SlideShare a Scribd company logo
1 of 124
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đào Thị Thu Hằng
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Từ viết tắt
BCTC
BCKT
BGĐ
BHXH
BHYT
BHTN
CNV
CBCNV
CPTL
HĐQT
KM
KPCĐ
KSNB
KTV
RRKS
RRPH
RRTT
TNCN
TNDN
TNHH
VACPA
Nguyên bản
Báo cáo tài chính
Báo cáo kiểm toán
Ban Giám đốc
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Công nhân viên
Cán bộ công nhân viên
Chi phí tiền lương
Hội đồng quản trị
Khoản mục
Kinh phí công đoàn
KSNB
KTV
Rủi ro kiểm soát
Rủi ro phát hiện
Rủi ro tiềm tàng
Thu nhập cá nhân
Thu nhập doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Hội KTV hành nghề Việt Nam
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, PHỤ LỤC
Sơ đồ 1.1: Trình tự luân chuyển chứng từ bán hàng
Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán chu kỳ bán hàng – thu tiền
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của PKF Việt Nam
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán chung của PKF Việt Nam
Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu khách hàng của công ty PKF Việt Nam
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 2.9:
Bảng 2.10:
Phụ lục 1.1:
Phụ lục 1.2:
Phụ lục 2.1:
Phụ lục 2.2:
Phụ lục 2.3:
Phụ lục 2.4:
Phụ lục 2.5:
Phụ lục 2.6:
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................... III
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, PHỤ LỤC...................................... III
SƠ ĐỒ 1.1: TRÌNH TỰ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ BÁN HÀNG ....... III
SƠ ĐỒ 1.2: QUY TRÌNH HẠCH TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU
TIỀN........................................................................................................ III
MỤC LỤC .............................................................................................. III
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 4
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN
HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM................................................. 4
1.1
............................................................................................................................................. K
HÁI QUÁT CHUNG VỀ CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG
KIỂM TOÁN BCTC .............................................................................. 4
1.1.1 Khái niệm chu kỳ bán hàng - thu tiền......................................... 4
1.1.2 Tổ chức công tác kế toán đối với chu kỳ bán hàng - thu tiền...... 4
1.1.3 Đặc điểm chu kỳ bán hàng – thu tiền ảnh hưởng đến công tác kiểm
toán BCTC ....................................................................................... 6
1.1.4 KSNB đối với chu kỳ bán hàng - thu tiền................................... 7
1.2
............................................................................................................................................. K
HÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.................................... 9
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền........................... 9
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
1.2.2 Căn cứ kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền............................. 10
1.2.3 Các saisótthườnggặp trongkiểm toán chukỳ bán hàng – thu tiền12
1.3
............................................................................................................................................. Q
UY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH................................................... 13
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán............................................................ 13
1.3.2 Thực hiện kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền......................... 16
1.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền............. 28
CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 30
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG –
THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH PKF
VIỆT NAM THỰC HIỆN....................................................................... 30
2.1
............................................................................................................................................. T
ỔNGQUAN CHUNG VỀ CÔNGTYTNHHPKFVIỆT NAM.................... 30
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH PKF Việt
Nam 30
2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH PKF Việt Nam. 1
2.1.3 Đặc điểmvề hoạtđộng kinhdoanhcủa công tyTNHH PKF Việt
Nam 2
2.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH PKF
VIỆT NAM....................................................................................... 3
2.2.2 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại PKF Việt Nam..... 4
2.3 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG –
THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM THỰC HIỆN.............. 6
2.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.............................................. 6
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục tiền lương.................. 11
2.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán..................................................... 26
2.4
............................................................................................................................................. Đ
ÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG –
THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM THỰC HIỆN.............. 27
2.4.1 Những ưu điểm...................................................................... 27
2.4.2 Những hạn chế....................................................................... 30
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế .......................................... 32
CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 33
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM
TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH PKF
VIỆT NAM............................................................................................. 33
3.1 SỰ CẦN THIẾT, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN......... 33
2.4.2 Sựcầnthiết hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ bán hang –
thu tiền ............................................................................................ 34
2.4.2 Yêu cầuvà nguyêntắc hoànthiện chu kỳ bán hàng – thu tiền35
 Yêu cầu hoàn thiện.................................................................. 35
 Nguyên tắc hoàn thiện ............................................................ 36
3.2
............................................................................................................................................. M
ỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
CHU KỲ BÁN HÀNG THU TIỀN.......................................................... 37
3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Error! Bookmark not defined.
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
2.2.1 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Error! Bookmark not defined.
3.3
............................................................................................................................................. Đ
IỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP..................................................... 38
3.3.1 Về phía các cơ quan nhà nước.............................................. 39
3.3.2 Về phía công ty TNHH PKF Việt Nam................................. 40
3.3.3 Về phía Hội nghề nghiệp ....................................................... 41
KẾT LUẬN.............................................................................................. 43
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC........................... 45
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN .................................................. 46
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
LỜI MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trên con đường phát triển đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, cơ chế
kinh tế mở đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế trong cả nước có cơ hội giao lưu, hội nhập vươn lên mạnh mẽ trên thị
trường. Bên cạnh đó là nhiều khó khăn, thách thức đã đặt các doanh nghiệp
vào môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt.
Trước thực trạng nền kinh tế đang biến động với nhiều rủi ro, kiểm
toán đã ra đời và phát triển như một tất yếu khách quan. Đây là hoạt động
dịch vụ tạo ra niềm tin cho những người quan tâm đến thông tin tài chính của
doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế, góp phần hướng dẫn nghiệp vụ
kế toán, nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp thông qua quá trình tư
vấn và hoàn thiện hệ thống KSNB. Ngày nay dịch vụ kiểm toán phát triển
ngày càng mạnh mẽ, các công ty kiểm toán không ngừng mở rộng về quy mô,
đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp. Một trong những dịch vụ hàng đầu mà các
công ty kiểm toán cung cấp cho khách hàng phải kể đến dịch vụ kiểm toán
BCTC.
Trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán khoản mục
doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng rất quan trọng bởi mức độ phát
sinh nghiệp vụ lớn, phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động liên tục
của doanh nghiệp. Cụ thể là doanh thu bán hàng và nợ phải thu ảnh hưởng
trực tiếp đến tỷ suất sinh lời và dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp. Hai
khoản mục này cũng luôn hàm chứa nhiều sai sót và gian lận. Do đó, kiểm
toán doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng là quy trình kiểm toán quan
trọng và chiếm khối lượng lớn trong quá trình kiểm toán.
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
Nhận thức được tầm quan trọng trên, trong thời gian thực tập tại công ty
TNHH PKF Việt Nam, bên cạnh việc tìm hiểu chung về hoạt động kiểm toán
của Công ty em đã đi sâu tìm hiểu công tác kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu
tiền trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH PKF Việt Nam thực hiện. Tên
cơ sở đó, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ
bán hàng - thu tiền trong kiểm toánBáo cáo tài chính do Công ty TNHH
PKF Việt Nam thực hiện” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2, Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là:
 Hệ thống hóa làm rõ những vấn đề lý luận về quy trình kiểm toán chu kỳ
bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính.
 Tìm hiểu về thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền
trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH PKF Việt Nam.
 Thông qua lý luận và thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng -
thu tiền trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH PKF Việt Nam để đưa ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả quy trình
kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền trong kiểm toán BCTC do công ty
TNHH PKF Việt Nam thực hiện.
3, Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng của đề tài này là kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền trong
kiểm toán BCTC.
Phạm vi của đề tài này là kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền trong
kiểm toán BCTC do Công ty TNHH PKF Việt Nam thực hiện.
4, Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau:
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
 Phương pháp chung:
 Phương pháp duy vật biện chứng;
 Phương pháp duy vật lịch sử.
 Phương pháp cụ thể:
 Phương pháp tổng hợp;
 Phương pháp phân tích;
 Phương pháp so sánh, đối chiếu;
 Phương pháp khảo sát thực tiễn…
5, Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng
biểu, sơ đồ, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng -
thu tiền trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH PKF Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền
trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH PKF Việt Nam thực hiện.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán
chu kỳ bán hàng – thu tiền tại Công ty TNHH PKF Việt Nam.
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN
HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN
TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.1.1 Khái niệm chu kỳ bán hàng - thu tiền
Bán hàng – thu tiền là một trong những chu kỳ chủ yếu trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Chu kỳ này gồm hai giai đoạn, giai đoạn
bán hàng và giai đoạn thu tiền hàng. Người bán – sẽ cung cấp “hàng” cho
người mua, người mua nhận hàng và có trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho
người bán. “Hàng” có thể là tài sản cụ thể (Thành phẩm, vật tư, hàng hóa,...)
hoặc dịch vụ (Sửa chữa, xây lắp,...). Như vậy, Bán hàng – thu tiền (hay còn
gọi là tiêu thụ) là quá trình chuyển quyền sở hữu của “hàng” qua quá trình
trao đổi Hàng – Tiền. Bên bán có thể bán theo các phương thức như: bán
buôn, bán lẻ, bán qua đại lý,... Bên mua có thể thanh toán tiền mua hàng ngay
hay chấp nhận thanh toán và sẽ thanh toán sau (thanh toán bằng tiền mặt hay
thanh toán qua ngân hàng hoặc theo một thể thức khác được thỏa thuận).
1.1.2 Tổ chức công tác kế toán đối với chu kỳ bán hàng - thu tiền
- Chứng từ sử dụng: Đơn đặt hàng, hợp đồng bán hàng, phiếu giao hàng,
hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng…
- Sổ sách sử dụng : Doanh nghiệp tự lựa chọn hình thức sổ kế toán phù
hợp với đặc điểm và điều kiện của doanh nghiệp.
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
- Tài khoản sử dụng: TK 111, TK 112, TK 131, TK 139, TK 3387, TK
511, TK 512, TK 531, TK 532, TK 632,...
- Quy trình luân chuyển chứng từ: Quy trình luân chuyển chứng từ kế
toán bán hàng như sau:
Hợp đồng Hợp đồng bán hàng
bán hàng Phiếu xuất kho
Hợp đồng bán hàng
Phiếu xuất kho
Sơ đồ 1.1: Trình tự luân chuyển chứng từ bán hàng
Khách hàng
Phòng kinh
doanh
Giám đốc, Kế
toán trưởng (ký
duyệt)
Kế toán bán
hàng
Khách hàng
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
- Quy trình hạch toán chu kỳ bán hàng – thu tiền
TK 111, 112, 113 TK 5211, 5212, 5213 TK 511 TK 111, 112
Chiết khấu, giảm giá, Kết chuyển giảm Doanh thu thu
Hàng bán bị trả lại trừ doanh thu tiền ngay
TK 3387
Doanh thu Doanh thu
kỳ này nhận trước
Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán chu kỳ bán hàng – thu tiền
1.1.3 Đặc điểm chu kỳ bán hàng – thu tiền ảnh hưởng đến công tác
kiểm toán BCTC
Trong bất kỳ cuộc kiểm toán BCTC nào thì kiểm toán chu kỳ Bán hàng
- thu tiền là một phần hành quan trọng, đòi hỏi mất nhiều thời gian và chi phí.
Chu kỳ bán hàng – thu tiền liên quan đến nhiều thông tin trên BCĐKT (tiền,
phải thu khách hàng, hàng tồn kho...), trên BCKQKD (doanh thu, các khoản
giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận...). Mặt khác, chu kỳ bán
hàng và thu tiền là giai đoạn cuối của chu kỳ sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp, phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cho nên, bản thân
TK 111, 112 TK 521 TK 511 TK 111,112
Chiết khấu, Kết chuyển
Giảm giá, hàng giảm trừ
Bán bị trả lại doanh thu Doanh thu thu tiền ngay
TK 3387
Doanh thu nhận trước Doanh thu kỳ này
TK 131 TK 642
Doanh thu chưa thu Xóa nợ phải thu khó đòi
TK 229(3)
Lập dự phòng phải
thu khó đòi
Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
nó chứa đựng nhiều rủi ro, đòi hỏi KTV và Công ty kiểm toán phải thiết lập
chương trình kiểm toán, kế hoạch kiểm toán thích hợp nhằm đem lại hiệu quả
cao cho cuộc kiểm toán. Chukỳ Bán hàng - thu tiền có khả năng chứa nhiều sai
phạm, ví dụ:
- Khai báo tăng doanh thu bán hàng, phải thu khách hàng trên cơ sở
hạch toán khống nghiệp vụ bán hàng hoặc hạch toán sớm các nghiệp vụ bán
hàng nhưng chưa được coi là hoàn thành tiêu thụ.
- Ghi nhận muộn doanh thu bán hàng trong nghiệp vụ bán hàng trả
chậm: chờ đến khi thu được tiền hàng mới ghi nhận doanh thu hoặc hạch
toán nghiệp vụ bán hàng thành nghiệp vụ bán hàng đang gửi đi bán;…
- Ghi chép đơn giá bán, số tiền khác nhau trên các liên hoá đơn bán
hàng hay trên hợp đồng thương mại.
- Bán hàng theo phươngthức hàngđổihàng nhưngkhônghạchtoándoanh
thu bánhàng, phảithu kháchhàng mà chỉ hạchtoántrực tiếp như hàng đổi hàng.
Chính vì vậy, kiểm toán chu kỳ này chứa đựng nhiều rủi ro, không chỉ
rủi ro tiềm tàng mà rủi ro kiểm soát cũng rất cao, đòi hỏi KTV và Công ty
kiểm toán phải thiết lập chương trình kiểm toán, kế hoạch kiểm toán thích
hợp nhằm đem lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán.
1.1.4 KSNB đối với chu kỳ bán hàng - thu tiền
Hệ thống KSNB bao gồm toàn bộ các chính sách, các bước khảo sát và
các thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm mục đích quản lý và điều hành
hoạt động của đơn vị.
Hoạt động KSNB là công việc tất yếu của bản thân đơn vị đối với quá
trình sản xuất kinh doanh trong đơn vị nói chung và đối với từng chu kỳ,từng
khâu công việc cụ thể của chu kỳ nói riêng. Hoạt động KSNB trong chu kỳ
Bán hàng – thu tiền gắn với các bước công việc cụ thể của chu kỳ, như: kiểm
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
soát đối với quá trình xử lý đơn đặt hàng; kiểm soát đối với công việc phê
chuẩn bán chịu; kiểm soát đối với công việc xuất kho, giao hàng,.... hoạt
động KSNB nhằm đảm bảo cho các bước công việc trong chu kỳ bàn hàng
thu - thu tiền được thực hiện đúng đắn, hiệu quả.
Nội dung công việc kiểm soát cần phải tiến hành tại đơn vị với chu kỳ
này như sau:
- Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nói chung và
KSNB nói riêng cho khâu công việc cụ thể trong Bán hàng - thu tiền. Những
quy định này có thể chia làm hai loại như sau:
+ Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của
người hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc (như quy định về chức
năng, quyền hạn trách nhiệm và nghĩa vụ của người được giao nhiệm vụ xét
duyệt đơn đặt hàng, người xét duyệt phê chuẩn bán chịu, người phê chuẩn
xuất giao hàng,...). Những quy định này vừa thể hiện được trách nhiệm
chuyên môn đồng thời cũng thể hiện về góc độ kiểm soát: kiểm soát khi chấp
nhận đơn đặt hàng, kiểm soát cho phép xuất kho hàng đem bán,...
+ Quy định về trình tự, thủ tục KSNB thông qua trình tự, thủ tục
thực hiện, xử lý công việc, như: trình tự thủ tục xét duyệt đơn đặt hàng, trình
tự thủ tục phê duyệt xuất giao hàng,...
- Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm
soát nói trên gắn liền với từng khâu công việc của chu kỳ ( tổ chức phân công,
bố trí nhận sự; phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc
thực hiện các quy định;...)
Trong tổ chức hoạt động KSNB đối với chu kỳ Bán hàng - thu tiền thì
hệ thống KSNB của doanh nghiệp (thiết kế và vận hành) phải tuân thủ theo
các nguyên tắc:
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
- Nguyên tắc phân công, phân nhiệm trong hoạt động Bán hàng và thu
tiền: phải quy định phân chia trách nhiệm rõ ràng của từng bộ phận để thực
hiện khâu công việc trong chu kỳ này, ví dụ phân công riêng biệt công việc
bán hàng với việc thu tiền, đảm bảo cho công việc được trôi chảy và cũng
tăng các đầu mối chịu trách nhiệm kiểm soát.
- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với hệ thống: nguyên tắc này đòi hỏi
phải tách biệt giữa các khâu công việc có liên quan có khả năng chi phối làm
sai lệch thông tin tài chính, như: giữa khâu phê duyệt với khâu thực hiện bán
hàng; giữa khâu giữ hàng với bán hàng; giữa khâu kế toán thu tiền với khâu
giữ quỹ,...
- Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: đơn vị phải có các quy định rõ
ràng về thẩm quyền của từng cấp đối với việc phê chuẩn, quản lý đối với hoạt
động bán hàng và thu tiền.
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU
TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền
Mục tiêu chung: xác định về mức độ tin cậy của báo cáo tài chính
được kiểm toán.
Mục tiêu cụ thể: phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán, mục tiêu
cụ thể của kiểm toán chu kỳ Bán hàng – thu tiền là nhằm thu thập đầy đủ các
bằng chứng thích hợp, từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ trung thực, hợp lý
của các thông tin tài chính chủ yếu của chu kỳ này. Đồng thời, cung cấp
những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các
chu kỳ và khoản mục có liên quan khác. Cụ thể hóa mục tiêu đó là:
- Làm rõ CSDL của nghiệp vụ Bán hàng và thu tiền.
- Làm rõ quy trình KSNB chu kỳ Bán hàng – thu tiền.
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
Tức là phải làm rõ:
- Nghiệp vụ Bán hàng và thu tiền phải thực tế xảy ra và được phê chuẩn
một cách đúng đắn (CSDL phát sinh).
- Nghiệp vụ Bán hàng và thu tiền phải được đánh giá và tính toán đúng
số lượng, số tiền quy định ( CSDL tính toán, đánh giá).
- Nghiệp vụ Bán hàng và thu tiền nếu bán thu bằng ngoại tệ phải được
tính toán quy đổi theo đúng tỷ giá quy định.
- Nghiệp vụ Bán hàng và thu tiền phải được ghi sổ đầy đủ, kịp thời,
đúng kỳ, đúng phương pháp kế toán, đúng sự phân loại và việc cộng dồn tính
lũy kế đúng sự phát sinh thực tế, đúng quy định (CSDL phân loại, hạch toán
đúng đắn, đầy đủ, đúng kỳ).
- Làm rõ việc tổng hợp trình bày số liệu Bán hàng và thu tiền trên
BCTC là hoàn toàn hợp thức, đúng chuẩn mực quy định (CSDL tổng hợp,
cộng dồn).
- Làm rõ quy trình KSNB chu kỳ Bán hàng – thu tiền là chặt chẽ, hiệu
quả thông qua: đánh giá việc xây dựng (thiết kế) hệ thống KSNB trên các
khía cạnh tồn tại, đầy đủ, phù hợp; đánh giá việc thực hiện (vận hành) hệ
thống KSNB trên các khía cạnh hiệu lực và liên tục.
1.2.2 Căn cứ kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền
Quá trình hoạt động Bán hàng – Thu tiền đặt dưới sự quản lý nói
chung và KSNB của đơn vị nói riêng. Các thông tin tài chính liên quan đến
chu kỳ Bán hàng – Thu tiền được hình thành trển cơ sở các quá trình kế toán
xử lý các nghiệp vụ kinh tế dựa trên cơ sở chuẩn mực, chế độ kế toán và các
quy định liên quan.
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
Các nguồn tài liệu (hay các căn cứ) cụ thể để kiểm toán rất phong phú,
đa dạng về hình thức, nguồn gốc, nội dung. Có thể khái quát về các nguồn tài
liệu (các căn cứ) chủ yếu gồm:
- Các chính sách, các quy chế hay quy định về KSNB đối với hoạt động
Bán hàng – Thu tiền mà đơn vị áp dụng trong công tác quản lý và KSNB Các
chính sách và quy chế KSNB này bao gồm các các quy chế do cấp có thẩm
quyền của Nhà nước ban hành; Thông thường quy chế thể hiện dưới góc đọ
quản lý nhưng đồng thời cũng bao hàm cả góc độ kiểm soát. Ví dụ: Quy định
về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của người hay bộ phận kiểm tra và
phê duyệt đơn đặt hàng, quy định về trình tự, thủ tục, kiểm tra, phê duyệt đơn
đặt hàng …. Các quy chế về KSNB đó đã được thực hiện như thế nào.
Nguồn tài liệu này vừa là đối tượng của kiểm tra thu thập các bằng
chứng về hoạt động KSNB của đơn vị được kiểm toán, vừa là căn cứ để KTV
đánh giá hệ thống KSNB trên thực tế.
- Các báo cáo tài chính chủ yếu có liên quan, gồm: Bảng cân đối kế
toán (Báo cáo các thông tin tài chính như phải thu khách hàng ngắn hạn, dài
hạn; Người mua trả tiền trước và các thông tin tài chính khác như tiền, hàng
hóa, …); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (báo cáo các thông tin tài
chính như Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Các khoản giảm trừ
doanh thu, Giá vốn hàng bán, …); Bản thuyết minh BCTC ( Báo cáo chi tiết
về hàng tồn kho, doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, …).
- Các sổ hạch toán liên quan đến hoạt động Bán hàng – Thu tiền, bao
gồm: Sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán. Các sổ hạch toán
nghiệp vụ chủ yếu: Sổ (Thẻ) kho, Nhật ký bảo vệ, Nhật ký vận chuyển hàng
hóa, … Các sổ kế toán chủ yếu gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
của các tài khoản liên quan chủ yếu đến nghiệp vụ Bán hàng – Thu tiền như
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
511, 512, 521, 531, 532, 632, 131, … Tên gọi cụ thể cụ thể của từng loại sổ
kế toán tùy thuộc vào hình thức mà đơn vị áp dụng.
- Các chứng từ kế toán ghi nhận các nghiệp vụ Bán hàng – Thu tiền đã
phát sinh và là căn cứ để ghi sổ kế toán. Các chứng từ kế toán chủ yêu và phổ
biến như: Hóa đơn bán hàng (Hóa đơn GTGT hay Hóa đơn bán hàng thông
thường), Hóa đơn vận chuyển và cung cấp dịch vụ, Phiếu xuất kho, Chứng từ
thu tiền hàng, Chứng từ về giảm giá hàng bán, Chứng từ hàng bán bị trả lại,…
- Các hồ sơ tài liệu khác liên quan đến hoạt động Bán hàng – Thu tiền.
Loại này cũng rất phong phú, đa dạng như: Kế hoạch bán hàng, Đơn đặt hàng,
Hợp đồng thương mại ( bán hàng, cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ), Chính
sách bán hàng, …
Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yêu cung cấp bằng
chứng liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính đã
trình bày trên BCTC được kiểm toán.
1.2.3 Các sai sót thường gặp trong kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu
tiền
Chu kỳ bán hàng thu tiền là chu kỳ có tính chất phức tạp do có liên
quan đến nhiều tài khoản cũng như có nhiều nghiệp vụ liên quan. Chính vì
vậy việc xảy ra các sai phạm trong chù kỳ này là khá nhiều. Một số sai phạm
thường gặp trong kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền là:
- Doanh nghiệp khai khống các nghiệp vụ bán hàng hoặc khách hàng là
những khách hàng ảo; hoặc khai báo tăng doanh thu trên cơ sở hạch toán
khống nghiệp vụ bán hàng hoặc hạch toán sớm các nghiệp vụ bán hàng
nhưng chưa được coi là hoàn thành tiêu thụ;
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
- Ghi nhận muộn doanh thu bán hàng trong trường hợp bán hàng trả
chậm, chờ đến khi thu được tiền hàng mới ghi nhận doanh thu hoặc hạch toán
nghiệp vụ đã bán thành hàng đang gửi bán;
- Hạch toán những nghiệp vụ không phải doanh thu bán hàng và doanh
