.[12] 2.2.4.5. Một số chế độ và thói quen ăn uống khác. Hạn chế trái cây có nhiều kali như hồng xiêm, chuối tiêu, các loại rau dạng củ có nhiều kali như: su hào, củ cải, củ dền, rau dền,… Giảm mỡ: ăn nhiều mỡ sẽ làm tăng cholesterol, tăng nguy ngơ xơ vữa động mạch dẫn đến tăng huyết áp. Giảm muối: giảm muối cũng được chứng minh làm giảm huyết áp trên bệnh nhân suy thận mạn. Kiêng sử dụng rượu bia: dùng rượu bia thường sẽ gây tăng huyết áp và góp phần làm tăng tỷ lệ tăng huyết áp trong các cộng đồng uống nhiều rượu. giảm ướng rượu từ 1-4 tuần sẽ làm giảm huyết áp. Giảm rượu và giảm cân có tác dụng làm hạ huyết áp và sau đó là giảm nguy cơ tim mạch. Nếu dùng nhiều rượu sẽ tăng nguy cơ tai biến mạch máu não trên cơ địa tăng huyết áp. Tránh ăn ngay sau khi uống thuốc vì sẽ làm cảm giác ngon miệng Vệ sinh răng miệng tạo môi trường thoải mái, sạch sẽ, thoáng mát, giúp ăn uống được nhiều hơn. 2.2.5. Chế biến khẩu phần ăn trong điều trị suy thận mạn. Đối với người bình thường, việc chế biến món ăn hợp khẩu vị, đẹp mắt, góp phần làm người ăn được nhiều hơn. Đây là một đòi hỏi chính đáng, trong khi đó bệnh nhân suy thận mạn phải tuân thủ một chế độ ăn nghiêm ngặt, thường có cảm giác chán ăn, có khi buông nôn nếu urê máu cao. Thực đơn phải theo đuổi lâu dài, không phải chỉ ăn vài ngày hoặc một hai tuần mà là hàng năm. Phải theo đúng nguyên tắc càng ngày bệnh càng tiến triển thì việc tiết chế dinh dưỡng ngày càng chặt chẽ về mặt số lượng và chất lượng. do đó việc
  • 19. 10 tạo cảm giác ngon miệng cho bệnh nhân suy thận mạn là một kỳ công. Cần chế biến hợp khẩu vị, thay đổi món ăn trong ngày và trong tuần.[20]. 2.3.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC. 2.3.1. Trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người STM giai đôạn cuối đang được điều trị thay thế thận (thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận) là số lượng người này ước đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. STM, đặc biệt là giai đoạn phải điều trị thay thế, thực sự là một gánh nặng bệnh tật của xã hội. Trên thực tế, 80% bệnh nhân được điều trị thay thế thận đang sống tại các nước đã phát triển. Tại các nước đang phát triển chỉ 10 -20% bệnh nhân STM giai đoạn cuối được điều trị thay thế thận và thậm chí không có điều trị thay thế thận, và hậu quả cuối cùng của việc không được điều trị này là tử vong do các biến chứng cả suy thận nặng.[7] Khảo sát toàn cầu vềSTM tại Hoa Kỳ, bệnh nhân điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối đã tăng lên đều đặng trong 2 thập kỷ qua. Trong năm 2005, 485.000 cá nhân ở Hoa Kỳ đã được điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối với tỷ lệ tử vong là 167/1000 bệnh nhân/ năm và chi phí vượt quá 20 tỷ đô la. Ước tính hiện tại cho thấy có khoảng 26 triệu người Mỹ bị suy thận mạn. Dữ liệu ngoại suy đựa trên các cuộc điều tra khám sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia cho thấy tỷ lệ hiện mắc suy thận mạn giai đoạn I –IV tăng từ 10,0% trong giai đoạn 1988-1994 lên 13,1% trong giai đoạn 1999-2004 với tỷ lệ hiện nhiễm 1,3%. Ước tính tỷ lệ hiện mắc suy thận mạn giai đoạn 1988-1994 và 1999-2004 tương ứng là 1,7% và 1,8%. Đáng chú ý, người Mỹ da đen và người Mỹ gốc Mexico có tỷ lệ hiện mắc suy thận mạn cao hơn so với các nhóm dân tộc /dân tộc khác và người cao tuổi cũng có một hồ chứa đáng kể về suy thận mạn so với các nhóm tuổi khác ở Hoa Kỳ. Hàng năm, hơn 500.000 người mắc bệnh thận giai đoạn cuối, ở Châu Phi hạ Sahara chỉ đơn thuần và phần lớn các bệnh nhân này tử vong sớm. Chi phí chăm sóc sức khoẻ và gánh nặng kinh tế của bệnh nhân suy thận mạn là rất lớn và không bền vững ngay cả ở các nước phương Tây tiên tiến [24]. Tỷ lệ suy thận mạn ở Thổ Nhĩ Kỳ là 15,7% trong tổng số 8765 đối tượng được nghiên cứu [27]. 2.3.2. Tại Việt Nam. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào ở quy mô toàn quốc về tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính, chủ yếu các kết quả báo cáo mang tính chất dịch tễ của một vùng cụ thể. Tác giả Võ Tam cho thấy tỷ lệ bệnh thận mạn ở tỉnh Thừa Thiên Huế có MLCT <60 ml/phút chiếm 0.92 % trong số người trong cộng đồng được khảo sát. Đinh Thị Kim Dung năm 2008 đã
  • 20. 11 tầm soát ngẫu nhiên 1966 người >18 tuổi tại Hà Nội và Bắc Giang cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cầu thận tại Hà Nội 3,3%, Bắc Giang 5,1% (bao gồm bệnh nhân có suy thận và không suy thận).[7] Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam có khoảng 6 triệu người bị bệnh thận mạn tính, chiếm khoảng 6,73% dân số. Trong đó, có khoảng 800.000 bệnh nhân ở tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế nhưng chỉ có 10% bệnh nhân được điều trị lọc máu. Trên thực tế, tỷ lệ này có thể cao hơn và ngày càng gia tăng. [6]
  • 21. 12 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. Bệnh nhân ở khoa nội thận của bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. 3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là suy thận mạn đang điều trị tại khoa nội thận của bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn. 3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ. Bệnh nhân mắc bệnh tâm thần. Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân đang trong đợt cấp suy thận mạn. Bệnh nhân suy thận mạn đã quá già lú lẫn. 3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. Địa điểm: Khoa nội thận của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ ngày 02 tháng 3 năm 2017 đến ngày 20 tháng 3 năm 2017. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 02 tháng 2 năm 2017 đến ngày 20 tháng 3 năm 2017. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. 3.2.2. Cỡ mẫu: 50 mẫu. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện. 3.2.3. Nội dung nghiên cứu: 3.2.3.1. Đặc điểm chung về đối tượng: - Giới: nam, nữ. - Dân tộc: + Kinh + Hoa + Khmer + Khác - Tôn giáo: + Phật + Khác: thiên chúa, hòa hảo, cao đài,…
  • 22. 13 - Trình độ học vấn: + Cấp I trở xuống + Cấp II + Cấp III trở lên - Nghề nghiệp: nghề đem lại thu nhập chính hay công việc chính. + Công nhân viên + Công nhân + Nông dân + Buôn bán + Nội trợ + Khác: thợ may, uốn tóc, làm thuê,…. - Mức sống: thể hiện điều kiện kinh tế của gia đình. + Nghèo: nghèo, cận nghèo + Khá, giàu, khác: không nghèo - Giai đoạn bệnh suy thận mạn. + Giai đoạn I + Giai đoạn II + Giai đoạn IIIa + Giai đoạn IIIb + Giai đoạn IV 3.2.3.2. Kiến thức về bệnh. - Khi bị bệnh suy thận mạn thì chất lượng cuộc sống sẽ giảm. + Đúng. + Sai. Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “đúng” - Chạy thận nhân tạo: + Có. + Không. - Hiểu biết về bệnh suy thận mạn: + Có. + Không. Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “có”. - Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận mạn: + Tăng huyết áp.