thu trong kỳ;
- Những nghiệp vụ giảm giá hàng bán, hàng hóa bị trả lại chưa hạch
toán giảm trừ doanh thu;
- Các khoản khách hàng nợ quá kỳ hạn chưa trích lập dự phòng nợ phải
thu khó đòi.
Để có thể phát hiện ra những sai sót này KTV cần thận trọng tiến hành
đầy đủ và đúng trình tự thủ tục kiểm toán, xem xét kỹ các hồ sơ, tài liệu liên
quan, đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu bất thường có thể có.
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền gồm 3 giai đoạn sau:
 Lập kế hoạch kiểm toán
 Thực hiện kiểm toán
 Kết thúc kiểm toán
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của bất kỳ một cuôc kiểm
toán nào. Nó có vai trò quan trọng,chi phối tới kế hoạch và hiệu quả chung
của một cuộc kiểm toán.Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 (Lập kế
hoạch kiểm toán) quy định:”Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích
hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán,
đảm bảo phát hiện nhũng vấn đề tiềm ẩn và cuộc kiểm toán được hoàn thành
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
đúng hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc cho trợ lý
kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán”.
Trong kiểm toán BCTC, lập kế hoạch kiểm toán bao gồm ba giai đoạn
đó là:
- Lập kế hoạch chiến lược
- Lập kế hoạch tổng thể
- Lập chương trình kiểm toán
 Lập kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và
phương pháp tiếp cận do cấp chỉ đạo vạch ra trên cơ sở hiểu biết về tình hình
hoạt động và môi trương kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch
chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất
phức tạp, địa bàn rộng hoặc cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm.
Bán hàng thu tiền là một khoản mục quan trọng, các thông tin chủ yếu
của chu kỳ này sẽ được xem xét trong giai đoạn lập kế hoạch chiến lược như:
- Tình hình kinh doanh của khách hàng: Quy mô, số lượng khách
hàng, giá cả các mặt hàng, môi trường cạnh tranh, nhu cầu của thị trường đối
với sản phẩm của đơn vị….
- Tổ chức KSNB với chu kỳ bán hàng thu tiền cụ thể là các khâu kiểm
soát, quy trình kiểm soát, những rủi ro kiểm soát có thể xảy ra.
- Xác định các mục tiêu trọng tâm và phương pháp tiếp cận chu kỳ bán
hàng thu tiền
 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Chuẩn mực kiểm toán số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán đã nêu : “Kế
hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô
tả phạm vi, cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán
tổng thể phải đầy đủ,chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Hình
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể có thể thay đổi tùy theo quy
mô của khách hàng và tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, phương
pháp và kỹ thuật kiểm toán đặc thù do KTV sử dụng”.
Các công việc chủ yếu của giai đoạn này bao gồm: Tìm hểu thông tin về
hoạt động của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nôi bộ, hệ thống kế
toán, đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu của các thông tin trên
BCTC…
Trong giai đoạn này KTV sẽ tìm hiểu một số thông tin có liên quan tới
chu kỳ bán hàng thu tiền như:
- Thông tin về ban lãnh đạo doanh nghiệp: Hội đồng quản trị, Ban
giam đốc, Kế toán trưởng, sự thay đổi nhân sự liên quan đến chu kỳ bán hàng
thu tiền;
- Các chính sách kế toán mà đơn vị khách hàng sử dụng trong hạch
toán kế toán và những thay đổi của các chính sách này ảnh huởng như thế nào
tới chu kỳ bán hàng thu tiền;
- Việc tổ chức bộ máy quản lý theo dõi và hạch toán đối với chu kỳ
bán hàng thu tiền;
- Đánh giá mức độ rủi ro tiêm tàng rủi ro kiểm soát ban đầu liên quan
tới chu kỳ bán hàng thu tiền;
- Xác định các nghiệp vụ, quy trình, ước tính kế toán phức tạp những
trọng tâm cần đi sâu kiểm toán liên quan đến chu kỳ bán hàng thu tiền;
- Xác định mức độ trọng yếu ban đầu cho chu kỳ bán hàng thu tiền.
Từ kết quả phân tích, đánh giá trên KTV sẽ hoạch định nội dung, lịch
trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán đối với các thông tin của chu kỳ bán
hàng thu tiền cũng như các thông tin khác trên BCTC của khách hàng. Kế
hoạch kiểm toán tổng thể cũng là cơ sở để xây dựng chương trình kiểm toán
cho từng khoản mục, từng thông tin tài chính cụ thể.
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là một bản liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán
chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể
được sắp xếp theo một trình tự nhất định.
Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm
toán.Nó chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành nội dung lịch trình và
phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cho từng phần
hành.Đồng thời, chương trình kiểm toán cũng là toàn bộ những chỉ dẫn cho
kiểm toán và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương
tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán.
Đối với chu kỳ bán hàng thu tiền, việc thiết kế chương trình kiểm toán
thường tập trung vào những khoản mục quan trọng như Doanh thu, phải thu
khách hàng…Nó bao gồm mục tiêu kiểm toán cụ thể của các chỉ tiêu thuộc
chu kỳ, các thủ tục cần áp dụng, kỹ thuật kiểm toán cụ thể, phạm vi và thời
gian thực hiện, việc tham chiếu với những thông tin liên quan đến chu kỳ…
Trong quá trình thực hiện chương trình kiểm toán có thể thay đổi cho phù hợp
với doanh nghiệp hoặc những tình huống chưa phát hiện trước đó.
1.3.2 Thực hiện kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền
Đây là giai đoạn trung tâm của cuộc kiểm toán, thực chất là triển khai
các nội dung trong kế hoạch và chương trình kiểm toán nhằm thu thập bằng
chứng kiểm toán cho các mục tiêu và nội dung đã được thiết lập.
Các nội dung kiểm toán chính bao gồm : Thực hiện các khâu khảo sát,
thực hiện các thủ tục phân tích và thực hiện các khảo sát chi tiết về nghiệp vụ,
chi tiết về số dư tài khoản.
2.3.1.1 Thực hiện khảo sát kiểm soát đối với chu kỳ bán hàng – thu
tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
Thực hiện các thủ tục khảo sát kiểm soát đối với chu kỳ bán hàng thu
tiền, KTV cần xem xét hệ thống KSNB có đạt được những mục tiêu sau đây:
- Các quy chế KSNB khi vận hành phải đảm bảo cho các nghiệp vụ bán
hàng và thu tiền ghi sổ là có căn cứ hợp lý nghĩa là các nghiệp vụ này được
xét duyệt và có đầy đủ chứng từ chứng minh hợp lý liên quan
- Có sự kiểm soát chặt chẽ trong việc ghi nhận các nghiệp vụ bán hàng
cũng như thu tiền một cách đầy đủ kip thời có hệ thống và có sự phân loại rõ
ràng.
- Có quy định và giám sát chặt chẽ trong việc áp dụng các chính sách
bán hàng của đơn vị.
 Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về
KSNB đối với chu kỳ bán hàng thu tiền
Để có được hiểu biết về các chính sách , các quy định của đơn vị về
KSNB đối với hoạt động bán hàng, KTV yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung
cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan, như: Quy định về chức
năng, nhiệm vụ , quyền hạn của bộ phận hay cá nhân trong việc xét duyệt đơn
đặt hàng, trong việc phê chuẩn bán chịu , trong việc phê chuẩn xuất giao
hàng,… Quy định về trình tự thủ tục trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng
thương mại, trong việc xuất giao hàng và theo dõi thu hồi tiền hàng,…
Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị , cần chú ý
đến các khía cạnh cơ bản:
- Sự đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các khâu, các bước
của hoạt động bán hàng và thu tiền
- Tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với đặc điểm hoạt
động bán hàng của đơn vị
Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
Hoạt động KSNB của đơn vị đối với chu kỳ Bán hàng và Thu tiền được
thể hiện thông qua việc tổ chức triển khai thực hiện các quy chế KSNB nói
trên. Công việc tiếp theo của KTV là khảo sát để đánh giá sự vận hành của
các quy chế KSNB đó. Mục tiêu chủ yếu của các khảo sát ở đây là để về tính
hữu hiệu trong vận hành của các quy chế KSNB, cụ thể là sự hiện hữu(hoạt
động) và tính thường xuyên , liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm
soát , các bước kiểm soát. Cách thức khảo sát thu nhập bằng chứng làm cơ sở
đánh giá có thể áp dụng rất đa dạng.
Thứ nhất KTV có thể trực tiếp phỏng vấn các nhân viên có liên quan
trong đơn vị về sự hiện hữu của các bước kiểm soát, kể cả tính thường xuyên
hiện hữu vận hành của nó. KTV cũng có thể trực tiếp quan sát công việc của
nhân viên thực hiện kiểm soát hồ sơ, tài liệu , kiểm soát hàng khi xuất ra khỏi
kho,…
Thứ hai KTV có thể thiết kế mẫu câu hỏi sẵn về hệ thống KSNB gắn
với chu kỳ bán hàng thu tiền. Việc thiết lập bảng câu hỏi này phải đảm bảo
theo trình tục nhất định bám sát vào các khâu các bước của chu kỳ bán hàng
thu tiền
Thứ ba một thủ tục phổ biến và hết sức quan trọng là kiểm tra các dấu
hiệu của hoạt động KSNB lưu lại trên các hồ sơ , tài liệu (như: Lời phê duyệt
và chữ ký của ngưởi phê duyệt đơn đặt hàng; Dấu hiệu của hoàn thiện chứng
từ kế toán; Chữ ký của người kiểm tra việc ghi sổ kế toán,…). Dấu hiệu của
KSNB lưu lại trên hồ sơ, tài liệu là bằng chứng có tính thuyết phục cao về sự
hiện hữu vầ tính thường xuyên , liên tục của hoạt động kiểm soát (sự vận
hành của các quy chế KSNB) trên thực tế.
 Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt
động KSNB
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt
động KSNB của đơn vị cũng là một công việc có ý nghĩa quan trọng. Sự thực
hiện đúng đắn các nguyên tắc ”Phân công và ủy quyền”, nguyên tắc “Bất
kiêm nhiệm” sẽ đảm bảo tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm soát (đặc
biệt là đầu mối giám sát) , ngăn ngừa và hạn chế được sự lạm dụng hay lợi
dụng chức năng, quyền hạn trong quá trình thực hiện công việc trong hoạt
động Bán hàng và Thu tiền. KTV thường chú ý đến việc thực hiện thủ tục phê
duyệt có đúng chức năng hay không; Việc phân công bố trí người trong các
khâu có liên quan đến phê duyệt- thực hiện hay kế toán- thủ kho- thủ quỹ có
đảm bảo sự độc lập cần thiết cho sự giám sát chặt chẽ hay không.
Kết quả các khảo sát về hoạt động KSNB đối với chu kỳ Bán hàng và
thu tiền nói chung và với từng bước kiểm soát cụ thể trong chu kỳ này nói
riêng sẽ là căn cứ để KTV đưa ra quyết định về phạm vi các thử nghiệm cơ
bản một cách thích hợp.
Những thiếu sót hay lạc hậu trong các quy chế kiểm soát sẽ khó đảm bảo
cho hoạt động KSNB có hiệu quả . Tuy nhiên, ngay cả khi quy chế kiểm soát
đã đưa ra chặt chẽ và hợp lý nhưng việc tổ chức thực hiện (vận hành) các quy
chế không đầy đủ cũng dễ để xảy ra sai phạm trong quá trình hạch toán có
liên quan. Ví dụ, các trường hợp bán hàng không có sự phê chuẩn (Hợp đồng
bán hàng) hoặc Hóa đơn bán hàng chưa qua sự kiểm tra, hoàn chỉnh trước khi
ghi sổ kế toán dễ xảy ra việc hạch toán doanh thu bán hàng, phải thu khách
hàng là khống hoặc với số liệu không phù hợp
Để tìm hiểu , khảo sát và đánh giá về hoạt động KSNB của đơn vị được
kiểm toán , KTV có thể thiết lập bảng câu hỏi về các vấn đề chính cần thu
thập để thu thập và ghi chép lại kết quả, hoặc mô tả bằng lưu đồ hay bằng một
cách thức thích hợp khác, để làm bằng chứng lưu vào hồ sơ kiểm toán.
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
Dựa trên các bằng chứng đã thu thập được từ khảo sát về hoạt động
KSNB của đơn vị đối với chu kỳ bán hàng - thu tiền, KTV đưa ra quyết định
về mức độ rủi ro kiểm soát đối với các hoạt động của chu kỳ để làm căn cứ
cho việc quyết định về phạm vi, nội dung các thủ tục kiểm toán cơ bản cho
phù hợp.
Phụ lục 1.2: Các thử nghiệm kiểm soát đối với chu kỳ bán hàng – thu
tiền
2.3.1.1 Thực hiện khảo sát cơ bản đối với chu kỳ bán hàng – thu tiền
trong kiểm toán báo cáo tài chính
a) Thực hiện thủ tục phân tích
Các kỹ thuật phân tích bằng cách dựa vào Bảng cân đối kế toán, Báo
cáo kết quả kinh doanh và các tài liệu khác để lấy số liệu cho việc so sánh
hay xác lập các tỷ suất rồi so sánh, chỉ ra sự biến động của các thông tin và
đưa ra định hướng cho cac kiểm tra chi tiết tiếp theo.
Ví dụ, có thể so sánh giữa doanh thu bán hàng kỳ náy với doanh thu
bán hàng kỳ trước hay cùng kỳ của niên độ trước; so sánh giữa “Phải thu
khách hàng ” cuối kỳ với đầu năm; xác lập tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
bán hàng và so sánh với tỷ suất tương ứng của kỳ trước hay của ngành;...
Trong khi thực hiện các so sánh, cần làm rõ những tác động của các
yếu tố gây sự biến động đương nhiên đối với Doanh thu bán hàng, Phải thu
khách hàng... và chỉ ra các nghi ngờ về sai phạm có thể xảy ra.
b) Thực hiện kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư tài khoản
 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán hàng (doanh thu bán hàng)
 Kiểm tra CSDL “ Sự phát sinh ” (tính có thật): xác minh nghiệp vụ bán
hàng đã ghi sổ đã thực sự phát sinh và được phê chuẩn đúng đắn hay không?
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được sử dụng như sau:
+ Kiểm tra hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản DTBH đã ghi sổ kế
toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết doanh thu để chứng tỏ nghiệp vụ ghi sổ là
có căn cứ hay không có căn cứ (ghi khống).
+ Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng (như đơn đặt
hàng, hợp đồng thương mại, kế hoạch bán hàng đã được phê chuẩn) tương
ứng với nghiệp vụ đã ghi sổ nhằm xem xét tính đúng đắn, hợp lý của nội
dung phê chuẩn và tính đúng thẩm quyền của người phê chuẩn.
+ Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng có chứng từ xuất kho, chứng từ vận
chuyển tương ứng hay không.
+ Ngoài ra, KTV có thể thực hiện các thủ tục như: kiểm tra việc ghi
chép, theo dõi về các chuyến hàng tương ứng trên các sổ nghiệp vụ (nhật ký
bảo vệ, nhật ký vận chuyển, thẻ kho,…); kiểm tra danh sách khách hàng và
xin xác nhận từ khách hàng về nghiệp vụ bán hàng; kiểm tra sơ đồ hạch toán
thông qua các bút toán ghi sổ đồng thời trên các tài khoản đối ứng.
 Kiểm tra CSDL “sự tính toán, đánh giá” (tính giá) : xác minh xem
nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ đã được tính toán đánh giá đúng đắn, hợp lý
hay không? Các thủ tục chủ yếu và phổ biến thường được áp dụng như sau:
+ Tiến hành kiểm tra về số lượng hàng đã bán, đơn giá, thuế suất thuế
Giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn bán hàng. Trường hợp bán hàng bằng ngoại
tệ, kiểm tra tỷ giá ngoại tệ đã ghi nhận trên hóa đơn bán hàng.
+ Kiểm tra việc tính giá của đơn vị.
 Kiểm tra CSDL “sự hạch toán đầy đủ” : Xác minh xem các nghiệp vụ
bán hàng đã ghi sổ kế toán có được hạch toán đầy đủ, không trùng hay sót
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
không? Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được áp dụng như
sau:
+ So sánh số lượng các hóa đơn bán hàng với số lượng bút toán ghi
nhận DTBH trên sổ kế toán để kiểm tra tính đầy đủ trong hạch toán nghiệp
vụ bán hàng.
+ Kiểm tra tính liên tục của số thứ tự của các hóa đơn bán hàng đã
hạch toán trên sổ ghi nhận doanh thu bán hàng. Nếu có sự thiếu hụt bút toán
ghi sổ doanh thu bán hàng so với số lượng nghiệp vụ bán hàng đã thực tế
phát sinh, sẽ vi phạm “tính đầy đủ” trong hạch toán.
 Kiểm tra CSDL “sự phân loại và hạch toán đúng đắn” (chính xác): Xác
minh xem các nghiệp vụ bán hàng có được phân loại, ghi nhận đúng nguyên
tắc kế toán, đúng quan hệ đối ứng tài khoản, chính xác về số liệu tương ứng
đã ghi trên chứng từ? Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến là :
+ Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng và tính đầy
đủ, chính xác, để đảm bảo không lẫn lộn nghiệp vụ bán hàng với các nghiệp
vụ không phải bán hàng ; đồng thời xem xét việc hạch toán các nghiệp vụ bán
hàng vào các sổ theo dõi doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng tương
ứng có đảm bảo đúng đắn; phát hiện và loại bỏ các nghiệp vụ không thuộc
bán hàng nhưng bị nhầm vào doanh thu bán hàng.
+ Tiến hành đối chiếu giữa bút toán đã ghi nhận doanh thu với từng
hóa đơn bán hàng tương ứng về các yếu tố tương ứng (số, ngày, số tiền ) là
các thủ tục giúp phát hiện về sự hạch toán không chính xác.
+ Kiểm tra việc hạch toán đồng thời vào các sổ kế toán của tài khoản
đối ứng để đảm bảo các nghiệp vụ đã được ghi nhận đúng quan hệ đối ứng.
 Kiểm tra CSDL “sự phân loại và hạch toán đúng kỳ” : Xác minh xem
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
nghiệp vụ bán hàng phát sinh có đảm bảo được hạch toán kịp thời, đảm bảo
phát sinh thuộc kỳ nào phải được ghi sổ kế toán của kỳ đó hay không?
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được áp dụng như sau:
+ Xem xét tính hợp lý trong việc chia cắt niên độ và hạch toán, tổng
hợp doanh thu bán hàng của đơn vị.
+ So sánh đối chiếu giữa ngày ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán với
ngày phát sinh nghiệp vụ tương ứng (ngày ghi trên hóa đơn bán hàng) để
đánh giá về tính đúng kỳ trong hạch toán DTBH.
 Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “sự cộng dồn và báo cáo”
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được áp dụng như sau:
+ Kiểm tra việc tính toán tổng hợp lũy kế số phát sinh trên từng sổ kế
toán chi tiết cũng như sổ kế toán tổng hợp về doanh thu bán hàng về các khía
cạnh: tính đầy đủ các khoản doanh thu, các loại doanh thu, tính chính xác về
kết quả tổng hợp doanh thu bán hàng của kỳ báo cáo.
+ Kiểm tra bảng tổng hợp doanh thu bán hàng của đơn vị hoặc tiến
hành lập bảng tổng hợp các loại doanh thu bán hàng từ các sổ kế toán chi tiết;
đồng thời đối chiếu số liệu của bảng tổng hợp doanh thu bán hàng với số liệu
tương ứng trên sổ kế toán của đơn vị.
+ Kiểm tra việc trình bày DTBH trên BCTC xem có phù hợp với chế
độ kế toán quy định; đồng thời, so sánh số liệu doanh thu bán hàng trên
BCTC với số liệu trên sổ kế toán DTBH của đơn vị để đảm bảo sự trình bày
và công bố doanh thu bán hàng đúng đắn.
 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm doanh thu bán hàng
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
Các nghiệp vụ giảm doanh thu chủ yếu là: chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
Về nguyên tắc, mục tiêu kiểm toán và các phương pháp, thủ tục kiểm
toán đối với các nghiệp vụ giảm doanh thu bán hàng cơ bản tương tự như
kiểm toán đối với DTBH. Tức là tiến hành xác nhận cho các CSDL:
- CSDL “ Sự phát sinh” (tính có thật)
- CSDL “sự tính toán đánh giá” (tính giá)
- CSDL “ sự hạch toán đầy đủ”
- CSDL “sự phân loại và hạch toán đúng đắn” (chính xác)
- CSDL “ sự phân loại và hạch toán đúng kỳ”
- CSDL “sự cộng dồn và báo cáo”
 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thu tiền bán hàng
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu như sau:
 Kiểm tra CSDL “sự phát sinh”: Xem xét các khoản thu tiền ghi nhận
trên sổ kế toán thực tế đã nhận chưa?
+ Kiểm tra các chứng từ thu nợ tiền hàng ( phiếu thu, giấy báo Có của
ngân hàng,…) của các bút toán ghi thu tiền; so sánh, đối chiếu bút toán ghi sổ
tài khoản 131 – với bút toán ghi sổ các tài khoản đối ứng (TK 111, 112,…)
+ Kiểm tra các ghi chép trên sổ nghiệp vụ theo dõi khoản tiền đã về
đơn vị (sổ quỹ, sổ theo dõi ngoại tệ) để đảm bảo thực tế tiền đã thực nhận;
Kiểm tra biên bản bù trừ công nợ, biên bản đối chiếu công nợ ; kiểm tra bảng
sao kê của ngân hàng để xác nhận các khoản tiền thu qua ngân hàng; đối
chiếu Nhật ký thu tiền với bảng sao kê của ngân hàng.
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
 Kiểm tra CSDL “ tính toán, đánh giá”: Xác minh xem nghiệp vụ thu
tiền đã ghi sổ có được tính toán, đánh giá đúng đắn, hợp lý hay không?
KTV chủ yếu xem xét đối với các khoản thu tiền hàng bằng ngoại tệ
hay vàng bạc, đá quý. Đối với các khoản thu bằng ngoại tệ cần lưu ý về tỷ giá
quy đổi và kết quả tính toán cũng như việc ghi nhận vào các tài khoản đối
ứng phù hợp với quy định về kế toán ngoại tệ. đối với vàng, bạc, đá quý cần
lưu ý đến số lượng, quy cách, phẩm cấp, và đơn giá áp dụng tính toán.
 Kiểm tra CSDL “ phân loại và hạch toán đầy đủ - đúng đắn – đúng
kỳ”: Xác minh xem các nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ kế toán có được hạch
toán đầy đủ, kịp thời (đúng kỳ) và có được phân loại và ghi nhận đúng
đắn,chính xác hay không?
+ Kiểm tra các chứng từ thu tiền đã được dùng để làm căn cứ ghi sổ
các bút toán thu tiền xem có được xác định và phân loại đúng đắn hay không
(tiền bán hàng, tiền thanh lý tài sản cố định,…)
+ Kiểm tra, so sánh số lượng các chứng từ thu tiền với số lượng bút
toán ghi nhận thu tiền, kết hợp với kiểm tra số tính liên tục về số thứ tự các
chứng từ thu tiền được ghi nhận trong sổ kế toán.
+ Đối chiếu số, ngày, số tiền trên chứng từ thu tiền với việc ghi nhận
chứng từ đó vào sổ kế toán để kiểm tra chính xác về mặt số liệu của hạch
toán nghiệp vụ thu tiền.
+ Kiểm tra tính hợp lý của thời gian ghi nhận nghiệp vụ thu tiền hàng
để xác nhận cho tính kịp thời và đúng kỳ trong hạch toán, bằng cách so sánh
giữa ngày phát sinh nghiệp vụ vào sổ kế toán.
c) Thực hiện kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản phải thu khách
hàng và dự phòng phải thu khó đòi
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
Các tài khoản có số dư được tổng hợp trên BCTC liên quan đến chu kỳ
Bán hàng - thu tiền là : TK131 – phải thu khách hàng, và TK 139 – dự phòng
phải thu khó đòi.
 Đối với số dư đầu kỳ
Tiến hành xem xét số dư đầu kỳ của TK 131 tùy thuộc vào BCTC năm
trước của khách hàng đã được kiểm toán hay chưa, nếu được kiểm toán thì
doanh nghiệp nào kiểm toán.
+ Nếu kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty và số dư
đầu kỳ đã được xác định là đúng thì KTV không cần thiết phải thực hiện các
thủ tục bổ sung.
+ Nếu kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty khác thì KTV
cần xem xét BCTC năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước, nếu tin cậy
được thì KTV không cần thực hiên thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung.
+ Nếu đây là kiểm toán năm đầu hoặc kiểm toán năm trước thực hiện
bởi công ty khác mà KTV không tin vào kết quả kiểm toán hoặc BCKT năm
trước không chấp nhận toàn phần đối với số dư đầu kỳ, thì KTV cần xem xét
lại các nguyên nhân không chấp nhận toàn phần. Các thủ tục kiểm toán bổ
sung thường được áp dụng là: kiểm tra chứng từ chứng minh cho số dư đầu
năm, kiểm tra biên bản đối chiếu công nợ của năm trước, thư xác nhận từ
người mua cuối năm trước,….
 Đối với số dư cuối kỳ
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu được áp dụng như sau:
 Kiểm tra CSDL “ sự hiện hữu”, “quyền và nghĩa vụ” : Xác minh xem
các khoản còn phải thu khách hàng trên sổ kế toán là có thực sự đang tồn tại
tại thời điểm báo cáo hay không?
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
+ KTV thường yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các bảng liệt
kê chi tiết công nợ đối với người mua. Từ đó tiến hành kiểm tra danh mục và
sự tồn tại của người mua đồng thời làm căn cứ kiểm tra đối chiều với các
chứng từ có liên quan.
+ Kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán
với các người mua, lưu ý đến trường hợp không có biên bản đối chiếu công
nợ để có những thủ tục kiểm toán thay thế.
+ Xin xác nhận các khoản nợ phải thu từ các khách hàng. Nếu không
xin được xác nhận KTV cần tiến hành kiểm tra căn cứ ghi sổ của các khoản
nợ này, như hóa đơn bán hàng, chứng từ xuất kho, vận chuyển, hồ sơ tài liệu
giao hàng,…và các chứng từ thu tiền (phiếu thu, giấy báo Có của ngân
hàng,…)
 Kiểm tra CSDL “ tính toán, đánh giá”: Xác minh xem các khoản nợ
còn PTKH có được tính toán, đánh giá đúng đắn, chính xác hay không?
+ Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cơ sở tính toán nợ phải thu
mà đơn vị đã thực hiện, bằng cách so sánh, đối chiếu số lượng hàng bán chịu
và đơn giá bán trên hóa đơn bán hàng chua thu tiền với thông tin tương ứng
đã ghi trên hợp đồng thương mại hay kế hoạch bán hàng, trên bảng niêm yết
giá của đơn vị,…đã được phê chuẩn. Trong trường hợp phải thu bằng ngoại
tệ cần chú ý đến tỷ giá hối đoái.
+ Kiểm tra tính chính xác của số liệu do đơn vị tính toán về nợ còn
phải thu.
+ Lưu ý đến các trường hợp bán hàng có áp dụng các chính sách giảm
giá, chiết khấu thương mại có liên quan đến tính toán nợ còn phải thu.
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
 Kiểm tra CSDL “ cộng dồn”: Xác minh xem các khoản nợ còn phải thu
khách hàng có được tổng hợp – cộng dồn – đầy đủ, chính xác hay không?
+ So sánh danh mục của người mua từ các sổ chi tiết PTKH với bảng
kê chi tiết công nợ để kiểm tra tính đầy đủ của việc tổng hợp công nợ.
+ Đối chiếu từng trang sổ chi tiết phải thu khách hàng với bảng kê chi
tiết công nợ về các số liệu tương ứng (để kiểm tra tính đúng đắn, chính xác
của việc tổng hợp công nợ).
+ Kiểm tra tính chính xác của việc tổng hợp (cộng dồn) số liệu trên
bảng kê chi tiết công nợ.
 Kiểm tra CSDL “trình bày và công bố” ( xác minh xem các khoản nợ
phải
thu khách hàng có được trình bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế
độ kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị hay không).
+ Kiểm tra thông tin trình bày trên BCTC về khoản còn phải thu khách
hàng có phù hợp với quy định kế toán hay không.
+ Kiểm tra tính nhất quán số liệu trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán
của đơn vị.
1.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền
Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát
liên quan đến số liệu kế toán thuộc chu kỳ Bán hàng và thu tiền, KTV phải
tổng hợp kết quả kiểm toán của chu kỳ này. Công việc này được dựa trên kết
quả các khảo sát đã được thực hiện với những bằng chứng đã thu thập được.
Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thu tiền thường được thể
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
hiện dưới hình thức một “bảng tổng hợp kết quả kiểm toán”, “biên bản kiểm
toán”.
Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong bảng tổng hợp kết quả kiểm
toán thường gồm:
- Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số
dư tài khoản và đánh giá về mức độ của sai phạm.
- Nguyên nhân của sai lệch và các bút toán điều chỉnh sai phạm.
- Kết luận về mục tiêu kiểm toán (đã đạt được hay chưa).
- Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của KSNB đối với chu kỳ
Bán hàng và thu tiền.
- Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có).
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG –
THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH PKF
VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TYTNHH PKF VIỆT NAM
2.2.1 Lịchsửhình thànhvà phát triển của công ty TNHH PKF Việt Nam
Những thông tin chung về công ty TNHH PKF Việt Nam:
1. Tên công ty : Công ty TNHH PKF Việt Nam.
2. Tên giao dịch : PKF VIETNAM CO., LTD.
3. Văn phòng chính : Tầng 10, tòa nhà Center Building, Hapulico
Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Phường
Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP Hà
Nội.
4 Văn phòng Hà Nội : P. 1501, 17T5, Hoàng Đạo Thúy, Quận Thanh
Xuân, TP. Hà Nội.
5. Chi nhánh Hồ Chí
Minh
: Phòng 11.5, Block B, tòa nhà Indochina Park
Tower, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa
Kao, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
6. Chi nhánh Miền
Nam
: Tầng 1, tòa nhà Khánh Nguyên, số 63 Phạm
Ngọc Thạch, phường 06 quận 3, thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam
7. Tổng Giám đốc : Bà Đỗ Thị Ánh Tuyết
Phó Tổng Giám đốc : Bà Dương Thị Thảo
Phó Tổng Giám đốc : Ông Nguyễn Như Tiến
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
Phó Tổng Giám đốc : Bà Trần Thị Nguyệt
Phó Tổng Giám đốc : Ông Nguyễn Hồng Quang
Công ty TNHH PKF Việt Nam (tên cũ là Công ty TNHH Kiểm toán
AFC Hà Nội), là doanh nghiệp được tách từ Công ty TNHH Kiểm toán AFC
Việt Nam (tiền thân là AFC Sài Gòn - là một trong những công ty kiểm toán
đầu tiên của Bộ Tài chính Việt Nam, được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh từ
năm 1995) theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai
thành viên trở lên ngày 14/09/2015, với mã số doanh nghiệp 0313440640.
Công ty TNHH PKF Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt
động từ năm 1995. Trải qua gần 20 năm phát triển và trưởng thành, hiện tại
công ty đang là một trong những công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư
vấn tài chính hàng đầu Việt Nam.
Học Viện Tài Chính
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
vii
2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH PKF Việt Nam
Bộ máy tổ chức được khái quát như sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của PKF Việt Nam
HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN
ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO
y
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN QUAN HỆ
QUỐC TẾ
VĂN PHÒNG
CHÍNH
CHI NHÁNH
TP. HCM
LIÊN LẠC
QUỐC TẾ
BAN KSCL
&
ĐÀO TẠO
GIÁM ĐỐC
DỊCH VỤ
GIÁM ĐỐC
HÀNH CHÍNH
PHÒNG
ĐÀO TẠO
PHÒNG KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG
GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH
PHÒNG
NGHIỆP VỤ
BỘ PHẬN
HÀNH CHÍNH
TỔNG HỢP
PHÒNG
NGHIỆP VỤ 1
PHÒNG
NGHIỆP VỤ 2
PHÒNG
NGHIỆP VỤ 3
PHÒNG
KINH DOANH
PHÒNG
NHÂN SỰ
QUẢN LÝ
DỊCH VỤ
QUỐC TẾ
PHÒNG
HÀNH CHÍNH
TỔNG HỢP
BỘ PHẬN KIỂM
SOÁT CHẤT
LƯỢNG
PHÒNG
NGHIỆP VỤ 4
PHÒNG
NGHIỆP VỤ 5
PHÒNG
NGHIỆP VỤ 6
CHI NHÁNH
MIỀN NAM
GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH
PHÒNG
NGHIỆP VỤ
BỘ PHẬN
HÀNH CHÍNH
TỔNG HỢP
BỘ PHẬN KIỂM
SOÁT CHẤT
LƯỢNG
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
2
2.1.3 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH PKF Việt
Nam
2.1.3.1 Các dịch vụ công ty cung cấp
PKF Việt Nam có đầy đủ các chức năng cung cấp dịch vụ chuyên ngành;
đồng thời đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ chuyên ngành cho các đơn vị, bao
gồm:
+ Dịch vụ kiểm toán;
+ Dịch vụ thẩm định giá tài sản;
+ Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp;
+ Dịch vụ tư vấn Thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành;
+ Dịch vụ tư vấn kế toán;
+ Dịch vụ tư vấn thuế;
+ Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp;
+ Dịch vụ đào tạo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính.
2.1.3.2 Thị trường và các khách hàng chính
Khách hàng của PKF Việt Nam rất đa dạng: Các tập đoàn, tổng công ty là
DNNN, các công ty cổ phần bao gồm cả các công ty cổ phần là các đơn vị có lợi
ích công chúng và đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán,
công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức phi chính phủ
trong nước và quốc tế, các chương trình, dự án tài trợ quốc tế cũng như các dự
án do các tổ chức phi chính phủ trong nước thực hiện, các dự án đầu tư XDCB
hoành thành sử dụng vốn của NSNN, của các doanh nghiệp, ....
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
3
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu khách hàng của công ty PKF Việt Nam
2.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH PKF VIỆT
NAM
2.2.1 Quy trình kiểm toán BCTC chung
Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, PKF Việt Nam đã xây
dựng cho mình chương trình kiểm toán phù hợp và áp dụng linh hoạt cho nhiều
khách hàng với lĩnh vực khác nhau.
Dưới đây là sơ đồ mô tả quy trình kiểm toán BCTC chung của PKF Việt
Nam
LẬP KẾ
HOẠCH
KIỂM
TOÁN
 Tiếp xúc, thương thảo, ký kết hợp đồng kiểm toán;
 Gặp gỡ và làm việc, thu thập thông tin cần thiết cho cuộc
kiểm toán, và đánh giá các thông tin thu thập được;
 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể; và chương trình kiểm toán
chi tiết.
THỰC
HIỆN
 Kiểm toán Báo cáo tài chính theo kế hoạch và chương trình
kiểm toán đã đề ra thông qua các thủ tục: thủ tục phân tích và
thủ tục kiểm tra chi tiết;
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
4
KIỂM
TOÁN
 Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung (nếu cần thiết) trong
từng trường hợp cụ thể.
KẾT
THÚC
KIỂM
TOÁN
 Tổng hợp, soátxét hồ sơ kiểm toán, đánh giá các bằng chứng
kiểm toán thu thập được và hình thành ý kiến kiểm toán;
 Lập dự thảo báo cáo kiểm toán, thư quản lý;
 Trao đổivề dự thảo báo cáo kiểm toán, thư quản lý;
 Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý chính thức.
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán chung của PKF Việt Nam
2.2.2 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại PKF Việt Nam
Hiện nay AFC Việt Nam đã thành lập riêng một Ban kiểm soát chất lượng
hoạt động độc lập với các phòng ban khác và chịu trách nhiệm báo cáo
trực tiếp với Ban giám đốc. Ban kiểm soát chất lượng tiến hành phổ biến và
kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các quy định về kiểm soát chất lượng
kiểm toán của công ty.
Dưới đây là sơ đồ quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại
PKF Việt Nam.
Thành viên Ban giám đốc
Chủ nhiệm kiểm toán
Trưởng nhóm kiểm toán
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
5
KTV
Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán
Kiểm soát chất lượng được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán để
đảm bảo việc kiểm toán được thực hiện hiệu quả, hoàn tất đúng thời hạn và đảm
bảo duy trì chất lượng công việc kiểm toán.
Trong một cuộc kiểm toán, các công việc được phân công và giao cho
từng người thực hiện, sau đó có sự hỗ trợ và được kiểm tra giám sát từ những
người có cấp cao hơn. Người chịu trách nhiệm soát xét cao nhất là thành viên
Ban Giám đốc, các trợ lý KTV, KTV sẽ trực tiếp thực hiện các phần hành và
được soát xét bởi những người có trách nhiệm cao hơn.
2.2.3 Hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán là tài liệu do KTV lập, thu thập, phân loại, sử dụng và
lưu trữ. Hồ sơ kiểm toán ở công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam được lưu
giữ ở hai dạng là Hồ sơ kiểm toán thường trực và Hồ sơ kiểm toán năm.
 Hồ sơ kiểm toán thường trực: Chứa đựng các tài liệu, thông tin chung về
khách hàng và được sử dụng cho nhiều năm. Hồ sơ kiểm thường trực thường
bao gồm các thông tin tổng hợp về khách hàng, thông tin liên quan đến môi
trường hoạt động, thông tin pháp luật, thông tin về thuế, thông tin về nhân sự,
thông tin về kế toán, thông tin về hợp đồng và cam kết dài hạn, thông tin về các
thủ tục KSNB.
 Hồ sơ kiểm toán năm: Hồ sơ kiểm toán năm chứa đựng những thông tin,
tài liệu về khách hàng liên quan đến cuộc kiểm toán trong năm hiện tại.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
6
Hồ sơ kiểm toán năm gồm:
Phần tổng hợp hồ sơ: Đây là phần lưu các tài liệu, thông tin như: Thư
mời, hợp đồng kiểm toán, BCTC của khách hàng trong năm kiểm toán( bao gồm
báo cáo trước và sau kiểm toán), soát xét và kiểm tra của thành viên Ban Giám
đốc đối với Hồ sơ kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán.
Phần kiểm tra khoản mục: Chương trình kiểm toán, giấy tờ làm việc, các
bằng chứng kiểm toán KTV lưu trữ , những đánh giá, kết luận của KTV.
2.3 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG –
THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2.3.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán là việc KTV phải xem xét
đánh giá các thông tin liên quan tới khách hàng trong những năm gần đây bao
gồm: khả năng làm việc của BGĐ công ty khách hàng, tình hình hoạt động kinh
doanh của khách hàng để quyết định chấp thuận hoặc tái chấp thuận khách hàng.
KTV đồng thời phải đánh giá việc tuân thủ yêu cầu đạo đức nghề nghiệp khi
thực hiện dịch vụ, bao gồm cả tính độc lập. KTV đánh giá mức độ nhạy cảm của
khách hàng , rủi ro kinh doanh, thông tin ngành nghề. Nếu là một khách hàng
nhạy cảm thì trong quá trình kiểm toán phải tăng mức độ đảm bảo từ các thủ tục
kiểm toán và thực hiện soát xét ở mức độ phù hợp. Nhân sự được chỉ định phụ
trách các khoản mục liên quan tới chu kỳ Bán hàng – thu tiền thường là người có
kinh nghiệm trong kiểm toán các khoản mục như: doanh thu bán hàng hay phải
thu khách hàng hoặc đã từng tham gia kiểm toán cho khách hàng đó. Thông qua
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
7
các số liệu trên BCTC, KTV tiến hành tính toán mức trọng yếu cho từng khoản
mục cụ thể của từng khoản mục, thực hiện phân tích sơ lược về tình hình bán
hàng và thu tiền của khách hàng. KTV tiến hành đánh giá hệ thống KSNB của
khách hàng đối vói chu kỳ bán hàng và thu tiền.
Đối với Công ty A là khách hàng truyền thống thì khi kết thúc cuộc kiểm
toán năm trước, PKF Việt Nam thường bày tỏ nguyện vọng tiếp tục được kiểm
toán vào năm sau và được Công ty A đồng ý. Vì công ty A là khách hàng quen
thuộc nên PKF Việt Nam đã có nhiểu hiểu biết về công ty A như: Các thông tin
chung về ngành nghề kinh doanh, các loại dịch vụ, thị trường, khách hàng, hệ
thống KSNB, hệ thống quản lý...của công ty A (tài liệu được lưu trong hồ sơ
kiểm toán chung). Trong kỳ kiểm toán năm sau, Công ty chỉ cần tìm hiểu thêm
một số thông tin cần thiết để đưa ra quyết định có tiếp tục kiểm toán không. PKF
Việt Nam tiến hành phỏng vấn BGĐ Công ty A về những thay đổi trong năm,
đồng thời tìm hiểu về những thay đổi trong năm, đồng thời tìm hiểu về những
thay đổi thông qua website của công ty A.
Hợp đồng kiểm toán do PKF Việt Nam lập, sau khi đã thống nhất với
khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng, hai bên tiến hành ký kết. Trong
hợp đồng ghi rõ thông tin của hai bên, quy định rõ phạm vi, quyền hạn và trách
nhiệm của hai bên.
2.3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán
Sau khi đã xem xét chấp nhận khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán,
KTV sẽ thực hiện lập kế hoạch kiểm toán.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
8
Dưới đây là bảng tóm tắt kế hoạch kiểm toán công ty A cho năm tài chính
kết thúc vào ngày 31/12/2015:
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DI ĐỘNG THẾ HỆ MỚI
BẢNG TÓM TẮT KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
Năm / Kỳ tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2015
Họ tên Chữ ký Ngày
Được lập bởi: Nguyễn Thị Huyền 30/01/2016
KTV chính
Chủ nhiệm KT Nguyễn Như Tiến 30/01/2016
Được chấp thuận bởi:
Giám đốc kiểm toán phụ trách Nguyễn Như Tiến 30/01/2016
Các nhân viên được phân công thực hiện đã đọc và hiểu:
Họ tên Chữ ký Ngày
Chủ nhiệm KT Nguyễn Như Tiến 30/01/2016
KTV chính Nguyễn Thị Huyền 30/01/2016
Trợ lý kiểm toán Lê Quỳnh Trang 30/01/2016
Trợ lý kiểm toán Phạm Thị Hà Vinh 30/01/2016
Trợ lý kiểm toán Đào Thị Thu Hằng 30/01/2016
1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ KHÁCH HÀNG
Tên khách hàng Công ty Cổ phần A
Mã số thuế 0193809976
Hoạt động chính Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy
khai khoáng, xây dựng
Ngày kết thúc năm tài chính 31/12/2015
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
9
Giấy phép ĐKKD (số/ngày) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty
cổ phần thay đổi lần 8 ngày 28/10/2015.
Loại hình doanh nghiệp Công ty Cổ phần
2. CHỦ SỞ HỮU, BAN QUẢN LÝ VÀ CẤU TRÚC CÔNG TY
Vốn điều lệ và vốn góp 30.000.000.000 đồng
Hội đồng Quản trị/ thành viên Ông B – Chủ tịch hội đồng
Bà C – Phó Chủ tịch Hội đống quản trị
Ban Giám đốc Ông D – Tổng Giám đốc
Bà E – Phó Tổng Giám đốc
Bà F – Phó Tổng Giám đốc
3. XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC RỦI RO SAI SÓT TRỌNG YẾU
THÔNG QUA SỰ HIỂU BIẾT ĐƠN VỊ VÀ MÔI TRƯỜNG
3.1 Ngành nghề kinh doanh: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai
khoáng, xây dựng
3.2 Môi trường hoạt động:
- Công ty là cổ phần thành lập theo Luật Doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán;
- Công ty áp dụng Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài
chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
3.3 Chuẩn mực áp dụng cho việc báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính được trình
bày theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
3.4 Chế độ kế toán và Báo cáo tài chính:
- Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo
Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
10
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Hình thức kế toán trên máy vi tính.
4. MỨC TRỌNG YẾU KẾ HOẠCH
Trong kế hoạch kiểm toán, chúng tôi phán đoán mức trọng yếu ban cho toàn bộ
Báo cáo tài chính là 1.129.720.120 đồng dựa trên cơ sở 2% của tổng tài sản.
Mức trọng yếu thực hiện là 790.804.084 đồng được xác định bằng 75% mức
trọng yếu cho toàn bộ BCTC. Mức sai sót có thể bỏ qua bằng 31.632.163 đồng
được xác định bằng 4% mức trọng yếu thực hiện. Tất cả các sai sót được nhận
biết và ước tính mà lớn hơn mức sai sót có thể bỏ qua sẽ được chuyển ghi vào
Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh.
5. XEM XÉT CÁC VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN NĂM TRƯỚC
Không có các vấn đề kiểm toán năm trước chưa giải quyết và cần lưu ý trong
năm này.
6. NHÂN SỰ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
Nhân sự
Phó Giám đốc Nguyễn Như Tiến
Chủ nhiệm kiểm toán Nguyễn Như Tiến
KTV chính Nguyễn Thị Huyền
Trợ lý kiểm toán Lê Quỳnh Trang
Trợ lý kiểm toán Phạm Thị Hà Vinh
Trợ lý kiểm toán Đào Thị Thu Hằng
Thời gian thực hiện
Quan sát kiểm kê hàng tồn kho (nếu có)
Thời gian thực hiện tại VP khách hàng Từ 16/02/2016 đến 18/02/2016
Thời gian hoàn tất giấy làm việc tại VP PKF Từ 19/02/2016 đến 23/02/2016
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
11
Gửi dự thảo cho khách hàng 23/02/2016
7. KHẲNG ĐỊNH TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NHÓM KIỂM TOÁN
Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi độc lập với khách hàng này theo các
nguyên tắc và các điều khoản trong Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán,
kiểm toán của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 87/2005/QĐ-
BTC ngày 01/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chúng tôi sẽ duy trì sự độc
lập này trong thời gian chúng tôi cộng tác với khách hàng.
Bảng : Bảng tóm tắt kế hoạch kiểm toán
2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
2.3.2.1 KSKSNB đối với chu kỳ bán hàng – thu tiền
Nhằm đánh giá rủi ro kiểm soát của chu kỳ bán hàng – thu tiền, KTV thiết
kế các thử nghiệm kiểm soát đối với chu kỳ bán hàng – thu tiền đối với công ty
A như sau:
Bảng Đánh giá hệ thống KSNB đối với chu kỳ bán hàng – thu tiền của công ty
A
PKF VIỆT NAM
Khách hàng: Công ty Cổ phần A
Nội dung: Tìm hiểu chu trình bán hàng – phải
thu
Ngày kết thúc năm tài chính: 31/12/2015
Người thực hiện: LQT
Ngày thực hiện: 16/02/2016
Người kiểm tra: NTH
A. MỤC TIÊU
1. Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình KD
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
12
quan trọng;
2. Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các kiểm soát chính của chu
trình KD này;
3. Tiến hành chọn mẫu để kiểm tra xem HTKSNB có được vận hành phù hợp
như thiết kế không
4. Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả.
B. CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
1. Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới bán hàng - phải
thu
- Sản phẩm và dịch vụ chính của DN
Dịch vụ chính của Công ty là bán máy móc, thiết bị
- Cơ cấu các loại doanh thu trong tổng doanh thu
100% là doanh thu bán hàng hóa
- Cách thức bán hàng của DN áp dụng chủ yếu (Bán buôn, bán lẻ, trả chậm,
trả góp, trao đổi hàng, bán hàng thu tiền ngay)
Chủ yếu bán hàng hóa cho các công ty trong tập đoàn Than
- Thị phần của sản phẩm và dịch vụ; loại KH; mức độ phụ thuộc vào KH lớn;
phát triển sản phẩm mới
Khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng trong tập đoàn Than, hiện
tại công ty đang tìm kiếm các khách hàng từ nước ngoài
- Tính thời vụ của hàng hóa và dịch vụ; mức độ cạnh tranh; chính sách giá
bán hàng hoặc dịch vụ; kênh phân phối
Doanh thu ghi nhận các tháng ko có tính mùa vụ
- Chính sách hóa đơn, chiết khấu, giảm giá và khuyến mại; các điều khoản
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
13
bán hàng thông thường; điều khoản thanh toán, hoa hồng bán hàng; bán hàng
cho các bên có liên quan
Không có
- Quản lý nợ phải thu; các rủi ro liên quan tới quá trình thu tiền bán hàng
Các khoản phải thu quá thời hạn đều đã được trích lập dự phòng theo TT
228
2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng
- Thời điểm ghi nhận doanh thu, cơ sở cho việc ghi nhận doanh thu, phải thu;
Hợp đồng => bán vật tư, vật liệu => biên bản nghiệm thu hàng hóa => xuất
hóa đơn => ghi nhận doanh thu"
- Các ước tính kế toán và xét đoán sử dụng như tỷ lệ hoàn thành, ước tính dự
phòng phải thu khó đòi;
Ước tính dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện theo TT 228
- So sánh chính sách kế toán áp dụng có phù hợp với quy định của chuẩn
mực, chế độ kế toán;
Phù hợp
- Chính sách kế toán có được áp dụng nhất quán;
Nhất quán
- Các thay đổi chính sách kế toán và các ước tính kế toán:
Không có thay đổi
3. Mô tả chu trình “Bán hàng phải thu” tại công ty A
STT Mô tả các nghiệp vụ
trọng yếu của chu trình
Thủ tục kiểm soát Thẩm quyền
phê duyệt
Tài liệu
kèm theo
1 Tiếp nhận Đơn đặt hàng Hợp đồng mua bán Giám đốc Hợp
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
14
được lập và trình
giám đốc duyệt
đồng
2 Yêu cầu phòng Kinh
doanh đánh giá thẩm
định đơn đăt hàng
Phòng kinh doanh
thẩm định đơn hàng
rồi trình giám đốc
Trưởng
phòng KD
Hợp
đồng
3 Ban giám đốc kiểm tra
đơn đặt hàng
Giám đốc đánh giá
hợp đồng
Giám đốc Hợp
đồng
4 Viết hóa đơn bán hàng Kế toán viết hóa đơn
theo hợp đồng
KT trưởng
Giám đốc
Hóa đơn
5 Bộ phân kinh doanh viết
hóa đơn bán hàng.
Viết hóa đơn Giám đốc Hóa đơn
6 Bộ phận kho kiểm tra
lượng hàng tồn kho,
thực hiện xuất hàng
Thủ kho xuất kho
theo đơn hàng
chuyển về
Thủ kho
Giám đốc
Phiếu
xuất kho
7 Bộ phận kế toán ghi số
nghiệp vụ
Hạch toán Kế toán
trưởng
4. Soát xét về thiết kế và thực hiện các kiểm soát chính
Sai sót có thể
xảy ra
Mô tả kiểm soát chính (1) Đánh giá
về mặt
thiết kế
Đánh
giá về
mặt
thực
hiện
Tham
chiếu
đến tài
liệu
“walk-
through
test”
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
15
Mục tiêu KS (1): “Tính có thật”: Doanh thu, các khoản phải thu ghi nhận trên
sổ phải có thật
Doanh thu và
phải thu là
giả; được ghi
nhận nhưng
chưa giao
hàng/ cung
cấp dịch vụ;
hóa đơn bán
hàng được ghi
nhận nhiều
hơn một lần
Hóa đơn bán hàng chỉ được lập
khi Đơn hàng và Lệnh xuất kho
đã được phê duyệt.
Trong vòng ….. ngày sau ngày
kết thúc năm, đơn đặt hàng và
các tài liệu xuất hàng phải được
soát xét và thực hiện các điều
chỉnh cần thiết đối với các hóa
đơn đã viết nhưng cuối năm
hàng vẫn chưa xuất kho.
Đối chiếu Phiếu xuất kho với
hóa đơn để đảm bảo rằng một
khoản doanh thu không bị xuất
hóa đơn và ghi sổ kế toán nhiều
lần.
Mục tiêu KS (2): “Tính đầyđủ”: Doanh thu, các khoản phải thu phải được ghi
sổ đầy đủ.
Doanh thu,
các khoản
phải thu và đã
thu tiền không
được ghi nhận
Chứng từ vận chuyển, Đơn đăt
hàng, Phiếu xuất hàng phải được
đánh số thứ tự để kiểm soát, so
sánh với hóa đơn về số lượng
xuất, thời gian xuất.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
16
đầy đủ [Định kì], phải tiến hành đối
chiếu công nợ với KH. Các
chênh lệch phải được điều tra,
xử lý
Mục tiêu KS (3): “Tính chính xác”:Doanh thu,cáckhoản phảithu phảiđược ghi
nhận chính xác, đúng đối tượng.
Doanh thu,
các khoản
phải thu và đã
thu tiền không
được ghi nhận
chính xác,
đúng đối
tượng
Giá bán trên hóa đơn được
[người có thẩm quyền] kiểm tra,
đối chiếu với Bảng giá và được
cộng lại trước khi chuyển cho
KH.
[Hàng tháng] kế toán lập biên
bản đối chiếu nợ phải thu với
phòng kinh doanh
Mục tiêu KS (4): “Tính đánhgiá”: Cáckhoản phảithu phảiđược ghinhận theo
giá trị có thể thu hồi được.
Các khoản
phải thu KH
không được
ghi nhận theo
giá trị có thể
thu hồi được
[Người có thẩm quyền] đánh giá
khả năng thanh toán của KH
trước khi bán chịu
[Định kỳ] phải lập Báo cáo về
tình trạng HTK đã quá hạn sử
dụng và có biện pháp xử lý kịp
thời.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
17
C. TỔNG HỢP VÀ KẾT LUẬN
KSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền nhìn chung đã được thiết
kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được thực hiện
2.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích
 Thực hiện thủ tục phân tích đối với doanh thu ở công ty A
PKF Việt Nam thực hiện thủ tục phân tích doanh thu dựa trên cơ sở thu
thập số liệu về doanh thu theo từng đối tượng, từng khu vực và từng thời kỳ. Các
con số được so sánh với danh thu của niên độ trước theo số tương đối và số tuyệt
đối, từ đó tính ra các biến động và cơ sở để khoanh vùng sai phạm.
Bảng : Thực hiện thủ tục phân tích đối với doanh thu tại công ty A
PKF VIỆT NAM
Khách hàng: Công ty Cổ phần A
Nội dung: Phân tích doanh thu
Ngày kết thúc năm tài chính: 31/12/2015
Người thực hiện: LQT
Ngày thực hiện: 16/02/2016
Người kiểm tra: NTH
Mục tiêu: Thu thập bảng tổng hợp doanh thu theo loại hình/theo tháng phân tích
với tỷ lệ/kết cấu doanh thu kỳ trước.
Nguồn số liệu: Sổ chi tiết, bảng tổng hợp doanh thu khách hàng cung cấp.
Công việc thực hiện: Thu thập bảng tổng hợp doanh thu theo loại hình/theo
tháng phân tích với tỷ lệ/kết cấu doanh thu kỳ trước.
Bảng tổng hợp doanh thu theo tháng
Tháng Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Tỷ lệ
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
18
1 9.235.064.692 9.156.202.873 78.861.819 0,871%
2 7.137.681.210 7.093.808.547 43.872.663 0,618%
3 7.188.546.208 7.127.160.409 61.385.799 0,861%
4 7.329.283.272 7.266.695.664 62.587.608 0,884%
5 6.626.975.955 7.570.385.624 (943.409.669) -12,462%
6 9.261.655.994 8.225.264.052 36.391.942 0,442%
7 8.598.192.913 8.524.769.591 73.423.322 0,805%
8 8.266.821.134 8.196.227.524 70.593.610 0,895%
9 8.420.271.534 8.348.367.552 71.903.982 0,834%
10 7.444.482.019 7.346.753.125 97.728.894 1,330%
11 9.317.648.992 9.238.081.954 79.567.038 0,861%
12 9.592.289.778 8.493.298.695 1.098.991.083 12,940%
Cộng 97.418.913.700 96.587.015.609 831.898.091 0.009%
Phân tích:
Doanh thu bán hàng năm nay có tăng nhẹ so với năm ngoái
Doanh thu giữa các tháng và doanh thu của năm nay so với năm trước không có
sự biến động lớn
Doanh thu cao nhất là vào tháng 12, thấp nhất vào tháng 5. Tuy nhiên, sự biến
động giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là không đáng kể
Thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục phải thu khách hàng ở
công ty A
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
19
KTV thực hiện thu thập chi tiết số dư của tài khoản phải thu khách hàng
vào 31/12/2015, kết hợp với số liệu này của năm 2014 (số đã được kiểm toán),
thủ tục phân tích được thực hiện như sau:
PKF VIỆT NAM
Khách hàng: Công ty Cổ phần A
Nội dung: Phân tích khoản phải thu
khách hàng
Ngày kết thúc năm tài chính:
31/12/2015
Người thực hiện: LQT
Ngày thực hiện: 16/02/2016
Người kiểm tra: NTH
Phân tích các khoản phải thu khách hàng
31/12/2015
VND
01/01/2015
VND
Chênh lệch
(VND)
Tỷ lệ
(%)
-Phải thu các
bên liên quan
- - - -
- Phải thu bên
thứ 3
18.927.701.548 13.884.525.819 5.043.175.729 0.363
Tổng các
khoản phải thu
18.927.701.548 13.884.525.819 5.043.175.729 0.363
Trừ: Dự phòng
nợ phải thu khó
đòi
- - - -
Các khoản phải
thu thuần
18.927.701.548 13.884.525.819 5.043.175.729 0.363
Doanh thu bán 97.418.913.700 96.587.015.610
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03
20
hàng
Phân tích tuổi
nợ
-Trong thời hạn 18.927.701.548 13.884.525.819
-Quá hạn - - - -
Kỳ thu tiền bình
quân (ngày)
5,1 6,9 1,8
Phân tích:-
- Các khoản phải thu không chịu lãi suất và điều khoản thanh toán thông thường
được cho phép bởi điều khoản trên hợp đồng mua bán.
- Các khoản phải thu khách hàng của Công ty tại thời điểm cuối kỳ tài chính là
các khoản phải thu ngắn hạn, số dư phải thu đều trong hạn thanh toán, không
phát sinh nợ phải thu khó đòi, công ty không thực hiện trích lập dự phòng phải
thu nợ khó đòi.
- Từ việc phân tích tuổi nợ cho thấy phải thu khách hàng đều trong hạn thanh
toán, chính sách quản lý và thu hồi nợ phải thu hoạt động tốt.
2.3.2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
 Kiểm tra tính hợp lý của doanh thu bán hàng
KTV thực hiện kiểm tra các hợp đồng và căn cứ vào đó để ước tính doanh
thu từ hoạt động bán hàng của công ty A. Cách ước tính như sau:
Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam

More Related Content

What's hot

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Nguyễn Công Huy
 
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOTĐề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFKĐề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
 
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chínhThủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&CĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
 
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
 
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAYQuy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng LongĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
 
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOTĐề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán AscoĐề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAYĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
 
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
 
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giá
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giáĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giá
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giá
 
Đề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán Immanuel
Đề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán ImmanuelĐề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán Immanuel
Đề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán Immanuel
 

Similar to Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam

Đề tài: Kế toán hàng hoá tại Công ty thương mại Trường Xuân, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán hàng hoá tại Công ty thương mại Trường Xuân, HAY - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán hàng hoá tại Công ty thương mại Trường Xuân, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán hàng hoá tại Công ty thương mại Trường Xuân, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo cty cp tu van dich vu
Báo cáo cty cp tu van dich vuBáo cáo cty cp tu van dich vu
Báo cáo cty cp tu van dich vudiepkt1990
 
ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁ...
ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁ...ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁ...
ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁ...Luận Văn 1800
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Rất hay Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Rất hay Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Rất hay Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Rất hay Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Nghiên cứu công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong chu trìn...
Nghiên cứu công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong chu trìn...Nghiên cứu công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong chu trìn...
Nghiên cứu công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong chu trìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngHậu Nguyễn
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...Luận Văn 1800
 
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc Thiên
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc ThiênTổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc Thiên
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc ThiênTommie Harber
 
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam (20)

Đề tài: Kế toán hàng hoá tại Công ty thương mại Trường Xuân, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán hàng hoá tại Công ty thương mại Trường Xuân, HAY - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán hàng hoá tại Công ty thương mại Trường Xuân, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán hàng hoá tại Công ty thương mại Trường Xuân, HAY - Gửi miễn p...
 