  • 23. 14 + Đái Tháo đường. + Bệnh thận bẩm sinh, di truyền. + Không rõ nguyên nhân. - Biểu hiện của suy thận mạn: + Cao Huyết áp + Phù + Da xanh xao + Xuất huyết + Mệt, khó thở + Rối loạn tiêu hóa + Ngứa +Chuột rút - Những kiến thức về suy thận mạn được biết từ: + Phương tiện thổn tin + Bạn bè, người thân + Nhân viên y tế + Bệnh nhân truyền đạt cho nhau. + Không biết: không có kiến thức về bệnh suy thận mạn. - Việc làm khi phát hiện suy thận mạn: + Điều trị liên tục + Điều trị khi khó chịu + Không điều trị + Không biết. Bệnh nhân chọn đáp án “điều trị liên tục” là đáp án đúng. - Phương pháp điều trị suy thận mạn: + Điều trị bảo tồn + Điều trị thay thế thận suy + Không biết Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn “điều trị bảo tồn” và “ điều trị thay thế thận suy” - Bệnh nhân biết phương pháp điều trị: + Có + Không Bệnh nhân chọn đáp án “có” là đáp án đúng. - Chế độ ăn trong bệnh suy thận mạn là rất quan trọng:
  • 24. 15 + Có + Không Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “có”. 3.2.3.3. Kiến thức tuân thủ điều trị. - Chế độ hạn chế muối trong điều trị bệnh suy thận mạn là cần thiết: + Có + Không Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “có”. - Chế độ hạn chế nước trong điều trị bệnh suy thận mạn là cần thiết: + Có + Không Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “có”. - Ăn nhiều loại trái cây, hoa quả có nhiều kali như chuối, hồng xiêm, cam, quýt, táo, rau dền, củ cải, su hào là không tốt: + Có + Không Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “có”. - Nguyên tắc của chế độ ăn trong điều trị suy thận mạn: + Ít protein + Giàu năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu tố vi lượng + Cân bằng muối nước + Đủ canxi, ít phosphate + Hạn chế mỡ + Hạn chế rượu, bia, hút thuốc lá và các chất kích thích + Ăn uống tự do + Không biết - Chế độ chăm sóc giảm phù: + Hạn chế muối + Hạn chế nước + Nghỉ ngơi khi phù + Không biết - Những loại thức ăn cần phải bổ sung thêm: + Sắt + Canxi
  • 25. 16 + Vitamin A + Vitamin D + Không biết - Uống thuốc đúng giờ: + Có + Không Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “có”. - Bệnh nhân nghỉ uống thuốc đúng giờ là quan trọng: + Có + Không Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “có”. - Nguyên nhân không tuân thủ điều trị: + Quên + Khó khăn về kinh tế + Thấy không cần thiết + Luôn tuân thủ điều trị đúng - Sự tuân thủ chế độ điều trị của bệnh nhân và người nhà là rất quan trọng: + Có + Không Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “có”. - Nguyên nhân không đi chạy thận đúng giờ + Nhà xa + Không có ai đưa đi + Quên + Thấy không cần thiết + Luôn đúng giờ + Lọc màng bụng - Sử dụng rượu, bia, cà phê: + Thường Xuyên + Thỉnh thoảng + Không Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “không” - Hút thuốc lá: + Thường xuyên
  • 26. 17 + Thỉnh thoảng + Không Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “không”. - Chú ý đến thực đơn món ăn hàng ngày: + Thường xuyên + Thỉnh thoảng + Không Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “thường xuyên” - Chú ý đến việc vệ sinh và bảo vệ da hàng ngày: + Thường xuyên + Thỉnh thoảng + Không Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “thường xuyên” - Luyện tập thể dục hợp lý: + Gắng sức + Nhẹ + Vừa phải + Không biết Bệnh nhân trả lời đúng khi chọn đáp án “nhẹ”. 3.2.4. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu. - Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi đã được soạn sẵn. - Trước khi tiến hành phỏng vấn đối tượng tại bệnh viện, các cộng tác viên sẽ được tập huấn kỹ, nhằm tránh sai sót trong quá trình phỏng vấn. - Phỏng vấn trực tiếp đối tượng, cộng tác viên ghi chép trong quá trình phỏng vấn. 3.2.5. Phương pháp kiểm soát sai số - Trước khi tiến hành phỏng vấn các câu hỏi trong bảng kiểm, cần tổ chức tập huấn cho công tác viên thu thập số liệu nhằm tránh sai sót trong quá trình phỏng vấn, bảng câu hỏi cũng như các câu trả lời cần được tiến hành thử nghiệm trên một nhóm nhỏ để có thể điều chỉnh sai sót trước khi tiến hành phỏng vấn trên bệnh viện. Sau đó tiến hành phỏng vấn từng bệnh nhân bằng bộ câu hỏi phỏng vấn đã được thiết kế sẵn. - Các thông tin đưa ra cho đối tượng chọn lựa cần phải đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, dễ trả lời đúng. - Khi đối tượng được chọn nhưng phỏng vấn không được vì lí do nào đó thì sẽ chọn đối tượng khác vào mẫu nghiên cứu.
  • 27. 18 3.2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Sau khi thu nhập, mỗi phiếu phỏng vấn sẽ được kiểm tra lại để đảm bảo có đầy đủ những thông tin mong muốn trước khi nhập số liệu. Những phiếu không hoàn tất, không phù hợp sẽ được phỏng vấn lại hoặc loại bỏ. - Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft excel 2010 3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU. - Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều đã được giải thích cụ thể về nội dung và mục đích nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp thông tin chính xác. - Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện nhằm mục đích đánh giá kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, từ đó biết được kiến thức thực tế của bệnh nhân để đưa ra được các giải pháp can thiệp phù hợp với thực tế. - Thông tin thu thập chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu không sử dụng cho mục đích khác - Đảm bảo quyền lợi và sức khỏe, nêu cao tinh thần tự nguyện tham gia nghiên cứu không ép buột hay lợi dụng. - Đảm bảo trung thực và khách quan trong nghiên cứu. - Bảo đảm thông tin cho người nghiên cứu.
  • 28. 19 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1. KẾT QUẢ. 4.1.1. Đặc điểm chung Bảng 4.1. Phân bố theo tuổi Tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ (%) <=30 2 4 31-59 31 62 >=60 17 34 Tổng 50 100 Nhận xét:Qua khảo sát của chúng tôi thấy rằng, tổng số người tham gia nghiên cứu là 50 người, độ tuổi chiếm cao nhất 62% là từ 31-59 tuổi; tiếp theo là 34% trên 60 tuổi và còn lại 4% dưới 30 tuổi. Bảng 4.2. Phân bố theo giới Giới Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Nam 14 28 Nữ 36 72 Tổng 50 100 Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 50 người, trong đó nữ chiếm tỷ lệ cao nhất đạt đến 72%; còn lại nam chỉ chiếm 28%. Hình 4.1. Phân bố trình độ học vấn. 0 10 20 30 40 50 60 cấp I trở xuống cấp II cấp III 50% 34% 16%
  • 29. 20 Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu nhóm đối tượng có trình độ học vấn là cấp I trở xuống đạt đến 50%; tiếp đến 34% là cấp II; còn lại một phần nhỏ 16% là cấp III. Bảng 4.3. Phân bố theo nghề nghiệp. Nghề nghiệp Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Công nhân viên 2 4 Công nhân 4 8 Nông dân 6 12 Buôn bán 2 4 Nội trợ 13 26 Hết khả năng lao động 23 46 Tổng 50 100 Nhận xét: Qua khảo sát của chúng tôi cho thấy rằng, về nghề nghiệp của bệnh nhân thì chủ yếu bệnh nhân đang được điều trị là hết khả năng lao động chiếm đến 46%; hai nghề công nhân viên và buôn bán có cùng tỷ lệ thấp nhất là 4%; còn lại nội trợ; nông dân; công nhân lần lượt có tỷ lệ là 26%; 12%; 8%. Hình 4.2. Tình trạng kinh tế Nghèo, cận nghèo Không nghèo 38% 62%
  • 30. 21 Nhận xét: Qua biểu đồ trên cho thấy được tình trạng kinh tế nghèo có đến 62% chiếm đa số trong tổng số người bệnh nhân tham gia nghiên cứu; còn lại 38% số bệnh nhân có tình trạng kinh tế khá; ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi không ai có tình trạng kinh tế giàu và khác Bảng 4.4. Phân bố mức độ suy thận mạn Mức độ suy thận mạn Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Giai đoạn I 1 2 Giai đoạn II 3 6 Giai đoạn IIIa 5 10 Giai đoạn IIIb 2 4 Giai đoạn IV 39 78 Tổng 50 100 Nhận xét: Trên tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu của chúng tôi thấy, giai đoạn IV chiếm tỷ lệ cao nhất 78%; giai đoạn I chiếm thấp nhất 2%; còn lại là giai đoạn IIIa; giai đoạn II và giai đoạn IIIb lần lượt là 10%; 6% và 4%. Bảng 4.5. Phân bố chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống Số Lượng (n) Tỷ lệ % Giảm 48 96 Không giảm 2 4 Tổng 50 100 Nhận xét: Qua nhóm nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy có 96% bệnh nhân biết khi bị bệnh chất lượng của sẽ bị giảm và 4% không biết.
  • 31. 22 4.1.2. Kiến thức về bệnh. Bảng 4.6. Kiến thức về bệnh. Nội dung Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Từng nghe về bệnh suy thận mạn Có 8 16 Không 42 84 Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận mạn Tăng huyết áp 41 82 Đái tháo đường 10 20 Bệnh thận bẩm sinh, di truyền 0 0 Không rõ nguyên nhân 8 16 Biểu hiện của suy thận mạn Cao huyết áp 44 88 Phù 35 70 Da xanh xao 13 26 Xuất huyết 1 2 Mệt, khó thở 22 44 Rối loạn tiêu hóa 3 6 Ngứa 9 18 Chuột rút 4 8 Nhận xét: kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số bệnh nhân trước đây chưa từng nghe về bệnh STM chiếm 84%, 16% bệnh nhân đã từng nghe về bệnh STM;có 82% bệnh nhân biết tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra bệnh STM, 20% biết là đái tháo đường, 16% bệnh nhân không biết rõ nguyên nhân gây nên bệnh STM và không ai biết nguyên nhân do bẩm sinh, di truyền. Về biểu hiện của STM, đa số bệnh nhân biết cao huyết áp và phù, trong đó cao huyết áp 88%, phù 70%, số bệnh nhân biết biểu hiện xuất huyết rất ít, chiếm tỷ lệ thấp nhất 2%, còn lại những biểu hiện như mệt, khó thở, da xanh xao, ngứa, chuột rút có tỷ lệ lần lượt là 44%, 26%, 18%, 8%. Bảng 4.7. Nguồn cung cấp thông tin. Nội dung Số Lượng (n) Tỷ lệ (%) Phương tiện thông tin đại chúng 6 12 Bạn bè, người thân 4 8 Nhân viên y tế 40 80 Bệnh nhân truyền đạt cho nhau 2 4 Không biết 4 8
  • 32. 23 Nhận xét: qua kết quả khảo xác của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tiếp cận thông tin từ nhân viên y tế là cao nhất 80%; thấp nhất 4% là từ bệnh nhân truyền đạt cho nhau; còn lại là từ bạn bè, người thân và không biết có đồng tỷ lệ 8%; từ phương tiện thông tin là 12%. 4.1.3. Kiến thức chung về điều trị. Bảng 4.8. Kiến thức về điều trị Nội dung Tiêu chí n Tỷ lệ (%) Khi đã phát hiện bị bệnh suy thận mạn Điều trị liên tục 47 94 Điều trị khi khó chịu 1 2 Không điều trị 0 0 Không biết 2 4 Phương pháp điều trị suy thận mạn Điều trị bảo tồn 20 40 Điều trị thay thế thận suy 1 2 Không biết 29 58 Biết mình đang điều trị theo phương pháp nào Có 24 48 Không 26 52 Nhận xét: Qua bảng trên chúng tôi thấy khi đã phát hiện bị bệnh STM đa số bệnh nhân biết điều trị liên tục 94%, 4% bệnh nhân không biết xử trí như thế nào, phần ít bệnh nhân điều trị khi khó chịu 2% và không có ai là không điều trị. Về phương pháp điều trị STM, phần lớn bệnh nhân không ai biết phương pháp điều trị STM chiếm cao nhất 58%, có 40% số người biết đến phương pháp điều trị bảo tồn và 2% số người biết về phương pháp điều trị thay thế thận suy. Trên tổng số 50 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, 52% số bệnh nhân không biết mình đang được điều trị theo phương pháp nào, còn lại 48% số bệnh nhân biết được phương pháp mình đang điều trị.
  • 33. 24 Bảng 4.9. Kiến thức về dinh dưỡng. Nội dung Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Biết chế độ ăn là rất quan trọng Có 48 96 Không 2 4 Hạn chế muối Có 49 98 Không 1 2 Hạn chế nước Có 44 88 Không 6 12 Ăn nhiều loại trái cây, hoa quả có nhiều kali như chuối, hồng xiêm, cam, quýt, táo, rau dền, củ cải, su hào là không tốt Có 22 44 Không 28 56 Những loại thức ăn cần phải bổ sung thêm Sắt 17 34 Canxi 9 18 Vitamin A 10 20 Vitamin D 5 10 Không biết 25 50 Nhận xét: Kết quả có 96% bệnh nhân biết sự quan trọng của chế độ ăn trong bệnh STM, 4% bệnh nhân không biết. 98% bệnh nhân biết được hạn chế muối, 2% không biết. Về hạn chế nước trong bệnh STM, 88% bệnh nhân biết hạn chế nước, còn lại 12% không biết. 56% bệnh nhân không hiểu ăn nhiều loại trái cây như chuối, hồng xiêm, cam, quýt, táo, rau dền, củ cải, su hào là không tốt, còn lại 44% bệnh nhân hiểu được. 50% bệnh nhân không biết về những loại thức ăn cần phải bổ sung thêm, phần nhỏ số người biết bổ sung sắt 34%, bổ sung vitamin A 20%, bổ sung canxi 18%, bổ sung vitamin D chiếm 10% 4.1.4. Sự tuân thủ điều trị bệnh STM. Bảng 4.10. Tuân thủ nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng. Nội dung Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Ít protein 0 0 Giàu năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu tố vi lượng 14 28 Cân bằng muối nước 9 18 Đủ canxi, ít phosphate 3 6 Hạn chế mỡ 39 78 Hạn chế rượu, bia, hút thuốc lá và các chất kích thích 43 86 Ăn uống tự do 0 0 Không biết 0 0
  • 34. 25 Nhân xét: Qua bảng trên cho thấy 86% bệnh nhân tuân thủ nguyên tắc về chế độ hạn chế rượu, bia, hút thuốc lá và các chất kích thích, 78% tỷ lệ bệnh nhân hạn chế mỡ, 28% bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn giàu năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu tố vi lượng, 18%tuân thủ chế độ cân bằng muối nước và 6% bệnh nhân tuân thủ đủ canxi, ít phosphate, còn lại không ai ăn uống tự do, không ai tuân thủ chế độ ít protein, và không có người nào không biết đến nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng. Bảng 4.11. Tuân thủ về chăm sóc giảm phù Nội dung Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Hạn chế muối 27 54 Hạn chế nước 17 34 Nghỉ ngơi 17 34 Không biết 12 24 Nhận xét: qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy để làm giảm phù, 54% bệnh nhân biết hạn chế muối, 34% bệnh nhân biết hạn chế nước và 34% bệnh nhân biết nghỉ ngơi khi phù, còn lại 24% không biết. Bảng 4.12. Tuân thủ về uống thuốc và điều trị Nội dung Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Uống thuốc đúng giờ Có 49 98 Không 1 2 Uống thuốc đúng giờ là quan trọng Có 50 100 Không 0 0 Nguyên nhân không tuân thủ điều trị Quên 2 4 Khó khăn về kinh tế 23 46 Thấy không cần thiết 0 0 Luôn tuân thủ điều trị đúng 25 50 Tuân thủ điều trị của bệnh nhân và người nhà là rất quan trọng Có 50 100 Không 0 0 Nguyên nhân không đi chạy thận đúng giờ Nhà xa 10 20 Không có ai đưa đi 0 0 Quên 0 0 Thấy không cần thiết 8 16 Luôn đúng giờ 32 64 Lọc màng bụng 0 0