Kiểm toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Kiểm Toán Nhân Tâm Việt
Kiểm toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Kiểm Toán Nhân Tâm ViệtKiểm toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Kiểm Toán Nhân Tâm Việt
Kiểm toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Kiểm Toán Nhân Tâm Việt
 
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toánKiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
 
Báo cáo cty cp tu van dich vu
Báo cáo cty cp tu van dich vuBáo cáo cty cp tu van dich vu
Báo cáo cty cp tu van dich vu
 
Luận Văn Quy Trình Kiểm Toán Chu Kỳ Bán Hàng – Thu Tiền Trong Kiểm Toán Báo ...
Luận Văn Quy Trình Kiểm Toán Chu Kỳ Bán Hàng – Thu Tiền Trong Kiểm Toán Báo ...Luận Văn Quy Trình Kiểm Toán Chu Kỳ Bán Hàng – Thu Tiền Trong Kiểm Toán Báo ...
Luận Văn Quy Trình Kiểm Toán Chu Kỳ Bán Hàng – Thu Tiền Trong Kiểm Toán Báo ...
 
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toán
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toánĐề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toán
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toán
 
ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁ...
ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁ...ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁ...
ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁ...
 
Đề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOTĐề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOT
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải hàng hóa, 9đ
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải hàng hóa, 9đNâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải hàng hóa, 9đ
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải hàng hóa, 9đ
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Rất hay Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Rất hay Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Rất hay Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Rất hay Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải Thúy Anh
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải Thúy AnhĐề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải Thúy Anh
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải Thúy Anh
 
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đĐề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
 
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán ViệtKiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
 
Nghiên cứu công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong chu trìn...
Nghiên cứu công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong chu trìn...Nghiên cứu công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong chu trìn...
Nghiên cứu công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong chu trìn...
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc Thiên
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc ThiênTổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc Thiên
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc Thiên
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đĐề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
 