  • 35. 26 Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy 100% bệnh nhân cho rằng uống thuốc đúng giờ là quan trọng nên có đến 98% tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ uống thuốc đúng giờ,còn lại phần nhỏ 2% không tuân thủ uống thuốc đúng giờ. 100% bệnh nhân biết được sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân và người nhà là rất quan trọng trong bệnh STM nên tỷ lệ bệnh nhân luôn tuân thủ điều trị đúng đạt đến 50%, 46% do khó khăn về kinh tế, 4% không tuân thủ điều trị là do quên. 64% bệnh nhân chạy thận đúng giờ, 20% tỷ lệ bệnh nhân không đi chạy thận đúng giờ do nhà xa, 16% tỷ lệ bệnh nhân không đi chạy thận đúng giờ do thấy không cần thiết, còn lại không ai lọc màng bụng và không ai không đi chạy thận đúng giờ do quên hoặc không có ai đưa đi. Bảng 4.13. Tuân thủ về phòng ngừa Nội dung Tiêu chí Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Sử dụng bia, rượu, cà phê Thường xuyên 0 0 Thỉnh thoảng 4 8 Không 46 92 Hút thuốc lá Thường xuyên 1 2 Thỉnh thoảng 3 6 Không 46 92 Chú ý đến thực đơn món ăn hàng ngày Thường xuyên 19 38 Thỉnh thoảng 20 40 Không 11 22 Chú ý đến vệ sinh và bảo vệ da hàng ngày Thường xuyên 35 70 Thỉnh thoảng 9 18 Không 6 12 Tập luyện thể dục Gắng sức 0 0 Nhẹ 20 40 Vừa phải 2 4 Không biết 28 56 Nhận xét: kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân không sử dụng bia, rượu, cà phê chiếm tỷ lệ cao 92%, 8% thỉnh thoảng có sử dụng, còn lại không ai sử dụng thường xuyên. Tỷ lệ bệnh nhân không hút thuốc lá chiếm tỷ lệ cao nhất 92%, phần ít 6% thỉnh thoảng, còn lại 2% hút thuốc lá thường xuyên. 40% bệnh nhân thỉnh thoảng chú ý đến thực đơn hàng ngày chiếm tỷ cao nhất, 38% bệnh nhân thường xuyên chú ý và 22% bệnh nhân không chú ý đến. Đa số bệnh nhân thường xuyên chú ý đến vệ sinh và bảo vệ da hàng ngày đạt tỷ lệ 70%, 18% bệnh nhân thỉnh thoảng chú ý đến, còn lại 12% không ai
  • 36. 27 chú ý đến. Về tập luyện thể dục, 56% bệnh nhân không biết đến chế độ tập luyện thể dục trong bệnh STM, 40% bệnh nhân tập thể dục với mức độ nhẹ, phần ít bệnh nhân tập luyện vừa phải chiếm 4% và không ai tập luyện thể dục gắng sức. Hình 4.3. Phân bố tỷ lệ kiến thức đúng về tuân thủ điều trị Nhận xét: Qua biểu đồ trên cho thấy có 42% bệnh nhân có kiến thức đúng và 58% bệnh nhân có kiến thức sai về tuân thủ điều trị bệnh STM. 4.2. BÀN LUẬN. 4.2.1. Đặc điểm chung. Về tuổi:Qua khảo sát của chúng tôi thấy rằng, tổng số người tham gia nghiên cứu là 50 người, độ tuổi chiếm cao nhất 62% là từ 31-59 tuổi; tiếp theo là 34% trên 60 tuổi và còn lại 4% dưới 30 tuổi. Kết quả về độ tuổi trung bình suy thận mạn của chúng tôi tương đồng so với nghiên cứu của Nguyễn Duy Cường, Doãn Thị Thư Nghĩa tại Thái Bình[9]. Như vậy, sự phân bố tuổi chủ yếu trên 30 tuổi, trong đó độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 31 tuổi đến 59 tuổi với 62%, tiếp đến là trên 60 tuổi chiếm 34%. Từ đó cho thấy tình trạng bệnh tập chung nhiều ở các đối tượng là nguồn lực lao động chính của xã hội và người cao tuổi, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và chất lượng cuộc sống. Nên việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy thận mạn để họ tiếp tục phục vụ cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi là hết sức cần thiết. Về giới: Tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 50 người, trong đó nữ chiếm tỷ lệ cao nhất đạt đến 72%; còn lại nam chỉ chiếm 28%. Như vậy, số lượng bệnh nhân nữ trong nhóm nghiên cứu cao hơn nhiều với bệnh nhân nam, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nathan R.Hill và cộng sự [26]. Tuy nhiên có sự khác biệt với nghiên cứu của Kiến thức đúng kiến thức sai 58% 42%
  • 37. 28 Hoàng Bùi Bảo thì không có sự chênh lệch về tỷ lệ giữa nam và nữ trong nhóm nghiên cứu. [1] Trình độ học vấn: Nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu nhóm đối tượng có trình độ học vấn là cấp I trở xuống đạt đến 50%; tiếp đến 34% là cấp II; còn lại một phần nhỏ 16% là cấp III. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Võ Thành Nhân[20].Thực trạng về trình độ học vấn cho thấy trình độ dân trí theo kết quả điều tra của chúng tôi chưa cao nên việc chọn lựa giải pháp can thiệp giáo dục và tư vấn về dinh dưỡng phù hợp là rất cần thiết. Nghề Nghiệp: Chủ yếu bệnh nhân đang được điều trị là hết khả năng lao động chiếm đến 46%; hai nghề công nhân viên và buôn bán có cùng tỷ lệ thấp nhất là 4%; còn lại nội trợ; nông dân; công nhân lần lượt có tỷ lệ là 26%; 12%; 8%.Qua kết quả trên nhận thấy 46% bệnh nhân hết khả năng lao động, phụ thuộc nhiều vào gia đình, còn lại là nội trợ 26%, nông dân 12% và công nhân 8%, Còn lại phần ít công nhân viên và buôn bán có cùng tỷ lệ 4% nhưng do bệnh tật và tình trạng sức khỏe hiện tại nên không thể tiếp tục tham gia công việc và công tác xã hội, không có khả năng chi trả cho việc điều trị bệnh. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Lưu Thị Hương[5]. Nghề nghiệp cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh STM, người có nghề nghiệp ổn định thì chất lượng cuộc sống sẽ cao hơn người không có nghề nghiệp ổn định khác. Tình trạng kinh tế: Tình trạng kinh tế nghèo có đến 62% chiếm đa số trong tổng số người bệnh nhân tham gia nghiên cứu; còn lại 38% số bệnh nhân có tình trạng kinh tế khá; ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi không ai có tình trạng kinh tế giàu và khác. So với đề tài của Lưu Thị Hương có sự chênh lệch cao, tỷ lệ bệnh nhân nghèo đạt đến 95%.[5]. Sự khác biệt này xảy ra có thể do nghiên cứu của chúng tôi đánh giá tình trạng nghèo và khá giả theo lời khai chủ quan của các đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, về đặc điểm nghề của các đối tượng có thu nhập không ổn định, không thể tính chính xác thu nhập bình quân đầu người hàng tháng nên việc đánh giá tỷ lệ nghèo và không nghèo có phần hạn chế. Phân bố mức độ STM: Trên tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu của chúng tôi thấy, giai đoạn IV chiếm tỷ lệ cao nhất 78%; giai đoạn I chiếm thấp nhất 2%; còn lại là giai đoạn IIIa; giai đoạn II và giai đoạn IIIb lần lượt là 10%; 6% và 4%. Như vậy, đa số đối tượng nghiên cứu là STM giai đoạn cuối, cho thấy phần lớn bệnh nhân không chú trọng việc phòng bệnh cũng như khám sức khỏe định kỳ dẫn đến nhiều biến chứng điều này cho thấy sự cấp thiết trong công tác tuyên truyền phòng bệnh cũng như phòng ngừa biến chứng trong điều trị bệnh STM. Bệnh STM ở giai đoạn cuối còn ảnh hưởng lớn đến