Phạm thị ngân
Phạm thị ngânPhạm thị ngân
Phạm thị ngân
 
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 

Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam

  • 1. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Đào Thị Thu Hằng
  • 2. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Từ viết tắt BCTC BCKT BGĐ BHXH BHYT BHTN CNV CBCNV CPTL HĐQT KM KPCĐ KSNB KTV RRKS RRPH RRTT TNCN TNDN TNHH VACPA Nguyên bản Báo cáo tài chính Báo cáo kiểm toán Ban Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp Công nhân viên Cán bộ công nhân viên Chi phí tiền lương Hội đồng quản trị Khoản mục Kinh phí công đoàn KSNB KTV Rủi ro kiểm soát Rủi ro phát hiện Rủi ro tiềm tàng Thu nhập cá nhân Thu nhập doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn Hội KTV hành nghề Việt Nam
  • 3. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, PHỤ LỤC Sơ đồ 1.1: Trình tự luân chuyển chứng từ bán hàng Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán chu kỳ bán hàng – thu tiền Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của PKF Việt Nam Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán chung của PKF Việt Nam Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán Biểu đồ 2.1: Cơ cấu khách hàng của công ty PKF Việt Nam Bảng 2.1: Bảng 2.2: Bảng 2.3: Bảng 2.4: Bảng 2.5: Bảng 2.6: Bảng 2.7: Bảng 2.8: Bảng 2.9: Bảng 2.10: Phụ lục 1.1: Phụ lục 1.2: Phụ lục 2.1: Phụ lục 2.2: Phụ lục 2.3: Phụ lục 2.4: Phụ lục 2.5: Phụ lục 2.6:
  • 4. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN......................................................................................II DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................... III DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, PHỤ LỤC...................................... III SƠ ĐỒ 1.1: TRÌNH TỰ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ BÁN HÀNG ....... III SƠ ĐỒ 1.2: QUY TRÌNH HẠCH TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN........................................................................................................ III MỤC LỤC .............................................................................................. III LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 4 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM................................................. 4 1.1 ............................................................................................................................................. K HÁI QUÁT CHUNG VỀ CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC .............................................................................. 4 1.1.1 Khái niệm chu kỳ bán hàng - thu tiền......................................... 4 1.1.2 Tổ chức công tác kế toán đối với chu kỳ bán hàng - thu tiền...... 4 1.1.3 Đặc điểm chu kỳ bán hàng – thu tiền ảnh hưởng đến công tác kiểm toán BCTC ....................................................................................... 6 1.1.4 KSNB đối với chu kỳ bán hàng - thu tiền................................... 7 1.2 ............................................................................................................................................. K HÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.................................... 9 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền........................... 9
  • 5. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii 1.2.2 Căn cứ kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền............................. 10 1.2.3 Các saisótthườnggặp trongkiểm toán chukỳ bán hàng – thu tiền12 1.3 ............................................................................................................................................. Q UY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH................................................... 13 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán............................................................ 13 1.3.2 Thực hiện kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền......................... 16 1.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền............. 28 CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 30 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM THỰC HIỆN....................................................................... 30 2.1 ............................................................................................................................................. T ỔNGQUAN CHUNG VỀ CÔNGTYTNHHPKFVIỆT NAM.................... 30 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH PKF Việt Nam 30 2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH PKF Việt Nam. 1 2.1.3 Đặc điểmvề hoạtđộng kinhdoanhcủa công tyTNHH PKF Việt Nam 2 2.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM....................................................................................... 3 2.2.2 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại PKF Việt Nam..... 4 2.3 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM THỰC HIỆN.............. 6 2.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.............................................. 6
  • 6. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii 2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục tiền lương.................. 11 2.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán..................................................... 26 2.4 ............................................................................................................................................. Đ ÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM THỰC HIỆN.............. 27 2.4.1 Những ưu điểm...................................................................... 27 2.4.2 Những hạn chế....................................................................... 30 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế .......................................... 32 CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 33 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM............................................................................................. 33 3.1 SỰ CẦN THIẾT, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN......... 33 2.4.2 Sựcầnthiết hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ bán hang – thu tiền ............................................................................................ 34 2.4.2 Yêu cầuvà nguyêntắc hoànthiện chu kỳ bán hàng – thu tiền35  Yêu cầu hoàn thiện.................................................................. 35  Nguyên tắc hoàn thiện ............................................................ 36 3.2 ............................................................................................................................................. M ỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG THU TIỀN.......................................................... 37 3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Error! Bookmark not defined.
  • 7. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii 2.2.1 Giai đoạn thực hiện kiểm toán Error! Bookmark not defined. 3.3 ............................................................................................................................................. Đ IỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP..................................................... 38 3.3.1 Về phía các cơ quan nhà nước.............................................. 39 3.3.2 Về phía công ty TNHH PKF Việt Nam................................. 40 3.3.3 Về phía Hội nghề nghiệp ....................................................... 41 KẾT LUẬN.............................................................................................. 43 NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC........................... 45 NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN .................................................. 46
  • 8. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii LỜI MỞ ĐẦU 1, Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trên con đường phát triển đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, cơ chế kinh tế mở đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong cả nước có cơ hội giao lưu, hội nhập vươn lên mạnh mẽ trên thị trường. Bên cạnh đó là nhiều khó khăn, thách thức đã đặt các doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt. Trước thực trạng nền kinh tế đang biến động với nhiều rủi ro, kiểm toán đã ra đời và phát triển như một tất yếu khách quan. Đây là hoạt động dịch vụ tạo ra niềm tin cho những người quan tâm đến thông tin tài chính của doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế, góp phần hướng dẫn nghiệp vụ kế toán, nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp thông qua quá trình tư vấn và hoàn thiện hệ thống KSNB. Ngày nay dịch vụ kiểm toán phát triển ngày càng mạnh mẽ, các công ty kiểm toán không ngừng mở rộng về quy mô, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp. Một trong những dịch vụ hàng đầu mà các công ty kiểm toán cung cấp cho khách hàng phải kể đến dịch vụ kiểm toán BCTC. Trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng rất quan trọng bởi mức độ phát sinh nghiệp vụ lớn, phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Cụ thể là doanh thu bán hàng và nợ phải thu ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất sinh lời và dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp. Hai khoản mục này cũng luôn hàm chứa nhiều sai sót và gian lận. Do đó, kiểm toán doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng là quy trình kiểm toán quan trọng và chiếm khối lượng lớn trong quá trình kiểm toán.
  • 9. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii Nhận thức được tầm quan trọng trên, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH PKF Việt Nam, bên cạnh việc tìm hiểu chung về hoạt động kiểm toán của Công ty em đã đi sâu tìm hiểu công tác kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH PKF Việt Nam thực hiện. Tên cơ sở đó, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền trong kiểm toánBáo cáo tài chính do Công ty TNHH PKF Việt Nam thực hiện” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2, Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài là:  Hệ thống hóa làm rõ những vấn đề lý luận về quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính.  Tìm hiểu về thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH PKF Việt Nam.  Thông qua lý luận và thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH PKF Việt Nam để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH PKF Việt Nam thực hiện. 3, Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng của đề tài này là kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền trong kiểm toán BCTC. Phạm vi của đề tài này là kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH PKF Việt Nam thực hiện. 4, Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau:
  • 10. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii  Phương pháp chung:  Phương pháp duy vật biện chứng;  Phương pháp duy vật lịch sử.  Phương pháp cụ thể:  Phương pháp tổng hợp;  Phương pháp phân tích;  Phương pháp so sánh, đối chiếu;  Phương pháp khảo sát thực tiễn… 5, Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH PKF Việt Nam. Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH PKF Việt Nam thực hiện. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền tại Công ty TNHH PKF Việt Nam.
  • 11. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.1.1 Khái niệm chu kỳ bán hàng - thu tiền Bán hàng – thu tiền là một trong những chu kỳ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chu kỳ này gồm hai giai đoạn, giai đoạn bán hàng và giai đoạn thu tiền hàng. Người bán – sẽ cung cấp “hàng” cho người mua, người mua nhận hàng và có trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho người bán. “Hàng” có thể là tài sản cụ thể (Thành phẩm, vật tư, hàng hóa,...) hoặc dịch vụ (Sửa chữa, xây lắp,...). Như vậy, Bán hàng – thu tiền (hay còn gọi là tiêu thụ) là quá trình chuyển quyền sở hữu của “hàng” qua quá trình trao đổi Hàng – Tiền. Bên bán có thể bán theo các phương thức như: bán buôn, bán lẻ, bán qua đại lý,... Bên mua có thể thanh toán tiền mua hàng ngay hay chấp nhận thanh toán và sẽ thanh toán sau (thanh toán bằng tiền mặt hay thanh toán qua ngân hàng hoặc theo một thể thức khác được thỏa thuận). 1.1.2 Tổ chức công tác kế toán đối với chu kỳ bán hàng - thu tiền - Chứng từ sử dụng: Đơn đặt hàng, hợp đồng bán hàng, phiếu giao hàng, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng… - Sổ sách sử dụng : Doanh nghiệp tự lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp với đặc điểm và điều kiện của doanh nghiệp.
  • 12. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii - Tài khoản sử dụng: TK 111, TK 112, TK 131, TK 139, TK 3387, TK 511, TK 512, TK 531, TK 532, TK 632,... - Quy trình luân chuyển chứng từ: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán bán hàng như sau: Hợp đồng Hợp đồng bán hàng bán hàng Phiếu xuất kho Hợp đồng bán hàng Phiếu xuất kho Sơ đồ 1.1: Trình tự luân chuyển chứng từ bán hàng Khách hàng Phòng kinh doanh Giám đốc, Kế toán trưởng (ký duyệt) Kế toán bán hàng Khách hàng
  • 13. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii - Quy trình hạch toán chu kỳ bán hàng – thu tiền TK 111, 112, 113 TK 5211, 5212, 5213 TK 511 TK 111, 112 Chiết khấu, giảm giá, Kết chuyển giảm Doanh thu thu Hàng bán bị trả lại trừ doanh thu tiền ngay TK 3387 Doanh thu Doanh thu kỳ này nhận trước Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán chu kỳ bán hàng – thu tiền 1.1.3 Đặc điểm chu kỳ bán hàng – thu tiền ảnh hưởng đến công tác kiểm toán BCTC Trong bất kỳ cuộc kiểm toán BCTC nào thì kiểm toán chu kỳ Bán hàng - thu tiền là một phần hành quan trọng, đòi hỏi mất nhiều thời gian và chi phí. Chu kỳ bán hàng – thu tiền liên quan đến nhiều thông tin trên BCĐKT (tiền, phải thu khách hàng, hàng tồn kho...), trên BCKQKD (doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận...). Mặt khác, chu kỳ bán hàng và thu tiền là giai đoạn cuối của chu kỳ sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cho nên, bản thân TK 111, 112 TK 521 TK 511 TK 111,112 Chiết khấu, Kết chuyển Giảm giá, hàng giảm trừ Bán bị trả lại doanh thu Doanh thu thu tiền ngay TK 3387 Doanh thu nhận trước Doanh thu kỳ này TK 131 TK 642 Doanh thu chưa thu Xóa nợ phải thu khó đòi TK 229(3) Lập dự phòng phải thu khó đòi Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi
  • 14. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii nó chứa đựng nhiều rủi ro, đòi hỏi KTV và Công ty kiểm toán phải thiết lập chương trình kiểm toán, kế hoạch kiểm toán thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán. Chukỳ Bán hàng - thu tiền có khả năng chứa nhiều sai phạm, ví dụ: - Khai báo tăng doanh thu bán hàng, phải thu khách hàng trên cơ sở hạch toán khống nghiệp vụ bán hàng hoặc hạch toán sớm các nghiệp vụ bán hàng nhưng chưa được coi là hoàn thành tiêu thụ. - Ghi nhận muộn doanh thu bán hàng trong nghiệp vụ bán hàng trả chậm: chờ đến khi thu được tiền hàng mới ghi nhận doanh thu hoặc hạch toán nghiệp vụ bán hàng thành nghiệp vụ bán hàng đang gửi đi bán;… - Ghi chép đơn giá bán, số tiền khác nhau trên các liên hoá đơn bán hàng hay trên hợp đồng thương mại. - Bán hàng theo phươngthức hàngđổihàng nhưngkhônghạchtoándoanh thu bánhàng, phảithu kháchhàng mà chỉ hạchtoántrực tiếp như hàng đổi hàng. Chính vì vậy, kiểm toán chu kỳ này chứa đựng nhiều rủi ro, không chỉ rủi ro tiềm tàng mà rủi ro kiểm soát cũng rất cao, đòi hỏi KTV và Công ty kiểm toán phải thiết lập chương trình kiểm toán, kế hoạch kiểm toán thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán. 1.1.4 KSNB đối với chu kỳ bán hàng - thu tiền Hệ thống KSNB bao gồm toàn bộ các chính sách, các bước khảo sát và các thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm mục đích quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị. Hoạt động KSNB là công việc tất yếu của bản thân đơn vị đối với quá trình sản xuất kinh doanh trong đơn vị nói chung và đối với từng chu kỳ,từng khâu công việc cụ thể của chu kỳ nói riêng. Hoạt động KSNB trong chu kỳ Bán hàng – thu tiền gắn với các bước công việc cụ thể của chu kỳ, như: kiểm
  • 15. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii soát đối với quá trình xử lý đơn đặt hàng; kiểm soát đối với công việc phê chuẩn bán chịu; kiểm soát đối với công việc xuất kho, giao hàng,.... hoạt động KSNB nhằm đảm bảo cho các bước công việc trong chu kỳ bàn hàng thu - thu tiền được thực hiện đúng đắn, hiệu quả. Nội dung công việc kiểm soát cần phải tiến hành tại đơn vị với chu kỳ này như sau: - Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nói chung và KSNB nói riêng cho khâu công việc cụ thể trong Bán hàng - thu tiền. Những quy định này có thể chia làm hai loại như sau: + Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của người hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc (như quy định về chức năng, quyền hạn trách nhiệm và nghĩa vụ của người được giao nhiệm vụ xét duyệt đơn đặt hàng, người xét duyệt phê chuẩn bán chịu, người phê chuẩn xuất giao hàng,...). Những quy định này vừa thể hiện được trách nhiệm chuyên môn đồng thời cũng thể hiện về góc độ kiểm soát: kiểm soát khi chấp nhận đơn đặt hàng, kiểm soát cho phép xuất kho hàng đem bán,... + Quy định về trình tự, thủ tục KSNB thông qua trình tự, thủ tục thực hiện, xử lý công việc, như: trình tự thủ tục xét duyệt đơn đặt hàng, trình tự thủ tục phê duyệt xuất giao hàng,... - Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát nói trên gắn liền với từng khâu công việc của chu kỳ ( tổ chức phân công, bố trí nhận sự; phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định;...) Trong tổ chức hoạt động KSNB đối với chu kỳ Bán hàng - thu tiền thì hệ thống KSNB của doanh nghiệp (thiết kế và vận hành) phải tuân thủ theo các nguyên tắc:
  • 16. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii - Nguyên tắc phân công, phân nhiệm trong hoạt động Bán hàng và thu tiền: phải quy định phân chia trách nhiệm rõ ràng của từng bộ phận để thực hiện khâu công việc trong chu kỳ này, ví dụ phân công riêng biệt công việc bán hàng với việc thu tiền, đảm bảo cho công việc được trôi chảy và cũng tăng các đầu mối chịu trách nhiệm kiểm soát. - Nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với hệ thống: nguyên tắc này đòi hỏi phải tách biệt giữa các khâu công việc có liên quan có khả năng chi phối làm sai lệch thông tin tài chính, như: giữa khâu phê duyệt với khâu thực hiện bán hàng; giữa khâu giữ hàng với bán hàng; giữa khâu kế toán thu tiền với khâu giữ quỹ,... - Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: đơn vị phải có các quy định rõ ràng về thẩm quyền của từng cấp đối với việc phê chuẩn, quản lý đối với hoạt động bán hàng và thu tiền. 1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền Mục tiêu chung: xác định về mức độ tin cậy của báo cáo tài chính được kiểm toán. Mục tiêu cụ thể: phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán, mục tiêu cụ thể của kiểm toán chu kỳ Bán hàng – thu tiền là nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp, từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính chủ yếu của chu kỳ này. Đồng thời, cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ và khoản mục có liên quan khác. Cụ thể hóa mục tiêu đó là: - Làm rõ CSDL của nghiệp vụ Bán hàng và thu tiền. - Làm rõ quy trình KSNB chu kỳ Bán hàng – thu tiền.
  • 17. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii Tức là phải làm rõ: - Nghiệp vụ Bán hàng và thu tiền phải thực tế xảy ra và được phê chuẩn một cách đúng đắn (CSDL phát sinh). - Nghiệp vụ Bán hàng và thu tiền phải được đánh giá và tính toán đúng số lượng, số tiền quy định ( CSDL tính toán, đánh giá). - Nghiệp vụ Bán hàng và thu tiền nếu bán thu bằng ngoại tệ phải được tính toán quy đổi theo đúng tỷ giá quy định. - Nghiệp vụ Bán hàng và thu tiền phải được ghi sổ đầy đủ, kịp thời, đúng kỳ, đúng phương pháp kế toán, đúng sự phân loại và việc cộng dồn tính lũy kế đúng sự phát sinh thực tế, đúng quy định (CSDL phân loại, hạch toán đúng đắn, đầy đủ, đúng kỳ). - Làm rõ việc tổng hợp trình bày số liệu Bán hàng và thu tiền trên BCTC là hoàn toàn hợp thức, đúng chuẩn mực quy định (CSDL tổng hợp, cộng dồn). - Làm rõ quy trình KSNB chu kỳ Bán hàng – thu tiền là chặt chẽ, hiệu quả thông qua: đánh giá việc xây dựng (thiết kế) hệ thống KSNB trên các khía cạnh tồn tại, đầy đủ, phù hợp; đánh giá việc thực hiện (vận hành) hệ thống KSNB trên các khía cạnh hiệu lực và liên tục. 1.2.2 Căn cứ kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền Quá trình hoạt động Bán hàng – Thu tiền đặt dưới sự quản lý nói chung và KSNB của đơn vị nói riêng. Các thông tin tài chính liên quan đến chu kỳ Bán hàng – Thu tiền được hình thành trển cơ sở các quá trình kế toán xử lý các nghiệp vụ kinh tế dựa trên cơ sở chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định liên quan.
  • 18. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii Các nguồn tài liệu (hay các căn cứ) cụ thể để kiểm toán rất phong phú, đa dạng về hình thức, nguồn gốc, nội dung. Có thể khái quát về các nguồn tài liệu (các căn cứ) chủ yếu gồm: - Các chính sách, các quy chế hay quy định về KSNB đối với hoạt động Bán hàng – Thu tiền mà đơn vị áp dụng trong công tác quản lý và KSNB Các chính sách và quy chế KSNB này bao gồm các các quy chế do cấp có thẩm quyền của Nhà nước ban hành; Thông thường quy chế thể hiện dưới góc đọ quản lý nhưng đồng thời cũng bao hàm cả góc độ kiểm soát. Ví dụ: Quy định về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của người hay bộ phận kiểm tra và phê duyệt đơn đặt hàng, quy định về trình tự, thủ tục, kiểm tra, phê duyệt đơn đặt hàng …. Các quy chế về KSNB đó đã được thực hiện như thế nào. Nguồn tài liệu này vừa là đối tượng của kiểm tra thu thập các bằng chứng về hoạt động KSNB của đơn vị được kiểm toán, vừa là căn cứ để KTV đánh giá hệ thống KSNB trên thực tế. - Các báo cáo tài chính chủ yếu có liên quan, gồm: Bảng cân đối kế toán (Báo cáo các thông tin tài chính như phải thu khách hàng ngắn hạn, dài hạn; Người mua trả tiền trước và các thông tin tài chính khác như tiền, hàng hóa, …); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (báo cáo các thông tin tài chính như Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Các khoản giảm trừ doanh thu, Giá vốn hàng bán, …); Bản thuyết minh BCTC ( Báo cáo chi tiết về hàng tồn kho, doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, …). - Các sổ hạch toán liên quan đến hoạt động Bán hàng – Thu tiền, bao gồm: Sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán. Các sổ hạch toán nghiệp vụ chủ yếu: Sổ (Thẻ) kho, Nhật ký bảo vệ, Nhật ký vận chuyển hàng hóa, … Các sổ kế toán chủ yếu gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan chủ yếu đến nghiệp vụ Bán hàng – Thu tiền như
  • 19. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii 511, 512, 521, 531, 532, 632, 131, … Tên gọi cụ thể cụ thể của từng loại sổ kế toán tùy thuộc vào hình thức mà đơn vị áp dụng. - Các chứng từ kế toán ghi nhận các nghiệp vụ Bán hàng – Thu tiền đã phát sinh và là căn cứ để ghi sổ kế toán. Các chứng từ kế toán chủ yêu và phổ biến như: Hóa đơn bán hàng (Hóa đơn GTGT hay Hóa đơn bán hàng thông thường), Hóa đơn vận chuyển và cung cấp dịch vụ, Phiếu xuất kho, Chứng từ thu tiền hàng, Chứng từ về giảm giá hàng bán, Chứng từ hàng bán bị trả lại,… - Các hồ sơ tài liệu khác liên quan đến hoạt động Bán hàng – Thu tiền. Loại này cũng rất phong phú, đa dạng như: Kế hoạch bán hàng, Đơn đặt hàng, Hợp đồng thương mại ( bán hàng, cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ), Chính sách bán hàng, … Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yêu cung cấp bằng chứng liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính đã trình bày trên BCTC được kiểm toán. 1.2.3 Các sai sót thường gặp trong kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền Chu kỳ bán hàng thu tiền là chu kỳ có tính chất phức tạp do có liên quan đến nhiều tài khoản cũng như có nhiều nghiệp vụ liên quan. Chính vì vậy việc xảy ra các sai phạm trong chù kỳ này là khá nhiều. Một số sai phạm thường gặp trong kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền là: - Doanh nghiệp khai khống các nghiệp vụ bán hàng hoặc khách hàng là những khách hàng ảo; hoặc khai báo tăng doanh thu trên cơ sở hạch toán khống nghiệp vụ bán hàng hoặc hạch toán sớm các nghiệp vụ bán hàng nhưng chưa được coi là hoàn thành tiêu thụ;
  • 20. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii - Ghi nhận muộn doanh thu bán hàng trong trường hợp bán hàng trả chậm, chờ đến khi thu được tiền hàng mới ghi nhận doanh thu hoặc hạch toán nghiệp vụ đã bán thành hàng đang gửi bán; - Hạch toán những nghiệp vụ không phải doanh thu bán hàng và doanh thu trong kỳ; - Những nghiệp vụ giảm giá hàng bán, hàng hóa bị trả lại chưa hạch toán giảm trừ doanh thu; - Các khoản khách hàng nợ quá kỳ hạn chưa trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Để có thể phát hiện ra những sai sót này KTV cần thận trọng tiến hành đầy đủ và đúng trình tự thủ tục kiểm toán, xem xét kỹ các hồ sơ, tài liệu liên quan, đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu bất thường có thể có. 1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Quy trình kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền gồm 3 giai đoạn sau:  Lập kế hoạch kiểm toán  Thực hiện kiểm toán  Kết thúc kiểm toán 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của bất kỳ một cuôc kiểm toán nào. Nó có vai trò quan trọng,chi phối tới kế hoạch và hiệu quả chung của một cuộc kiểm toán.Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 (Lập kế hoạch kiểm toán) quy định:”Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, đảm bảo phát hiện nhũng vấn đề tiềm ẩn và cuộc kiểm toán được hoàn thành