  • 38. 29 cảm nhận sức sống, cảm nhận đau đớn, hoạt động chức năng, hoạt động xã hội và tình trạng tinh thần của bệnh nhân. Phân bố chất lượng cuộc sống: Qua nhóm nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy có 96% bệnh nhân biết khi bị bệnh chất lượng của sẽ bị giảm và 4% không biết. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Bùi Bảo[2].Qua kết quả của bảng trên cho thấy phần lớn các đối tượng cho rằng khi bị bệnh thì chất lượng cuộc sống sẽ giảm (96%), điều này có thể dể hiểu vì chính tình trạng bệnh của bản thân ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và việc phải nhập viện điều trị làm hạn chế nhiều đến sinh hoạt cá nhân. 4.2.2. Kiến thức chung về bệnh STM. Kiến thức về bệnh: kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số bệnh nhân trước đây chưa từng nghe về bệnh STM chiếm 84%, 16% bệnh nhân đã từng nghe về bệnh STM;có 82% bệnh nhân biết tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra bệnh STM, 20% biết là đái tháo đường, 16% bệnh nhân không biết rõ nguyên nhân gây nên bệnh STM và không ai biết nguyên nhân do bẩm sinh, di truyền.Kiến thức về bệnh suy thận mạn được biểu hiện qua bảng trên cho thấy đa số đối tượng nghiên cứu chưa từng nghe về bệnh suy thận mạn chiếm 84% có sự chênh lệch rất lớn so với nhóm đã từng nghe về bệnh 16%. Tuy nhiên khi được hỏi về biểu hiện của STM thì tất cả điều trả lời đúng, đa số bệnh nhân biết cao huyết áp và phù, trong đó cao huyết áp 88%, phù 70%, số bệnh nhân biết biểu hiện xuất huyết rất ít, chiếm tỷ lệ thấp nhất 2%, còn lại những biểu hiện như mệt, khó thở, da xanh xao, ngứa, chuột rút có tỷ lệ lần lượt là 44%, 26%, 18%, 8%.. Tuy vậy chúng tôi chưa đánh giá sâu về số liệu trên do đa phần bệnh ở giai đoạn cuối, khi được hỏi về nguyên nhân của bệnh hay biểu hiện thì đa số các đối tượng trả lời dựa theo bệnh của mình đã mắc trước đó làm nguyên nhân và tình trạng sức khỏe hiện tại của mình để trả lời cho biểu hiện bệnh STM, nhưng đa số các đối tượng nghiên cứu đều mắc bệnh ở giai đoạn cuối, các biểu hiện của bệnh đã xuất hiện rõ rệt, điều này có thể giải thích cho sự khác biệt trên. Kết quả này tương đồng với ngiên cứu của Effiong Ekong Akpan, Udeme E.Ekrikpo năm 2015 [21]. Nguồn cung cấp thông tin:Trong nghiên cứu trên đưa ra các nguồn thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng, bạn bè, người thân, nhân viên y tế, bệnh nhân truyền đạt cho nhau và không biết thì tỷ lệ đối tượng tiếp nhận thông tin từ cán bộ y tế là 80% cao hơn so với tiếp nhận thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng chiếm 12%, từ bạn bè, người thân 8%, từ bệnh nhân truyền đạt cho nhau 4% và không biết chiếm 8%.Tuy nhiên đó chỉ là tiếp nhận thông tin theo cách thụ động và sự truyền đạt thông tin của cán bộ y tế là có giới hạn. Thực tế cho thấy phần đông các đối tượng đã tiếp cận thông tin nhưng kiến
  • 39. 30 thức về bệnh vẫn không chính xác. Từ đó chúng tôi thấy rằng cần chú trọng hơn trong việc tuyên truyền kiến thức về bệnh để bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về tình hình bệnh tật của bản thân, để có được thông tin chính xác và phù hợp với từng bệnh nhân các nhân viên y tế, điều dưỡng nên khuyên bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ, tham giai vào các câu lạc bộ STM để có những kiến thức phục vụ cho quá trình theo dõi và điều trị lâu dài. 4.2.3. Kiến thức về điều trị bệnh STM. Kiến thức về điều trị: Quanghiên cứu chúng tôi thấy khi đã phát hiện bị bệnh STM đa số bệnh nhân biết điều trị liên tục 94%, 4% bệnh nhân không biết xử trí như thế nào, phần ít bệnh nhân điều trị khi khó chịu 2% và không có ai là không điều trị.Như vậy, đa số các đối tượng điều biết cần phải điều trị liên tục khi mắc bệnh suy thận mạn chiếm 94% và không ai là không điều trị. Nhưng khi hỏi về phương pháp điều trị thì có đến 58% không biết, cũng như không biết mình đang được điều trị theo phương pháp nào 52%, còn lại 42% biết về phương pháp điều trị và 48% biết phương pháp mình đang điều trị. Điều này cho thấy kiến thức về điều trị của các đối tượng nghiên cứu chưa tốt, điều này tương đồng với kết quả nghiên cứu của John W.Stanifer, Elizabeth L.Turner and et al,… đã ghi danh 606 người từ 431 hộ gia đình thành thị và nông thôn, kiến thức về các nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh thận thấp (trung bình 3,28 trên 10,95% CI: 2,94-3,63)[29]. Còn lại phần nhỏ bệnh nhân không biết làm gì khi đã phát hiện bị bệnh STM 4%, và 2% biết đến phương pháp điều trị thay thế thận suy Kiến thức về dinh dưỡng: Qua khảo sát cho thấy đa số các đối tượng nghiên cứu biết chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng trong bệnh suy thận mạn 96%, phần nhỏ 4% là không biết.Trên thực tế khả năng thực hành dinh dưỡng của đối tượng có tốt hay không phụ thuộc nhiều vào mức độ nhận thức của bệnh nhân về dinh dưỡng của bệnh, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cũng như hiệu quả điều trị bệnh. 98% biết hạn chế muối, 88% biết hạn chế nước nhưng chỉ có 44% biết hạn chế kali như chuối, hồng xiêm, cam, quýt, táo, rau dền, củ cải, su hào, điều này cho thấy bên cạnh những bệnh nhân có kiến thức dinh dưỡng tốt còn có bệnh nhân kiến thức dinh dưỡng chưa tốt, thể hiện sự chênh lệch về kiến thức dinh dưỡng làm ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị bệnh cũng như phòng ngừa biến chứng của bệnh STM. Tuy nhiên các loại thức ăn cần phải bổ sung thêm thì có đến 50% bệnh nhân không biết đến, còn lại sắt 34%, vitamin A 20%, canxi 18%, vitamin D 10% cho thấy kiến thức về dinh dưỡng của các đối tượng trong nghiên cứu chưa cao, đa phần bệnh nhân và người nhà chỉ quan tâm về các triệu chứng đã biểu hiện rõ rệt trên lâm sàng (phù, thiểu niệu,…) và được bác sĩ, nhân viên y tế tư vấn (bảng 4.6), còn lại các loại thức ăn cần phải bổ sung thêm ít được nhắc đến, theo nghiên cứu của
  • 40. 31 Adeline E.Munuo và cộng sự khi tư vấn cho người bệnh suy thận mạn, hầu hết người trả lời (92%) không sử dụng bất kỳ hướng dẫn dinh dưỡng nào [24], nên có thể giải thích cho sự chênh lệch số liệu ở bảng trên. Vậy kiến thức dinh dưỡng chưa tốt của các đối tượng nghiên cứu có thể được giải thích do tiếp thu thông tin một cách thụ động, do đặc điểm về điều kiện kinh tế, tập quán dinh dưỡng trong cộng đồng người việt, do trình độ hiểu biết về dinh dưỡng trong các loại thức ăn cũng như mức độ nhận thức chế độ dinh dưỡng cho tình trạng bệnh của bản thân. Chúng tôi nhận thấy việc không có kiến thức dinh dưỡng cũng như khôngáp dụng vào thực tế chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh, rất khó ngăn chặn được tiến triển xấu của bệnh và nhanh xuất hiện biến chứng vì vậy nhân viên y tế cần phải chú trọng hơn nữa trong công tác tư vấn chế độ dinh dưỡng và cần phải có những biện pháp tích cực giúp bệnh nhân tuân thủ như: cần giải thích, tư vấn cụ thể nhiều lần cho bệnh nhân biết được nên ăn, hạn chế và cần tránh những loại thực phẩm nào, đồng thời tăng cường sự hỗ trợ từ phía giai đình của bệnh nhân trong việc giám sát chế độ ăn của họ. 4.2.4. Tuân thủ về điều trị. Tuân thủ nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng: Qua khảo sát thấy 86% bệnh nhân tuân thủ nguyên tắc về chế độ hạn chế rượu, bia, hút thuốc lá và các chất kích thích, 78% bệnh nhân hạn chế mỡ, 28% bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn giàu năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu tố vi lượng, 18%tuân thủ chế độ cân bằng muối nước và 6% bệnh nhân tuân thủ đủ canxi, ít phosphate, còn lại không ai ăn uống tự do, không ai tuân thủ chế độ ít protein, và không có người nào không biết đến nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng.Đa số bệnh nhân đều biết đến chế độ dinh dưỡng, nhưng qua kết quả trên chúng tôi thấy phần lớn chỉ tuân thủ hạn chế rượu, bia, hút thuốt lá, các chất kích thích và hạn chế mỡ trong các bữa ăn, các chế độ dinh dưỡng khác thì chỉ một số ít đối tượng biết và tuân thủ, điều này nói lên tuân thủ chế độ dinh dưỡng về bệnh STM cũng như về bệnh STM thật sự chưa cao. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Julie A.Wright et al...[22].Kết quả này cho thấy điều dưỡng cần tư vấn cho bệnh nhân đầy đủ hơn và có kiến thức sâu rộng về bệnh STM và khả năng tư vấn để trong quá trình lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân phải chú ý đến điều kiện kinh tế, thói quen của bệnh nhân từ đó đưa ra những lời khuyên, chỉ dẫn phù hợp với từng bệnh nhân để các bệnh nhân đều có thể áp dụng được và nâng cao hiệu quả điều trị cho bản thân. Tuân thủ về chăm sóc giảm phù: Qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy để làm giảm phù, 54% bệnh nhân biết hạn chế muối, 34% bệnh nhân biết hạn chế nước và 34% bệnh
  • 41. 32 nhân biết nghỉ ngơi khi phù, còn lại 24% không biết. Khảo sát của chúng tôi có phần lớn bệnh nhân đều biết chế độ chăm sóc giảm phù, điều đó cho thấy đa số có kiến thức tốt về chăm sóc giảm phù, tuy nhiên còn đến 24% không biết nên cần phải có biện pháp giáo dục sức khỏe đến bệnh nhân một cách thích hợp hơn, nhất là các đối tượng có kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp. Điều này tương đồng với nghiên cứu của Waileng chow, Veena D Joshi and et al…[23]. Tuy phần lớn bệnh nhân đều trả lời luôn tuân về chăm sóc giảm phù nhưng chúng tôi khảo sát trên lâm sàng thấy đa số bệnh nhân đều có biểu hiện phù, điều này cho thấy bệnh nhân chỉ quan tâm đến tuân thủ chăm sóc giảm phù sau khi đã bị phù nhiều hay phù toàn thân mà không chú trọng việc phòng ngừa trước khi xuất hiện trạng thái phù, vì vậy ngoài việc tuân thủ chăm sóc giảm phù cần phổ biến thêm cho bệnh nhân tuân thủ chăm sóc phòng và hạn chế phù. Tuân thủ uống thuốc và điều trị: 100% bệnh nhân cho rằng uống thuốc đúng giờ là quan trọng nên có đến 98% tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ uống thuốc đúng giờ,còn lại phần nhỏ 2% không tuân thủ uống thuốc đúng giờ có thể là do quên, mỗi loại thuốc đều có tác dụng và cơ chế khác nhau, các loại thuốc cần uống quá nhiều và thời gian dùng thuốc khác nhau nên số bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc là ảnh hưởng của yếu tố khách quan khác nhau, không phải xuất phát từ sự cố tình của bản thân người bệnh. 100% bệnh nhân biết được sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân và người nhà là rất quan trọng trong bệnh STM nên tỷ lệ bệnh nhân luôn tuân thủ điều trị đúng đạt đến 50%, 46% do khó khăn về kinh tế, 4% không tuân thủ điều trị là do quên vì vậy điều dưỡng cần có chiến lược để giúp bệnh nhân hiểu được phát đồ điều trị đồng thời có các biện pháp hỗ trợ, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc như hẹn giờ uống thuốc, tăng cường sự hỗ trợ của các thành viên trog gia đình, điều này có thể giúp bệnh nhân cải thiện tuân thủ, ngăn ngừa được các biến chứng và giảm gánh nặng cho họ và gia đình. 64% bệnh nhân chạy thận đúng giờ, 20% tỷ lệ bệnh nhân không đi chạy thận đúng giờ do nhà xa, 16% tỷ lệ bệnh nhân không đi chạy thận đúng giờ do thấy không cần thiết, còn lại không ai lọc màng bụng và không ai không đi chạy thận đúng giờ do quên hoặc không có ai đưa đi. Kết quả trên cho thấy đa phần đối tượng nghiên cứu đều tuân thủ uống thuốc và điều trị, riêng 46% không tuân thủ do khó khăn về kinh tế, số ít 4% do quên, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Smita Sontakke, Ritu Budania and et al,…thì nguyên nhân phổ biến không tuân thủ điều trị là chi phí cao chiếm 21,3%, thời gian dùng thuốc phức tạp 20%, lo sợ tác dụng phụ là 16%[28]. Như vậy việc tuân thủ điều trị cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà, giáo dục sức khỏe để bệnh nhân hiểu
  • 42. 33 được tầm quan trọng của mỗi loại thuốc mình sử dụng. Cần hỗ trợ, cấp phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo, tạo điều kiện thuận lợi bệnh nhân yên tâm điều trị bệnh. Tuân thủ về phòng ngừa: khi đã có suy thận sẽ ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, thần kinh,…nên việc hạn chế sử sụng bia, rượu, cà phê và các chất kích thích rất quan trọng, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân không sử dụng bia, rượu, cà phê chiếm tỷ lệ cao 92%, 8% thỉnh thoảng có sử dụng, còn lại không ai sử dụng thường xuyên. Tỷ lệ bệnh nhân không hút thuốc lá chiếm tỷ lệ cao nhất 92%, phần ít 6% thỉnh thoảng có hút, còn lại 2% hút thuốc lá thường xuyên, vấn đề này thực tế là điều đáng lo ngại nhất vì thuốc lá rất có hại cho tim mạch, thận, gây tiểu đạm và có thể gây ung thư thận. 40% bệnh nhân thỉnh thoảng chú ý đến thực đơn hàng ngày chiếm tỷ cao nhất, 38% bệnh nhân thường xuyên chú ý và 22% bệnh nhân không chú ý đến, việc này xảy ra đa số với các gia đình, đặc biệt là gia đình có tình trạng kinh tế khó khăn, mức sống trung bình và những bệnh nhân không có người thân bên cạnh chăm sóc, nên cần cải thiện và tư vấn chi tiết về chế độ suất ăn dinh dưỡng tại bệnh viện. Đa số bệnh nhân thường xuyên chú ý đến vệ sinh và bảo vệ da hàng ngày đạt tỷ lệ 70%, 18% bệnh nhân thỉnh thoảng chú ý đến, còn lại 12% không ai chú ý đến nên điều dưỡng cần hướng dẫn bệnh nhân giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và cung cấp thông tin đầy đủ cho bệnh nhân về việc lợi ích của vệ sinh cá nhân thường xuyên và ảnh hưởng của nó đến tình trạng bệnh của bản thân. Về tập luyện thể dục, cùng với chế độ ăn uống, người bệnh cần duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tốt nhất là buổi tối sau khi ăn khoảng 2 giờ bằng các loại hình vận động nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, tập khí công, yoga,… nhưng kết quả khảo sát của chúng tôi có 56% bệnh nhân không biết đến chế độ tập luyện thể dục trong bệnh STM, 40% bệnh nhân tập thể dục với mức độ nhẹ, phần ít bệnh nhân tập luyện vừa phải chiếm 4% và không ai tập luyện thể dục gắng sức. Như vậy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ phòng ngừa bệnh STM cao, song về tập luyện thể dục chỉ có 40% bệnh nhân tuân thủ đúng, 56% bệnh nhân không biết đến chế độ tập luyện thể dục, điều này cho thấy cần hỗ trợ tư vấn, giúp đỡ và giáo dục sức khỏe nhiều hơn về vận động cũng như chế độ tập luyện thể dục cho bệnh nhân STM để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ đưa họ về sinh hoạt với cộng đồng.
  • 43. 34
  • 44. 35 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN. 5.1.1. Kiến thức về bệnh. - 16% bệnh nhân từng nghe về bệnh STM - Nguyên nhân gây bệnh STM: 82% biết tăng huyết áp, 20% biết là đái tháo đường - Biểu hiện STM: 88% biết cao huyết áp, 70% biết phù, 44% biết mệt, khó thở, 26% biết biểu hiện da xanh xao, 6% biết rối loạn tiêu hóa, 2% biết biểu hiện xuất huyết. - 80% bệnh nhân tiếp cận thông tin về bệnh STM từ nhân viên y tế. 5.1.2. Kiến thức về điều trị. - 94% bệnh nhân biết điều trị liên tục khi đã phát hiện điều trị bệnh suy thận mạn. - 40% bệnh nhân biết đến phương pháp điều trị bảo tồn. - 2% bệnh nhân biết đến phương pháp điều trị thay thế thận suy. - 48% bệnh nhân biết mình đang được điều trị theo phương pháp nào. 5.1.3. Kiến thức về dinh dưỡng. - 96% bệnh nhân biết chế độ ăn là rất quan trọng. - 98% bệnh nhân biết hạn chế muối. - 88% biết hạn chế nước. - 44% biết ăn nhiều loại trái cây, hoa quả có nhiều kali như chuối, hồng xiêm, cam, quýt, táo, rau dền, củ cải, su hào là không tốt. - 34% biết cần bổ sung thêm sắt, 20% biết cần bổ sung thêm vitamin A, 18% biết cần bổ sung thêm canxi, 10% biết cần bổ sung vitamin D. 5.1.4. Tuân thủ nguyên tắc chế độ dinh dưỡng. - 86% biết hạn chế rượu, bia, hút thuốc lá và các chất kích thích. - 78% biết hạn chế mỡ. - 28% biết nên ăn thức ăn giàu năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu tố vi lượng. - 18% biết cân bằng muối nước. - 6% biết tuân thủ đủ canxi, ít phosphate. 5.1.5. Kiến thức về chăm sóc khi bị phù. - 54% biết hạn chế muối. - 34% biết hạn chế nước - 34% biết nghỉ ngơi khi bị phù 5.1.6. Tuân thủ về uống thuốc và điều trị - 98% bệnh nhân uống thuốc đúng giờ. - 100% bệnh nhân biết uống thuốc đúng giờ là rất quan trọng.
  • 45. 36 - 50% bệnh nhân luôn tuân thủ điều trị đúng. - 100% bệnh nhân biết tuân thủ điều trị của bệnh nhân và người nhà là rất quan trọng. - 64% bệnh nhân luôn đi chạy thận đúng giờ. 5.1.7. Tuân thủ về phòng ngừa. - 92% bệnh nhân không sử dụng bia rượu, cà phê, hút thuốc lá. - 38% bệnh nhân thường xuyên chú ý đến thực đơn món ăn hàng ngày. - 70% bệnh nhân thường xuyên chú ý đến vệ sinh và bảo vệ da hàng ngày. - 40% biết tập thể dục nhẹ nhàng trong bệnh STM. 5.2. KIẾN NGHỊ. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một vài kiến nghị. - Điều dưỡng phải phối hợp với bác sĩ phải tư vấn cho bệnh nhân STM hiểu được bệnh của mình và tuân thủ điều trị bệnh - Thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo lại cho nhân viên y tế các kiến thức và công tác phòng ngừa bệnh STM. - Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân để họ chủ động đến khám, phát hiện và được quản lý, điều trị bệnh STM một cách phù hợp. - Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm chuyển tải những kiến thức cần thiết về bệnh STM cũng như kiến thức phòng ngừa bệnh STM. - Cần tăng cường những chương trình giáo dục sức khỏe đặc biệt là giáo dục về bệnh STM cho người dân, đặc biệt là những người lớn tuổi, người có trình độ học vấn thấp, người có tình trạng kinh tế khó khăn. - Nội dung giáo dục sức khỏe cần được soạn thảo đơn gản, dễ hiểu, dễ nhớ và được truyền tải bằng nhiều phương pháp khác nhau, đặc biệt chú trọng qua tranh ảnh, áp phích, video,… và công tác tư vấn trực tiếp.
  • 46. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Bùi Bảo (2014).Nghiêncứu đặc điểm và kết quả điều trị nhiễm toan chuyển hóa ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Support for Education and training. 10.11.2014. http://ambn.vn/recruit/3915/nghien-cuu-dieu-tri-nhiem-toan-chuyen-hoa-o-benh-nhan- suy-than-man-giai-doan-cuoi.html. 2. Hoàng Bùi Bảo(2011), nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy thận mạn, trường Đại Học Y Dược Huế, tr.2-7 3. Hồ Viết Hiếu. (2004). Nghiên cứu tình hình suy thận ở trẻ em tại bệnh viện Trung Ương Huế. Luận Văn. Trường Đại Học Y Khoa. Đại Học Huế. 4. Hoàng Trọng Quang (2014).Điều dưỡng nội. Nhà Xuất bản Y Học. TP. Hồ Chí Minh. Tr.256-257. 5. Lưu Thị Hương (2013). Kiến thức về bệnh suy thận mãn và cách tự chăm sóc của bệnh nhân suy thận mãn đang chạy thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai. Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai, tr.1-7. 6. Mỹ Chi (2017). Tỷ lệ điều trị suy thận đang tăng vọt trên toàn thế giới. Sức Khỏe và Đời Sống (23.4.2017). http://suckhoedoisong.vn/ty-le-dieu-tri-suy-than-dang-tang-vot-tren-toan-the-gioi- n112826.html. 23.4.2017 7. Ngô Quý Châu (2015).Bệnh học nội khoa tập 1. Nhà xuất bản Y Học. Hà Nội.Tr.399 - 340. 8. Ngô Quý Châu (2012). Bệnh học nội khoa tập 1. Nhà Xuất bản Y Học. Hà Nội. Tr.407- 422. 9. Nguyễn Duy Cường, Doãn Thị Thư Nghĩa (2014). Nghiên cứu tình trạng cường cận giáp trạng thứ phát ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ tại Thái Bình. Y Học thực hành.Số 4. Tr.19-20. 10. Ngô Huy Hoàng (2008).Điều dưỡng nội khoa. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. Tr.211- 215. 11. Nguyễn Thị Lết (2011). Đặc điểm hội chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tại bệnh viện đại học y Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y học. Khoa Y. Trường đại học y Hà Nội. Tr.57. 12. Nguyễn Văn Thành (2007).Bài giảng bệnh học nội khoa tập 1. Nhà Xuất bản Y Học. Hà Nội.Tr.428-445. 13. Nguyễn Khánh Trạch (2011).Điều trị học nội khoa tập II.Nhà Xuất bản Y Học. Hà Nội, tr.291.
  • 47. 38 14. Nguyễn Hoàng Thanh Vân (2015). Nghiên cứu nồng độ Beta –crosslaps, hormone tuyến cận giáp huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Nghiên cứu khoa học.Trường Đại Học Y Dược Huế.Tr.60 -79 15. Nguyễn Hồng Vĩ (2015). Khảo sát nồng độ T3 T4 và TSH ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế. Tạp chí nghiên cứu y học. Số 97. Tr.59. 16. Nguyễn Thị Xuyên (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Thận - Tiết Niệu (ban hành kèm theo quết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của bô trưởng bộ y tế). Tr.135-200. 17. Trần Văn Chất (2008). Bệnh thận. Nhà Xuất bản Y Học. Hà Nội. Tr.311. 18. Trần Văn Chất (2008).Bệnh thận (tái bản lần thứ nhất có sửa chữa và bổ sung). Nhà Xuất bản Y học. Hà Nội.Tr.149-238. 19. Trần Văn Vũ. (2015). Đánh giá tình trạng dinh dương ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Luận án tiến sỹ Y học. Chuyên ngành Nội Thận – Tiết Niệu. Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Tr.127. 20. Võ Thành Nhân (2012). Khảo sát kiến thức thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tại bệnh viên Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ. Luận văn cử nhân Điều Dưỡng. Đại học Y Dược Cần Thơ. Tr.28 -42. 21. Effiong Ekong Akpan, Udeme E.Ekrikpo (2015).Chronic kidney failure knowledge of kidney disease, perception of causes and symptomatology in uyo, Nigeria. Open Journal of Nephrology.Tr.96. 22. Julie A. Wright, MD, MPU, Kemeth A. Wallston and et al,… (2011). Development and Results of a kidney Disease knowledge survey Given to patients with CKD. NIH – PA Author Manuscript. Tr 1 – 3. 23. Waileng Chow, Veena D Joshi and et al,… (2012). Limited knowledge of choronic kidney disease among primary care patients – a cross – sectional survey. Research article. Tr 1 – 3. 24. Adeline E. Muruo, Beatric W.Mugendi, Onesmo A.Kisanga and George O.Otieno (2016). Nutrition knowledge attitudes and practices among healthcare workers in management of chronic kidney diseases in selected hospitals in Dar es Saleam, tanzania. A cross – sectional study. Research article. Tr 1. 25. A kinlolu Ojo. MD,phD,MBA (2014).Addressing the Global Burden of chronic kidney Disease Through cliniacal and Translational Research. Us National Library of Medicine National Institutes of Health, Trans Am Clin Climatol Assoc. Tr 1 – 3.
  • 48. 39 26. Nathan R.Hill, Samuel T.Fatoba, Jasonl.Oke, Jennifer A.Hirst, Christopher A.O’Callaghan, Daniel S.Lasserson and F.D.Richard Hobbs (2006).Global Prevalence of Chronic kidney Disease –A Review and Meta –Analysis. Us National Library of Medicine Nationnal Pns tiutes of Health, Plos One. Tr1. 27. Gultekin Suleymonla, Cengiz Utas and et al,… (2010). A population- based survey of chronic Renal Disease In Turkey- the CREDIT study. Nephrol Dial Transplant. 28. Smita Sontakke, Ritu Budania and et al,… (2015). Evaluation of adherence to therapy in patients of chronic kidney disease. Indian Journal of pharmacology. Tr1 29. John W.Stanifer, Elizabeth L.Turner and et al,…(2016).Knowledge, Attitudes and Practices Associated with Chronic kidney Disease in Northern Tanzania A Community – Based study. Plos One.Tr.1.
  • 49. 40 PHỤ LỤC Mã số:…… PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN Đề tài: TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN Ở KHOA NỘI THẬN CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017. A. THÔNG TIN CHUNG Họ và tên:…………………………………………………………. 1. Tuổi:……… 2. Giới: □ 1.Nam □ 2.Nữ 3. Dân tộc: □ 1.kinh □ 2.hoa □ 3.khmer □ 4.khác 4. Địa chỉ:……………………………………………………………… 5. Tôn giáo: □ 1.Phật □ 2.Khác 6. Trình độ học vấn? □ 1.cấp I trở xuống □ 2.Cấp II □ 3.Cấp III trở lên 7. Nghề nghiệp của ông (bà)? □ 1.Công nhân viên □ 2.Công nhân □ 3.Nông nhân □ 4.Buôn bán □ 5.Nội trợ □ 6.Khác 8. Mức sống của gia đình ông bà thuộc loại gì? □ 1.Nghèo □ 2.Khá □ 3.Giàu □ 4.Khác 9. Ông (bà) có biết mình đang bị bệnh ở giai đoạn nào không? □ 1.Giai đoạn I □ 2.Giai đoạn IIIa □ 3.Giai đoạn II □ 4.Giai đoạn IIIb □ 5.Giai đoạn IV □ 6. Không biết 10. Theo ông (bà), khi đã bị bệnh suy thận mạn thì chất lượng cuộc sống sẽ giảm không? □ 1.Đúng □ 2.Sai 11. Ông (bà) có đi chạy thận nhân tạo không? □ 1.Có □ 2.Không 12. Số nhập viện:………………………………………………………… 13. Chẩn đoán: …………………………………………………………. 14. Creatinin máu:……………………………………………………… B. KIẾN THỨC VỀ BỆNH, KIẾN THỨC VỀ ĐIỀU TRỊ VÀ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN MẠN I. Kiến thức về suy thận mạn 15. Ông (bà) có từng nghe về bệnh suy thận mạn không? □ 1.Có □ 2.Không 16. Những nguyên nhân nào sau đây gây ra bệnh suy thận mạn? □ 1.Tăng huyết áp □ 2.Đái tháo đường □ 3.Bệnh thận bẩm sinh, di truyền □ 4.Không rõ nguyên nhân
  • 50. 41 17. Suy thận mạn có những biểu hiện? □ 1.Cao huyết áp □ 2.Phù □ 3.Da xanh xao □ 4.Xuất huyết □ 5.Mệt, khó thở □ 6.Rối loạn tiêu hóa □ 7.Ngứa □ 8.Chuột rút 18. Ông (bà) biết những kiến thức về bệnh suy thận mạn từ đâu? □ 1.Phương tiện thông tin □ 2.Bạn bè, người thân □ 3.Nhân viên y tế □ 4.Bệnh nhân truyền đạt cho nhau □ 5.Không biết 19. Khi đã phát hiện bị bệnh suy thận mạn, ông (bà) đã làm gì? □ 1.Điều trị liên tục □ 2.Điều trị khi khó chịu □ 3.Không điều trị □ 4.Không biết II. Kiến thức về điều trị suy thận mạn 20.Ông (bà) có biết những phương pháp điều trị suy thận mạn không? □ 1.Điều trị bảo tồn □ 2.Điều trị thay thế thận suy □ 3. Không biết 21. Ông (bà) có biết mình đang được điều trị theo phương pháp nào không? □ 1.Có □ 2.Không 22. Ông (bà) có biết chế độ ăn trong bệnh suy thận mạn là rất quan trọng không? □ 1.Có □ 2.Không 23. Ông (bà) có biết ăn hạn chế muối trong điều trị bệnh suy thận mạn là cần thiết không? □ 1.Có □ 2.Không 24. Ông (bà) có biết hạn chế nước trong bệnh suy thận mạn là cần thiết không? □ 1.Có □ 2.Không 25. Ông (bà) có biết ăn nhiều loại trái cây, hoa quả có nhiều kali như chuối, hồng xiêm, cam, quýt, táo, rau dền, củ dền, củ cải, su hào là không tốt không? □ 1.Có □ 2.Không 26. Ông (bà) có biết những nguyên tắc của chế độ ăn trong điều trị suy thận mạn? □ 1.Ít protein □ 2.Giàu năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu tố vi lượng □ 3.Cân bằng muối nước □ 4.Đủ canxi, ít phosphate □ 5.Hạn chế mỡ □ 6.Hạn chế rượu, bia, hút thuốc lá và các chất kích thích □ 7.Ăn uống tự do □ 8.Không biết 27. Ông (bà) có biết chế độ chăm sóc giảm phù?
  • 51. 42 □ 1.Hạn chế muối □ 2.Hạn chế nước □ 3.Nghỉ ngơi khi phù □ 4.Không biết 28. Ông (bà) có biết những loại thức ăn cần phải bổ sung thêm? □ 1.Sắt □ 2.Canxi □ 3.Vitamin A □ 4.Vitamin D □ 5. Không biết III. Sự tuân thủ điều trị suy thận mạn 29. Ông (bà) có uống thuốc đúng giờ không? □ 1.Có □ 2.Không 30. Ông (bà) có nghỉ uống thuốc đúng giờ là quan trọng không? □ 1.Có □ 2.Không 31. Nguyên nhân làm cho Ông (bà) không tuân thủ điều trị? □ 1.Quên □ 2.Khó khăn về kinh tế □ 3.Thấy không cần thiết□ 4.luôn tuân thủ điều trị đúng 32. Ông (bà) có biết sự tuân thủ chế độ điều trị của bệnh nhân và người nhà là rất quan trọng trong bệnh suy thận mạn? □ 1.Có □ 2.Không 33. Nguyên nhân Ông (bà) không đi chạy thận đúng giờ? □ 1.Nhà xa □ 2.Không có ai đưa đi □ 3.quên □ 4.Thấy không cần thiết □ 5.luôn đúng giờ□ 6. Lọc màng bụng 34. Ông (bà) có sử dụng bia , rượu, cà phê không? □ 1.Thường xuyên □ 2.Thỉnh thoảng □ 3.Không 35. Ông (bà) có hút thuốc lá không? □ 1.Thường xuyên □ 2.Thỉnh thoảng □ 3.Không 36. Ông (bà) có chú ý đến thực đơn món ăn hàng ngày không? □ 1.Thường xuyên □ 2.Thỉnh thoảng □ 3.Không 37. Ông (bà) có chú ý đến việc vệ sinh và bảo vệ da hàng ngày không? □ 1.Thường xuyên □ 2.Thỉnh thoảng □ 3.Không 38. Theo Ông (bà) tập luyện thể dục như thế nào là hợp lý? □ 1.Gắng sức □ 2.Nhẹ □ 3.Vừa phải □ 4.Không biết Xin chân thành cảm ơn!!!