  • 21. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii đúng hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán”. Trong kiểm toán BCTC, lập kế hoạch kiểm toán bao gồm ba giai đoạn đó là: - Lập kế hoạch chiến lược - Lập kế hoạch tổng thể - Lập chương trình kiểm toán  Lập kế hoạch chiến lược Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận do cấp chỉ đạo vạch ra trên cơ sở hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trương kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm. Bán hàng thu tiền là một khoản mục quan trọng, các thông tin chủ yếu của chu kỳ này sẽ được xem xét trong giai đoạn lập kế hoạch chiến lược như: - Tình hình kinh doanh của khách hàng: Quy mô, số lượng khách hàng, giá cả các mặt hàng, môi trường cạnh tranh, nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của đơn vị…. - Tổ chức KSNB với chu kỳ bán hàng thu tiền cụ thể là các khâu kiểm soát, quy trình kiểm soát, những rủi ro kiểm soát có thể xảy ra. - Xác định các mục tiêu trọng tâm và phương pháp tiếp cận chu kỳ bán hàng thu tiền  Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Chuẩn mực kiểm toán số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán đã nêu : “Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi, cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ,chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Hình
  • 22. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể có thể thay đổi tùy theo quy mô của khách hàng và tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, phương pháp và kỹ thuật kiểm toán đặc thù do KTV sử dụng”. Các công việc chủ yếu của giai đoạn này bao gồm: Tìm hểu thông tin về hoạt động của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nôi bộ, hệ thống kế toán, đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu của các thông tin trên BCTC… Trong giai đoạn này KTV sẽ tìm hiểu một số thông tin có liên quan tới chu kỳ bán hàng thu tiền như: - Thông tin về ban lãnh đạo doanh nghiệp: Hội đồng quản trị, Ban giam đốc, Kế toán trưởng, sự thay đổi nhân sự liên quan đến chu kỳ bán hàng thu tiền; - Các chính sách kế toán mà đơn vị khách hàng sử dụng trong hạch toán kế toán và những thay đổi của các chính sách này ảnh huởng như thế nào tới chu kỳ bán hàng thu tiền; - Việc tổ chức bộ máy quản lý theo dõi và hạch toán đối với chu kỳ bán hàng thu tiền; - Đánh giá mức độ rủi ro tiêm tàng rủi ro kiểm soát ban đầu liên quan tới chu kỳ bán hàng thu tiền; - Xác định các nghiệp vụ, quy trình, ước tính kế toán phức tạp những trọng tâm cần đi sâu kiểm toán liên quan đến chu kỳ bán hàng thu tiền; - Xác định mức độ trọng yếu ban đầu cho chu kỳ bán hàng thu tiền. Từ kết quả phân tích, đánh giá trên KTV sẽ hoạch định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán đối với các thông tin của chu kỳ bán hàng thu tiền cũng như các thông tin khác trên BCTC của khách hàng. Kế hoạch kiểm toán tổng thể cũng là cơ sở để xây dựng chương trình kiểm toán cho từng khoản mục, từng thông tin tài chính cụ thể.
  • 23. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii Thiết kế chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là một bản liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán.Nó chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành nội dung lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cho từng phần hành.Đồng thời, chương trình kiểm toán cũng là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Đối với chu kỳ bán hàng thu tiền, việc thiết kế chương trình kiểm toán thường tập trung vào những khoản mục quan trọng như Doanh thu, phải thu khách hàng…Nó bao gồm mục tiêu kiểm toán cụ thể của các chỉ tiêu thuộc chu kỳ, các thủ tục cần áp dụng, kỹ thuật kiểm toán cụ thể, phạm vi và thời gian thực hiện, việc tham chiếu với những thông tin liên quan đến chu kỳ… Trong quá trình thực hiện chương trình kiểm toán có thể thay đổi cho phù hợp với doanh nghiệp hoặc những tình huống chưa phát hiện trước đó. 1.3.2 Thực hiện kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền Đây là giai đoạn trung tâm của cuộc kiểm toán, thực chất là triển khai các nội dung trong kế hoạch và chương trình kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán cho các mục tiêu và nội dung đã được thiết lập. Các nội dung kiểm toán chính bao gồm : Thực hiện các khâu khảo sát, thực hiện các thủ tục phân tích và thực hiện các khảo sát chi tiết về nghiệp vụ, chi tiết về số dư tài khoản. 2.3.1.1 Thực hiện khảo sát kiểm soát đối với chu kỳ bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
  • 24. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii Thực hiện các thủ tục khảo sát kiểm soát đối với chu kỳ bán hàng thu tiền, KTV cần xem xét hệ thống KSNB có đạt được những mục tiêu sau đây: - Các quy chế KSNB khi vận hành phải đảm bảo cho các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền ghi sổ là có căn cứ hợp lý nghĩa là các nghiệp vụ này được xét duyệt và có đầy đủ chứng từ chứng minh hợp lý liên quan - Có sự kiểm soát chặt chẽ trong việc ghi nhận các nghiệp vụ bán hàng cũng như thu tiền một cách đầy đủ kip thời có hệ thống và có sự phân loại rõ ràng. - Có quy định và giám sát chặt chẽ trong việc áp dụng các chính sách bán hàng của đơn vị.  Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về KSNB đối với chu kỳ bán hàng thu tiền Để có được hiểu biết về các chính sách , các quy định của đơn vị về KSNB đối với hoạt động bán hàng, KTV yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan, như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của bộ phận hay cá nhân trong việc xét duyệt đơn đặt hàng, trong việc phê chuẩn bán chịu , trong việc phê chuẩn xuất giao hàng,… Quy định về trình tự thủ tục trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại, trong việc xuất giao hàng và theo dõi thu hồi tiền hàng,… Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị , cần chú ý đến các khía cạnh cơ bản: - Sự đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các khâu, các bước của hoạt động bán hàng và thu tiền - Tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với đặc điểm hoạt động bán hàng của đơn vị Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB
  • 25. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii Hoạt động KSNB của đơn vị đối với chu kỳ Bán hàng và Thu tiền được thể hiện thông qua việc tổ chức triển khai thực hiện các quy chế KSNB nói trên. Công việc tiếp theo của KTV là khảo sát để đánh giá sự vận hành của các quy chế KSNB đó. Mục tiêu chủ yếu của các khảo sát ở đây là để về tính hữu hiệu trong vận hành của các quy chế KSNB, cụ thể là sự hiện hữu(hoạt động) và tính thường xuyên , liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát , các bước kiểm soát. Cách thức khảo sát thu nhập bằng chứng làm cơ sở đánh giá có thể áp dụng rất đa dạng. Thứ nhất KTV có thể trực tiếp phỏng vấn các nhân viên có liên quan trong đơn vị về sự hiện hữu của các bước kiểm soát, kể cả tính thường xuyên hiện hữu vận hành của nó. KTV cũng có thể trực tiếp quan sát công việc của nhân viên thực hiện kiểm soát hồ sơ, tài liệu , kiểm soát hàng khi xuất ra khỏi kho,… Thứ hai KTV có thể thiết kế mẫu câu hỏi sẵn về hệ thống KSNB gắn với chu kỳ bán hàng thu tiền. Việc thiết lập bảng câu hỏi này phải đảm bảo theo trình tục nhất định bám sát vào các khâu các bước của chu kỳ bán hàng thu tiền Thứ ba một thủ tục phổ biến và hết sức quan trọng là kiểm tra các dấu hiệu của hoạt động KSNB lưu lại trên các hồ sơ , tài liệu (như: Lời phê duyệt và chữ ký của ngưởi phê duyệt đơn đặt hàng; Dấu hiệu của hoàn thiện chứng từ kế toán; Chữ ký của người kiểm tra việc ghi sổ kế toán,…). Dấu hiệu của KSNB lưu lại trên hồ sơ, tài liệu là bằng chứng có tính thuyết phục cao về sự hiện hữu vầ tính thường xuyên , liên tục của hoạt động kiểm soát (sự vận hành của các quy chế KSNB) trên thực tế.  Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB
  • 26. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động KSNB của đơn vị cũng là một công việc có ý nghĩa quan trọng. Sự thực hiện đúng đắn các nguyên tắc ”Phân công và ủy quyền”, nguyên tắc “Bất kiêm nhiệm” sẽ đảm bảo tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm soát (đặc biệt là đầu mối giám sát) , ngăn ngừa và hạn chế được sự lạm dụng hay lợi dụng chức năng, quyền hạn trong quá trình thực hiện công việc trong hoạt động Bán hàng và Thu tiền. KTV thường chú ý đến việc thực hiện thủ tục phê duyệt có đúng chức năng hay không; Việc phân công bố trí người trong các khâu có liên quan đến phê duyệt- thực hiện hay kế toán- thủ kho- thủ quỹ có đảm bảo sự độc lập cần thiết cho sự giám sát chặt chẽ hay không. Kết quả các khảo sát về hoạt động KSNB đối với chu kỳ Bán hàng và thu tiền nói chung và với từng bước kiểm soát cụ thể trong chu kỳ này nói riêng sẽ là căn cứ để KTV đưa ra quyết định về phạm vi các thử nghiệm cơ bản một cách thích hợp. Những thiếu sót hay lạc hậu trong các quy chế kiểm soát sẽ khó đảm bảo cho hoạt động KSNB có hiệu quả . Tuy nhiên, ngay cả khi quy chế kiểm soát đã đưa ra chặt chẽ và hợp lý nhưng việc tổ chức thực hiện (vận hành) các quy chế không đầy đủ cũng dễ để xảy ra sai phạm trong quá trình hạch toán có liên quan. Ví dụ, các trường hợp bán hàng không có sự phê chuẩn (Hợp đồng bán hàng) hoặc Hóa đơn bán hàng chưa qua sự kiểm tra, hoàn chỉnh trước khi ghi sổ kế toán dễ xảy ra việc hạch toán doanh thu bán hàng, phải thu khách hàng là khống hoặc với số liệu không phù hợp Để tìm hiểu , khảo sát và đánh giá về hoạt động KSNB của đơn vị được kiểm toán , KTV có thể thiết lập bảng câu hỏi về các vấn đề chính cần thu thập để thu thập và ghi chép lại kết quả, hoặc mô tả bằng lưu đồ hay bằng một cách thức thích hợp khác, để làm bằng chứng lưu vào hồ sơ kiểm toán.
  • 27. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii Dựa trên các bằng chứng đã thu thập được từ khảo sát về hoạt động KSNB của đơn vị đối với chu kỳ bán hàng - thu tiền, KTV đưa ra quyết định về mức độ rủi ro kiểm soát đối với các hoạt động của chu kỳ để làm căn cứ cho việc quyết định về phạm vi, nội dung các thủ tục kiểm toán cơ bản cho phù hợp. Phụ lục 1.2: Các thử nghiệm kiểm soát đối với chu kỳ bán hàng – thu tiền 2.3.1.1 Thực hiện khảo sát cơ bản đối với chu kỳ bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính a) Thực hiện thủ tục phân tích Các kỹ thuật phân tích bằng cách dựa vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và các tài liệu khác để lấy số liệu cho việc so sánh hay xác lập các tỷ suất rồi so sánh, chỉ ra sự biến động của các thông tin và đưa ra định hướng cho cac kiểm tra chi tiết tiếp theo. Ví dụ, có thể so sánh giữa doanh thu bán hàng kỳ náy với doanh thu bán hàng kỳ trước hay cùng kỳ của niên độ trước; so sánh giữa “Phải thu khách hàng ” cuối kỳ với đầu năm; xác lập tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng và so sánh với tỷ suất tương ứng của kỳ trước hay của ngành;... Trong khi thực hiện các so sánh, cần làm rõ những tác động của các yếu tố gây sự biến động đương nhiên đối với Doanh thu bán hàng, Phải thu khách hàng... và chỉ ra các nghi ngờ về sai phạm có thể xảy ra. b) Thực hiện kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư tài khoản  Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán hàng (doanh thu bán hàng)  Kiểm tra CSDL “ Sự phát sinh ” (tính có thật): xác minh nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ đã thực sự phát sinh và được phê chuẩn đúng đắn hay không?
  • 28. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được sử dụng như sau: + Kiểm tra hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản DTBH đã ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết doanh thu để chứng tỏ nghiệp vụ ghi sổ là có căn cứ hay không có căn cứ (ghi khống). + Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng (như đơn đặt hàng, hợp đồng thương mại, kế hoạch bán hàng đã được phê chuẩn) tương ứng với nghiệp vụ đã ghi sổ nhằm xem xét tính đúng đắn, hợp lý của nội dung phê chuẩn và tính đúng thẩm quyền của người phê chuẩn. + Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng có chứng từ xuất kho, chứng từ vận chuyển tương ứng hay không. + Ngoài ra, KTV có thể thực hiện các thủ tục như: kiểm tra việc ghi chép, theo dõi về các chuyến hàng tương ứng trên các sổ nghiệp vụ (nhật ký bảo vệ, nhật ký vận chuyển, thẻ kho,…); kiểm tra danh sách khách hàng và xin xác nhận từ khách hàng về nghiệp vụ bán hàng; kiểm tra sơ đồ hạch toán thông qua các bút toán ghi sổ đồng thời trên các tài khoản đối ứng.  Kiểm tra CSDL “sự tính toán, đánh giá” (tính giá) : xác minh xem nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ đã được tính toán đánh giá đúng đắn, hợp lý hay không? Các thủ tục chủ yếu và phổ biến thường được áp dụng như sau: + Tiến hành kiểm tra về số lượng hàng đã bán, đơn giá, thuế suất thuế Giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn bán hàng. Trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, kiểm tra tỷ giá ngoại tệ đã ghi nhận trên hóa đơn bán hàng. + Kiểm tra việc tính giá của đơn vị.  Kiểm tra CSDL “sự hạch toán đầy đủ” : Xác minh xem các nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ kế toán có được hạch toán đầy đủ, không trùng hay sót
  • 29. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii không? Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được áp dụng như sau: + So sánh số lượng các hóa đơn bán hàng với số lượng bút toán ghi nhận DTBH trên sổ kế toán để kiểm tra tính đầy đủ trong hạch toán nghiệp vụ bán hàng. + Kiểm tra tính liên tục của số thứ tự của các hóa đơn bán hàng đã hạch toán trên sổ ghi nhận doanh thu bán hàng. Nếu có sự thiếu hụt bút toán ghi sổ doanh thu bán hàng so với số lượng nghiệp vụ bán hàng đã thực tế phát sinh, sẽ vi phạm “tính đầy đủ” trong hạch toán.  Kiểm tra CSDL “sự phân loại và hạch toán đúng đắn” (chính xác): Xác minh xem các nghiệp vụ bán hàng có được phân loại, ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán, đúng quan hệ đối ứng tài khoản, chính xác về số liệu tương ứng đã ghi trên chứng từ? Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến là : + Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng và tính đầy đủ, chính xác, để đảm bảo không lẫn lộn nghiệp vụ bán hàng với các nghiệp vụ không phải bán hàng ; đồng thời xem xét việc hạch toán các nghiệp vụ bán hàng vào các sổ theo dõi doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng tương ứng có đảm bảo đúng đắn; phát hiện và loại bỏ các nghiệp vụ không thuộc bán hàng nhưng bị nhầm vào doanh thu bán hàng. + Tiến hành đối chiếu giữa bút toán đã ghi nhận doanh thu với từng hóa đơn bán hàng tương ứng về các yếu tố tương ứng (số, ngày, số tiền ) là các thủ tục giúp phát hiện về sự hạch toán không chính xác. + Kiểm tra việc hạch toán đồng thời vào các sổ kế toán của tài khoản đối ứng để đảm bảo các nghiệp vụ đã được ghi nhận đúng quan hệ đối ứng.  Kiểm tra CSDL “sự phân loại và hạch toán đúng kỳ” : Xác minh xem
  • 30. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii nghiệp vụ bán hàng phát sinh có đảm bảo được hạch toán kịp thời, đảm bảo phát sinh thuộc kỳ nào phải được ghi sổ kế toán của kỳ đó hay không? Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được áp dụng như sau: + Xem xét tính hợp lý trong việc chia cắt niên độ và hạch toán, tổng hợp doanh thu bán hàng của đơn vị. + So sánh đối chiếu giữa ngày ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán với ngày phát sinh nghiệp vụ tương ứng (ngày ghi trên hóa đơn bán hàng) để đánh giá về tính đúng kỳ trong hạch toán DTBH.  Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “sự cộng dồn và báo cáo” Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được áp dụng như sau: + Kiểm tra việc tính toán tổng hợp lũy kế số phát sinh trên từng sổ kế toán chi tiết cũng như sổ kế toán tổng hợp về doanh thu bán hàng về các khía cạnh: tính đầy đủ các khoản doanh thu, các loại doanh thu, tính chính xác về kết quả tổng hợp doanh thu bán hàng của kỳ báo cáo. + Kiểm tra bảng tổng hợp doanh thu bán hàng của đơn vị hoặc tiến hành lập bảng tổng hợp các loại doanh thu bán hàng từ các sổ kế toán chi tiết; đồng thời đối chiếu số liệu của bảng tổng hợp doanh thu bán hàng với số liệu tương ứng trên sổ kế toán của đơn vị. + Kiểm tra việc trình bày DTBH trên BCTC xem có phù hợp với chế độ kế toán quy định; đồng thời, so sánh số liệu doanh thu bán hàng trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán DTBH của đơn vị để đảm bảo sự trình bày và công bố doanh thu bán hàng đúng đắn.  Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm doanh thu bán hàng
  • 31. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii Các nghiệp vụ giảm doanh thu chủ yếu là: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Về nguyên tắc, mục tiêu kiểm toán và các phương pháp, thủ tục kiểm toán đối với các nghiệp vụ giảm doanh thu bán hàng cơ bản tương tự như kiểm toán đối với DTBH. Tức là tiến hành xác nhận cho các CSDL: - CSDL “ Sự phát sinh” (tính có thật) - CSDL “sự tính toán đánh giá” (tính giá) - CSDL “ sự hạch toán đầy đủ” - CSDL “sự phân loại và hạch toán đúng đắn” (chính xác) - CSDL “ sự phân loại và hạch toán đúng kỳ” - CSDL “sự cộng dồn và báo cáo”  Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thu tiền bán hàng Các thủ tục kiểm toán chủ yếu như sau:  Kiểm tra CSDL “sự phát sinh”: Xem xét các khoản thu tiền ghi nhận trên sổ kế toán thực tế đã nhận chưa? + Kiểm tra các chứng từ thu nợ tiền hàng ( phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng,…) của các bút toán ghi thu tiền; so sánh, đối chiếu bút toán ghi sổ tài khoản 131 – với bút toán ghi sổ các tài khoản đối ứng (TK 111, 112,…) + Kiểm tra các ghi chép trên sổ nghiệp vụ theo dõi khoản tiền đã về đơn vị (sổ quỹ, sổ theo dõi ngoại tệ) để đảm bảo thực tế tiền đã thực nhận; Kiểm tra biên bản bù trừ công nợ, biên bản đối chiếu công nợ ; kiểm tra bảng sao kê của ngân hàng để xác nhận các khoản tiền thu qua ngân hàng; đối chiếu Nhật ký thu tiền với bảng sao kê của ngân hàng.
  • 32. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii  Kiểm tra CSDL “ tính toán, đánh giá”: Xác minh xem nghiệp vụ thu tiền đã ghi sổ có được tính toán, đánh giá đúng đắn, hợp lý hay không? KTV chủ yếu xem xét đối với các khoản thu tiền hàng bằng ngoại tệ hay vàng bạc, đá quý. Đối với các khoản thu bằng ngoại tệ cần lưu ý về tỷ giá quy đổi và kết quả tính toán cũng như việc ghi nhận vào các tài khoản đối ứng phù hợp với quy định về kế toán ngoại tệ. đối với vàng, bạc, đá quý cần lưu ý đến số lượng, quy cách, phẩm cấp, và đơn giá áp dụng tính toán.  Kiểm tra CSDL “ phân loại và hạch toán đầy đủ - đúng đắn – đúng kỳ”: Xác minh xem các nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ kế toán có được hạch toán đầy đủ, kịp thời (đúng kỳ) và có được phân loại và ghi nhận đúng đắn,chính xác hay không? + Kiểm tra các chứng từ thu tiền đã được dùng để làm căn cứ ghi sổ các bút toán thu tiền xem có được xác định và phân loại đúng đắn hay không (tiền bán hàng, tiền thanh lý tài sản cố định,…) + Kiểm tra, so sánh số lượng các chứng từ thu tiền với số lượng bút toán ghi nhận thu tiền, kết hợp với kiểm tra số tính liên tục về số thứ tự các chứng từ thu tiền được ghi nhận trong sổ kế toán. + Đối chiếu số, ngày, số tiền trên chứng từ thu tiền với việc ghi nhận chứng từ đó vào sổ kế toán để kiểm tra chính xác về mặt số liệu của hạch toán nghiệp vụ thu tiền. + Kiểm tra tính hợp lý của thời gian ghi nhận nghiệp vụ thu tiền hàng để xác nhận cho tính kịp thời và đúng kỳ trong hạch toán, bằng cách so sánh giữa ngày phát sinh nghiệp vụ vào sổ kế toán. c) Thực hiện kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản phải thu khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi
  • 33. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii Các tài khoản có số dư được tổng hợp trên BCTC liên quan đến chu kỳ Bán hàng - thu tiền là : TK131 – phải thu khách hàng, và TK 139 – dự phòng phải thu khó đòi.  Đối với số dư đầu kỳ Tiến hành xem xét số dư đầu kỳ của TK 131 tùy thuộc vào BCTC năm trước của khách hàng đã được kiểm toán hay chưa, nếu được kiểm toán thì doanh nghiệp nào kiểm toán. + Nếu kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty và số dư đầu kỳ đã được xác định là đúng thì KTV không cần thiết phải thực hiện các thủ tục bổ sung. + Nếu kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty khác thì KTV cần xem xét BCTC năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước, nếu tin cậy được thì KTV không cần thực hiên thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung. + Nếu đây là kiểm toán năm đầu hoặc kiểm toán năm trước thực hiện bởi công ty khác mà KTV không tin vào kết quả kiểm toán hoặc BCKT năm trước không chấp nhận toàn phần đối với số dư đầu kỳ, thì KTV cần xem xét lại các nguyên nhân không chấp nhận toàn phần. Các thủ tục kiểm toán bổ sung thường được áp dụng là: kiểm tra chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm, kiểm tra biên bản đối chiếu công nợ của năm trước, thư xác nhận từ người mua cuối năm trước,….  Đối với số dư cuối kỳ Các thủ tục kiểm toán chủ yếu được áp dụng như sau:  Kiểm tra CSDL “ sự hiện hữu”, “quyền và nghĩa vụ” : Xác minh xem các khoản còn phải thu khách hàng trên sổ kế toán là có thực sự đang tồn tại tại thời điểm báo cáo hay không?
  • 34. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii + KTV thường yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các bảng liệt kê chi tiết công nợ đối với người mua. Từ đó tiến hành kiểm tra danh mục và sự tồn tại của người mua đồng thời làm căn cứ kiểm tra đối chiều với các chứng từ có liên quan. + Kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán với các người mua, lưu ý đến trường hợp không có biên bản đối chiếu công nợ để có những thủ tục kiểm toán thay thế. + Xin xác nhận các khoản nợ phải thu từ các khách hàng. Nếu không xin được xác nhận KTV cần tiến hành kiểm tra căn cứ ghi sổ của các khoản nợ này, như hóa đơn bán hàng, chứng từ xuất kho, vận chuyển, hồ sơ tài liệu giao hàng,…và các chứng từ thu tiền (phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng,…)  Kiểm tra CSDL “ tính toán, đánh giá”: Xác minh xem các khoản nợ còn PTKH có được tính toán, đánh giá đúng đắn, chính xác hay không? + Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cơ sở tính toán nợ phải thu mà đơn vị đã thực hiện, bằng cách so sánh, đối chiếu số lượng hàng bán chịu và đơn giá bán trên hóa đơn bán hàng chua thu tiền với thông tin tương ứng đã ghi trên hợp đồng thương mại hay kế hoạch bán hàng, trên bảng niêm yết giá của đơn vị,…đã được phê chuẩn. Trong trường hợp phải thu bằng ngoại tệ cần chú ý đến tỷ giá hối đoái. + Kiểm tra tính chính xác của số liệu do đơn vị tính toán về nợ còn phải thu. + Lưu ý đến các trường hợp bán hàng có áp dụng các chính sách giảm giá, chiết khấu thương mại có liên quan đến tính toán nợ còn phải thu.
  • 35. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii  Kiểm tra CSDL “ cộng dồn”: Xác minh xem các khoản nợ còn phải thu khách hàng có được tổng hợp – cộng dồn – đầy đủ, chính xác hay không? + So sánh danh mục của người mua từ các sổ chi tiết PTKH với bảng kê chi tiết công nợ để kiểm tra tính đầy đủ của việc tổng hợp công nợ. + Đối chiếu từng trang sổ chi tiết phải thu khách hàng với bảng kê chi tiết công nợ về các số liệu tương ứng (để kiểm tra tính đúng đắn, chính xác của việc tổng hợp công nợ). + Kiểm tra tính chính xác của việc tổng hợp (cộng dồn) số liệu trên bảng kê chi tiết công nợ.  Kiểm tra CSDL “trình bày và công bố” ( xác minh xem các khoản nợ phải thu khách hàng có được trình bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị hay không). + Kiểm tra thông tin trình bày trên BCTC về khoản còn phải thu khách hàng có phù hợp với quy định kế toán hay không. + Kiểm tra tính nhất quán số liệu trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị. 1.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ bán hàng – thu tiền Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên quan đến số liệu kế toán thuộc chu kỳ Bán hàng và thu tiền, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán của chu kỳ này. Công việc này được dựa trên kết quả các khảo sát đã được thực hiện với những bằng chứng đã thu thập được. Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thu tiền thường được thể
  • 36. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii hiện dưới hình thức một “bảng tổng hợp kết quả kiểm toán”, “biên bản kiểm toán”. Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong bảng tổng hợp kết quả kiểm toán thường gồm: - Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản và đánh giá về mức độ của sai phạm. - Nguyên nhân của sai lệch và các bút toán điều chỉnh sai phạm. - Kết luận về mục tiêu kiểm toán (đã đạt được hay chưa). - Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của KSNB đối với chu kỳ Bán hàng và thu tiền. - Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có).
  • 37. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM THỰC HIỆN 2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TYTNHH PKF VIỆT NAM 2.2.1 Lịchsửhình thànhvà phát triển của công ty TNHH PKF Việt Nam Những thông tin chung về công ty TNHH PKF Việt Nam: 1. Tên công ty : Công ty TNHH PKF Việt Nam. 2. Tên giao dịch : PKF VIETNAM CO., LTD. 3. Văn phòng chính : Tầng 10, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. 4 Văn phòng Hà Nội : P. 1501, 17T5, Hoàng Đạo Thúy, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. 5. Chi nhánh Hồ Chí Minh : Phòng 11.5, Block B, tòa nhà Indochina Park Tower, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, TP Hồ Chí Minh. 6. Chi nhánh Miền Nam : Tầng 1, tòa nhà Khánh Nguyên, số 63 Phạm Ngọc Thạch, phường 06 quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 7. Tổng Giám đốc : Bà Đỗ Thị Ánh Tuyết Phó Tổng Giám đốc : Bà Dương Thị Thảo Phó Tổng Giám đốc : Ông Nguyễn Như Tiến
  • 38. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii Phó Tổng Giám đốc : Bà Trần Thị Nguyệt Phó Tổng Giám đốc : Ông Nguyễn Hồng Quang Công ty TNHH PKF Việt Nam (tên cũ là Công ty TNHH Kiểm toán AFC Hà Nội), là doanh nghiệp được tách từ Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam (tiền thân là AFC Sài Gòn - là một trong những công ty kiểm toán đầu tiên của Bộ Tài chính Việt Nam, được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh từ năm 1995) theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên ngày 14/09/2015, với mã số doanh nghiệp 0313440640. Công ty TNHH PKF Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995. Trải qua gần 20 năm phát triển và trưởng thành, hiện tại công ty đang là một trong những công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính hàng đầu Việt Nam.
  • 39. Học Viện Tài Chính GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 vii 2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH PKF Việt Nam Bộ máy tổ chức được khái quát như sau: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của PKF Việt Nam HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO y BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN QUAN HỆ QUỐC TẾ VĂN PHÒNG CHÍNH CHI NHÁNH TP. HCM LIÊN LẠC QUỐC TẾ BAN KSCL & ĐÀO TẠO GIÁM ĐỐC DỊCH VỤ GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÒNG NGHIỆP VỤ BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP PHÒNG NGHIỆP VỤ 1 PHÒNG NGHIỆP VỤ 2 PHÒNG NGHIỆP VỤ 3 PHÒNG KINH DOANH PHÒNG NHÂN SỰ QUẢN LÝ DỊCH VỤ QUỐC TẾ PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP BỘ PHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG PHÒNG NGHIỆP VỤ 4 PHÒNG NGHIỆP VỤ 5 PHÒNG NGHIỆP VỤ 6 CHI NHÁNH MIỀN NAM GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÒNG NGHIỆP VỤ BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP BỘ PHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
  • 40. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 2 2.1.3 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH PKF Việt Nam 2.1.3.1 Các dịch vụ công ty cung cấp PKF Việt Nam có đầy đủ các chức năng cung cấp dịch vụ chuyên ngành; đồng thời đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ chuyên ngành cho các đơn vị, bao gồm: + Dịch vụ kiểm toán; + Dịch vụ thẩm định giá tài sản; + Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp; + Dịch vụ tư vấn Thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành; + Dịch vụ tư vấn kế toán; + Dịch vụ tư vấn thuế; + Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp; + Dịch vụ đào tạo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính. 2.1.3.2 Thị trường và các khách hàng chính Khách hàng của PKF Việt Nam rất đa dạng: Các tập đoàn, tổng công ty là DNNN, các công ty cổ phần bao gồm cả các công ty cổ phần là các đơn vị có lợi ích công chúng và đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các chương trình, dự án tài trợ quốc tế cũng như các dự án do các tổ chức phi chính phủ trong nước thực hiện, các dự án đầu tư XDCB hoành thành sử dụng vốn của NSNN, của các doanh nghiệp, ....
  • 41. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 3 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu khách hàng của công ty PKF Việt Nam 2.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM 2.2.1 Quy trình kiểm toán BCTC chung Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, PKF Việt Nam đã xây dựng cho mình chương trình kiểm toán phù hợp và áp dụng linh hoạt cho nhiều khách hàng với lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là sơ đồ mô tả quy trình kiểm toán BCTC chung của PKF Việt Nam LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN  Tiếp xúc, thương thảo, ký kết hợp đồng kiểm toán;  Gặp gỡ và làm việc, thu thập thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán, và đánh giá các thông tin thu thập được;  Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể; và chương trình kiểm toán chi tiết. THỰC HIỆN  Kiểm toán Báo cáo tài chính theo kế hoạch và chương trình kiểm toán đã đề ra thông qua các thủ tục: thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết;
  • 42. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 4 KIỂM TOÁN  Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung (nếu cần thiết) trong từng trường hợp cụ thể. KẾT THÚC KIỂM TOÁN  Tổng hợp, soátxét hồ sơ kiểm toán, đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu thập được và hình thành ý kiến kiểm toán;  Lập dự thảo báo cáo kiểm toán, thư quản lý;  Trao đổivề dự thảo báo cáo kiểm toán, thư quản lý;  Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý chính thức. Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán chung của PKF Việt Nam 2.2.2 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại PKF Việt Nam Hiện nay AFC Việt Nam đã thành lập riêng một Ban kiểm soát chất lượng hoạt động độc lập với các phòng ban khác và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Ban giám đốc. Ban kiểm soát chất lượng tiến hành phổ biến và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty. Dưới đây là sơ đồ quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại PKF Việt Nam. Thành viên Ban giám đốc Chủ nhiệm kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán
  • 43. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 5 KTV Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán Kiểm soát chất lượng được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán để đảm bảo việc kiểm toán được thực hiện hiệu quả, hoàn tất đúng thời hạn và đảm bảo duy trì chất lượng công việc kiểm toán. Trong một cuộc kiểm toán, các công việc được phân công và giao cho từng người thực hiện, sau đó có sự hỗ trợ và được kiểm tra giám sát từ những người có cấp cao hơn. Người chịu trách nhiệm soát xét cao nhất là thành viên Ban Giám đốc, các trợ lý KTV, KTV sẽ trực tiếp thực hiện các phần hành và được soát xét bởi những người có trách nhiệm cao hơn. 2.2.3 Hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán là tài liệu do KTV lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ. Hồ sơ kiểm toán ở công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam được lưu giữ ở hai dạng là Hồ sơ kiểm toán thường trực và Hồ sơ kiểm toán năm.  Hồ sơ kiểm toán thường trực: Chứa đựng các tài liệu, thông tin chung về khách hàng và được sử dụng cho nhiều năm. Hồ sơ kiểm thường trực thường bao gồm các thông tin tổng hợp về khách hàng, thông tin liên quan đến môi trường hoạt động, thông tin pháp luật, thông tin về thuế, thông tin về nhân sự, thông tin về kế toán, thông tin về hợp đồng và cam kết dài hạn, thông tin về các thủ tục KSNB.  Hồ sơ kiểm toán năm: Hồ sơ kiểm toán năm chứa đựng những thông tin, tài liệu về khách hàng liên quan đến cuộc kiểm toán trong năm hiện tại.
  • 44. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 6 Hồ sơ kiểm toán năm gồm: Phần tổng hợp hồ sơ: Đây là phần lưu các tài liệu, thông tin như: Thư mời, hợp đồng kiểm toán, BCTC của khách hàng trong năm kiểm toán( bao gồm báo cáo trước và sau kiểm toán), soát xét và kiểm tra của thành viên Ban Giám đốc đối với Hồ sơ kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán. Phần kiểm tra khoản mục: Chương trình kiểm toán, giấy tờ làm việc, các bằng chứng kiểm toán KTV lưu trữ , những đánh giá, kết luận của KTV. 2.3 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM THỰC HIỆN 2.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 2.3.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán là việc KTV phải xem xét đánh giá các thông tin liên quan tới khách hàng trong những năm gần đây bao gồm: khả năng làm việc của BGĐ công ty khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để quyết định chấp thuận hoặc tái chấp thuận khách hàng. KTV đồng thời phải đánh giá việc tuân thủ yêu cầu đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện dịch vụ, bao gồm cả tính độc lập. KTV đánh giá mức độ nhạy cảm của khách hàng , rủi ro kinh doanh, thông tin ngành nghề. Nếu là một khách hàng nhạy cảm thì trong quá trình kiểm toán phải tăng mức độ đảm bảo từ các thủ tục kiểm toán và thực hiện soát xét ở mức độ phù hợp. Nhân sự được chỉ định phụ trách các khoản mục liên quan tới chu kỳ Bán hàng – thu tiền thường là người có kinh nghiệm trong kiểm toán các khoản mục như: doanh thu bán hàng hay phải thu khách hàng hoặc đã từng tham gia kiểm toán cho khách hàng đó. Thông qua
  • 45. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 7 các số liệu trên BCTC, KTV tiến hành tính toán mức trọng yếu cho từng khoản mục cụ thể của từng khoản mục, thực hiện phân tích sơ lược về tình hình bán hàng và thu tiền của khách hàng. KTV tiến hành đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng đối vói chu kỳ bán hàng và thu tiền. Đối với Công ty A là khách hàng truyền thống thì khi kết thúc cuộc kiểm toán năm trước, PKF Việt Nam thường bày tỏ nguyện vọng tiếp tục được kiểm toán vào năm sau và được Công ty A đồng ý. Vì công ty A là khách hàng quen thuộc nên PKF Việt Nam đã có nhiểu hiểu biết về công ty A như: Các thông tin chung về ngành nghề kinh doanh, các loại dịch vụ, thị trường, khách hàng, hệ thống KSNB, hệ thống quản lý...của công ty A (tài liệu được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung). Trong kỳ kiểm toán năm sau, Công ty chỉ cần tìm hiểu thêm một số thông tin cần thiết để đưa ra quyết định có tiếp tục kiểm toán không. PKF Việt Nam tiến hành phỏng vấn BGĐ Công ty A về những thay đổi trong năm, đồng thời tìm hiểu về những thay đổi trong năm, đồng thời tìm hiểu về những thay đổi thông qua website của công ty A. Hợp đồng kiểm toán do PKF Việt Nam lập, sau khi đã thống nhất với khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng, hai bên tiến hành ký kết. Trong hợp đồng ghi rõ thông tin của hai bên, quy định rõ phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của hai bên. 2.3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán Sau khi đã xem xét chấp nhận khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán, KTV sẽ thực hiện lập kế hoạch kiểm toán.
  • 46. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 8 Dưới đây là bảng tóm tắt kế hoạch kiểm toán công ty A cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2015: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DI ĐỘNG THẾ HỆ MỚI BẢNG TÓM TẮT KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN Năm / Kỳ tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2015 Họ tên Chữ ký Ngày Được lập bởi: Nguyễn Thị Huyền 30/01/2016 KTV chính Chủ nhiệm KT Nguyễn Như Tiến 30/01/2016 Được chấp thuận bởi: Giám đốc kiểm toán phụ trách Nguyễn Như Tiến 30/01/2016 Các nhân viên được phân công thực hiện đã đọc và hiểu: Họ tên Chữ ký Ngày Chủ nhiệm KT Nguyễn Như Tiến 30/01/2016 KTV chính Nguyễn Thị Huyền 30/01/2016 Trợ lý kiểm toán Lê Quỳnh Trang 30/01/2016 Trợ lý kiểm toán Phạm Thị Hà Vinh 30/01/2016 Trợ lý kiểm toán Đào Thị Thu Hằng 30/01/2016 1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ KHÁCH HÀNG Tên khách hàng Công ty Cổ phần A Mã số thuế 0193809976 Hoạt động chính Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng Ngày kết thúc năm tài chính 31/12/2015
  • 47. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 9 Giấy phép ĐKKD (số/ngày) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần thay đổi lần 8 ngày 28/10/2015. Loại hình doanh nghiệp Công ty Cổ phần 2. CHỦ SỞ HỮU, BAN QUẢN LÝ VÀ CẤU TRÚC CÔNG TY Vốn điều lệ và vốn góp 30.000.000.000 đồng Hội đồng Quản trị/ thành viên Ông B – Chủ tịch hội đồng Bà C – Phó Chủ tịch Hội đống quản trị Ban Giám đốc Ông D – Tổng Giám đốc Bà E – Phó Tổng Giám đốc Bà F – Phó Tổng Giám đốc 3. XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC RỦI RO SAI SÓT TRỌNG YẾU THÔNG QUA SỰ HIỂU BIẾT ĐƠN VỊ VÀ MÔI TRƯỜNG 3.1 Ngành nghề kinh doanh: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng 3.2 Môi trường hoạt động: - Công ty là cổ phần thành lập theo Luật Doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán; - Công ty áp dụng Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. 3.3 Chuẩn mực áp dụng cho việc báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính được trình bày theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. 3.4 Chế độ kế toán và Báo cáo tài chính: - Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  • 48. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 10 - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Hình thức kế toán trên máy vi tính. 4. MỨC TRỌNG YẾU KẾ HOẠCH Trong kế hoạch kiểm toán, chúng tôi phán đoán mức trọng yếu ban cho toàn bộ Báo cáo tài chính là 1.129.720.120 đồng dựa trên cơ sở 2% của tổng tài sản. Mức trọng yếu thực hiện là 790.804.084 đồng được xác định bằng 75% mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC. Mức sai sót có thể bỏ qua bằng 31.632.163 đồng được xác định bằng 4% mức trọng yếu thực hiện. Tất cả các sai sót được nhận biết và ước tính mà lớn hơn mức sai sót có thể bỏ qua sẽ được chuyển ghi vào Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh. 5. XEM XÉT CÁC VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN NĂM TRƯỚC Không có các vấn đề kiểm toán năm trước chưa giải quyết và cần lưu ý trong năm này. 6. NHÂN SỰ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN Nhân sự Phó Giám đốc Nguyễn Như Tiến Chủ nhiệm kiểm toán Nguyễn Như Tiến KTV chính Nguyễn Thị Huyền Trợ lý kiểm toán Lê Quỳnh Trang Trợ lý kiểm toán Phạm Thị Hà Vinh Trợ lý kiểm toán Đào Thị Thu Hằng Thời gian thực hiện Quan sát kiểm kê hàng tồn kho (nếu có) Thời gian thực hiện tại VP khách hàng Từ 16/02/2016 đến 18/02/2016 Thời gian hoàn tất giấy làm việc tại VP PKF Từ 19/02/2016 đến 23/02/2016
  • 49. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 11 Gửi dự thảo cho khách hàng 23/02/2016 7. KHẲNG ĐỊNH TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NHÓM KIỂM TOÁN Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi độc lập với khách hàng này theo các nguyên tắc và các điều khoản trong Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 87/2005/QĐ- BTC ngày 01/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chúng tôi sẽ duy trì sự độc lập này trong thời gian chúng tôi cộng tác với khách hàng. Bảng : Bảng tóm tắt kế hoạch kiểm toán 2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 2.3.2.1 KSKSNB đối với chu kỳ bán hàng – thu tiền Nhằm đánh giá rủi ro kiểm soát của chu kỳ bán hàng – thu tiền, KTV thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với chu kỳ bán hàng – thu tiền đối với công ty A như sau: Bảng Đánh giá hệ thống KSNB đối với chu kỳ bán hàng – thu tiền của công ty A PKF VIỆT NAM Khách hàng: Công ty Cổ phần A Nội dung: Tìm hiểu chu trình bán hàng – phải thu Ngày kết thúc năm tài chính: 31/12/2015 Người thực hiện: LQT Ngày thực hiện: 16/02/2016 Người kiểm tra: NTH A. MỤC TIÊU 1. Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình KD
  • 50. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 12 quan trọng; 2. Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các kiểm soát chính của chu trình KD này; 3. Tiến hành chọn mẫu để kiểm tra xem HTKSNB có được vận hành phù hợp như thiết kế không 4. Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả. B. CÔNG VIỆC THỰC HIỆN 1. Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới bán hàng - phải thu - Sản phẩm và dịch vụ chính của DN Dịch vụ chính của Công ty là bán máy móc, thiết bị - Cơ cấu các loại doanh thu trong tổng doanh thu 100% là doanh thu bán hàng hóa - Cách thức bán hàng của DN áp dụng chủ yếu (Bán buôn, bán lẻ, trả chậm, trả góp, trao đổi hàng, bán hàng thu tiền ngay) Chủ yếu bán hàng hóa cho các công ty trong tập đoàn Than - Thị phần của sản phẩm và dịch vụ; loại KH; mức độ phụ thuộc vào KH lớn; phát triển sản phẩm mới Khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng trong tập đoàn Than, hiện tại công ty đang tìm kiếm các khách hàng từ nước ngoài - Tính thời vụ của hàng hóa và dịch vụ; mức độ cạnh tranh; chính sách giá bán hàng hoặc dịch vụ; kênh phân phối Doanh thu ghi nhận các tháng ko có tính mùa vụ - Chính sách hóa đơn, chiết khấu, giảm giá và khuyến mại; các điều khoản
  • 51. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 13 bán hàng thông thường; điều khoản thanh toán, hoa hồng bán hàng; bán hàng cho các bên có liên quan Không có - Quản lý nợ phải thu; các rủi ro liên quan tới quá trình thu tiền bán hàng Các khoản phải thu quá thời hạn đều đã được trích lập dự phòng theo TT 228 2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng - Thời điểm ghi nhận doanh thu, cơ sở cho việc ghi nhận doanh thu, phải thu; Hợp đồng => bán vật tư, vật liệu => biên bản nghiệm thu hàng hóa => xuất hóa đơn => ghi nhận doanh thu" - Các ước tính kế toán và xét đoán sử dụng như tỷ lệ hoàn thành, ước tính dự phòng phải thu khó đòi; Ước tính dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện theo TT 228 - So sánh chính sách kế toán áp dụng có phù hợp với quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán; Phù hợp - Chính sách kế toán có được áp dụng nhất quán; Nhất quán - Các thay đổi chính sách kế toán và các ước tính kế toán: Không có thay đổi 3. Mô tả chu trình “Bán hàng phải thu” tại công ty A STT Mô tả các nghiệp vụ trọng yếu của chu trình Thủ tục kiểm soát Thẩm quyền phê duyệt Tài liệu kèm theo 1 Tiếp nhận Đơn đặt hàng Hợp đồng mua bán Giám đốc Hợp
  • 52. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 14 được lập và trình giám đốc duyệt đồng 2 Yêu cầu phòng Kinh doanh đánh giá thẩm định đơn đăt hàng Phòng kinh doanh thẩm định đơn hàng rồi trình giám đốc Trưởng phòng KD Hợp đồng 3 Ban giám đốc kiểm tra đơn đặt hàng Giám đốc đánh giá hợp đồng Giám đốc Hợp đồng 4 Viết hóa đơn bán hàng Kế toán viết hóa đơn theo hợp đồng KT trưởng Giám đốc Hóa đơn 5 Bộ phân kinh doanh viết hóa đơn bán hàng. Viết hóa đơn Giám đốc Hóa đơn 6 Bộ phận kho kiểm tra lượng hàng tồn kho, thực hiện xuất hàng Thủ kho xuất kho theo đơn hàng chuyển về Thủ kho Giám đốc Phiếu xuất kho 7 Bộ phận kế toán ghi số nghiệp vụ Hạch toán Kế toán trưởng 4. Soát xét về thiết kế và thực hiện các kiểm soát chính Sai sót có thể xảy ra Mô tả kiểm soát chính (1) Đánh giá về mặt thiết kế Đánh giá về mặt thực hiện Tham chiếu đến tài liệu “walk- through test”
  • 53. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 15 Mục tiêu KS (1): “Tính có thật”: Doanh thu, các khoản phải thu ghi nhận trên sổ phải có thật Doanh thu và phải thu là giả; được ghi nhận nhưng chưa giao hàng/ cung cấp dịch vụ; hóa đơn bán hàng được ghi nhận nhiều hơn một lần Hóa đơn bán hàng chỉ được lập khi Đơn hàng và Lệnh xuất kho đã được phê duyệt. Trong vòng ….. ngày sau ngày kết thúc năm, đơn đặt hàng và các tài liệu xuất hàng phải được soát xét và thực hiện các điều chỉnh cần thiết đối với các hóa đơn đã viết nhưng cuối năm hàng vẫn chưa xuất kho. Đối chiếu Phiếu xuất kho với hóa đơn để đảm bảo rằng một khoản doanh thu không bị xuất hóa đơn và ghi sổ kế toán nhiều lần. Mục tiêu KS (2): “Tính đầyđủ”: Doanh thu, các khoản phải thu phải được ghi sổ đầy đủ. Doanh thu, các khoản phải thu và đã thu tiền không được ghi nhận Chứng từ vận chuyển, Đơn đăt hàng, Phiếu xuất hàng phải được đánh số thứ tự để kiểm soát, so sánh với hóa đơn về số lượng xuất, thời gian xuất.
  • 54. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 16 đầy đủ [Định kì], phải tiến hành đối chiếu công nợ với KH. Các chênh lệch phải được điều tra, xử lý Mục tiêu KS (3): “Tính chính xác”:Doanh thu,cáckhoản phảithu phảiđược ghi nhận chính xác, đúng đối tượng. Doanh thu, các khoản phải thu và đã thu tiền không được ghi nhận chính xác, đúng đối tượng Giá bán trên hóa đơn được [người có thẩm quyền] kiểm tra, đối chiếu với Bảng giá và được cộng lại trước khi chuyển cho KH. [Hàng tháng] kế toán lập biên bản đối chiếu nợ phải thu với phòng kinh doanh Mục tiêu KS (4): “Tính đánhgiá”: Cáckhoản phảithu phảiđược ghinhận theo giá trị có thể thu hồi được. Các khoản phải thu KH không được ghi nhận theo giá trị có thể thu hồi được [Người có thẩm quyền] đánh giá khả năng thanh toán của KH trước khi bán chịu [Định kỳ] phải lập Báo cáo về tình trạng HTK đã quá hạn sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.
  • 55. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 17 C. TỔNG HỢP VÀ KẾT LUẬN KSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền nhìn chung đã được thiết kế phù hợp với mục tiêu kiểm soát và đã được thực hiện 2.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích  Thực hiện thủ tục phân tích đối với doanh thu ở công ty A PKF Việt Nam thực hiện thủ tục phân tích doanh thu dựa trên cơ sở thu thập số liệu về doanh thu theo từng đối tượng, từng khu vực và từng thời kỳ. Các con số được so sánh với danh thu của niên độ trước theo số tương đối và số tuyệt đối, từ đó tính ra các biến động và cơ sở để khoanh vùng sai phạm. Bảng : Thực hiện thủ tục phân tích đối với doanh thu tại công ty A PKF VIỆT NAM Khách hàng: Công ty Cổ phần A Nội dung: Phân tích doanh thu Ngày kết thúc năm tài chính: 31/12/2015 Người thực hiện: LQT Ngày thực hiện: 16/02/2016 Người kiểm tra: NTH Mục tiêu: Thu thập bảng tổng hợp doanh thu theo loại hình/theo tháng phân tích với tỷ lệ/kết cấu doanh thu kỳ trước. Nguồn số liệu: Sổ chi tiết, bảng tổng hợp doanh thu khách hàng cung cấp. Công việc thực hiện: Thu thập bảng tổng hợp doanh thu theo loại hình/theo tháng phân tích với tỷ lệ/kết cấu doanh thu kỳ trước. Bảng tổng hợp doanh thu theo tháng Tháng Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Tỷ lệ
  • 56. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 18 1 9.235.064.692 9.156.202.873 78.861.819 0,871% 2 7.137.681.210 7.093.808.547 43.872.663 0,618% 3 7.188.546.208 7.127.160.409 61.385.799 0,861% 4 7.329.283.272 7.266.695.664 62.587.608 0,884% 5 6.626.975.955 7.570.385.624 (943.409.669) -12,462% 6 9.261.655.994 8.225.264.052 36.391.942 0,442% 7 8.598.192.913 8.524.769.591 73.423.322 0,805% 8 8.266.821.134 8.196.227.524 70.593.610 0,895% 9 8.420.271.534 8.348.367.552 71.903.982 0,834% 10 7.444.482.019 7.346.753.125 97.728.894 1,330% 11 9.317.648.992 9.238.081.954 79.567.038 0,861% 12 9.592.289.778 8.493.298.695 1.098.991.083 12,940% Cộng 97.418.913.700 96.587.015.609 831.898.091 0.009% Phân tích: Doanh thu bán hàng năm nay có tăng nhẹ so với năm ngoái Doanh thu giữa các tháng và doanh thu của năm nay so với năm trước không có sự biến động lớn Doanh thu cao nhất là vào tháng 12, thấp nhất vào tháng 5. Tuy nhiên, sự biến động giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là không đáng kể Thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục phải thu khách hàng ở công ty A
  • 57. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 19 KTV thực hiện thu thập chi tiết số dư của tài khoản phải thu khách hàng vào 31/12/2015, kết hợp với số liệu này của năm 2014 (số đã được kiểm toán), thủ tục phân tích được thực hiện như sau: PKF VIỆT NAM Khách hàng: Công ty Cổ phần A Nội dung: Phân tích khoản phải thu khách hàng Ngày kết thúc năm tài chính: 31/12/2015 Người thực hiện: LQT Ngày thực hiện: 16/02/2016 Người kiểm tra: NTH Phân tích các khoản phải thu khách hàng 31/12/2015 VND 01/01/2015 VND Chênh lệch (VND) Tỷ lệ (%) -Phải thu các bên liên quan - - - - - Phải thu bên thứ 3 18.927.701.548 13.884.525.819 5.043.175.729 0.363 Tổng các khoản phải thu 18.927.701.548 13.884.525.819 5.043.175.729 0.363 Trừ: Dự phòng nợ phải thu khó đòi - - - - Các khoản phải thu thuần 18.927.701.548 13.884.525.819 5.043.175.729 0.363 Doanh thu bán 97.418.913.700 96.587.015.610
  • 58. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Tiến Hưng SV: Đào Thị Thu Hằng_Lớp CQ50/22.03 20 hàng Phân tích tuổi nợ -Trong thời hạn 18.927.701.548 13.884.525.819 -Quá hạn - - - - Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 5,1 6,9 1,8 Phân tích:- - Các khoản phải thu không chịu lãi suất và điều khoản thanh toán thông thường được cho phép bởi điều khoản trên hợp đồng mua bán. - Các khoản phải thu khách hàng của Công ty tại thời điểm cuối kỳ tài chính là các khoản phải thu ngắn hạn, số dư phải thu đều trong hạn thanh toán, không phát sinh nợ phải thu khó đòi, công ty không thực hiện trích lập dự phòng phải thu nợ khó đòi. - Từ việc phân tích tuổi nợ cho thấy phải thu khách hàng đều trong hạn thanh toán, chính sách quản lý và thu hồi nợ phải thu hoạt động tốt. 2.3.2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết  Kiểm tra tính hợp lý của doanh thu bán hàng KTV thực hiện kiểm tra các hợp đồng và căn cứ vào đó để ước tính doanh thu từ hoạt động bán hàng của công ty A. Cách ước tính như sau: Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá