SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 134
Downloaden Sie, um offline zu lesen
1
2
3
4
thư ngỏ
Kính Thưa Quý Giáo Sư, Bác sĩ;
Kính Thưa Quý Đại Biểu.
	 Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam rất hân hạnh chào mừng Quý Thầy Cô, Quý vị đại biểu đến
tham dự Hội nghị Khoa học Nội tiết và Chuyển hóa lần thứ VII được tổ chức tại Hà Nội.
	 Hội nghị chuyên ngành về Nội tiết và Chuyển hóa của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam được
tổ chức hai năm một lần là nơi quy tụ các chuyên gia về Nội tiết Chuyển hóa trong nước và quốc tế. Số lượng
lớn các đại biểu tham gia, báo cáo viên, bài báo cáo tham dự có chất lượng cao cùng sự phong phú đa dạng của
các đề tài đánh dấu sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam.
	 Mục tiêu chính của Hội nghị là đánh giá lại các hoạt động nghiên cứu khoa học, công tác điều trị
chuyên khoa trong nước và xác định những nhiệm vụ của chuyên ngành trong giai đoạn tới đồng thời động
viên các nhà khoa học nỗ lực hơn nữa vì sự nghiệp dự phòng, chăm sóc, điều trị và theo dõi những bệnh nhân
thuộc chuyên ngành Nội tiết, Đái tháo đường và bệnh lý Chuyển hoá trên toàn đất nước Việt Nam.
	 Ngoài Hội nghị chung toàn quốc, các Hội địa phương tại ba miền Bắc - Trung - Nam đều sinh hoạt
khoa học định kỳ mỗi 3-6 tháng mỗi năm hoặc 2 năm một lần. Điều đó chứng tỏ hoạt động khoa học liên tục
của các bác sĩ chuyên ngành Nội tiết – Chuyển hóa - Đái tháo đường trên toàn quốc ngày càng lớn mạnh. Một
số các thành viên của Hội nằm trong ban soạn thảo “Cẩm nang hướng dẫn điều trị các bệnh Nội tiết và Chuyển
hóa” của Bộ Y Tế. Hội cũng đã xuất bản được “Hướng dẫn điều trị bệnh Đái tháo đường typ 2”, Tạp chí Nội tiết
và Chuyển hóa xuất bản 3 tháng /số.
	 Hội nghị lần thứ VII tổng kết 5 năm hoạt động của Ban chấp hành Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt
Nam nhiệm kỳ 2009-2014. Trong 5 năm vừa qua, ngoài những hoạt động đánh giá sự lớn mạnh của Hội về
chuyên môn và nhân lực tại Việt Nam, Hội đã từng bước hội nhập về phương diện khoa học với các Hội Nội
tiết Chuyển hóa trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam là thành
viên của Hội Nội tiết các nước thuộc khối ASEAN, Hội Nội tiết Quốc Tế (ISE), Liên Đoàn Đái Tháo Đường
Quốc Tế (IDF). Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội đã tổ chức thành công Hội nghị Nội tiết các nước khối ASEAN
– AFES 2011, đây là hội nghị quy tụ hơn 1400 đại biểu trong và ngoài nước tham dự và được đánh giá là một
trong các Hội Nghị AFES có nội dung khoa học phong phú và chất lượng nhất. Các báo cáo viên Việt Nam
cũng được mời tham dự báo cáo và làm giám khảo tại các Hội nghị Quốc tế trong khu vực. Một số chuyên gia
Nội tiết Việt Nam đã có Abstract được chấp nhận và công bố tại các Hội nghị Nội tiết ở Bắc Mỹ và Châu Âu,
một số có công trình khoa học được đăng tải trên các báo Nội tiết Chuyển hóa Quốc tế như JAFES, Diabetes
Research and Clinical Practice, Lancet. Được sự chấp thuận của Bộ Y tế, Hội cũng phối hợp cùng Hội Đái tháo
đường Mỹ và Trung tâm nghiên cứu Đái tháo đường Steno, Đan Mạch tổ chức các lớp cập nhật kiến thức về
Đái tháo đường tại Việt Nam dành cho các bác sĩ chuyên khoa và đa khoa.
	
	 Thay mặt ban chấp hành Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, Tôi xin biểu dương và cảm tạ những
hoạt động khoa học của các đồng nghiệp chuyên ngành trên mọi miền đất nước. Sự đoàn kết của các thành
viên trong Hội, những hoạt động khoa học không ngừng nghỉ là yếu tố chính góp phần cho sự phát triển lớn
mạnh của Hội và sự thành công của Hội nghị lần thứ VII này.
	 Kính chúc Quý đại biểu sức khỏe, thu thập được nhiều thông tin cập nhật trong hội nghị. Chúc cho Hội
Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam luôn duy trì được tình đoàn kết và niềm say mê khoa học.
PGS. TS. Nguyễn Thy Khuê
Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, nhiệm kỳ 2009-2014
5
NOVO NORDISK PHARMA
OPERATIONS A/S
SANO AVENTIS BOERHINGER INGELHEIM
SERVIER ASTRA ZENECA
ABBOTT (DƯỢC)
PFIZER
CÁC ĐƠN VỊ TÀI TRỢ CHÍNH
TÀI TRỢ BẠCH KIM
TÀI TRỢ VÀNG
TÀI TRỢ BẠC
ĐỒNG TÀI TRỢ
Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam xin trân trọng cảm ơn Quý Công ty và Tổ chức
đã tham gia tài trợ cho Hội nghị Khoa học về Nội tiết và Chuyển hóa toàn quốc lần thứ VII
MSD MERCK SERONO
MEGA
LILLY
6
CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA GIAN HÀNG
Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam xin trân trọng cảm ơn Quý Công ty và Tổ chức
đã tham gia Hội nghị Khoa học về Nội tiết và Chuyển hóa toàn quốc lần thứ VII
VPDD WOERWANG PHARMA HQ PHARMA DKSH
OMRON HNNOVARTISVIỆT THÁI
B BRAUNDƯỢC HẬU GIANGJOHNSON & JOHNSON
CTY TNHH BAYER VIỆT NAM TẠI TP.HCM HOÀNG ĐỨC - MÁY ĐO ĐƯỜNG HUYẾT
BECTON DICKINSON (BD) UNITED PHARMA
7
BAN TỔ CHỨC :
	 GS.TS. Thái Hồng Quang 				 (Trưởng ban tổ chức)
	 PGS.TS. Nguyễn Thy Khuê
	 PGS.TS. Đỗ Trung Quân 				 (Phó trưởng ban)
	 PGS.TS. Hoàng Trung Vinh
	 PGS.TS. Nguyễn Khoa Diệu Vân	
	 TS.BS. Nguyễn Vinh Quang
	 TS.BS. Phạm Thị Hồng Hoa
	 ThS.BS. Vũ Chí Dũng
	 ThS.BS. Nguyễn Quang Bảy
	 Ths.BS. Lâm Văn Hoàng
	 Thường trực ban tổ chức:
		 GS.TS. Thái Hồng Quang
		 PGS.TS. Đỗ Trung Quân
		 TS.BS. Nguyễn Vinh Quang
		 PGS.TS. Nguyễn Khoa Diệu Vân
		 ThS.BS. Vũ Chí Dũng
		 ThS.BS. Nguyễn Quang Bảy
		 ThS.BS. Lâm Văn Hoang
	 BAN THƯ KÝ:
		ThS.BS. Nguyễn Quang Bảy 			 (Trưởng ban)
		 TS.BS. Hồ Kim Thanh
		 ThS. Chu Thúy Ngà (CTHV)
		 ThS.BS. Lâm văn Hoàng
		 ThS.BS. Trịnh Ngọc Anh
		 TS.BS. Bùi Phương Thảo (VN)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC:
	 PGS.TS. Nguyễn Thy Khuê 				 (Chủ tịch Hội, Chủ tịch Hội đồng)
	 GS.TS. Thái Hồng Quang 				 (Phó chủ tịch)
	 Các ủy viên:
	 GS.TS. Nguyễn Hải Thủy
	 GS.TS. Trần Hữu Dàng
	 PGS.TS. Đỗ Trung Quân
	 PGS.TS. Hoàng Trung Vinh
	 PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàn
	 PGS.TS. Nguyễn Khoa Diệu Vân
	 PGS.TS. Nguyễn Kim Lương
	 PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Đào
	 PGS.TS. Nguyễn Văn Quýnh
	 PGS.TS. Tạ Văn Bình
	 TS.BS. Nguyễn Vinh Quang
	 TS.BS. Phạm Thị Hồng Hoa
	 ThS .BS Nguyễn Quang Bảy
BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI
NỘI TIẾT - Đái tháo đường TOÀN QUỐC 2014
8
	 Thường trực Hội đồng khoa học:
		 PGS.TS. Nguyễn Thy Khuê
		 GS.TS. Thái Hồng Quang 				 (Trưởng ban)
		 GS.TS. Nguyễn Hải Thủy
		 GS.TS. Trần Hữu Dàng
		 PGS.TS. Đỗ Trung Quân
		 PGS.TS. Hoàng Trung Vinh
	 Thư ký Hội đồng khoa học:
		 TS.BS. Nguyễn Quang Nam
		 TS.BS. Nguyễn Vinh Quang
		 ThS.BS. Nguyễn Quang Bảy
BAN VẬN ĐỘNG TÀI TRỢ CHO ĐẠI HỘI :
	 PGS.TS. Nguyễn Thy Khuê
	 GS.TS. Thái hồng Quang
	 GS.TS. Nguyễn Hải Thủy
	 GS.TS. Trần Hữu Dàng
	 PGS.TS. Đỗ Trung Quân
	 PGS.TS. Nguyễn Khoa Diệu Vân
	 ThS.BS. Đỗ Kim Thành (BVNTTW)
BAN KINH TẾ :
	 PGS.TS. Nguyễn Khoa Diệu Vân 				 (Trưởng ban)
	 PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Đào
	 TS.BS. Phạm Thị Hồng Hoa
	 PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàn
	 TS.BS. Hồ Thị Kim Thanh
	 TS.BS. Nguyễn Vinh Quang
	 ThS.BS. Đỗ Kim Thành (BVNTTW)
BAN HẬU CẦN:
	 PGS.TS. Nguyễn Thị Nga 					 (Trưởng ban)
	 PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàn
	 TS.BS. Phạm Thị Hồng Hoa
	 TS.BS. Đỗ Minh Thìn
	 ThS.BS. Quách Hữu Trung (198)
	 TS.BS. Nguyễn Thị Nga (103)
	 BS. Vũ Mai Hương (BVTN)
	 BS. Phạm Tuấn Dương (198)
	 TS.BS. Nguyễn Thị Kim Hóa (BVNTTW)
BAN TỔ CHỨC ĐẠI HÔI
NỘI TIẾT - Đái tháo đường TOÀN QUỐC 2014
9
BAN ĐỐI NGOẠI:
	 PGS.TS. Nguyễn Thy Khuê 				 (Trưởng ban)
	 PGS.TS. Đỗ Trung Quân 				 (đồngTrưởng ban)
	 GS.TS. Thái Hồng Quang
	 GS.TS. Trần Hữu Dàng
	 TS.BS. Nguyễn Vinh Quang
	 PGS.TS. Nguyễn Văn Quýnh
	 PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàn
	 TS.BS. Nguyễn Phương Thảo (Viện nhi TƯ)
	 TS.BS. Nguyễn Quốc Khánh 				 (Thư ký)
BAN BIÊN DỊCH:
	 PGS.TS. Đỗ Trung Quân 				 (Trưởng ban)
	 PGS.TS. Nguyễn Thy Khuê 				 (đồng Trưởng ban)
	 ThS.BS. Trịnh Ngọc Anh (NTBM)
	 ThS.BS. Lê Quang Toàn (BVNTTW)
	 ThS.BS. Vũ Chí Dũng (VNTW)
	 TS.BS. Trần Quang Nam
	 TS.BS. Trần Quốc Khánh
	 ThS.BS. Thu Hà (NTBM)
	 ThS.BS. Nguyễn Đình Tùng (VĐTĐ)
	 ThS.BS. Anh (NTTW)
BAN TUYÊN TRUYỀN :
	 TS.BS. Nguyễn Vinh Quang 				 (Trưởng ban)
	 PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàn
	 ThS.BS. Nguyễn Quang Bảy
	 TS.BS. Nguyễn Quốc Khánh
	 TS.BS. Trần Quang Nam
ban biên tập :
	 GS.TS. Thái Hồng Quang				 (Trưởng ban)
	 ThS.BS. Nguyễn Quang Bảy
	 TS.BS. Trần Quang Nam
	 TS.BS. Trần Quốc Khánh
BAN TỔ CHỨC ĐẠI HÔI
NỘI TIẾT - Đái tháo đường TOÀN QUỐC 2014
10
11
12
13
14
15
16
17
18
1.	 GS. TS.
2.	 GS. TS.
3.	 GS. TS.
4.	 GS. TS.
5.	 PGS. TS.
6.	 TS. BS.
7.	 GS.TS
8.	 GS.TS.
9.	 GS.TS.
10.	GS.TS.
11.	GS.TS.
12.	GS.TS.
13.	GS.TS.
14.	GS.TS.
15.	PGS.TS.
16.	PGS.TS.
17.	PGS.TS.
18.	PGS.TS.
19.	PGS.TS.
20.	PGS.TS.
21.	PGS.TS.
22.	PGS.TS.
23.	PGS.TS.
24.	PGS.TS.
25.	PGS.TS.
26.	PGS.TS.
27.	PGS.TS.
28.	PGS.TS.
29.	PGS.TS.
30.	PGS.TS.
31.	PGS.TS.
32.	PGS.TS.
33.	PGS.TS.
34.	PGS.TS.
35.	TS.BS
36.	TS.BS.
37.	TS.BS.
38.	TS.BS.
39.	TS.BS.
40.	TS.BS.
41.	TS.BS.
42.	TS.BS.
43.	TS.BS.
44.	ThS.BS.
45.	ThS.BS.
chủ tọa đoàn
Malcolm Nattrass
Jean Claude Mbanya
Chaicharn Deerochanawong
Lee Kok Onn
Maria Craig
JJ Mukherjee
Trần Đức Thọ
Mai Thế Trạch
Nguyễn Thu Nhạn
Phạm Gia Khải
Thái Hồng Quang
Nguyễn Hải Thủy
Trần Hữu Dàng
Trần Quán Anh
Nguyễn Khoa Diệu Vân
Đỗ Trung Quân
Nguyễn Thị Bích Đào
Nguyễn Thy Khuê
Đỗ Thị Tính
Nguyễn Kim Lương
Nguyễn Phú Đạt
Nguyễn Thị Hoàn
Nguyễn Thị Ngọc Lan
Nguyễn Văn Quýnh
Phạm Đăng Mịch
Đinh Thu Hương
Hoàng Trung Vinh
Lê Anh Thư
Nguyễn Đức Tiến
Nguyễn Quang Tuấn
Nguyễn Thị Nhạn
Trần Ngọc Lương
Trần Văn Huy
Vũ Bích Nga
Trần Quang Nam
Lê Tuyết Hoa
Phạm Thị Hồng Hoa
Phan Huy Anh Vũ
Nguyễn Thế Thành
Nguyễn Vinh Quang
Bùi Phương Thảo
Trần Quang Khánh
Vũ Thị Thanh Huyền
Vũ Chí Dũng
Diệp Thanh Bình
19
1.	 Dr.
2.	 PGS.TS.
3.	 TS.BS
4.	 TS.BS.
5.	 TS.BS.
6.	 TS.BS.
7.	 TS.BS.
8.	 TS.BS.
9.	 TS.BS.
10.	TS.BS.
11.	TS.BS.
12.	ThS.BS
13.	ThS.BS.
14.	ThS.BS.
15.	ThS.BS.
16.	ThS.BS.
17.	ThS.BS.
18.	ThS.BS.
19.	ThS.BS.
20.	ThS.BS.
21.	ThS.BS.
22.	ThS.BS.
23.	ThS.BS.
24.	ThS.BS.
25.	ThS.BS.
26.	ThS.BS.
27.	ThS.BS.
BÁO CÁO VIÊN
28.	ThS.BS.
29.	ThS.BS.
30.	ThS.BS.
31.	ThS.BS.
32.	ThS.BS.
33.	ThS.BS.
34.	ThS.BS.
35.	ThS.BS.
36.	ThS.BS.
37.	ThS.BS.
38.	BS.CKII.
39.	BS.CKII.
40.	BS.CKII.
41.	BS.
42.	BS.
43.	BS.
44.	BS.
45.	BS.
46.	BS.
47.	BS.
48.	BS.
49.	BS.
50.	BS.
51.	BS.
52.	BS.
53.	BS.
54.	BS.
Bee Yong Mong
Nguyễn Tấn Cường
Trần Thị Thanh Hóa
Chu Lý Hải Vân
Hoàng Ái Kiên
Hồ Huỳnh Quang Trí
Nguyễn Anh Quân
Nguyễn Ngọc Quang
Nguyễn Thị Nhất Châu
Nguyễn Thị Thu Thảo
Nguyễn Xuân Cảnh
Trần Thị Hoa Vi
Cấn Thị Bích Ngọc
Huỳnh Hữu Năm
Hứa Thành Nhân
Lê Thị Phương Huệ
Ngô Dũng
Ngô Minh Đạo
Nguyễn Văn Vy Hậu
Trần Minh Triết
Lâm Thị Mỹ Hạnh 
Đỗ Đình Tùng
Lại Thị Phương Quỳnh
Lâm Văn Hoàng
Lê Bá Ngọc
Lê Quang Toàn
Ngô Đức Kỳ
Nguyễn Ngọc Cương
Nguyễn Phương Khanh
Nguyễn Quốc Việt
Nguyễn Thị Thu Nga
Nguyễn Trần Kiên
Phan Hoàng Hiệp
Phan Hữu Hên
Quách Hữu Trung
Thái Thị Thanh Thúy
Vũ Chi Mai
Trần Thanh Sang
Đỗ Thị Mỹ Hạnh
Nguyễn Thị Ngọc Thư
Đào Thành Xuyên
Đặng Ánh Dương
Nguyễn Đình Dương
Nguyễn Ngọc Khánh
Nguyễn Thị Thư Hương
Phạm Thị Ánh Huy
Trần Thị Thu Hương
Trịnh Hoài Nam
Nguyễn Thị Diễm Chi
Nguyễn Thị Thu Mai
Nguyễn Trần Ngọc Hiếu
Nguyễn Văn Hoàn
Phạm Thu Hà
Trần Thị Bích Huyền
20
TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SỬ DỤNG hbA1C TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
PGS. TS. Nguyễn Thy Khuê
ĐHYDTPHCM
TÓM TẮT
Tiềm năng sử dụng HbA1c trong việc chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường lần đầu được đề cập đến vào năm
1985 trong một báo cáo của Tổ chức Sức khỏe Thế giới. Năm 2005, Tổ chức Sức khỏe Thế giới phối hợp cùng
Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới triệu tập một Ủy ban tham vấn để xem xét lại và cập nhật các tiêu chí chẩn
đoán đái tháo đường. Sau khi cân nhắc các dữ kiện thông tin và bằng chứng sẵn có vào thời điểm trên, Ủy ban
các chuyên gia thống nhất chưa nên chấp thuận sử dụng HbA1c như một tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường do
tính chuẩn xác trong kỹ thuật xét nghiệm còn chưa được chuẩn hóa.
Vào tháng 03 năm 2009, Tổ chưc Sức khỏe Thế giới tham khảo ‎ kiến của Ủy ban các chuyên gia để cập nhật
các báo cáo năm 1999 và 2005 và đặt lại vai trò của HbA1c trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường dựa trên các
bằng chứng sẵn có.
VAI TRÒ HbA1C TRONG CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
	 - Năm 1970, lần đầu tiên người ta ghi nhận hemoglobin glycat hóa (gọi tắt là HbA1c) như một hemo-
globin “bất thuờng” trên bệnh nhân đái tháo đường. Sau khi được phát hiện, có nhiều nghiên cứu nhỏ chứng
minh có sự liên quan giữa nồng độ HbA1c và nồng độ glucose máu. Điều này gợi ‎ có thể sử dụng HbA1c
như một thong số để đánh giá tình trạng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường. Nghiên cứu
ADAG (A1c-Derived Average Glucose) trên 643 bệnh nhân đái tháo đường đã công nhận mối tương quan
giữa HbA1c và mức đường huyết trung bình trên nhiều đối tượng bệnh nhân đái tháo đường thuộc các t‎ýp khác
nhau. HbA1c bắt đầu được đưa vào thực tế lâm sàng từ thập niên 1980 và ngày nay đã trở thành một tiêu chí
tối quan trọng trong quản lý bệnh nhân đái tháo đường.
	 - Nồng độ HbA1c phản ảnh mức dao động đường huyết trung bình trong vòng 8-12 tuần trước. Có thể
thực hiện xét nghiệm vào bất cứ thời điểm nào trong ngày và không cần nhịn đói. Sự thuận tiện này khiến cho
HbA1c trở thành một xét nghiệm được ưa chuộng để đánh giá sự kiểm soát đường huyết của bệnh nhân đái
tháo đường. Gần đây, HbA1c thu hút được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn như một công cụ để chẩn
đoán và xa hơn nữa là công cụ để tầm soát đái tháo đường trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đái
tháo đường.
	 - Do những bất tiện trong việc xét nghiệm đường huyết đói (bệnh nhân phải nhịn đói ít nhất 8 giờ qua
đêm) cũng như sự phức tạp trong việc tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose nên từ lâu người ta đã cố gắng
tìm một xét nghiệm khác để chẩn đoán đái tháo đường. Năm 2009, HbA1c đã được Ủy ban các chuyên gia và
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ khuyến cáo sử dụng như một tiêu chí để chẩn đoán đái tháo đường. Mặc dù
độ nhậy và độ chuyên của xét nghiệm HbA1c là tương đương với xét nghiệm đường huyết đói và đường huyết
2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose như một yếu tố tiên đoán dương bệnh lý‎ võng mạc, không phải xét
nghiệm này được phổ biến một cách rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới. Hơn nữa có một số bệnh nhân sẽ được
chẩn đoán đái tháo đường bằng tiêu chí HbA1c nhưng các xét nghiệm đường huyết lại bình thường và ngược
lại một số bệnh nhân sẽ được chẩn đoán đái tháo đường bằng các tiêu chí đường huyết nhưng nồng độ HbA1c
lại trong giới hạn bình thường.
	 - Sử dụng HbA1c sẽ giúp tránh được sự dao động của xét nghiệm đường huyết và quan trọng nhất là
người được xét nghiệm sẽ không phải nhịn đói hoặc phải chuẩn bị đầy đủ những điều kiện nghiêm ngặt như
khi phải tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose để chẩn đoán đái tháo đường. Tuy vậy, nồng độ HbA1c lại
chịu tác động của một số yếu tố như di truyền, huyết học và các yếu tố liên quan với bệnh lý đi kèm. Những
yếu tố được xem là quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HbA1c trên toàn cầu bao gồm bệnh lý
huyết sắc tố (phụ thuộc vào kỹ thuật xét nghiệm), các bệnh lý gây tình trạng thiếu máu và các bệnh lý rút ngắn
đời sống hồng cầu như sốt rét. Tổ chức Sức khỏe Thế giới cũng khuyến cáo cần cân nhắc về tính tiện lợi và
1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
21
1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
hữu dụng của xét nghiệm HbA1c so với các xét nghiệm đường huyết trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường do
nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chưa triển khai đầy đủ xét nghiệm này. Bên cạnh đó, việc chuẩn hóa kỹ thuật
xét nghiệm HbA1c cũng giới hạn khả năng sử dụng HbA1c trên thực tế lâm sàng.
	 - Sau nghiên cứu DCCT, Chương trình Chuẩn hóa Glycohemoglobin Quốc gia (NGSP: National Gly-
cohaemoglobin Standardization Program) được thiết lập tại Hoa Kỳ và trong một thời gian dài chương trình
này được xem là nền tảng để chuẩn hóa xét nghiệm HbA1c. Gần đây, Hiệp hội các nhà Hóa sinh Lâm sàng
Quốc tế (IFCC: International Federation of Clinical Chemists) đã thành lập một nhóm chuyên viên nhằm
nghiên cứu một chương trình chuẩn hóa rộng rãi xét nghiệm HbA1c toàn cầu. Cả NGSP và IFCC đồng ‎ý sẽ
cộng tác để tìm ra một kỹ thuật xét nghiệm HbA1c tham chiếu nhằm hài hòa các kỹ thuật xét nghiệm HbA1c
của các hảng sản xuất trên toàn thế giới.
TIÊU CHÍ CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ADA/WHO 2011-2012:
	 - Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường của tiên Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ sử dụng xét nghiệm
HbA1c lần đầu được đề nghị vào năm 2009. Đến năm 2012, tiêu chí này được đề nghị như sau:
A1c ≥ 6,5%. Xét nghiệm phải được tiến hành trong một cơ sở xét nghiệm sử dụng phương pháp xét
nghiệm đã được NGSP cấp giấy chứng nhận và chuẩn hóa theo kỹ thuật xét nghiệm dùng trong nghiên
cứu DCCT *
HAY
Đường huyết tương tĩnh mạch nhịn đói qua đêm ≥ 126 mg% (7,0 mmol/l) *. Nhịn đói ít nhất 8 giờ
HAY
Đường huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT: Oral Glucose Tolerance Test) ≥ 200 mg%
(11,1 mmol/l). Nghiệm pháp phải được tiến hành và tuân thủ chặt chẽ các điều kiện của Tổ chức Sức
khỏe Thế giới yêu cầu, sử dụng tải glucose tương đương 75 g glucose khan được hòa tan trong nước *
HAY
Đường huyết tương tĩnh mạch bất kỳ ≥ 200 mg% (11,1 mmol/l) trên bệnh nhân có triệu chứng điển hình
của tình trạng tăng đường huyết mạn tính hay cơn tăng đường huyết cấp tính
* Trong trường hợp không có triệu chứng lâm sàng của tình trạng tăng đường huyết, cần phải lặp lại
các tiêu chí chẩn đoán từ 1 đến 3 để xác định chẩn đoán
	 - Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ cũng đưa ra các tiêu chí để chẩn đoán các đối tượng có nguy cơ cao
mắc bệnh đái tháo đường như sau:
Đường huyết đói từ 100 mg% (5,6 mmol/l) đên 125 mg% (6,9 mmol/l): Rối loạn đường huyết đói
Đường huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp 75 g glucose từ 140 mg% (7,8 mmol/l) đến 199 mg%
(11,0 mmol/l): Rối loạn dung nạp glucose
HbA1c từ 5,7% đến 6,4%
	 - Ủy ban các chuyên gia của Tổ chức Sức khỏe Thế giới cũng thống nhất với các tiêu chí chẩn đoán đái
tháo đường được Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ cập nhật vào năm 2012. Tuy nhiên với các khái niệm trung
gian tiền đái tháo đường, ủy ban cũng đề nghị những giá trị HbA1c từ 6,0% đến <6,5% được xem là nhóm
có nguy cơ đặc biệt cao mắc bệnh đái tháo đường và có thể cân nhắc tiếp cận các can thiệp phòng ngừa đái
tháo đường. Đứng trên quan điểm phân tích các nghiên cứu y học thực chứng và các thuận lợi của xét nghiệm
HbA1c, Ủy ban các chuyên gia cũng đồng ‎ đưa HbA1c vào tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường với những điều
kiện về kỹ thuật xét nghiệm, độ dao động thấp và nhất là phải được chuẩn hóa theo các yêu cầu của IFCC. Ủy
ban cũng đề nghị mỗi quốc gia nên xem xét và quyết định thời điểm để áp dụng tiêu chí HbA1c để chẩn đoán
đái tháo đường tùy theo những điều kiện cụ thể của từng nơi. Việc lựa chọn phương pháp, kỹ thuật xét nghiệm
sẽ phụ thuộc vào sự cân nhắc địa phương về chi phí, giá thành, nhân lực, tổ chức, đặc điểm dân số, hệ thống
bảo hiểm y tế,… Những nhà hoạch định chính sách trước tiên phải bảo đảm tính chuẩn xác và phổ quát của
22
xét nghiệm đường huyết ở mức độ chăm sóc sức khỏe cộng đồng trước khi nghĩ đến chuyện triển khai HbA1c
trong chần đoán bệnh đái tháo đường. Các chuyên gia cũng kết luận rằng chưa có đủ bằng chứng để đưa ra bất
kỳ một khuyến cáo chính thức nào về các giá trị HbA1c dưới 6,5%. Ủy ban các chuyên gia của Tổ chức Sức
khỏe Thế giới cũng đề nghị cần có thêm nhiêu nghiên cứu tiến cứu dọc để xác định một cách chuẩn xác hơn
ngưỡng đường huyết và HbA1c tiên đoán các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ do đái tháo đường
trên từng chủng tộc riêng biệt; đồng thời cũng cần thành lập một nhóm chuyên gia để xem xét lại và chuẩn hóa
tất cả các kỹ thuật xét nghiệm liên quan đến HbA1c và đường huyết.
Bảng 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả HbA1c
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất hồng cầu:
Tăng HbA1c: thiếu sắt, thiếu vitamin B12, giảm sinh hồng cầu
Giảm HbA1c: sử dụng erythropoietin, sắt, vitamin B12, bệnh gan mạn tính, tăng hồng cầu lưới
2. Thay đổi về hemoglobin:
Các bệnh về huyết sắc tố, HbF, methemoglobin, thay đổi hemoglobin do di truyền hay hóa chất,... có
thể làm tăng hay giảm HbA1c
3. Phản ứng glycat hóa:
Tăng HbA1c: nghiện rượu, suy thận mạn, giảm độ pH trong hồng cầu
Giảm HbA1c: dùng aspirin, vitamin C, vitamin E, bệnh huyết sắc tố, tăng độ pH trong hồng cầu
Biến thể HbA1c: do di truyền
4. Phá hủy hồng cầu:
Tăng HbA1c: tăng đời sống hồng cầu: sau cắt lách
Giảm HbA1c: giảm đời sống hồng cầu: lách to, bệnh huyết sắc tố, viêm khớp dạng thấp, sử dụng thuốc
chống virus, ribavirin, dapsone
5. Kỹ thuật xét nghiệm:
Tăng HbA1c: tăng bilirubin, carbamyl hemoglobin, nghiện rượu, dùng aspirin liều cao, dùng thuốc
phiện kéo dài
Giảm HbA1c: tăng triglycerid máu
Biến thể HbA1c: do di truyền
Bảng 2: So sánh thuận lợi và bất lợi giữa xét nghiệm đường huyết và HbA1c
Đường huyết HbA1c
Chẩn bị bệnh nhân
trước khi xét nghiệm
Nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ (ĐH
đói) hay các điều kiện nghiêm ngặt của
NPDN glucose
Không cần
Điều kiện bảo quản
mẫu xét nghiệm
Quay ly tâm tách huyết tương hay huyết
thanh và giữ ở 4 độ C
Giữ ở nhiệt độ > 23 độ C nếu xét
nghiệm trong vòng 12 giờ kể từ khi
lấy mẫu. Nếu giữ ở nhiệt độ 4 độ C sẽ
ổn định trong 1 tuần
Mức dộ phổ biến Rộng rãi Còn khiếm khuyết ở nhiều nơi
Chẩn hóa Chuẩn hóa theo kỹ thuật xét nghiệm
tham chiếu
Chuẩn hóa theo kỹ thuật xét nghiệm
tham chiếu
Kiểm tra định kỳ Đầy đủ	 Đầy đủ	
Các bệnh ảnh hưởng Bệnh nặng và cấp tính có thẻ ảnh hưởng
đến đường huyết
Bệnh nặng có thẻ làm giảm đời sống
hồng cầu
Bệnh huyết sắc tố Ít ảnh hưởng Có thể ảnh hưởng đến kết quả tùy
theo kỹ thuật xét nghiệm
Chi phí	 Rẻ tiền	 Đắt tiền
		
1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
23
1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
KẾT LUẬN
Không nên chẩn đoán đái tháo đường trên một đối tượng không có triệu chứng, chỉ đơn thuần dựa vào một
giá trị đường huyết hay HbA1c bất thường. Cần lặp lại một lần xét nghiệm bổ sung và chẩn đoán được xác lập
nếu có ít nhất hai kết quả đạt tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường. Các xét nghiệm đường huyết hoặc HbA1c sử
dụng máu mao mạch không được khuyến cáo dùng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường; trừ phi đó là phương
tiện duy nhất sẵn có. Cũng có thể sử dụng hai xét nghiệm cùng một lúc (ví dụ đường huyết đói và HbA1c) và
nếu cả hai xét nghiệm đều đạt tiêu chí chẩn đoán thì xem như bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường.
Nếu chỉ có một trong hai xét nghiệm là bất thường, cần lặp lại xét nghiệm bất thường đó với cùng một kỹ thuật
xét nghiệm trước khi xác định chẩn đoán.
-- ~o0o~ --
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA LẬP BẢN ĐỒ DỊCH TỄ HỌC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TOÀN QUỐC NĂM 2012 VÀ XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGUY CƠ MẮC
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT NAM
Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
Tóm tắt
1. Đặt vấn đề. Trong hoàn cảnh gia tăng số lượng người mắc ĐTĐ và HCCH như những bệnh dịch nguy
hiểm do thay đổi về lối sống, sự hiểu biết của cộng đồng về bệnh còn thấp Dự án quốc gia phòng chống ĐTĐ
đã triển khai hoạt động lập bản đồ dịch tễ học đái tháo đường tại 06 vùng sinh thái trong Toàn quốc với mục
tiêu:”Xác định tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tại 06 vùng sinh thái ở Việt Nam năm 2012.. Xác định một số
yếu tố nguy cơ với bệnh đái tháo đường tại Việt Nam”.
2.Phương pháp. Điều tra sử dụng phương pháp điều tra dịch tễ học mô tả cắt ngang. Điều tra tiến hành trên
11.191 người trong độ tuổi từ 30 – 69 tuổi.
3. Kết quả. Tỷ lệ mắc ĐTĐ tại các vùng là Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung,
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ lần lượt là: 4,82%, 5,81%, 6,37%, 3,82%, 5,95%, 7,18 % và Toàn
Quốc là 5,42% (95%CI: 4,88% - 6,02%). Tỷ lệ mắc RLDNG máu tại các vùng Miền núi phía Bắc, Đồng bằng
sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ lần lượt là: 10,7%, 11,25%,
13,06%, 10,7%, 17,53%, 13,58% và toàn Quốc là 13,68%. Những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc ĐTĐ
cao hơn những người dưới 45 tuổi là 4,42; những người có THA có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn những người
không mắc THA là 3,45 lần; những người có vòng eo lớn có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn những người có vòng
eo bình thường là 2,60 lần; những người có huyết áp tăng có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn những người không
mắc tăng huyết áp là 3,45 lần; tương ứng với việc có vòng eo lớn, những người có chỉ số khối cơ thể BMI ≥
23 có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn những người có chỉ số BMI < 23 là 2,01 lần; những người trong gia đình có
tiền sử người mắc ĐTĐ thì có nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 cao hơn những người mà không có ai trong gia đình
bị mắc ĐTĐ là 2,09 lần. Phần lớn người dân có mức hiểu biết về bệnh là rất thấp, 82,5% số đối tượng có kiến
thức rất thấp, 15,9% có kiến thức thấp, 1,3% có kiến thức trung bình – khá. Chỉ có 0,3% có kiến thức tốt.
4. Bàn luận. tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ hai cuộc điều tra 2002 và 2012 sau 10 năm tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng từ 2,7% lên
5,42% tăng khoảng 201 %, đây là tỷ lệ báo động về gia tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ tại Việt Nam. Điều tra cũng chỉ ra
một thực trạng đáng quan tâm ở nước ta khi tỷ lệ người bệnh mắc ĐTĐ trong cộng đồng không được phát hiện
cao là 63,6% so với năm 2002. yếu tố nguy cơ theo y văn như tuổi, huyết áp, tiền sử có rối loạn chuyển hóa
lipid, vòng eo nguy cơ, chỉ số khối cơ thể, tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ với tỷ lệ ĐTĐ và RLDNG
thông qua giá trị p, OR nhận thấy các YTNC đều có liên quan chặt chẽ với mắc ĐTĐ với OR ≥ 2 lần, p<0,05.
24
-- ~o0o~ --
TỈ LỆ ĐỐI TƯỢNG TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẠI KHOA KHÁM CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU – BV BẠCH MAI
PGS. TS. Đỗ Trung Quân - Đại học Y Hà Nội
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận xét tỉ lệ đối tượng tiền đái tháo đường tại khoa KCBTYC – Bệnh viện Bạch mai
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những người Việt Nam khoẻ mạnh, tuổi từ 30 - 69 đến khám
sức khoẻ tại khoa KCBTYC – Bệnh viện Bạch mai từ tháng 2/2012 đến tháng 10/2012.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Kết quả và kết luận: Tỉ lệ tiền đái tháo đường là 38%, trong đó chủ yếu là nữ giới chiếm đến 68,5%. Tỉ lệ tiền
đái tháo đường tăng dần theo tuổi, thấp nhất là ở nhóm tuổi 30 – 39 và cao nhất ở nhóm tuổi 60 – 69.
SUMMARY
PREVALENCE OF PREDIABETES IN OUTPATIENT DEPARTMENT OF BACH MAI HOSPITAL
Objective: To estimate the prevalence of prediabetes in outpatient department of Bach mai hospital.
Research subjects: Healthy Vietnamese people from 30 to 69 years of age had their health check up in out-
patient department from 2/2012 to 10/2012
Method: descritive cross-sectional study
Results and conclusion: The prevalence of prediabetes was 38% (68,5% in female). This was increased with
age, lowest in aged 30 – 39 and highest in aged 60 – 69.
-- ~o0o~ --
ĐIỀU TRA YẾU TỐ NGUY CƠ, BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH VIỆN VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG NĂM 2006
BSCK II Trần Thị Mai, ThS. Nguyễn Thị Thùy Ngân
Khoa Nội Tiết-Bệnh Viện Việt Tiệp Hải Phòng
TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 179 bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường týp 2 điều trị tại khoa nội
3-Bệnh viện việt Tiệp năm 2006, chúng tôi thấy: Nhóm tuối chiếm tỷ lệ cao nhất là 50-59 tuổi (34,1%), tỷ
lệ nữ /nam ≈ 2/1. Các yếu tố nguy cơ thường gặp theo thứ tự giảm dần là: THA chiếm 45,8%; Thói quen ăn
nhiều chất ngọt, béo chiếm 26,9%; uống rượu, hút thuốc lá chiếm 18,4%; tiền sử gia đình là 17,9%; béo phì là
16,8%; ít hoạt động thể lực là 13,4%; tiền sử sinh con > 4kg, rối loạn dung nạp glucose gặp 1,1%. Về mặt lâm
sàng: nhóm triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy, sút cân chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 48,9%
và 50,6%. Về cận lâm sàng: Ure, Glucose và Triglycerid cao hơn so với trị số bình thường ( p < 0,01 và p <
0,001). Các biến chứng gặp nhiều là: biến chứng mắt chiếm 41,9%, biến chứng thận 39,7%; biến chứng răng
miệng 36.9%, tổn thương thần kinh ngoại vi 24,6%.
Abstract
Tile: Evaluation of risk factors and complications of type 2 diabetic pa-
tients treated in Viet Tiep hospital- Hai Phong in 2006.
Authors: Dr Tran Thi Mai, Dr Nguyen Thi Thuy Ngan.
Department of Endocrinology – Viet Tiep Hospital – Hai Phong – Viet Nam
Background: Diabetes mellitus is a metabolic disease characterized by hyperglycemia due to insulin resist-
ance and deficit of insulin secretion from beta cells. The prevalence of type 2 diabetes is tremendously increas-
1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
25
1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
ing in the 21st century, especially in developing country. The prevalence of type 2 diabetes in Vietnam is also
increasing particularly in big cities with rapid westernization. Therefore, we did a survey to evaluate the risk
factors and complications in type 2 diabetic patients treated in Viet Tiep Hospital, Haiphong.
Methods: This was a cross-sectional study including 179 patients hospitalized for diabetes in endocrinology
department in 2006.
Results: Hypertension was diagnosed in 45,8% of patients. Other risk factors such as high proportion of car-
bohydrate and fat in the diet (26,9%), alcohol consumption and cigarette smoking (18,4%), family history of
diabetes (17,9%), obesity (16,8%), physical inactivity (13,4%), macrosomia and impaired glucose tolerance
(1,1%) were also recognized. Clinical symptoms such as polyphagia, polydipsia –polyuria, weight loss were
reported by approximately half (48,9%) of the patients.. Serum urea, plasma glucose and triglycerides were
higher than normal value (p < 0.01). The most common complications were retinopathy (41.9%), nephropathy
(39.7%), buccal and dental complications (36.9%), and peripheral polyneuropathy (24.6%).
-- ~o0o~ --
Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn hai giờ củathuốc
Glucobay thông qua chỉ số Hba1C ở bệnh nhân ĐTĐ typ2
điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nội Tiết TƯ
TS. BS. Trần Thị Thanh Hóa - Bệnh viện Nội tiết TƯ
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn hai giờ của thuốc Glucobay thông qua chỉ số
Hba1C ở bệnh nhân ĐTĐtyp2 điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nội Tiết và tác dụng không mong muốn của
thuốc Glucobay.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu có so sánh. Bệnh nhân tuổi từ 30 đến 69, được chẩn đoán ĐTĐ type2 theo
WHO năm 1998 đang điều trị các nhóm thuốc viên hạ glucose máu, những bệnh nhân này được định luợng
Glucose máu lúc đói, glucose máu hai giờ sau ăn cho mỗi lần khám và định lượng Hba1c trước khi nhận vào
nghiên cứu và kết thúc sau 16 tuần điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nội Tiết. Chúng tôi chọn các bệnh nhân
ĐTĐ, những bệnh nhân này làm xét nghiệm Glucose máu hai giờ sau ăn ≥ 8,0 mmol/l ( theo tiêu chuẩn của
IDF).
	 Nhóm chứng chọn 30 bệnh nhân tuổi từ 30 đến 69 chẩn đoán ĐTĐtyp2 điều trị các nhóm thuốc viên hạ
glucose huyết, các bệnh nhân này được định luợng Glucose máu lúc đói, glucose máu hai giờ sau ăn và Hba1c
trước khi nhận vào nghiên cứu và kết thúc sau 16 tuần và nhóm bệnh nhân này không sử dụng thuốc glucobay
để so sánh với nhóm bệnh nhân có phối hợp thuốc Glucobay điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nội Tiết.
Kết luận: Tỉ lệ giảm đường huyết sau ăn trước điều trị và đường huyết sau ăn sau 16 tuần điều trị giảm được
23% (3,84mmol/l) có ý nghĩa thống kê. Nhóm bệnh chỉ số HbA1c trung bình trước điều trị là 8,62% ± 1,12%
sau điều trị chỉ số HbA1c là 7,96% ± 1,18%, giảm được 0,66%. Nhóm chứng chỉ số HbA1c trung bình trước
điều trị và sau điều trị không giảm mà lại tăng lên 0,1%. Triệu chứng đầy hơi gặp 28 bệnh nhân chiếm tỷ lệ
25,2%,tiêu chảy gặp 12 bệnh nhân chiếm 10%, không có bệnh nhân nào phải rút khỏi nhóm nghiên cứu.
Abstract
Aims: this is a self-hand-pocket study to evaluate the efficacies of Glucobay at 2 hours after meals through
HbA1C in T2DM out-patients in Endocrinology institute; Define the adversed events of Glucobay on local
out-patients.
Method: A prospective study comparing group of 111 T2DM out-patients of Endocrinology institute to other
group of 30 T2DM patients, using other kinds of ODA_ Following their treatment during 16 weeks, measuring
Fasting Plasma Glucose test and HbA1C regularly, focused on the special period of before and after treatment.
Results: There were the significant decline of PPG (on comparing mean PPG before and after 16 weeks of
treatment) (23% _ 3.84 mmol/L), the mean HbA1C declined clearly in Glucobay group (0.66%) comparing to
26
group of other ODA patients. Besides, the side effects were defined as bloating, gas (25.2%), diarrhea (10%),
headache (7.2%), but no patient was withdrawn from this study due to side effects.
-- ~o0o~ --
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ TYP2
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TW THÁI NGUYÊN
Phạm Thị Nhuận
BVĐKTƯ Thái Nguyên
TÓM TẮT
Kháng insulin (KI) đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Nó đồng
hành với béo phì và một số nguy cơ tim mạch khác. Có nhiều phương pháp đánh giá sự KI, chỉ số HOMA-IR (
HomaOstasis Model Assessent – Insulin Resistance) là một trong những chỉ số thường được sử dụng để đánh
giá tình trạng KI ở bệnh nhân ĐTĐ typ2.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình trạng KI ở bệnh nhân ĐTĐ typ2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- 185 đối tượng nghiên cứu, gồm:
+ Nhóm chứng: 40 người khoẻ mạnh,
+ Nhóm bệnh nhân ĐTĐ typ2:145 người.
-Tất cả đều được khám lâm sàng và lấy máu xét nghiệm.
-Chỉ số HOMA-IR được tính theo công thức:
HOMA- IR = I0(µu/ml) x G0(mmol/l) / 22,5.
-Xử lý số liệu theo chương trình SPSS 13.0
Kết quả:
-Tỷ lệ KI ở bệnh nhân ĐTĐ typ2 trong nhóm nghiên cứu là 73,8%,
-Hàm lượng insulin và chỉ số KI (HOMA-IR) ở bệnh nhân ĐTĐ typ2cao hơn so với nhóm chứng,với p < 0,05.
-Hàm lượng insulin, rối loạn chuyển hoá lipid, tỷ lệ tăng huyết áp, số đo vòng bụng / vòng mông ở nhóm bệnh
nhân ĐTĐ typ2 có KI cao hơn so với nhóm ĐTĐ typ2 không KI, với p < 0,05.
SUMMARY
Background: Insulin resistance (IR) plays an important role in the pathophysiology of type 2 diabetes mel-
litus. It is well correlated with obesity and others cardiovascular risk factors. There are many methods for
evaluating IR in type 2 diabetic patients, and the index of Homeostasis model assessent – Insulin resistance
(HOMA- IR) is the most common method.
Aim of the study: to evaluate the IR in type 2 diabetic patients by HOMA-IR. Subject and methods: In this
case control study, we evaluated the insulin resistance in 145 type 2 diabetic patients using the HOMA-IR
formula and compared with 40 healthy subjects.
Results: The prevenlence of IR in type 2 diabetic patients was 73,8%, statistically higher than in the control
group (p < 0,05). Other components of the metabolic syndrome such as insulinemia, lipidemia, waist-to-hip
ratio and the prevalence of hypertension were much higher in diabetic patients with IR than in diabetic patients
without IR (p < 0.05).
1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
27
1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
-- ~o0o~ --
Nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tế bào
bêta xác định theo mô hình HOMA 2 ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
trên 60 tuổi chẩn đoán lần đầu
BSCK II. Nguyễn Hòa Hiệp - BVĐK Thống nhất - Đồng Nai
PGS. TS. Hoàng Trung Vinh - Học viện Quân y
TS. Bùi Văn Mạnh - Học viện Quân y
TÓM TẮT
Khảo sát nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin (HOMA 2-IR), độ nhạy insulin (HOMA 2.%S), và chức năng
tiết insulin của tế bào bêta (HOMA 2.%B) xác định bằng mô hình HOMA 2 ở 62 bệnh nhân (BN) đái tháo
đường typ 2 (ĐTĐ typ 2) tuổi trên 60 chẩn đoán lần đầu có so sánh với nhóm chứng khỏe mạnh và nhóm
chứng bệnh.
Kết quả nhận thấy: Giá trị trung bình nồng độ insulin, HOMA 2-IR tăng; HOMA 2-%S, HOMA 2-%B giảm
so với cả hai nhóm chứng. Số BN có tăng nồng đôn insulin, giảm HOMA 2-%B chiếm tỉ lệ cao, số BN có tăng
HOMA 2-IR, giảm HOMA 2-%S tương đương so với nhóm chứng bệnh. Giá trị trung bình HOMA 2-IR tăng,
HOMA 2-%S giảm ở bệnh nhân dư cân, béo, tăng huyết áp (THA), rối loạn lipid máu (RLLP) so với ở những
bệnh nhân có các chỉ số trên ở mức bình thường song liên quan không có ý nghĩa với hội chứng chuyển hóa
(HCCH)
Từ khóa: Đái tháo đường typ 2, đái tháo đường typ 2 ở người cao tuổi, kháng insulin, độ nhạy insulin, chức
năng tế bào bêta.
SUMMARY
Evaluation of insulin concentration, insulin resistance, insulin sensitiv-
ity and insulin secretion by HOMA 2 model in diabetic patients first diag-
nosed at the age of 60.
Aims of the study: (1) to investigate insulin level, insulin resistance, insulin sensitivity and insulin secretion
by HOMA 2 model in 62 diabetic patients first diagnosed at the age of 60 and (2) to compare these variables
with the control healthy group and with diabetic patients less than 60 years old.
Results: the mean value of insulin level and the HOMA 2-IR were higher, HOM2-%S and HOM 2-%B were
lower in the diabetic group first diagnosed at the age of 60 than in the two control groups.The rate of patients
with high insulin level, low HOMA 2-%B were higher and the rate of patients with high HOMA 2-IR, low
HOMA 2-%S were similar compared with diabetic patients less than 60 years old group. The mean value of
HOMA 2-IR was increased, HOMA 2-%S was decreased in patients with overweight, high circumference,
hypertension, dyslipidemia but have no significant relation with metabolic syndrome.
-- ~o0o~ --
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số biến chứng ở bệnh nhân
đái tháo đường typ 2 trên 60 tuổi chẩn đoán lần đầu
BSCK II. Nguyễn Hòa Hiệp - BVĐK Thống nhất - Đồng Nai
PGS. TS. Hoàng Trung Vinh - Học viện Quân y
TS. Bùi Văn Mạnh - Học viện Quân y
TÓM TẮT
So sánh triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, bệnh kết hợp và một số biến chứng cơ quan đích ở 62 bệnh nhân
(BN) đái tháo đường typ 2 (ĐTĐ typ 2) trên 60 tuổi được chẩn đoán lần đầu với 42 BN ĐTĐ typ 2 dưới 60
tuổi cũng chẩn đoán lần đầu.
28
Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế
DPTK_LV_LBL_002_2013-Ngàyhiệulực:ngày17tháng04năm2014
THÔNG TIN KÊ TOA
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Blonde L. et al. Diabetes, Obesity and Metabolism 2009;11:623–631; 2. Hermansen K. et al. Diabetes Care 2006;29:1269–1274; 3. Thông tin kê toa Levemir®
được phê duyệt bởi cục
Quản lý dược Việt Nam; 4. Philis-Tsimikas A. et al. Clin Ther 2006; 28:1569–1581; 5. Rosenstock J. et al. Diabetologia 2008;51:408–416.
THUẬN TIỆN VỚI BÚT TIÊM FLEXPEN®
KIỂM SOÁT HbA1c HIỆU QUẢ1,2
THUẬN TIỆN VỚI BÚT TIÊM FLEXPEN
KIỂM SOÁT HbA1c HIỆU QUẢ
LIỀU TIÊM 1 LẦN/NGÀY
Màu sắc của bút tiêm
dễ nhận biết
Thiết kế sử dụng với
kim tiêm NovoFine®
Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký tài liệu thông tin thuốc của Cục QLD-Bộ Y Tế: 0085/14/QLD-TT,
Ngày 17 tháng 04 năm 2014 - Ngày in tài liệu: Ngày 08 tháng 05 năm 2014
Insulin nền
cho bệnh nhân đái tháo đường3FlexPen®
(insulin detemir)
Thông tin chi tiết, xin liên hệ:
Lầu 2, Tòa nhà E-Town 2
364 Cộng Hòa, Q. Tân Bình, TP.HCM
ĐT: +84 3812 5848
Fax: +84 38125842
VPĐD Novo Nordisk Pharma Operations A/S
Tầng 19, phòng 1908, toà nhà SunWah
115 Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: +84 8 3915 3636
Fax: +84 8 3915 3636
Công ty phân phối:
Vimedimex Bình Dương
18L 1-2 VSIP II, Đường Số 3,
KCN Việt Nam - Singapore 2,
Thủ Dầu Một, Bình Dương FlexPen®
(insulin detemir)
Levemir®
FlexPen®
Rx thuốc bán theo đơn
Insulin detemir 100 U/ml, dung dịch tiêm chứa trong bút tiêm bơm sẵn thuốc. THÀNH PHẦN
ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG:1 ml dung dịch chứa 100 đơn vị (U) insulin detemir* (tương
đương với 14,2 mg). 1 bút tiêm bơm sẵn thuốc chứa 3 ml tương đương với 300 đơn vị. *
Insulin detemir được sản xuất bằng kỹ thuật DNA tái tổ hợp trong tế bào Saccharomyces
cerevisiae. 1 đơn vị (U) insulin detemir tương ứng với 1 đơn vị quốc tế (IU) insulin người.
DẠNG BÀO CHẾ: Dung dịch tiêm trong suốt, không màu, trung tính chứa trong bút tiêm
FlexPen®
bơm sẵn thuốc. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ: Điều trị bệnh đái tháo đường ở người lớn,
thiếu niên và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG:Levemir®
FlexPen®
là
chất tương tự insulin nền, hòa tan có thời gian tác dụng kéo dài (đến 24 giờ). So với các
insulin khác, chế độ điều trị insulin nền-bolus với Levemir®
FlexPen®
không kèm theo tăng
cân. Nguy cơ hạ đường huyết về ban đêm thấp hơn so với insulin NPH (Neutral Protamine
Hagedorn) cho phép chuẩn độ liều tăng cao hơn nhằm đạt được mức glucose huyết mục tiêu
trong chế độ điều trị insulin nền-bolus. Levemir®
FlexPen®
đem lại sự kiểm soát đường huyết
tốt hơn khi đo glucose huyết tương lúc đói (FPG) so với điều trị bằng insulin NPH. Levemir®
FlexPen®
có thể dùng đơn độc dưới dạng insulin nền hoặc kết hợp với insulin bolus. Levemir®
FlexPen®
cũng có thể dùng kết hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống hoặc dưới
dạng liệu pháp bổ trợ cho điều trị bằng liraglutid. Liều lượng: Khi kết hợp với các thuốc
điều trị đái tháo đường dạng uống hoặc bổ trợ cho liraglutid, khuyến cáo dùng
Levemir®
FlexPen®
1 lần/ngày, liều khởi đầu là 10 U hoặc 0,1-0,2 U/kg.Liều Levemir®
FlexPen®
nên được chuẩn độ dựa trên nhu cầu của từng bệnh nhân. Dựa trên các kết quả
nghiên cứu, có thể sử dụng hướng dẫn chuẩn độ liều sau đây:
* Self Monitored Plasma Glucose: Glucose huyết tương tự theo dõi.Khi Levemir®
FlexPen®
được sử dụng như một phần của chế độ điều trị insulin nền-bolus, nên dùng Levemir®
FlexPen®
một hoặc hai lần mỗi ngày tùy theo nhu cầu của bệnh nhân. Liều Levemir®
FlexPen®
nên được điều chỉnh theo từng bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân cần dùng liều hai
lần mỗi ngày để kiểm soát tối ưu glucose huyết, liều buổi tối có thể sử dụng vào buổi tối hoặc
lúc đi ngủ. Việc điều chỉnh liều có thể cần thiết nếu bệnh nhân tăng hoạt động thể lực, thay đổi
chế độ ăn thông thường hoặc đang có bệnh kèm theo.Nhóm bệnh nhân đặc biệt:Cũng như
với tất cả các sản phẩm insulin, ở những bệnh nhân cao tuổi và những bệnh nhân suy thận hoặc
suy gan, nên tăng cường theo dõi glucose và liều Levemir®
FlexPen®
nên được điều chỉnh theo
từng bệnh nhân. Hiệu quả và an toàn của Levemir®
FlexPen®
đã được chứng minh ở
thiếu niên và trẻ em từ 2 tuổi trở lên trong các nghiên cứu đến 12 tháng. Chuyển sang
từ những sản phẩm insulin khác:Có thể cần phải điều chỉnh liều và thời gian tiêm thuốc khi
chuyển từ các sản phẩm insulin tác dụng trung gian hoặc insulin tác dụng kéo dài sang
Levemir®
FlexPen®
. Cách dùng: Đường dùng: Tiêm dưới da. Levemir®
FlexPen®
chỉ dùng
tiêm dưới da. Levemir®
FlexPen®
không được tiêm tĩnh mạch vì có thể gây hạ đường huyết trầm
trọng. Tiêm bắp cũng nên tránh. Levemir®
FlexPen®
không được sử dụng trong bơm truyền
insulin. Levemir®
FlexPen®
được dùng tiêm dưới da vùng thành bụng, đùi, phần trên cánh tay,
vùng cơ delta hoặc vùng mông. Nên luôn thay đổi vị trí tiêm trong cùng một vùng tiêm để giảm
nguy cơ loạn dưỡng mỡ. Cũng như với tất cả các sản phẩm insulin, thời gian tác dụng sẽ thay
đổi tùy theo liều dùng, vị trí tiêm, lưu lượng máu, nhiệt độ và mức độ hoạt động thể lực.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Quá mẫn với hoạt chất hay bất kỳ tá dược nào của thuốc. Cảnh báo và
thận trọng đặc biệt khi sử dụng: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần
thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ. Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ. Trước khi
đi du lịch đến nơi có sự khác biệt về múi giờ, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ, vì điều
này có nghĩa là bệnh nhân phải tiêm insulin và dùng bữa ăn vào những thời điểm khác. Tăng
đường huyết: Việc điều trị insulin không đủ liều hoặc không liên tục, đặc biệt trong đái tháo
đường type 1, có thể dẫn đến tăng đường huyết và nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Thông
thường, các triệu chứng đầu tiên của tăng đường huyết xuất hiện từ từ, kéo dài trong vài giờ
hoặc vài ngày. Những triệu chứng này bao gồm khát, tiểu nhiều lần, buồn nôn, nôn, buồn ngủ,
da khô đỏ, khô miệng, mất sự ngon miệng và hơi thở có mùi aceton. Trong đái tháo đường type
1, các trường hợp tăng đường huyết không được điều trị cuối cùng sẽ dẫn đến nhiễm toan ceton
do đái tháo đường, có khả năng gây tử vong. Hạ đường huyết: Bỏ một bữa ăn hay luyện tập
thể lực gắng sức, không có kế hoạch có thể dẫn đến hạ đường huyết. Hạ đường huyết có thể
xảy ra nếu liều insulin quá cao so với nhu cầu insulin. Những bệnh nhân có sự kiểm soát glucose
huyết được cải thiện rõ, ví dụ do liệu pháp insulin tích cực, có thể có thay đổi về những triệu
chứng báo trước thường gặp của hạ đường huyết và nên được bác sĩ thông báo trước. Những
triệu chứng báo hiệu thường thấy có thể mất đi ở những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường đã
lâu. Các bệnh đi kèm, đặc biệt tình trạng nhiễm trùng và sốt, thường làm tăng nhu cầu insulin
của bệnh nhân. Các bệnh đi kèm ở thận, gan hoặc bệnh ảnh hưởng đến tuyến thượng thận,
tuyến yên hoặc tuyến giáp có thể đòi hỏi thay đổi liều insulin. Chuyển sang từ các sản phẩm
insulin khác: Khi chuyển bệnh nhân sang sử dụng loại insulin hay nhãn hiệu insulin khác cần
thực hiện dưới sự giám sát y tế chặt chẽ. Phản ứng tại chỗ tiêm: Cũng như bất kỳ liệu pháp
insulin nào khác, có thể có phản ứng tại chỗ tiêm, bao gồm đau, đỏ, nổi mề đay, viêm, thâm
tím, sưng và ngứa. Thay đổi liên tục chỗ tiêm trong vùng tiêm có thể giúp làm giảm hoặc phòng
tránh các phản ứng này. Những phản ứng trên thường qua đi trong vài ngày đến vài tuần. Trong
một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng tại chỗ tiêm có thể đòi hỏi phải ngừng sử dụng Levemir®
FlexPen®
. Kết hợp thiazolidinedione và các thuốc insulin: Đã có báo cáo về các trường hợp
suy tim sung huyết khi dùng thiazolidinedione kết hợp với insulin, đặc biệt ở những bệnh nhân
có các yếu tố nguy cơ về phát triển suy tim sung huyết. Cần phải nhớ điều này nếu xem xét
điều trị kết hợp thiazolidinedione với các thuốc insulin. Nếu sử dụng kết hợp, phải theo dõi bệnh
nhân về các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim sung huyết, tăng cân và phù. Phải ngừng sử
dụng thiazolidinedione nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng nào về tim xấu đi. TƯƠNG TÁC VỚI CÁC
THUỐC KHÁC VÀ CÁC DẠNG TƯƠNG TÁC KHÁC: Một số thuốc được biết là có tương tác với
chuyển hóa glucose. Những chất sau đây có thể làm giảm nhu cầu insulin của bệnh
nhân: Các thuốc chống đái tháo đường dạng uống, chất ức chế monoamine oxidase (MAOI),
thuốc chẹn beta, chất ức chế enzyme chuyển angiotensin (ACE), salicylat, các steroid đồng hóa
và sulphonamid. Những chất sau đây có thể làm tăng nhu cầu insulin của bệnh nhân:
Các thuốc tránh thai dạng uống, thiazid, glucocorticoid, hormone tuyến giáp, chất giống giao
cảm, hormone tăng trưởng và danazol. Các thuốc chẹn beta có thể che lấp các triệu chứng hạ
đường huyết. Octreotid/lanreotid có thể làm tăng hay giảm nhu cầu insulin. Rượu có thể làm
tăng hoặc làm giảm tác dụng hạ đường huyết của insulin.PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
Có thể xem xét điều trị bằng Levemir®
FlexPen®
trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích biện minh
được cho nguy cơ có thể xảy ra. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng ở phụ nữ
mang thai bị đái tháo đường type 1 so sánh Levemir®
FlexPen®
(n=152) với insulin NPH
(n=158), cả hai kết hợp với insulin aspart. Kết quả cho thấy insulin detemir và insulin NPH có
hiệu quả tương tự và một dữ liệu an toàn tổng thể tương tự trong thời kỳ mang thai, kết quả
của mang thai cũng như đối với thai nhi và trẻ sơ sinh. Các dữ liệu hậu mãi từ khoảng 300 kết
quả bổ sung ở phụ nữ mang thai sử dụng Levemir®
FlexPen®
cho thấy insulin determir không
có tác dụng bất lợi đến quá trình mang thai và không có độc tính gây dị tật hoặc hoặc độc tính
đối với thai nhi/trẻ sơ sinh. Các dữ liệu trên động vật không cho thấy độc tính đối với sinh sản.
Phụ nữ cho con bú: Chưa rõ có phải insulin detemir được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Có thể
cần phải điều chỉnh liều insulin ở phụ nữ cho con bú.TÁC ĐỘNG TRÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ
SỬ DỤNG MÁY MÓC:Khả năng tập trung và phản ứng của bệnh nhân có thể bị suy giảm do
hậu quả của hạ đường huyết. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN: Tóm tắt về các dữ liệu an
toàn: Các phản ứng phụ đã quan sát thấy ở bệnh nhân sử dụng Levemir®
FlexPen®
chủ yếu là
do tác dụng dược lý của insulin. Ước tính tổng tỷ lệ phần trăm bệnh nhân điều trị dự kiến sẽ
gặp các phản ứng phụ của thuốc là 12%. Bảng danh mục các phản ứng phụ: Rất thường gặp
(≥ 1/10): Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng - hạ đường huyết. Thường gặp (≥ 1/100 đến
<1/10): Rối loạn toàn thân và tình trạng tại chỗ tiêm - phản ứng tại chỗ tiêm. Ít gặp (≥
1/1.000 đến <1/100): Rối loạn hệ miễn dịch như phản ứng dị ứng, phản ứng dị ứng tiềm ẩn,
nổi mề đay, nổi ban, phát ban; Rối loạn mắt: rối loạn khúc xạ, bệnh võng mạc do đái tháo
đường; rối loạn da và mô dưới da; Loạn dưỡng mỡ; Phù. Hiếm gặp (≥1/10.000 đến <
1/1.000): Rối loạn hệ thần kinh như bệnh thần kinh ngoại biên (bệnh đau thần kinh). Rất hiếm
gặp (<1/10.000): Phản ứng phản vệ. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong
muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Các đặc tính của thuốc: Tương kỵ: Những chất thêm
vào Levemir®
FlexPen®
có thể gây thoái biến insulin detemir, như các thuốc chứa thiol hoặc
sulphite. Levemir®
FlexPen®
không được pha vào dịch truyền. Thuốc này không được trộn với
các thuốc khác. Hạn dùng: 30 tháng kể từ ngày sản xuất. Thận trọng đặc biệt khi bảo
quản: Bảo quản trong tủ lạnh (2°C - 8°C). Để xa bộ phận làm lạnh. Không để đông lạnh. Đậy
nắp FlexPen®
để tránh ánh sáng. Levemir®
FlexPen®
phải được bảo vệ tránh nguồn nhiệt và ánh
sáng quá mức. Sau khi sử dụng lần đầu hoặc mang theo dự phòng: Không để trong tủ lạnh.
Bảo quản dưới 30°C. Khi đang sử dụng, hạn dùng là 6 tuần. Để xa tầm tay và tầm nhìn của
trẻ em. Không dùng Levemir®
FlexPen®
quá hạn sử dụng đã in trên bao bì. Quy cách
đóng gói: Hộp 5 bút tiêm bơm sẵn thuốc x 3 ml. Sản xuất bởi Novo Nordisk A/S Novo Allé,
DK-2880 Bagsværd, Denmark. Levemir®
, FlexPen®
, NovoFine®
và NovoTwist™ là các nhãn
hiệu của Novo Nordisk A/S, Denmark.
Glucose huyết tương trung bình
tự theo dõi trước bữa ăn sáng (SMPG)*
Điều chỉnh liều
Levemir®
FlexPen®
> 10,0 mmol/l (180 mg/dl)
9,1-10,0 mmol/l(163-180 mg/dl)
8,1-9,0 mmol/l (145-162 mg/dl)
7,1-8,0 mmol/l (127-144 mg/dl)
6,1-7,0 mmol/l (109-126 mg/dl)
4,1-6,0 mmol/l:
Nếu số đo glucose huyết tương tự theo dõi
3,1-4,0 mmol/l (56-72 mg/dl)
< 3,1 mmol/l (< 56 mg/dl)
+ 8 U
+ 6 U
+ 4 U
+ 2 U
+ 2 U
không thay đổi (mục tiêu)
- 2 U
- 4 U
29
DPTK_NR_LBL_003_2013-Ngàyhiệulực:ngày21tháng08năm2014
NovoRapid®
FlexPen®
Rx thuốc bán theo đơn
Insulin aspart 100 U/ml. Dung dịch tiêm chứa trong bút tiêm bơm sẵn thuốc.
Thành phần định tính và định lượng: 1 ml dung dịch chứa 100 U insulin
aspart* (tương đương với 3,5 mg). 1 bút tiêm bơm sẵn thuốc chứa 3 ml
tương đương với 300 U. * Insulin aspart được sản xuất bằng kỹ thuật DNA tái
tổ hợp trong tế bào Saccharomyces cerevisiae. Dạng bào chế: Dung dịch
tiêm trong suốt, không màu, trung tính chứa trong bút tiêm bơm sẵn thuốc.
Chỉ định điều trị:Điều trị bệnh đái tháo đường ở người lớn, thiếu niên và trẻ
em từ 2 tuổi đến 17 tuổi. Liều lượng và cách dùng: NovoRapid®
là chất
tương tự insulin có tác dụng nhanh. Liều dùng của NovoRapid®
là liều riêng lẻ
và được xác định theo nhu cầu của bệnh nhân. Nó thường được sử dụng kết
hợp với insulin tác dụng trung gian hoặc tác dụng kéo dài, dùng ít nhất một
lần một ngày. Cần theo dõi đường huyết và điều chỉnh liều lượng insulin để
đạt được sự kiểm soát đường huyết tối ưu. Nhu cầu cá nhân insulin ở người
lớn và trẻ em thường là từ 0,5 và 1,0 U/kg/ngày. Trong một chế độ điều trị
insulin nền- insulin tác dụng nhanh, 50-70% nhu cầu này được cung cấp bởi
NovoRapid®
và phần còn lại bởi insulin tác dụng trung gian hoặc tác dụng kéo
dài. NovoRapid®
có khởi phát tác dụng nhanh hơn và thời gian tác dụng ngắn
hơn so với insulin người dạng hòa tan. Do khởi phát tác dụng nhanh hơn, nên
thường dùng NovoRapid®
ngay trước bữa ăn. Khi cần thiết, có thể dùng
NovoRapid®
ngay sau bữa ăn. Do thời gian tác dụng ngắn hơn, NovoRapid®
ít
có nguy cơ gây ra các cơn hạ đường huyết ban đêm.Nhóm bệnh nhân đặc
biệt:Cũng như các sản phẩm insulin khác, ở những bệnh nhân cao tuổi và
những bệnh nhân suy thận hoặc suy gan, nên tăng cường theo dõi glucose
và liều insulin aspart nên được điều chỉnh theo từng bệnh nhân. Sử dụng
trong Nhi khoa:NovoRapid®
có thể được sử dụng cho trẻ em ưa dùng insulin
người dạng hòa tan do có lợi thế ở tác dụng ban đầu nhanh của sản phẩm. Ví
dụ, lựa chọn thời điểm tiêm thuốc có liên quan đến bữa ăn.Chuyển sang từ
những sản phẩm insulin khác:Khi chuyển sang từ những sản phẩm insulin
khác, cần phải điều chỉnh liều của NovoRapid®
và liều của insulin nền.Cách
dùng: Đường dùng: Tiêm dưới da, truyền insulin dưới da liên tục
(CSII), truyền tĩnh mạch. Sử dụng với FlexPen®
: NovoRapid®
được dùng
tiêm dưới da vùng thành bụng, đùi, phần trên cánh tay, vùng cơ delta hoặc
vùng mông. Vì vậy nên luôn thay đổi vị trí tiêm trong vùng tiêm. Cũng như
các sản phẩm insulin khác, tiêm dưới da vùng thành bụng đảm bảo sự hấp
thu nhanh hơn các vị trí tiêm khác. Thời gian tác dụng sẽ thay đổi tùy theo
liều dùng, vị trí tiêm, lưu lượng máu, nhiệt độ và mức độ hoạt động thể lực.
Tuy nhiên, tác dụng khởi phát nhanh hơn so với insulin người dạng hòa tan
luôn được duy trì mà không liên quan đến vị trí tiêm. Truyền insulin dưới da
liên tục (CSII): NovoRapid®
có thể dùng để truyền insulin dưới da liên tục
(CSII) trong hệ thống bơm phù hợp với việc truyền insulin. CSII nên được
thực hiện ở vùng thành bụng. Nên thay đổi vị trí truyền trong vùng truyền.
Không nên trộn NovoRapid®
với bất kỳ một sản phẩm insulin nào khác khi sử
dụng bơm truyền insulin. Bệnh nhân sử dụng NovoRapid®
qua đường dùng
CSII phải có insulin thay thế có sẵn trong trường hợp lỗi hệ thống bơm. Dùng
đường tĩnh mạch: Nếu cần thiết, có thể dùng NovoRapid® qua đường tĩnh
mạch bởi các cán bộ chăm sóc y tế. Để sử dụng đường tĩnh mạch, hệ thống
truyền với NovoRapid® 100 U/ml ở nồng độ từ 0,05 U/ml đến 0,1 U/ml
insulin aspart trong dịch truyền natri chlorid 0,9%, dextrose 5% hoặc
dextrose 10% kể cả kali chlorid 40 mmol/l sử dụng túi truyền polypropylen
ổn định ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ. Mặc dù ổn định theo thời gian, một số
lượng nhất định insulin sẽ lưu lại trên bề mặt túi truyền dịch. Việc theo dõi
đường huyết là cần thiết trong suốt quá trình truyền insulin.Cảnh báo và
thận trọng đặc biệt khi sử dụng:Tăng đường huyết:Trước khi di chuyển
đến những nơi có sự khác nhau về múi giờ, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến
bác sĩ, vì điều này có nghĩa là bệnh nhân phải tiêm insulin và dùng bữa ăn
vào những thời điểm khác. Việc điều trị insulin không đủ liều hoặc không liên
tục, đặc biệt trong đái tháo đường type 1, có thể dẫn đến tăng đường huyết
và nhiễm toan ceton do đái tháo đường.Hạ đường huyết: Bỏ một bữa ăn
hay luyện tập thể lực không có kế hoạch, quá mức có thể dẫn đến hạ đường
huyết. Hạ đường huyết có thể xảy ra nếu liều insulin quá cao so với nhu cầu
insulin. Vì NovoRapid®
được dùng ngay sát bữa ăn nên cần xem xét đến tác
dụng khởi phát nhanh ở những bệnh nhân đang có bệnh đi kèm hoặc đang
dùng thuốc vì việc đang dùng thuốc và có bệnh đi kèm có thể làm chậm sự
hấp thu thức ăn. Các bệnh đi kèm, đặc biệt tình trạng nhiễm trùng và sốt,
thường làm tăng nhu cầu insulin của bệnh nhân. Khi bệnh nhân chuyển sang
dùng giữa các loại sản phẩm insulin khác nhau, các triệu chứng cảnh báo sớm
của hạ đường huyết có thể trở nên ít rõ rệt hơn so với với loại insulin trước
đó.Chuyển sang từ các sản phẩm insulin khác: Khi chuyển bệnh nhân
sang sử dụng loại insulin hay nhãn hiệu insulin khác (như nồng độ hoặc nhà
sản xuất) cần thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.Phản ứng tại
chỗ tiêm: Cũng như các trị liệu insulin khác, có thể có phản ứng tại chỗ tiêm
và bao gồm đau, đỏ, nổi mày đay, viêm, thâm tím, sưng và ngứa. Thay đổi
liên tục chỗ tiêm trong vùng tiêm có thể giúp làm giảm hoặc phòng tránh các
phản ứng trên. Các phản ứng trên thường qua đi trong vài ngày đến vài tuần.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng tại chỗ tiêm có thể cần phải
ngừng sử dụng NovoRapid®
. TƯƠNG TÁC THUỐC:Những chất sau đây có
thể làm giảm nhu cầu insulin của bệnh nhân:Các thuốc chống đái tháo
đường dạng uống, chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs), thuốc chẹn
beta, chất ức chế men chuyển angiotensin (ACE), salicylat, các steroid đồng
hóa và sulphonamid. Những chất sau đây có thể làm tăng nhu cầu
insulin của bệnh nhân: Các thuốc tránh thai dạng uống, thiazid,
glucocorticoid, hormone tuyến giáp, chất giống giao cảm, hormone tăng
trưởng và danazol. Các thuốc chẹn beta có thể che lấp các triệu chứng hạ
đường huyết. Octreotide/lanreotide có thể cả làm tăng hay giảm nhu cầu
insulin. Rượu có thể làm tăng hoặc làm giảm tác dụng hạ đường huyết của
insulin.Phụ nữ có thai:NovoRapid®
(Insulin aspart) có thể dùng cho phụ nữ
có thai. Số liệu từ hai thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy
không có phản ứng phụ nào của Insulin aspart trên phụ nữ có thai và thai
nhi/ trẻ sơ sinh khi so sánh với insulin người dạng hòa tan.Phụ nữ cho con
bú:Không có hạn chế về điều trị bằng NovoRapid®
trong thời gian cho con
bú. Việc điều trị Insulin ở phụ nữ cho con bú không gây nguy cơ gì cho trẻ.
Tuy nhiên có thể cần phải điều chỉnh liều NovoRapid®
.Tác động trên khả
năng lái xe và sử dụng máy móc:Khả năng tập trung và phản ứng của
bệnh nhân có thể bị suy giảm do hậu quả của hạ đường huyết. Bệnh nhân
nên được nhắc nhở để thận trọng tránh tình trạng hạ đường huyết trong khi
lái xe. Tác dụng không mong muốn:Ít gặp:Rối loạn hệ miễn dịch: Mày
đay, ban đỏ và phát ban. Rối loạn về mắt: Rối loạn khúc xạ, bệnh võng mạc
do đái tháo đường. Rối loạn da và mô dưới da: Loạn dưỡng mỡ, quá mẫn cục
bộ. Rối loạn chung và tình trạng tại chỗ tiêm: phù.Hiếm gặp:Rối loạn hệ
thần kinh - Bệnh thần kinh ngoại biên.Rất hiếm gặp:Các phản ứng phản vệ,
các phản ứng quá mẫn toàn thân có thể đe dọa tính mạng. Các đặc tính
dược lực học: Nhóm dược lý trị liệu: Thuốc dùng trong bệnh đái tháo
đường. Insulin analog dạng tiêm, tác dụng nhanh. Người lớn: Thử nghiệm
lâm sàng trên những bệnh nhân đái tháo đường típ 1 sử dụng NovoRapid®
đã
cho thấy glucose huyết sau bữa ăn thấp hơn so với insulin người hòa tan.
Người cao tuổi: Trong một thử nghiệm dược động học/ dược lực học, sự
khác nhau tương đối về các đặc tính dược lực học giữa insulin aspart và
insulin người dạng hòa tan trên bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường típ 2
tương tự như kết quả đã thấy ở những người khỏe mạnh và bệnh nhân trẻ bị
đái tháo đường. Trẻ em và thiếu niên: Khi cho trẻ em dùng NovoRapid®
,
kết quả cho thấy việc kiểm soát glucose huyết dài hạn tương tự với insulin
người hòa tan. Phụ nữ mang thai: Một thử nghiệm lâm sàng so sánh độ an
toàn và hiệu quả của insulin aspart với insulin người dạng hòa tan trong điều
trị đái tháo đường típ 1 ở phụ nữ mang thai (322 thai phụ) cho thấy không có
tác dụng phụ nào khi sử dụng insulin trên phụ nữ mang thai hay đối với sức
khỏe của thai nhi/ trẻ sơ sinh. Cơ chế tác dụng: NovoRapid®
có tác dụng
khởi phát nhanh hơn, tác dụng ngắn hơn so với insulin người dạng hòa tan
sau khi tiêm dưới da, khởi phát trong vòng 10-20 phút, hiệu quả tối đa đạt
được khoảng từ 1 -3 giờ đồng hồ sau khi tiêm. Thời gian tác dụng từ 3 - 5 giờ.
Quy cách đóng gói: Hộp 5 bút tiêm bơm sẵn thuốc x 3 ml. Tương kỵ:
Những chất thêm vào NovoRapid®
có thể gây thoái biến insulin aspart, như
các thuốc chứa thiol hoặc sulphite. Thuốc này không được trộn với các thuốc
khác, loại trừ insulin NPH và các dịch truyền. Hạn dùng: 30 tháng kể từ ngày
sản xuất. Thận trọng đặc biệt khi bảo quản: Bảo quản trong tủ lạnh (2°C
- 8°C). Để xa bộ phận làm lạnh. Không để đông lạnh. Đậy nắp NovoRapid®
FlexPen®
để tránh ánh sáng. NovoRapid®
phải được bảo vệ tránh nguồn nhiệt
và ánh sáng quá mức. Sau khi sử dụng lần đầu hoặc mang theo dự
phòng: Không để trong tủ lạnh. Bảo quản dưới 30°C. Khi đang sử dụng, hạn
dùng là 4 tuần. Sản xuất bởi: Novo Nordisk A/S, Novo Allé, DK-2880
Bagsværd, Denmark. NovoRapid®
, FlexPen®
, NovoFine®
và NovoTwistTM
là
các nhãn hiệu của Novo Nordisk A/S, Denmark.
THÔNG TIN KÊ TOA
Tài liệu tham khảo: 1. Thông tin kê toa được phê duyệt bởi Cục Quản lý Dược Việt Nam
Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký tài liệu thông tin thuốc của Cục QLD-Bộ Y Tế: 0083/14/QLD-TT, ngày 21 tháng 08 năm 2014 - Ngày in tài liệu:29/08/2014
Đường dùng: Tiêm dưới da, truyền insulin dưới da liên tục (CSII), truyền tĩnh mạch1
VPĐD Novo Nordisk Pharma Operations A/S
Tầng 19, phòng 1908, toà nhà SunWah
115 Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: +84 8 3915 3636
Fax: +84 8 3915 3636
Công ty phân phối:
Vimedimex Bình Dương
18L 1-2 VSIP II, Đường Số 3,
KCN Việt Nam - Singapore 2,
Thủ Dầu Một, Bình Dương
Thông tin chi tiết, xin liên hệ:
Lầu 2, Tòa nhà E-Town 2
364 Cộng Hòa, Q. Tân Bình, TP.HCM
ĐT: +84 3812 5848
Fax: +84 38125842 FlexPen®
(insulin aspart)
NovoRapid®
FlexPen®
Insulin analog tác dụng nhanh cho bệnh nhân Đái tháo đường
Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế
30
1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
Kết quả nhận thấy: Tỉ lệ tăng chu vi vòng bụng, tỉ số vòng bụng/vòng mông cao hơn. 64,5% trường hợp
không có triệu chứng lâm sàng kinh điển. Ăn kém, mất ngủ kéo dài là 2 triệu chứng có tỉ lệ cao hơn. Số BN có
tăng acid uric, cholesterol, triglycerid, GGT; giảm protein, albumin, HDL.c, hồng cầu, Hb, EF < 50%, tăng chỉ
số khối lượng cơ thất trái (LVMI), ST chênh bệnh lý, dạng pS, bloc nhĩ - thất trên điện tim đều có tỉ lệ cao hơn.
Từ khóa: Đái tháo đường typ 2, đái tháo đường typ 2 ở người cao tuổi.
SUMMARY
Clinical, paraclinical characteristics and complications in diabetic pa-
tients first diagnosed at the age of sixty.
The aims of this study are investigation about clinical, paraclinical characteristics and some complications in
62 first time diagnosed patients over 60 years of type 2 diabetes mellitus compared to 42 first time diagnosed
patients below 60 years of type 2 diabetes mellitus included in control group.
Results showed that: Patients with increased waist circumference, and ratio of waist circumference/hip high-
er. 64.5% patients without classical clinical symptoms. Two signs have high percentage are poor appetite, lose
sleep. Patients with high concentration of uric acid, cholesterol, triglyceride, GGT, decreasing concentration
of protein, albumin, HDL-c, red blood cell, hemoglobin, EF <50%; increasing LVMI, ST in pathological el-
evation, pS form, atrial - ventricular blockade in electrocardiogram have higher percentage than to in control
subjects.
Key words: type 2 diabetes mellitus, type 2 diabetes mellitus in old age.
-- ~o0o~ --
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ KIỂM SOÁT HbA1C TRONG ĐIỀU TRỊ LAO
Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI KÈM THEO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG-II
TS. BS. Nguyễn Anh Quân
Đặt vấn đề: Xét nghiệm HbA1C cho biết kết quả kiểm soát đường huyết. Nghiên cứu mối liên quan giữa hiệu
quả kiểm soát ĐTĐ-II với kết quả điều trị lao, có 2 mục tiêu:
	 1.Nghiên cứu LS và CLS của bệnh nhân lao phổi có kèm theo bệnh ĐTĐ-II.
	 2.Nghiên cứu kết quả điều trị lao qua kiếm soát đường huyết bằng chỉ số HbA1c.
Đối tượng: Là những bệnh nhân lao phổi có kèm theo bệnh đái tháo đường typ II gồm 89 người, nam 57; nữ
32 chủ yếu trên 55 tuổi chiếm 74,1%
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiền cứu. Theo dõi dọc. Mẫu thuận tiện. Nhóm
1:HbA1c <6,4% =36 người. Nhóm 2: HbA1c ≥ 6,5% =53 người.
Kết quả:
	 1. Lâm sàng: Gầy yếu 55,5%; Khó thở 42,7%; HRM 38,2%; Triệu chứng ĐTĐ-II 33,7%. Thâm nhiễm
lao 81,3%; H/c phế quản 53,9%. Cận lâm sàng: AFB(+) 89,9%; Tổn thương X.quang cả 2 phế trường chiếm
63%
	 2. Kết quả điều trị lao phổi giữa 2 nhóm: Nhóm I tỷ lệ khỏi 77,8%; Tổn thương X.quang 27,8%; Gầy
yếu 8,4%; Khó thở 2,8%; HRM và triệu chứng ĐTĐ-II 0%. Nhóm II tỷ lệ khỏi 39,7%; Tổn thương X.quang
100%; Gầy yếu 94.4%; Khó thở 98,1%; HRM 66% và triệu chứng ĐTĐ-II 69,8%.
Kết luận:
	 1.Bệnh nhân lao phổi có kèm theo ĐTĐ-II có bệnh cảnh lâm sàng nặng nề, nhiều AFB(+) và tổn
thương X.quang cả 2 phổi hơn bệnh nhân lao bình thường.
	 2. Nhóm I cho kết quả điều trị lao phổi tốt hơn so với nhóm II và đạt yêu cầu của chương trình chống
lao quốc gia
31
ASSESSMENT OF THE ROLE OF THE HbA1C CONTROL IN TUBERCULOSIS TREATMENT
FOR TB PATIENTS WITH TYPE II DIABETES
Dr. Nguyen Anh Quan
Technical University of Medicine and Pharmacy-Da Nang
Background: The results of HbA1C tests indicate glycemic control. The correlation study was carried out
between the effective control of type II Diabetes with TB treatment outcomes; there are two objectives:
	 1. Clinical and subclinical studies for tuberculosis patients having type II Diabetes.
	 2. Evaluating the TB treatment outcomes based on glycemic control with HbA1c value.
Study population: Tuberculosis patients with type II diabetes include 89 patients, 57 male; 32 women primar-
ily over age 55 (74.1%)
Methods: The combination of retrospective, descriptive and prospective study; subscribe to vertical; conveni-
ent sample. Group 1: HbA1c <6.4% with 36 patients. Group 2: HbA1c ≥ 6.5% with 53 patients
Results:
	 1. Clinical examination results: emaciation (55.5%), shortness of breath (42.7%), coughing up blood
(38.2%), symptoms of type II diabetes (33.7%), TB infectious syndrome (81.3%), and bronchial syndrome
(53.9%). Subclinical results: AFB (+) (89.9%) and Chest X.ray with lesions in both left and right lungs (63%)
	 2. Tuberculosis treatment outcomes between the 2 groups: Group I have 77.8% recover rate, 27.8%
X.ray injury, 8.4% emaciation, 2.8% shortness of breath, coughing up blood and symptoms of type II diabetes
0%. Group II have 39.7% recover rate, 100% X.ray injury, 94.4% emaciation, 98.1% shortness of breath, 66%
coughing up blood and 69.8% symptoms of type II diabetes.
Conclusions: 	
	 1. The TB patients with type II diabetes have severe clinical symptoms, higher AFB (+) and more le-
sions in both left and right lungs than the TB patients without type II diabetes.
	 2. Group I showed the better outcomes of tuberculosis treatment than group II and that meets the re-
quirements of national TB control programs.
-- ~o0o~ --
NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH NỘI SOI, TỶ LỆ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI
Ở DẠ DÀY TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
BSCK II. Mai Thị Minh Hậu
Bệnh viện 19/8
TÓM TẮT
Nghiên cứu 120 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị nội trú tại khoa Nội tiết Bệnh viện 103 về đặc điểm
lâm sàng, hình ảnh nội soi, tỷ lệ nhiễm Helicobacter Pylori ở dạ dày trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Triệu chứng đau bụng 62,5%, ợ hơi 56,7%, buồn nôn 45,8%, ợ chua 43,3%, táo bón 26,7%, ỉa lỏng 15,0%.
- Tỷ lệ viêm phù nề xung huyết cao nhất 42,5%, viêm trợt phẳng 34,2%, viêm trợt lồi 22,5%, viêm teo 32,5%,
11,7% bệnh nhân bị loét dạ dày, không gặp ung thư dạ dày.
- Tỷ lệ nhiễm Helicobacter Pylori là 38,3%, trong đó mức độ nặng là 4,2%, mức độ vừa là 8,3%, mức độ nhẹ
là 25,8%.
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ các dạng viêm qua nội soi ở dạ dày với các mức kiểm soát
HbA1c, BMI, thời gian phát hiện đái tháo đường. Tỷ lệ và mức độ nhiễm Helicobacter Pylori cao hơn ở bệnh
nhân có kiểm soát HbA1c kém.
Từ khóa: viêm teo, đái tháo đường, Helicobacter Pylori.
1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
32
SUMMARY
ENDOSCOPIC STUDY OF HELICOBACTER PYLORI INFECTION
IN TYPE 2 DIABETIC PATIENTS
Studied on 120 type 2 diabetic patients in Department of Endocrinology Hospital 103.
Aim of the study: To identify the prevalence of clinical symptoms, endoscopic features, and the prevalence
of helicobacter pylori infection in type 2 diabetic patients.
Method: cross-sectional study including 120 type 2 diabetic inpatients in the Department of Endocrinology
of The 103 Hospital.
Results: abdominal pain in 62.5%, belching in 56.7%, nausea in 45.8%, heartburn in 43.3%, constipation in
26.7%, diarrhea in 15.0%.
- Gastroscopic images: erythemateous edema gastritis (42,5%), flat erosion, in 11,7%, raised erosion in 22.5%,
and atrophic gastritis in 32,5%, gastric ulcer in 11.7% and no gastric cancer.
- The rate of helicobacter pylori infection was 38.3% (in which 4.2% severe infection, 8.3% moderate infec-
tion and 25.8% mild infection).
- There are significant differences between the proportion of endoscopic inflammations in the stomach and
HbA1c levels control, BMI, duration of diabetes (p<0,05). The rate and level of Helicobacter pylori infection
were higher in diabetic patients with poor HbA1c control.
Key words: atrophy, diabetes, Helicobacter Pylori.
-- ~o0o~ --
KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ
Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN BẠCH MAI
ThS. Vũ Thùy Thanh, ThS. Nguyễn Trang Nhung, ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân, TS. Viên Văn Đoan
Khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai
Chương trình quản lý bệnh nhân Đái Tháo Đường (ĐTĐ) điều trị ngoại trú có vai trò quan trọng đối với kiểm
soát glucose máu.
Mục tiêu: Nhận xét tình trạng kiểm soát glucose máu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tham gia chương
trình quản lý bệnh ĐTĐ tại khoa Khám Bệnh bệnh viện Bạch Mai.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1160 bệnh nhân ĐTĐ tuổi từ 19 đến 92 tham
gia chương trình quản lý Đái Tháo Đường tại khoa Khám Bệnh bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2014 đến tháng
5/2014. Các tiêu chuẩn đánh giá theo khuyến cáo của Hội Nội tiết – ĐTĐ Việt Nam năm 2009.
Kết quả: Có 61% bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu, mức độ kiểm soát glucose máu không tốt
tăng dần theo thời gian mắc bệnh. 86,3% bệnh nhân tăng huyết áp (THA) trong đó 76,2% được kiểm soát
huyết áp tốt. 76,6% bệnh nhân có rối loạn lipid máu, tăng Triglycerid chiếm tỷ lệ cao nhất 61,8% .Có 9,36%
bệnh nhân suy thận các mức độ. Về điều trị tất cả các bệnh nhân được tư vấn thực hiện chế độ ăn và luyện tập,
80% bệnh nhân thực hiện tốt chế độ ăn, luyện tập thường xuyên, còn lại là các bệnh nhân già yếu, hạn chế vận
động do biến chứng. 100% bệnh nhân điều trị thuốc đều đặn. Có 50,1% bệnh nhân chỉ uống thuốc viên để kiếm
soát glucose máu; 22,9% bệnh nhân chỉ tiêm insulin; 27,0% bệnh nhân vừa tiêm insulin vừa uống thuốc viên.
Kết luận: Bước đầu thấy hiệu quả lâm sàng tương đối tốt của việc quản lý điều trị ngoại trú cho bệnh nhân
Đái Tháo Đường.
Từ khóa: Quản lý đái tháo đường, kiểm soát glucose máu
1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
33
1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
Summary
GLYCEMIC CONTROLAND ITS RISK FACTORS OF OUTPATIENTS PARTICIPATING
IN DIABETES MANAGEMENT PROGRAM AT OUTPATIENT DEPARTMENT
AT BACH MAI HOSPITAL
Vu Thuy Thanh, Nguyen Trang Nhung, Nguyen Thi Hong Van, Vien Van Doan
Outpatient Deparment, Bach Mai hospital
Background: The program for management of outpatients with diabetes plays an important role in improving
the glycemic control.
Aims: To describe the situation of controlling glycemic and its risk factors in patients participating in diabetes
management program at Bach Mai Hospital.
Material and methods: a cross – sectional study in 1160 diabetes outpatients aged 19-92 at Bach Mai hospital
from 1/2014 to 5/2014.
Results: The results indicate that 61% patients had achieved target blood glucose control. The longer duration
of disease was, the worse glycemic control level. 86.3% patients had hypertension, however 76.2% patients
with good blood pressure control. 76.6% patients had dyslipidemia, the rate of elevated triglycerid was highest
61,8%. Only 9.36% patients had renal impairment levels. All patients were received consultancy about diet
and exercise, 80% patients performed better diet and regular exercises, the remaining elderly patients, limited
movement due to complications. 100% patients took medicine regularly. About 50.1% of patients treated only
pills to control glucose, 22.9% insulin injections, 27,0% of patients had boths insulin and pills.
Conclusions: The first step shows relatively clinical effectiveness of the management better outpatients treat-
ment for people with diabetes.
Key word: Diabetes management program, glycemic control.
-- ~o0o~ --
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TẠI KHOA NỘI TIẾT - BỆNH VIỆN VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG NĂM 2011
ThS. BS. Nguyễn Thị Thùy Ngân, PGS. TS. Đỗ Thị Tính
Khoa Nội tiết - Bệnh Viện Việt Tiệp Hải Phòng
TÓM TẮT
Nghiên cứu 138 bệnh nhân đái tháo đường tại khoa nội 3 - Bệnh viện việt Tiệp từ 03-08/2011 bằng phương
pháp mô tả cắt ngang chúng tôi thấy: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 61,1 ± 12,1; phần lớn BN
có độ tuổi trên 50 và nhóm tuổi ≥ 70 có tỷ lệ cao nhất 31,9%. Tỷ lệ nam và nữ là ngang nhau. BN không thực
hiện chế độ ăn và tập có nguy cơ kiểm soát GMLĐ và HbA1c không đạt cao gấp 3,94 và 2,89 lần (p<0,05).
BN không theo dõi định kỳ tại cơ sở y tế có nguy cơ kiểm soát GMLĐ và HbA1c không đạt cao gấp 7,21 và
4,69 lần (p<0,01).100% BN không tuân thủ điều trị thuốc có tỷ lệ kiểm soát GMLĐ ở mức không đạt, 13/14
BN có HbA1c ở mức không đạt. Không tuân thủ điều trị thuốc có nguy cơ kiểm soát HbA1c k không đạt cao
gấp 7,04 lần (p<0,05). Không có bảo hiểm y tế có nguy cơ kiểm soát HbA1c k không đạt cao gấp 4,71 lần. Lao
động trực tiếp có nguy cơ kiểm soát HbA1c không đạt cao gấp 3,43 lần lao động gián tiếp và 4,04 lần người
nghỉ hưu. Điều trị bằng bác sĩ không chuyên khoa có nguy cơ kiểm soát HbA1c không đạt cao gấp 2,5lần.
ABSTRACT
Tile: Relevant factors to blood glucose control in diabetes patients hos-
pitalized in Department of Endocrinology – Viet Czech Hospital Hai Phong
in 2011.
Authors: Nguyen Thi Thuy Ngan, Do Thi Tinh.
Department of Endocrinology – Viet Tiep Hospital – Hai Phong – Viet Nam
34
Background: Good control of blood glucose and of other relevant factors will improve and extend the qual-
ity of life of diabetics, limiting complications in target organs. However, in practice there are many factors
that make blood glucose control more difficult. In Hai Phong city, have not been many studies evaluating the
factors that affect blood sugar condition. Therefore, we carried out subject to the’’ commented influence of
several factors (diet and exercise, blood glucose monitoring, using of antihyperglycemic, etc.) to the control of
blood glucose in patients with diabetes hospitalized in Department of endocrinology of Viet- Czech Friendship
Hospital in 2011’’.
Methods: In a cross-sectional study was conducted in 2011, 138 patients hospitalized for diabetes in 2011.
Results: Patients who did not adhere to eating and exercise plan recommended are 3.94 and 2.89 times more at
risk of having poor control of fasting glucose and A1c than patients who complied with that plan (p<0,05). Pa-
tients who had not been controlled regularly at health facilities are 7.21 and 4.69 times more at risk of having
poor control of fasting glucose and A1c than the other patients (p<0,01). Patients who did not adhere to drug
treatment are 7.07 times more at risk of having poor control of fasting glucose and A1c than the other patients.
Patients without health insurance are 4.71 times more at risk of having poor control of A1c than patients with
health care insurance. Direct workers are 3.43 and 4.04 times more at risk having of poor control of A1cthan
the indirect workers and than the retirees. Patients treated by non - specialist doctors are 2.5 times at risk of
poor control of A1cthan the others.
Conclusion: Non –compliance with the eating and exercise plan and with drug treatment make blood glucose
control worse. Irregular control at health facilities and treating by non – specialist doctor make blood glucose
monitoring less effective. Without health insurance and manual work make blood glucose control worse.
-- ~o0o~ --
ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT MỘT SỐ CHỈ SỐ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN
BS. Lê Thị Cầm và Cs
Bv Nội tiết Nghệ An
TÓM TẮT
Kiểm soát tốt glucose máu và các chỉ số khác sẽ làm chậm tiến triển biến chứng, cải thiện và kéo dài chất
lượng cuộc sống của người bệnh. Nghiên cứu tiến hành trên 150 bệnh nhân điều trị ngoại trú 6 tháng tại Bệnh
viện nội tiết Nghệ An cho thấy: Glucose máu trung bình giảm có từ 9.6 ± 2.3 xuống 8.3 ± 1.9. HbA1c trung
bình giảm từ 7.8 ± 1.6 xuống 7.5 ± 1.3. HATT trung bình giảm từ 135.5 ± 22.7 xuống 129.4 ± 15.1 với p <
0.05, HATTr trung bình giảm không có ý nghĩa thống kê. BMI giảm từ 23.6 ± 3.58 xuống 22.3 ± 3.45 với p >
0.05. Cholesterol TP, Triglycerid, LDl-c giảm dần, giá trị trung bình HDL-c tăng dần không có ý nghĩa thống
kê. Tỷ lệ kiểm soát tốt glucose máu, HbA1c, HA, Cholesterol TP tăng dần, tỷ lệ kiểm soát kém các chỉ số giảm
dần có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ kiểm soát tốt BMI, Triglycerid, LDl-c tăng dần, tỷ lệ kiểm soát kém giảm dần
không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bệnh nhân chấp hành điều trị tốt là 57.4%, tỷ lệ chấp hành điều trị chưa tốt
42.6%. Nhóm chấp hành điều trị tốt có giá trị trung bình các chỉ số Glucose, HbA1c, huyết áp tâm thu, BMI,
Cholesterol TP, Triglycerid thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) so với các giá trị tương ứng ở nhóm chấp
hành chưa tốt chế độ điều trị.
ABSTRACT
Good control of blood glucose and other indicators will slow the progression of complications , improve qual-
ity and extend the life of the patient . Research conducted on 150 patients 6 months of outpatient treatment in
Nghe An endocrine Hospital showed that average blood glucose decreased from 9.6 ± 2.3 to 8.3 ± 1.9. Mean
HbA 1c decreased from 7.8 ± 1.6 to 7.5 ± 1.3 . HATT average fell from 135.5 ± 22.7 to 129.4 ± 15.1, p < 0.05
HATTr average reduction without statistical significance. BMI decreased from 23.6 ± 3.58 to 22.3 ± 3.45, p
> 0.05. City cholesterol, triglycerides, LDL-c decrease, the average value increases HDL -c has no statistical
1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
35
1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
significance. The percentage of good control of blood glucose, HbA1c, BP, Cholesterol TP increases, the rate
of poor control indices declining significantly. The rate -controlled BMI, triglycerides, LDL-c increased, the
proportion of poor controls have not reduced significantly. The percentage of patients with good treatment
observance is 57.4 %, the rate of treatment observance of 42.6 % is not good. Group Executive therapeutical
average value indices of glucose, HbA1c, systolic blood pressure, BMI, cholesterol TP, lower triglycerides
significantly (p<0.05) compared with the corresponding values in group Executive regimen is not good .
-- ~o0o~ --
TỈ LỆ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐẠT MỤC TIÊU HbA1c
TẠI MỘT PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TP HỒ CHÍ MINH
ThS. Hứa Thành Nhân, BV Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
PGS. TS. Nguyễn Thy Khuê, Đại Học Y Dược TP.HCM
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ đạt muc tiêu HbA1c<7% và các các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, tuyển chọn 600 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại trung
tâm Medic thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 62 tuổi, trong đó nữ chiếm 76,8%. Thời gian bị bệnh đái tháo
đường trung bình là 10 năm. Tỉ lệ đạt mục tiêu HbA1c<7% là 33,7%, đường huyết đói <130mg% là 40,5%.
So với bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém (HbA1c≥7%), bệnh nhân kiểm soát tốt (HbA1c<7%) có tuổi đời
trẻ hơn (p=0,001), thời gian mắc bệnh đái tháo đường ngắn hơn (p<0,001), tỉ số eo/hông thấp hơn (p<0,001),
trình độ học vấn cao hơn (p=0.023), hoạt động thể lực nhiều hơn và tuân thủ chế độ ăn tốt hơn (p<0,001). Bệnh
nhân phải dùng insulin hoặc sử dụng nhiều loại thuốc viên hạ đường huyết thường kiểm soát đường huyết kém
hơn, có giá trị HbA1c cao hơn (P<0,001).
Kết luân: Gần 2/3 bệnh nhân đái tháo đường trong nghiên cứu này có HbA1c≥7%. Tỉ lệ này có khuynh hướng
gặp nhiều hơn ở bệnh nhân đái tháo đường đã lâu và không tuân thủ những thói quen tốt về lối sống.
ABSTRACT
PERCENTAGE OF TYPE 2 DIABETIC PATIENTS ACHIEVING HbA1c TARGET
AT A DIABETIC CLINIC IN HO CHI MINH CITY
Hua Thanh Nhan, Nguyen Thy Khue
University of Medicine and Pharmacy Ho Chi Minh city
Objective: The objective of this study was to determine the percentage of type 2 diabetic patients achieving
HbA1c less than 7% and its associated factors in a diabetic clinic.
Methods: This is a cross-sectional study, 600 type 2 diabetic outpatients from a diabetic clinic (Medic Center)
in Ho Chi Minh City, were enrolled in the study.
Results: Mean age of the participants (n=600) was 62 years old, 76,8 % were female, mean duration of
diabetes was 10 years. 202 patients (33,7%) achieved HbA1c target of less than 7%, 243 patients (40,5%)
had fasting plasma glucose less than 130mg/dL. Compared with patients who had poor glycemic control
(HbA1c≥7%), those with good control (HbA1c<7%) were younger (P = 0.001), had shorter duration of DM
(p < 0.001), lower waist-hip ratio(p < 0.001), higher level of education (p = 0.023), more physical activity
(p<0.001) and good adherence to diet (p<0.001). Patients who used insulin or multiple oral antidiabetic drugs
had poorer glycemic control (p<0.001).
Conclusion: Nearly 2/3 of type 2 diabetic patients in this study had HbA1c ≥7%, this tends to be more preva-
lent in chronic diabetes with poor addherence to good lifestyle habits.
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4
Hnt ky yeu-a4

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uongNcdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uongHA VO THI
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1
EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1
EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1SoM
 
Y HỌC DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC NHÀ LÂM SÀNG CẦN CHÚ Ý
Y HỌC DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC NHÀ LÂM SÀNG CẦN CHÚ ÝY HỌC DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC NHÀ LÂM SÀNG CẦN CHÚ Ý
Y HỌC DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC NHÀ LÂM SÀNG CẦN CHÚ ÝSoM
 
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.com
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.comLuận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.com
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.comLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành tai mũi họng chuẩn đầu ra
Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành tai mũi họng chuẩn đầu raChương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành tai mũi họng chuẩn đầu ra
Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành tai mũi họng chuẩn đầu rajackjohn45
 
Phien 2 1 bs phan van son viem tui thua dai trang chau hong
Phien 2   1 bs phan van son viem tui thua dai trang chau hongPhien 2   1 bs phan van son viem tui thua dai trang chau hong
Phien 2 1 bs phan van son viem tui thua dai trang chau hongVân Thanh
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HÓA TRỊ BỔ TRỢ TRƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠ...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HÓA TRỊ BỔ TRỢ TRƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠ...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HÓA TRỊ BỔ TRỢ TRƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠ...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HÓA TRỊ BỔ TRỢ TRƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia ket qua dieu tri viem tui thua dai trang phai tai benh vien huu nghi...
Danh gia ket qua dieu tri viem tui thua dai trang phai tai benh vien huu nghi...Danh gia ket qua dieu tri viem tui thua dai trang phai tai benh vien huu nghi...
Danh gia ket qua dieu tri viem tui thua dai trang phai tai benh vien huu nghi...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mptnghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mptLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành nataliej4
 
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu doc tinh va hieu qua cua com tien liet hc trong dieu tri
Nghien cuu doc tinh va hieu qua cua com tien liet hc trong dieu triNghien cuu doc tinh va hieu qua cua com tien liet hc trong dieu tri
Nghien cuu doc tinh va hieu qua cua com tien liet hc trong dieu triLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
EBOOK ĐIỀU TRỊ HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1
EBOOK ĐIỀU TRỊ HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1EBOOK ĐIỀU TRỊ HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1
EBOOK ĐIỀU TRỊ HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1SoM
 
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trang
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trangDanh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trang
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trangLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Was ist angesagt? (20)

Nồng độ copeptin huyết thanh trong bệnh nhân tai biến mạch máu não
Nồng độ copeptin huyết thanh trong bệnh nhân tai biến mạch máu nãoNồng độ copeptin huyết thanh trong bệnh nhân tai biến mạch máu não
Nồng độ copeptin huyết thanh trong bệnh nhân tai biến mạch máu não
 
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uongNcdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...
 
Luận án: Chẩn đoán xơ hóa gan bằng kỹ thuật ARFI với APRI
Luận án: Chẩn đoán xơ hóa gan bằng kỹ thuật ARFI với APRILuận án: Chẩn đoán xơ hóa gan bằng kỹ thuật ARFI với APRI
Luận án: Chẩn đoán xơ hóa gan bằng kỹ thuật ARFI với APRI
 
EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1
EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1
EBOOK BỆNH HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1
 
Y HỌC DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC NHÀ LÂM SÀNG CẦN CHÚ Ý
Y HỌC DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC NHÀ LÂM SÀNG CẦN CHÚ ÝY HỌC DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC NHÀ LÂM SÀNG CẦN CHÚ Ý
Y HỌC DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC NHÀ LÂM SÀNG CẦN CHÚ Ý
 
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
 
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.com
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.comLuận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.com
Luận văn thạc sĩ y học luận văn bác sĩ nội trú luanvanyhoc.com
 
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...
 
Luận án: Phương pháp xử trí đặt nội khí quản khó trên bệnh nhân
Luận án: Phương pháp xử trí đặt nội khí quản khó trên bệnh nhânLuận án: Phương pháp xử trí đặt nội khí quản khó trên bệnh nhân
Luận án: Phương pháp xử trí đặt nội khí quản khó trên bệnh nhân
 
Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành tai mũi họng chuẩn đầu ra
Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành tai mũi họng chuẩn đầu raChương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành tai mũi họng chuẩn đầu ra
Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành tai mũi họng chuẩn đầu ra
 
Phien 2 1 bs phan van son viem tui thua dai trang chau hong
Phien 2   1 bs phan van son viem tui thua dai trang chau hongPhien 2   1 bs phan van son viem tui thua dai trang chau hong
Phien 2 1 bs phan van son viem tui thua dai trang chau hong
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HÓA TRỊ BỔ TRỢ TRƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠ...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HÓA TRỊ BỔ TRỢ TRƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠ...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HÓA TRỊ BỔ TRỢ TRƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠ...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HÓA TRỊ BỔ TRỢ TRƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠ...
 
Danh gia ket qua dieu tri viem tui thua dai trang phai tai benh vien huu nghi...
Danh gia ket qua dieu tri viem tui thua dai trang phai tai benh vien huu nghi...Danh gia ket qua dieu tri viem tui thua dai trang phai tai benh vien huu nghi...
Danh gia ket qua dieu tri viem tui thua dai trang phai tai benh vien huu nghi...
 
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mptnghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
 
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành
 
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...
 
Nghien cuu doc tinh va hieu qua cua com tien liet hc trong dieu tri
Nghien cuu doc tinh va hieu qua cua com tien liet hc trong dieu triNghien cuu doc tinh va hieu qua cua com tien liet hc trong dieu tri
Nghien cuu doc tinh va hieu qua cua com tien liet hc trong dieu tri
 
EBOOK ĐIỀU TRỊ HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1
EBOOK ĐIỀU TRỊ HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1EBOOK ĐIỀU TRỊ HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1
EBOOK ĐIỀU TRỊ HỌC NỘI KHOA - ĐH Y DƯỢC - P1
 
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trang
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trangDanh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trang
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trang
 

Ähnlich wie Hnt ky yeu-a4

NCDLS_N3_Hen phế quản và Ứng dụng CNTT trong thực hành dược
NCDLS_N3_Hen phế quản và Ứng dụng CNTT trong thực hành dượcNCDLS_N3_Hen phế quản và Ứng dụng CNTT trong thực hành dược
NCDLS_N3_Hen phế quản và Ứng dụng CNTT trong thực hành dượcHA VO THI
 
HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH KĨ THUẬT NỘI KHOA CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓA
HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH KĨ THUẬT NỘI KHOA CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓAHƯỚNG DẪN QUI TRÌNH KĨ THUẬT NỘI KHOA CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓA
HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH KĨ THUẬT NỘI KHOA CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓABiTrn28
 
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng HoạtHướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạtbacsyvuive
 
Nghien cuu dieu tri soi nieu quan bang phuong phap tan soi ngoai co the tai b...
Nghien cuu dieu tri soi nieu quan bang phuong phap tan soi ngoai co the tai b...Nghien cuu dieu tri soi nieu quan bang phuong phap tan soi ngoai co the tai b...
Nghien cuu dieu tri soi nieu quan bang phuong phap tan soi ngoai co the tai b...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Kỹ thuật vi sinh lâm sàng.pdf
Kỹ thuật vi sinh lâm sàng.pdfKỹ thuật vi sinh lâm sàng.pdf
Kỹ thuật vi sinh lâm sàng.pdfBnhDng54
 
Phục hồi chức năng bệnh phổi mãn tính
Phục hồi chức năng bệnh phổi mãn tínhPhục hồi chức năng bệnh phổi mãn tính
Phục hồi chức năng bệnh phổi mãn tínhYhoccongdong.com
 
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu nãoPhục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu nãoYhoccongdong.com
 
Hội nghị khoa học sinh viên - ĐH Y Dược Huế
Hội nghị khoa học sinh viên - ĐH Y Dược HuếHội nghị khoa học sinh viên - ĐH Y Dược Huế
Hội nghị khoa học sinh viên - ĐH Y Dược HuếHA VO THI
 
HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (VUNA 2014)
HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (VUNA 2014)HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (VUNA 2014)
HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (VUNA 2014)Bs Đặng Phước Đạt
 
01phuchoichucnangsautaibienmachmaunao 140101213550-phpapp02
01phuchoichucnangsautaibienmachmaunao 140101213550-phpapp0201phuchoichucnangsautaibienmachmaunao 140101213550-phpapp02
01phuchoichucnangsautaibienmachmaunao 140101213550-phpapp02Lê Huy
 

Ähnlich wie Hnt ky yeu-a4 (20)

NCDLS_N3_Hen phế quản và Ứng dụng CNTT trong thực hành dược
NCDLS_N3_Hen phế quản và Ứng dụng CNTT trong thực hành dượcNCDLS_N3_Hen phế quản và Ứng dụng CNTT trong thực hành dược
NCDLS_N3_Hen phế quản và Ứng dụng CNTT trong thực hành dược
 
HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH KĨ THUẬT NỘI KHOA CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓA
HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH KĨ THUẬT NỘI KHOA CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓAHƯỚNG DẪN QUI TRÌNH KĨ THUẬT NỘI KHOA CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓA
HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH KĨ THUẬT NỘI KHOA CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓA
 
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng HoạtHướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt
 
Nghien cuu dieu tri soi nieu quan bang phuong phap tan soi ngoai co the tai b...
Nghien cuu dieu tri soi nieu quan bang phuong phap tan soi ngoai co the tai b...Nghien cuu dieu tri soi nieu quan bang phuong phap tan soi ngoai co the tai b...
Nghien cuu dieu tri soi nieu quan bang phuong phap tan soi ngoai co the tai b...
 
Kỹ thuật vi sinh lâm sàng.pdf
Kỹ thuật vi sinh lâm sàng.pdfKỹ thuật vi sinh lâm sàng.pdf
Kỹ thuật vi sinh lâm sàng.pdf
 
Phục hồi chức năng bệnh phổi mãn tính
Phục hồi chức năng bệnh phổi mãn tínhPhục hồi chức năng bệnh phổi mãn tính
Phục hồi chức năng bệnh phổi mãn tính
 
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...
 
Luận án: Yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, HAY
Luận án: Yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, HAYLuận án: Yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, HAY
Luận án: Yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...
 
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...
 
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu nãoPhục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
 
Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần, 9đ
Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần, 9đĐiều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần, 9đ
Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần, 9đ
 
Luận án: Phát hiện người mang gen bệnh hemophilia A, HAY
Luận án: Phát hiện người mang gen bệnh hemophilia A, HAYLuận án: Phát hiện người mang gen bệnh hemophilia A, HAY
Luận án: Phát hiện người mang gen bệnh hemophilia A, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện bệnh nhân và người mang gen bệnh hemophilia A dự...
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện bệnh nhân và người mang gen bệnh hemophilia A dự...Đề tài: Nghiên cứu phát hiện bệnh nhân và người mang gen bệnh hemophilia A dự...
Đề tài: Nghiên cứu phát hiện bệnh nhân và người mang gen bệnh hemophilia A dự...
 
Hội nghị khoa học sinh viên - ĐH Y Dược Huế
Hội nghị khoa học sinh viên - ĐH Y Dược HuếHội nghị khoa học sinh viên - ĐH Y Dược Huế
Hội nghị khoa học sinh viên - ĐH Y Dược Huế
 
HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (VUNA 2014)
HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (VUNA 2014)HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (VUNA 2014)
HỘI CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (VUNA 2014)
 
1 phcn taibienmachmaunao
1 phcn taibienmachmaunao1 phcn taibienmachmaunao
1 phcn taibienmachmaunao
 
01phuchoichucnangsautaibienmachmaunao 140101213550-phpapp02
01phuchoichucnangsautaibienmachmaunao 140101213550-phpapp0201phuchoichucnangsautaibienmachmaunao 140101213550-phpapp02
01phuchoichucnangsautaibienmachmaunao 140101213550-phpapp02
 
Luận án: Sử dụng Alteplase trong điều trị chảy máu não thất, HOT
Luận án: Sử dụng Alteplase trong điều trị chảy máu não thất, HOTLuận án: Sử dụng Alteplase trong điều trị chảy máu não thất, HOT
Luận án: Sử dụng Alteplase trong điều trị chảy máu não thất, HOT
 
Luận án: Nồng độ asymmetric dimethylarginine huyết tương, HAY
Luận án: Nồng độ asymmetric dimethylarginine huyết tương, HAYLuận án: Nồng độ asymmetric dimethylarginine huyết tương, HAY
Luận án: Nồng độ asymmetric dimethylarginine huyết tương, HAY
 

Mehr von Bác sĩ nhà quê

Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyếnChẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyếnBác sĩ nhà quê
 
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệtU phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệtBác sĩ nhà quê
 
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệuGuidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệuBác sĩ nhà quê
 
Cac dau hieu va hinh anh x quang nguc
Cac dau hieu va hinh anh x quang ngucCac dau hieu va hinh anh x quang nguc
Cac dau hieu va hinh anh x quang ngucBác sĩ nhà quê
 
Hướng dẫn đọc cnhh update
Hướng dẫn đọc cnhh updateHướng dẫn đọc cnhh update
Hướng dẫn đọc cnhh updateBác sĩ nhà quê
 
Hoi benh bang tieng viet phap anh
Hoi benh bang tieng viet phap anhHoi benh bang tieng viet phap anh
Hoi benh bang tieng viet phap anhBác sĩ nhà quê
 
Tai lieu tap huan: Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v...
Tai lieu tap huan: Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v...Tai lieu tap huan: Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v...
Tai lieu tap huan: Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v...Bác sĩ nhà quê
 
Trac nghiem chan doan hinh anh ( tong hop )
Trac nghiem chan doan hinh anh ( tong hop )Trac nghiem chan doan hinh anh ( tong hop )
Trac nghiem chan doan hinh anh ( tong hop )Bác sĩ nhà quê
 
Viem tay soc nhiem trung 2 (ag)
Viem tay soc nhiem trung 2 (ag)Viem tay soc nhiem trung 2 (ag)
Viem tay soc nhiem trung 2 (ag)Bác sĩ nhà quê
 
Viem tay (soc nhiem trung) 1 (ag)
Viem tay (soc nhiem trung) 1 (ag)Viem tay (soc nhiem trung) 1 (ag)
Viem tay (soc nhiem trung) 1 (ag)Bác sĩ nhà quê
 

Mehr von Bác sĩ nhà quê (20)

Câu hỏi ôn tập nhi khoa
Câu hỏi ôn tập nhi khoaCâu hỏi ôn tập nhi khoa
Câu hỏi ôn tập nhi khoa
 
Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyếnChẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến
 
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệtU phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
 
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệuGuidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
 
Cac dau hieu va hinh anh x quang nguc
Cac dau hieu va hinh anh x quang ngucCac dau hieu va hinh anh x quang nguc
Cac dau hieu va hinh anh x quang nguc
 
Hướng dẫn đọc cnhh update
Hướng dẫn đọc cnhh updateHướng dẫn đọc cnhh update
Hướng dẫn đọc cnhh update
 
Hoi benh bang tieng viet phap anh
Hoi benh bang tieng viet phap anhHoi benh bang tieng viet phap anh
Hoi benh bang tieng viet phap anh
 
Tai lieu tap huan: Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v...
Tai lieu tap huan: Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v...Tai lieu tap huan: Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v...
Tai lieu tap huan: Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính v...
 
Tnoon tap
Tnoon tapTnoon tap
Tnoon tap
 
Tnc713
Tnc713Tnc713
Tnc713
 
Tnc15
Tnc15Tnc15
Tnc15
 
Tn2023
Tn2023Tn2023
Tn2023
 
Tn1419 0
Tn1419 0Tn1419 0
Tn1419 0
 
Trac nghiem chan doan hinh anh ( tong hop )
Trac nghiem chan doan hinh anh ( tong hop )Trac nghiem chan doan hinh anh ( tong hop )
Trac nghiem chan doan hinh anh ( tong hop )
 
Hội chứng gan thận
Hội chứng gan thậnHội chứng gan thận
Hội chứng gan thận
 
Xu tri da chan thuong (ag)
Xu tri da chan thuong (ag)Xu tri da chan thuong (ag)
Xu tri da chan thuong (ag)
 
Viem tuy cap (ag)
Viem tuy cap (ag)Viem tuy cap (ag)
Viem tuy cap (ag)
 
Viem tay soc nhiem trung 2 (ag)
Viem tay soc nhiem trung 2 (ag)Viem tay soc nhiem trung 2 (ag)
Viem tay soc nhiem trung 2 (ag)
 
Viem tay (soc nhiem trung) 1 (ag)
Viem tay (soc nhiem trung) 1 (ag)Viem tay (soc nhiem trung) 1 (ag)
Viem tay (soc nhiem trung) 1 (ag)
 
Suy gan cap (ag)
Suy gan cap (ag)Suy gan cap (ag)
Suy gan cap (ag)
 

Hnt ky yeu-a4

  • 1. 1
  • 2. 2
  • 3. 3
  • 4. 4 thư ngỏ Kính Thưa Quý Giáo Sư, Bác sĩ; Kính Thưa Quý Đại Biểu. Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam rất hân hạnh chào mừng Quý Thầy Cô, Quý vị đại biểu đến tham dự Hội nghị Khoa học Nội tiết và Chuyển hóa lần thứ VII được tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị chuyên ngành về Nội tiết và Chuyển hóa của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam được tổ chức hai năm một lần là nơi quy tụ các chuyên gia về Nội tiết Chuyển hóa trong nước và quốc tế. Số lượng lớn các đại biểu tham gia, báo cáo viên, bài báo cáo tham dự có chất lượng cao cùng sự phong phú đa dạng của các đề tài đánh dấu sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam. Mục tiêu chính của Hội nghị là đánh giá lại các hoạt động nghiên cứu khoa học, công tác điều trị chuyên khoa trong nước và xác định những nhiệm vụ của chuyên ngành trong giai đoạn tới đồng thời động viên các nhà khoa học nỗ lực hơn nữa vì sự nghiệp dự phòng, chăm sóc, điều trị và theo dõi những bệnh nhân thuộc chuyên ngành Nội tiết, Đái tháo đường và bệnh lý Chuyển hoá trên toàn đất nước Việt Nam. Ngoài Hội nghị chung toàn quốc, các Hội địa phương tại ba miền Bắc - Trung - Nam đều sinh hoạt khoa học định kỳ mỗi 3-6 tháng mỗi năm hoặc 2 năm một lần. Điều đó chứng tỏ hoạt động khoa học liên tục của các bác sĩ chuyên ngành Nội tiết – Chuyển hóa - Đái tháo đường trên toàn quốc ngày càng lớn mạnh. Một số các thành viên của Hội nằm trong ban soạn thảo “Cẩm nang hướng dẫn điều trị các bệnh Nội tiết và Chuyển hóa” của Bộ Y Tế. Hội cũng đã xuất bản được “Hướng dẫn điều trị bệnh Đái tháo đường typ 2”, Tạp chí Nội tiết và Chuyển hóa xuất bản 3 tháng /số. Hội nghị lần thứ VII tổng kết 5 năm hoạt động của Ban chấp hành Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam nhiệm kỳ 2009-2014. Trong 5 năm vừa qua, ngoài những hoạt động đánh giá sự lớn mạnh của Hội về chuyên môn và nhân lực tại Việt Nam, Hội đã từng bước hội nhập về phương diện khoa học với các Hội Nội tiết Chuyển hóa trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam là thành viên của Hội Nội tiết các nước thuộc khối ASEAN, Hội Nội tiết Quốc Tế (ISE), Liên Đoàn Đái Tháo Đường Quốc Tế (IDF). Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội đã tổ chức thành công Hội nghị Nội tiết các nước khối ASEAN – AFES 2011, đây là hội nghị quy tụ hơn 1400 đại biểu trong và ngoài nước tham dự và được đánh giá là một trong các Hội Nghị AFES có nội dung khoa học phong phú và chất lượng nhất. Các báo cáo viên Việt Nam cũng được mời tham dự báo cáo và làm giám khảo tại các Hội nghị Quốc tế trong khu vực. Một số chuyên gia Nội tiết Việt Nam đã có Abstract được chấp nhận và công bố tại các Hội nghị Nội tiết ở Bắc Mỹ và Châu Âu, một số có công trình khoa học được đăng tải trên các báo Nội tiết Chuyển hóa Quốc tế như JAFES, Diabetes Research and Clinical Practice, Lancet. Được sự chấp thuận của Bộ Y tế, Hội cũng phối hợp cùng Hội Đái tháo đường Mỹ và Trung tâm nghiên cứu Đái tháo đường Steno, Đan Mạch tổ chức các lớp cập nhật kiến thức về Đái tháo đường tại Việt Nam dành cho các bác sĩ chuyên khoa và đa khoa. Thay mặt ban chấp hành Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, Tôi xin biểu dương và cảm tạ những hoạt động khoa học của các đồng nghiệp chuyên ngành trên mọi miền đất nước. Sự đoàn kết của các thành viên trong Hội, những hoạt động khoa học không ngừng nghỉ là yếu tố chính góp phần cho sự phát triển lớn mạnh của Hội và sự thành công của Hội nghị lần thứ VII này. Kính chúc Quý đại biểu sức khỏe, thu thập được nhiều thông tin cập nhật trong hội nghị. Chúc cho Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam luôn duy trì được tình đoàn kết và niềm say mê khoa học. PGS. TS. Nguyễn Thy Khuê Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, nhiệm kỳ 2009-2014
  • 5. 5 NOVO NORDISK PHARMA OPERATIONS A/S SANO AVENTIS BOERHINGER INGELHEIM SERVIER ASTRA ZENECA ABBOTT (DƯỢC) PFIZER CÁC ĐƠN VỊ TÀI TRỢ CHÍNH TÀI TRỢ BẠCH KIM TÀI TRỢ VÀNG TÀI TRỢ BẠC ĐỒNG TÀI TRỢ Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam xin trân trọng cảm ơn Quý Công ty và Tổ chức đã tham gia tài trợ cho Hội nghị Khoa học về Nội tiết và Chuyển hóa toàn quốc lần thứ VII MSD MERCK SERONO MEGA LILLY
  • 6. 6 CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA GIAN HÀNG Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam xin trân trọng cảm ơn Quý Công ty và Tổ chức đã tham gia Hội nghị Khoa học về Nội tiết và Chuyển hóa toàn quốc lần thứ VII VPDD WOERWANG PHARMA HQ PHARMA DKSH OMRON HNNOVARTISVIỆT THÁI B BRAUNDƯỢC HẬU GIANGJOHNSON & JOHNSON CTY TNHH BAYER VIỆT NAM TẠI TP.HCM HOÀNG ĐỨC - MÁY ĐO ĐƯỜNG HUYẾT BECTON DICKINSON (BD) UNITED PHARMA
  • 7. 7 BAN TỔ CHỨC : GS.TS. Thái Hồng Quang (Trưởng ban tổ chức) PGS.TS. Nguyễn Thy Khuê PGS.TS. Đỗ Trung Quân (Phó trưởng ban) PGS.TS. Hoàng Trung Vinh PGS.TS. Nguyễn Khoa Diệu Vân TS.BS. Nguyễn Vinh Quang TS.BS. Phạm Thị Hồng Hoa ThS.BS. Vũ Chí Dũng ThS.BS. Nguyễn Quang Bảy Ths.BS. Lâm Văn Hoàng Thường trực ban tổ chức: GS.TS. Thái Hồng Quang PGS.TS. Đỗ Trung Quân TS.BS. Nguyễn Vinh Quang PGS.TS. Nguyễn Khoa Diệu Vân ThS.BS. Vũ Chí Dũng ThS.BS. Nguyễn Quang Bảy ThS.BS. Lâm Văn Hoang BAN THƯ KÝ: ThS.BS. Nguyễn Quang Bảy (Trưởng ban) TS.BS. Hồ Kim Thanh ThS. Chu Thúy Ngà (CTHV) ThS.BS. Lâm văn Hoàng ThS.BS. Trịnh Ngọc Anh TS.BS. Bùi Phương Thảo (VN) HỘI ĐỒNG KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thy Khuê (Chủ tịch Hội, Chủ tịch Hội đồng) GS.TS. Thái Hồng Quang (Phó chủ tịch) Các ủy viên: GS.TS. Nguyễn Hải Thủy GS.TS. Trần Hữu Dàng PGS.TS. Đỗ Trung Quân PGS.TS. Hoàng Trung Vinh PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàn PGS.TS. Nguyễn Khoa Diệu Vân PGS.TS. Nguyễn Kim Lương PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Đào PGS.TS. Nguyễn Văn Quýnh PGS.TS. Tạ Văn Bình TS.BS. Nguyễn Vinh Quang TS.BS. Phạm Thị Hồng Hoa ThS .BS Nguyễn Quang Bảy BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI NỘI TIẾT - Đái tháo đường TOÀN QUỐC 2014
  • 8. 8 Thường trực Hội đồng khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thy Khuê GS.TS. Thái Hồng Quang (Trưởng ban) GS.TS. Nguyễn Hải Thủy GS.TS. Trần Hữu Dàng PGS.TS. Đỗ Trung Quân PGS.TS. Hoàng Trung Vinh Thư ký Hội đồng khoa học: TS.BS. Nguyễn Quang Nam TS.BS. Nguyễn Vinh Quang ThS.BS. Nguyễn Quang Bảy BAN VẬN ĐỘNG TÀI TRỢ CHO ĐẠI HỘI : PGS.TS. Nguyễn Thy Khuê GS.TS. Thái hồng Quang GS.TS. Nguyễn Hải Thủy GS.TS. Trần Hữu Dàng PGS.TS. Đỗ Trung Quân PGS.TS. Nguyễn Khoa Diệu Vân ThS.BS. Đỗ Kim Thành (BVNTTW) BAN KINH TẾ : PGS.TS. Nguyễn Khoa Diệu Vân (Trưởng ban) PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Đào TS.BS. Phạm Thị Hồng Hoa PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàn TS.BS. Hồ Thị Kim Thanh TS.BS. Nguyễn Vinh Quang ThS.BS. Đỗ Kim Thành (BVNTTW) BAN HẬU CẦN: PGS.TS. Nguyễn Thị Nga (Trưởng ban) PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàn TS.BS. Phạm Thị Hồng Hoa TS.BS. Đỗ Minh Thìn ThS.BS. Quách Hữu Trung (198) TS.BS. Nguyễn Thị Nga (103) BS. Vũ Mai Hương (BVTN) BS. Phạm Tuấn Dương (198) TS.BS. Nguyễn Thị Kim Hóa (BVNTTW) BAN TỔ CHỨC ĐẠI HÔI NỘI TIẾT - Đái tháo đường TOÀN QUỐC 2014
  • 9. 9 BAN ĐỐI NGOẠI: PGS.TS. Nguyễn Thy Khuê (Trưởng ban) PGS.TS. Đỗ Trung Quân (đồngTrưởng ban) GS.TS. Thái Hồng Quang GS.TS. Trần Hữu Dàng TS.BS. Nguyễn Vinh Quang PGS.TS. Nguyễn Văn Quýnh PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàn TS.BS. Nguyễn Phương Thảo (Viện nhi TƯ) TS.BS. Nguyễn Quốc Khánh (Thư ký) BAN BIÊN DỊCH: PGS.TS. Đỗ Trung Quân (Trưởng ban) PGS.TS. Nguyễn Thy Khuê (đồng Trưởng ban) ThS.BS. Trịnh Ngọc Anh (NTBM) ThS.BS. Lê Quang Toàn (BVNTTW) ThS.BS. Vũ Chí Dũng (VNTW) TS.BS. Trần Quang Nam TS.BS. Trần Quốc Khánh ThS.BS. Thu Hà (NTBM) ThS.BS. Nguyễn Đình Tùng (VĐTĐ) ThS.BS. Anh (NTTW) BAN TUYÊN TRUYỀN : TS.BS. Nguyễn Vinh Quang (Trưởng ban) PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàn ThS.BS. Nguyễn Quang Bảy TS.BS. Nguyễn Quốc Khánh TS.BS. Trần Quang Nam ban biên tập : GS.TS. Thái Hồng Quang (Trưởng ban) ThS.BS. Nguyễn Quang Bảy TS.BS. Trần Quang Nam TS.BS. Trần Quốc Khánh BAN TỔ CHỨC ĐẠI HÔI NỘI TIẾT - Đái tháo đường TOÀN QUỐC 2014
  • 10. 10
  • 11. 11
  • 12. 12
  • 13. 13
  • 14. 14
  • 15. 15
  • 16. 16
  • 17. 17
  • 18. 18 1. GS. TS. 2. GS. TS. 3. GS. TS. 4. GS. TS. 5. PGS. TS. 6. TS. BS. 7. GS.TS 8. GS.TS. 9. GS.TS. 10. GS.TS. 11. GS.TS. 12. GS.TS. 13. GS.TS. 14. GS.TS. 15. PGS.TS. 16. PGS.TS. 17. PGS.TS. 18. PGS.TS. 19. PGS.TS. 20. PGS.TS. 21. PGS.TS. 22. PGS.TS. 23. PGS.TS. 24. PGS.TS. 25. PGS.TS. 26. PGS.TS. 27. PGS.TS. 28. PGS.TS. 29. PGS.TS. 30. PGS.TS. 31. PGS.TS. 32. PGS.TS. 33. PGS.TS. 34. PGS.TS. 35. TS.BS 36. TS.BS. 37. TS.BS. 38. TS.BS. 39. TS.BS. 40. TS.BS. 41. TS.BS. 42. TS.BS. 43. TS.BS. 44. ThS.BS. 45. ThS.BS. chủ tọa đoàn Malcolm Nattrass Jean Claude Mbanya Chaicharn Deerochanawong Lee Kok Onn Maria Craig JJ Mukherjee Trần Đức Thọ Mai Thế Trạch Nguyễn Thu Nhạn Phạm Gia Khải Thái Hồng Quang Nguyễn Hải Thủy Trần Hữu Dàng Trần Quán Anh Nguyễn Khoa Diệu Vân Đỗ Trung Quân Nguyễn Thị Bích Đào Nguyễn Thy Khuê Đỗ Thị Tính Nguyễn Kim Lương Nguyễn Phú Đạt Nguyễn Thị Hoàn Nguyễn Thị Ngọc Lan Nguyễn Văn Quýnh Phạm Đăng Mịch Đinh Thu Hương Hoàng Trung Vinh Lê Anh Thư Nguyễn Đức Tiến Nguyễn Quang Tuấn Nguyễn Thị Nhạn Trần Ngọc Lương Trần Văn Huy Vũ Bích Nga Trần Quang Nam Lê Tuyết Hoa Phạm Thị Hồng Hoa Phan Huy Anh Vũ Nguyễn Thế Thành Nguyễn Vinh Quang Bùi Phương Thảo Trần Quang Khánh Vũ Thị Thanh Huyền Vũ Chí Dũng Diệp Thanh Bình
  • 19. 19 1. Dr. 2. PGS.TS. 3. TS.BS 4. TS.BS. 5. TS.BS. 6. TS.BS. 7. TS.BS. 8. TS.BS. 9. TS.BS. 10. TS.BS. 11. TS.BS. 12. ThS.BS 13. ThS.BS. 14. ThS.BS. 15. ThS.BS. 16. ThS.BS. 17. ThS.BS. 18. ThS.BS. 19. ThS.BS. 20. ThS.BS. 21. ThS.BS. 22. ThS.BS. 23. ThS.BS. 24. ThS.BS. 25. ThS.BS. 26. ThS.BS. 27. ThS.BS. BÁO CÁO VIÊN 28. ThS.BS. 29. ThS.BS. 30. ThS.BS. 31. ThS.BS. 32. ThS.BS. 33. ThS.BS. 34. ThS.BS. 35. ThS.BS. 36. ThS.BS. 37. ThS.BS. 38. BS.CKII. 39. BS.CKII. 40. BS.CKII. 41. BS. 42. BS. 43. BS. 44. BS. 45. BS. 46. BS. 47. BS. 48. BS. 49. BS. 50. BS. 51. BS. 52. BS. 53. BS. 54. BS. Bee Yong Mong Nguyễn Tấn Cường Trần Thị Thanh Hóa Chu Lý Hải Vân Hoàng Ái Kiên Hồ Huỳnh Quang Trí Nguyễn Anh Quân Nguyễn Ngọc Quang Nguyễn Thị Nhất Châu Nguyễn Thị Thu Thảo Nguyễn Xuân Cảnh Trần Thị Hoa Vi Cấn Thị Bích Ngọc Huỳnh Hữu Năm Hứa Thành Nhân Lê Thị Phương Huệ Ngô Dũng Ngô Minh Đạo Nguyễn Văn Vy Hậu Trần Minh Triết Lâm Thị Mỹ Hạnh  Đỗ Đình Tùng Lại Thị Phương Quỳnh Lâm Văn Hoàng Lê Bá Ngọc Lê Quang Toàn Ngô Đức Kỳ Nguyễn Ngọc Cương Nguyễn Phương Khanh Nguyễn Quốc Việt Nguyễn Thị Thu Nga Nguyễn Trần Kiên Phan Hoàng Hiệp Phan Hữu Hên Quách Hữu Trung Thái Thị Thanh Thúy Vũ Chi Mai Trần Thanh Sang Đỗ Thị Mỹ Hạnh Nguyễn Thị Ngọc Thư Đào Thành Xuyên Đặng Ánh Dương Nguyễn Đình Dương Nguyễn Ngọc Khánh Nguyễn Thị Thư Hương Phạm Thị Ánh Huy Trần Thị Thu Hương Trịnh Hoài Nam Nguyễn Thị Diễm Chi Nguyễn Thị Thu Mai Nguyễn Trần Ngọc Hiếu Nguyễn Văn Hoàn Phạm Thu Hà Trần Thị Bích Huyền
  • 20. 20 TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỬ DỤNG hbA1C TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG PGS. TS. Nguyễn Thy Khuê ĐHYDTPHCM TÓM TẮT Tiềm năng sử dụng HbA1c trong việc chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường lần đầu được đề cập đến vào năm 1985 trong một báo cáo của Tổ chức Sức khỏe Thế giới. Năm 2005, Tổ chức Sức khỏe Thế giới phối hợp cùng Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới triệu tập một Ủy ban tham vấn để xem xét lại và cập nhật các tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường. Sau khi cân nhắc các dữ kiện thông tin và bằng chứng sẵn có vào thời điểm trên, Ủy ban các chuyên gia thống nhất chưa nên chấp thuận sử dụng HbA1c như một tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường do tính chuẩn xác trong kỹ thuật xét nghiệm còn chưa được chuẩn hóa. Vào tháng 03 năm 2009, Tổ chưc Sức khỏe Thế giới tham khảo ‎ kiến của Ủy ban các chuyên gia để cập nhật các báo cáo năm 1999 và 2005 và đặt lại vai trò của HbA1c trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường dựa trên các bằng chứng sẵn có. VAI TRÒ HbA1C TRONG CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: - Năm 1970, lần đầu tiên người ta ghi nhận hemoglobin glycat hóa (gọi tắt là HbA1c) như một hemo- globin “bất thuờng” trên bệnh nhân đái tháo đường. Sau khi được phát hiện, có nhiều nghiên cứu nhỏ chứng minh có sự liên quan giữa nồng độ HbA1c và nồng độ glucose máu. Điều này gợi ‎ có thể sử dụng HbA1c như một thong số để đánh giá tình trạng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường. Nghiên cứu ADAG (A1c-Derived Average Glucose) trên 643 bệnh nhân đái tháo đường đã công nhận mối tương quan giữa HbA1c và mức đường huyết trung bình trên nhiều đối tượng bệnh nhân đái tháo đường thuộc các t‎ýp khác nhau. HbA1c bắt đầu được đưa vào thực tế lâm sàng từ thập niên 1980 và ngày nay đã trở thành một tiêu chí tối quan trọng trong quản lý bệnh nhân đái tháo đường. - Nồng độ HbA1c phản ảnh mức dao động đường huyết trung bình trong vòng 8-12 tuần trước. Có thể thực hiện xét nghiệm vào bất cứ thời điểm nào trong ngày và không cần nhịn đói. Sự thuận tiện này khiến cho HbA1c trở thành một xét nghiệm được ưa chuộng để đánh giá sự kiểm soát đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường. Gần đây, HbA1c thu hút được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn như một công cụ để chẩn đoán và xa hơn nữa là công cụ để tầm soát đái tháo đường trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường. - Do những bất tiện trong việc xét nghiệm đường huyết đói (bệnh nhân phải nhịn đói ít nhất 8 giờ qua đêm) cũng như sự phức tạp trong việc tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose nên từ lâu người ta đã cố gắng tìm một xét nghiệm khác để chẩn đoán đái tháo đường. Năm 2009, HbA1c đã được Ủy ban các chuyên gia và Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ khuyến cáo sử dụng như một tiêu chí để chẩn đoán đái tháo đường. Mặc dù độ nhậy và độ chuyên của xét nghiệm HbA1c là tương đương với xét nghiệm đường huyết đói và đường huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose như một yếu tố tiên đoán dương bệnh lý‎ võng mạc, không phải xét nghiệm này được phổ biến một cách rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới. Hơn nữa có một số bệnh nhân sẽ được chẩn đoán đái tháo đường bằng tiêu chí HbA1c nhưng các xét nghiệm đường huyết lại bình thường và ngược lại một số bệnh nhân sẽ được chẩn đoán đái tháo đường bằng các tiêu chí đường huyết nhưng nồng độ HbA1c lại trong giới hạn bình thường. - Sử dụng HbA1c sẽ giúp tránh được sự dao động của xét nghiệm đường huyết và quan trọng nhất là người được xét nghiệm sẽ không phải nhịn đói hoặc phải chuẩn bị đầy đủ những điều kiện nghiêm ngặt như khi phải tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose để chẩn đoán đái tháo đường. Tuy vậy, nồng độ HbA1c lại chịu tác động của một số yếu tố như di truyền, huyết học và các yếu tố liên quan với bệnh lý đi kèm. Những yếu tố được xem là quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HbA1c trên toàn cầu bao gồm bệnh lý huyết sắc tố (phụ thuộc vào kỹ thuật xét nghiệm), các bệnh lý gây tình trạng thiếu máu và các bệnh lý rút ngắn đời sống hồng cầu như sốt rét. Tổ chức Sức khỏe Thế giới cũng khuyến cáo cần cân nhắc về tính tiện lợi và 1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
  • 21. 21 1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG hữu dụng của xét nghiệm HbA1c so với các xét nghiệm đường huyết trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường do nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chưa triển khai đầy đủ xét nghiệm này. Bên cạnh đó, việc chuẩn hóa kỹ thuật xét nghiệm HbA1c cũng giới hạn khả năng sử dụng HbA1c trên thực tế lâm sàng. - Sau nghiên cứu DCCT, Chương trình Chuẩn hóa Glycohemoglobin Quốc gia (NGSP: National Gly- cohaemoglobin Standardization Program) được thiết lập tại Hoa Kỳ và trong một thời gian dài chương trình này được xem là nền tảng để chuẩn hóa xét nghiệm HbA1c. Gần đây, Hiệp hội các nhà Hóa sinh Lâm sàng Quốc tế (IFCC: International Federation of Clinical Chemists) đã thành lập một nhóm chuyên viên nhằm nghiên cứu một chương trình chuẩn hóa rộng rãi xét nghiệm HbA1c toàn cầu. Cả NGSP và IFCC đồng ‎ý sẽ cộng tác để tìm ra một kỹ thuật xét nghiệm HbA1c tham chiếu nhằm hài hòa các kỹ thuật xét nghiệm HbA1c của các hảng sản xuất trên toàn thế giới. TIÊU CHÍ CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ADA/WHO 2011-2012: - Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường của tiên Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ sử dụng xét nghiệm HbA1c lần đầu được đề nghị vào năm 2009. Đến năm 2012, tiêu chí này được đề nghị như sau: A1c ≥ 6,5%. Xét nghiệm phải được tiến hành trong một cơ sở xét nghiệm sử dụng phương pháp xét nghiệm đã được NGSP cấp giấy chứng nhận và chuẩn hóa theo kỹ thuật xét nghiệm dùng trong nghiên cứu DCCT * HAY Đường huyết tương tĩnh mạch nhịn đói qua đêm ≥ 126 mg% (7,0 mmol/l) *. Nhịn đói ít nhất 8 giờ HAY Đường huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT: Oral Glucose Tolerance Test) ≥ 200 mg% (11,1 mmol/l). Nghiệm pháp phải được tiến hành và tuân thủ chặt chẽ các điều kiện của Tổ chức Sức khỏe Thế giới yêu cầu, sử dụng tải glucose tương đương 75 g glucose khan được hòa tan trong nước * HAY Đường huyết tương tĩnh mạch bất kỳ ≥ 200 mg% (11,1 mmol/l) trên bệnh nhân có triệu chứng điển hình của tình trạng tăng đường huyết mạn tính hay cơn tăng đường huyết cấp tính * Trong trường hợp không có triệu chứng lâm sàng của tình trạng tăng đường huyết, cần phải lặp lại các tiêu chí chẩn đoán từ 1 đến 3 để xác định chẩn đoán - Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ cũng đưa ra các tiêu chí để chẩn đoán các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường như sau: Đường huyết đói từ 100 mg% (5,6 mmol/l) đên 125 mg% (6,9 mmol/l): Rối loạn đường huyết đói Đường huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp 75 g glucose từ 140 mg% (7,8 mmol/l) đến 199 mg% (11,0 mmol/l): Rối loạn dung nạp glucose HbA1c từ 5,7% đến 6,4% - Ủy ban các chuyên gia của Tổ chức Sức khỏe Thế giới cũng thống nhất với các tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường được Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ cập nhật vào năm 2012. Tuy nhiên với các khái niệm trung gian tiền đái tháo đường, ủy ban cũng đề nghị những giá trị HbA1c từ 6,0% đến <6,5% được xem là nhóm có nguy cơ đặc biệt cao mắc bệnh đái tháo đường và có thể cân nhắc tiếp cận các can thiệp phòng ngừa đái tháo đường. Đứng trên quan điểm phân tích các nghiên cứu y học thực chứng và các thuận lợi của xét nghiệm HbA1c, Ủy ban các chuyên gia cũng đồng ‎ đưa HbA1c vào tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường với những điều kiện về kỹ thuật xét nghiệm, độ dao động thấp và nhất là phải được chuẩn hóa theo các yêu cầu của IFCC. Ủy ban cũng đề nghị mỗi quốc gia nên xem xét và quyết định thời điểm để áp dụng tiêu chí HbA1c để chẩn đoán đái tháo đường tùy theo những điều kiện cụ thể của từng nơi. Việc lựa chọn phương pháp, kỹ thuật xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào sự cân nhắc địa phương về chi phí, giá thành, nhân lực, tổ chức, đặc điểm dân số, hệ thống bảo hiểm y tế,… Những nhà hoạch định chính sách trước tiên phải bảo đảm tính chuẩn xác và phổ quát của
  • 22. 22 xét nghiệm đường huyết ở mức độ chăm sóc sức khỏe cộng đồng trước khi nghĩ đến chuyện triển khai HbA1c trong chần đoán bệnh đái tháo đường. Các chuyên gia cũng kết luận rằng chưa có đủ bằng chứng để đưa ra bất kỳ một khuyến cáo chính thức nào về các giá trị HbA1c dưới 6,5%. Ủy ban các chuyên gia của Tổ chức Sức khỏe Thế giới cũng đề nghị cần có thêm nhiêu nghiên cứu tiến cứu dọc để xác định một cách chuẩn xác hơn ngưỡng đường huyết và HbA1c tiên đoán các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ do đái tháo đường trên từng chủng tộc riêng biệt; đồng thời cũng cần thành lập một nhóm chuyên gia để xem xét lại và chuẩn hóa tất cả các kỹ thuật xét nghiệm liên quan đến HbA1c và đường huyết. Bảng 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả HbA1c 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất hồng cầu: Tăng HbA1c: thiếu sắt, thiếu vitamin B12, giảm sinh hồng cầu Giảm HbA1c: sử dụng erythropoietin, sắt, vitamin B12, bệnh gan mạn tính, tăng hồng cầu lưới 2. Thay đổi về hemoglobin: Các bệnh về huyết sắc tố, HbF, methemoglobin, thay đổi hemoglobin do di truyền hay hóa chất,... có thể làm tăng hay giảm HbA1c 3. Phản ứng glycat hóa: Tăng HbA1c: nghiện rượu, suy thận mạn, giảm độ pH trong hồng cầu Giảm HbA1c: dùng aspirin, vitamin C, vitamin E, bệnh huyết sắc tố, tăng độ pH trong hồng cầu Biến thể HbA1c: do di truyền 4. Phá hủy hồng cầu: Tăng HbA1c: tăng đời sống hồng cầu: sau cắt lách Giảm HbA1c: giảm đời sống hồng cầu: lách to, bệnh huyết sắc tố, viêm khớp dạng thấp, sử dụng thuốc chống virus, ribavirin, dapsone 5. Kỹ thuật xét nghiệm: Tăng HbA1c: tăng bilirubin, carbamyl hemoglobin, nghiện rượu, dùng aspirin liều cao, dùng thuốc phiện kéo dài Giảm HbA1c: tăng triglycerid máu Biến thể HbA1c: do di truyền Bảng 2: So sánh thuận lợi và bất lợi giữa xét nghiệm đường huyết và HbA1c Đường huyết HbA1c Chẩn bị bệnh nhân trước khi xét nghiệm Nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ (ĐH đói) hay các điều kiện nghiêm ngặt của NPDN glucose Không cần Điều kiện bảo quản mẫu xét nghiệm Quay ly tâm tách huyết tương hay huyết thanh và giữ ở 4 độ C Giữ ở nhiệt độ > 23 độ C nếu xét nghiệm trong vòng 12 giờ kể từ khi lấy mẫu. Nếu giữ ở nhiệt độ 4 độ C sẽ ổn định trong 1 tuần Mức dộ phổ biến Rộng rãi Còn khiếm khuyết ở nhiều nơi Chẩn hóa Chuẩn hóa theo kỹ thuật xét nghiệm tham chiếu Chuẩn hóa theo kỹ thuật xét nghiệm tham chiếu Kiểm tra định kỳ Đầy đủ Đầy đủ Các bệnh ảnh hưởng Bệnh nặng và cấp tính có thẻ ảnh hưởng đến đường huyết Bệnh nặng có thẻ làm giảm đời sống hồng cầu Bệnh huyết sắc tố Ít ảnh hưởng Có thể ảnh hưởng đến kết quả tùy theo kỹ thuật xét nghiệm Chi phí Rẻ tiền Đắt tiền 1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
  • 23. 23 1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG KẾT LUẬN Không nên chẩn đoán đái tháo đường trên một đối tượng không có triệu chứng, chỉ đơn thuần dựa vào một giá trị đường huyết hay HbA1c bất thường. Cần lặp lại một lần xét nghiệm bổ sung và chẩn đoán được xác lập nếu có ít nhất hai kết quả đạt tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường. Các xét nghiệm đường huyết hoặc HbA1c sử dụng máu mao mạch không được khuyến cáo dùng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường; trừ phi đó là phương tiện duy nhất sẵn có. Cũng có thể sử dụng hai xét nghiệm cùng một lúc (ví dụ đường huyết đói và HbA1c) và nếu cả hai xét nghiệm đều đạt tiêu chí chẩn đoán thì xem như bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường. Nếu chỉ có một trong hai xét nghiệm là bất thường, cần lặp lại xét nghiệm bất thường đó với cùng một kỹ thuật xét nghiệm trước khi xác định chẩn đoán. -- ~o0o~ -- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA LẬP BẢN ĐỒ DỊCH TỄ HỌC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TOÀN QUỐC NĂM 2012 VÀ XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGUY CƠ MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT NAM Bệnh viện Nội tiết Trung Ương Tóm tắt 1. Đặt vấn đề. Trong hoàn cảnh gia tăng số lượng người mắc ĐTĐ và HCCH như những bệnh dịch nguy hiểm do thay đổi về lối sống, sự hiểu biết của cộng đồng về bệnh còn thấp Dự án quốc gia phòng chống ĐTĐ đã triển khai hoạt động lập bản đồ dịch tễ học đái tháo đường tại 06 vùng sinh thái trong Toàn quốc với mục tiêu:”Xác định tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tại 06 vùng sinh thái ở Việt Nam năm 2012.. Xác định một số yếu tố nguy cơ với bệnh đái tháo đường tại Việt Nam”. 2.Phương pháp. Điều tra sử dụng phương pháp điều tra dịch tễ học mô tả cắt ngang. Điều tra tiến hành trên 11.191 người trong độ tuổi từ 30 – 69 tuổi. 3. Kết quả. Tỷ lệ mắc ĐTĐ tại các vùng là Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ lần lượt là: 4,82%, 5,81%, 6,37%, 3,82%, 5,95%, 7,18 % và Toàn Quốc là 5,42% (95%CI: 4,88% - 6,02%). Tỷ lệ mắc RLDNG máu tại các vùng Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ lần lượt là: 10,7%, 11,25%, 13,06%, 10,7%, 17,53%, 13,58% và toàn Quốc là 13,68%. Những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn những người dưới 45 tuổi là 4,42; những người có THA có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn những người không mắc THA là 3,45 lần; những người có vòng eo lớn có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn những người có vòng eo bình thường là 2,60 lần; những người có huyết áp tăng có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn những người không mắc tăng huyết áp là 3,45 lần; tương ứng với việc có vòng eo lớn, những người có chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 23 có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn những người có chỉ số BMI < 23 là 2,01 lần; những người trong gia đình có tiền sử người mắc ĐTĐ thì có nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 cao hơn những người mà không có ai trong gia đình bị mắc ĐTĐ là 2,09 lần. Phần lớn người dân có mức hiểu biết về bệnh là rất thấp, 82,5% số đối tượng có kiến thức rất thấp, 15,9% có kiến thức thấp, 1,3% có kiến thức trung bình – khá. Chỉ có 0,3% có kiến thức tốt. 4. Bàn luận. tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ hai cuộc điều tra 2002 và 2012 sau 10 năm tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng từ 2,7% lên 5,42% tăng khoảng 201 %, đây là tỷ lệ báo động về gia tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ tại Việt Nam. Điều tra cũng chỉ ra một thực trạng đáng quan tâm ở nước ta khi tỷ lệ người bệnh mắc ĐTĐ trong cộng đồng không được phát hiện cao là 63,6% so với năm 2002. yếu tố nguy cơ theo y văn như tuổi, huyết áp, tiền sử có rối loạn chuyển hóa lipid, vòng eo nguy cơ, chỉ số khối cơ thể, tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ với tỷ lệ ĐTĐ và RLDNG thông qua giá trị p, OR nhận thấy các YTNC đều có liên quan chặt chẽ với mắc ĐTĐ với OR ≥ 2 lần, p<0,05.
  • 24. 24 -- ~o0o~ -- TỈ LỆ ĐỐI TƯỢNG TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI KHOA KHÁM CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU – BV BẠCH MAI PGS. TS. Đỗ Trung Quân - Đại học Y Hà Nội TÓM TẮT Mục tiêu: Nhận xét tỉ lệ đối tượng tiền đái tháo đường tại khoa KCBTYC – Bệnh viện Bạch mai Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những người Việt Nam khoẻ mạnh, tuổi từ 30 - 69 đến khám sức khoẻ tại khoa KCBTYC – Bệnh viện Bạch mai từ tháng 2/2012 đến tháng 10/2012. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: Tỉ lệ tiền đái tháo đường là 38%, trong đó chủ yếu là nữ giới chiếm đến 68,5%. Tỉ lệ tiền đái tháo đường tăng dần theo tuổi, thấp nhất là ở nhóm tuổi 30 – 39 và cao nhất ở nhóm tuổi 60 – 69. SUMMARY PREVALENCE OF PREDIABETES IN OUTPATIENT DEPARTMENT OF BACH MAI HOSPITAL Objective: To estimate the prevalence of prediabetes in outpatient department of Bach mai hospital. Research subjects: Healthy Vietnamese people from 30 to 69 years of age had their health check up in out- patient department from 2/2012 to 10/2012 Method: descritive cross-sectional study Results and conclusion: The prevalence of prediabetes was 38% (68,5% in female). This was increased with age, lowest in aged 30 – 39 and highest in aged 60 – 69. -- ~o0o~ -- ĐIỀU TRA YẾU TỐ NGUY CƠ, BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH VIỆN VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG NĂM 2006 BSCK II Trần Thị Mai, ThS. Nguyễn Thị Thùy Ngân Khoa Nội Tiết-Bệnh Viện Việt Tiệp Hải Phòng TÓM TẮT Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 179 bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường týp 2 điều trị tại khoa nội 3-Bệnh viện việt Tiệp năm 2006, chúng tôi thấy: Nhóm tuối chiếm tỷ lệ cao nhất là 50-59 tuổi (34,1%), tỷ lệ nữ /nam ≈ 2/1. Các yếu tố nguy cơ thường gặp theo thứ tự giảm dần là: THA chiếm 45,8%; Thói quen ăn nhiều chất ngọt, béo chiếm 26,9%; uống rượu, hút thuốc lá chiếm 18,4%; tiền sử gia đình là 17,9%; béo phì là 16,8%; ít hoạt động thể lực là 13,4%; tiền sử sinh con > 4kg, rối loạn dung nạp glucose gặp 1,1%. Về mặt lâm sàng: nhóm triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy, sút cân chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 48,9% và 50,6%. Về cận lâm sàng: Ure, Glucose và Triglycerid cao hơn so với trị số bình thường ( p < 0,01 và p < 0,001). Các biến chứng gặp nhiều là: biến chứng mắt chiếm 41,9%, biến chứng thận 39,7%; biến chứng răng miệng 36.9%, tổn thương thần kinh ngoại vi 24,6%. Abstract Tile: Evaluation of risk factors and complications of type 2 diabetic pa- tients treated in Viet Tiep hospital- Hai Phong in 2006. Authors: Dr Tran Thi Mai, Dr Nguyen Thi Thuy Ngan. Department of Endocrinology – Viet Tiep Hospital – Hai Phong – Viet Nam Background: Diabetes mellitus is a metabolic disease characterized by hyperglycemia due to insulin resist- ance and deficit of insulin secretion from beta cells. The prevalence of type 2 diabetes is tremendously increas- 1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
  • 25. 25 1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG ing in the 21st century, especially in developing country. The prevalence of type 2 diabetes in Vietnam is also increasing particularly in big cities with rapid westernization. Therefore, we did a survey to evaluate the risk factors and complications in type 2 diabetic patients treated in Viet Tiep Hospital, Haiphong. Methods: This was a cross-sectional study including 179 patients hospitalized for diabetes in endocrinology department in 2006. Results: Hypertension was diagnosed in 45,8% of patients. Other risk factors such as high proportion of car- bohydrate and fat in the diet (26,9%), alcohol consumption and cigarette smoking (18,4%), family history of diabetes (17,9%), obesity (16,8%), physical inactivity (13,4%), macrosomia and impaired glucose tolerance (1,1%) were also recognized. Clinical symptoms such as polyphagia, polydipsia –polyuria, weight loss were reported by approximately half (48,9%) of the patients.. Serum urea, plasma glucose and triglycerides were higher than normal value (p < 0.01). The most common complications were retinopathy (41.9%), nephropathy (39.7%), buccal and dental complications (36.9%), and peripheral polyneuropathy (24.6%). -- ~o0o~ -- Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn hai giờ củathuốc Glucobay thông qua chỉ số Hba1C ở bệnh nhân ĐTĐ typ2 điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nội Tiết TƯ TS. BS. Trần Thị Thanh Hóa - Bệnh viện Nội tiết TƯ Tóm tắt Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn hai giờ của thuốc Glucobay thông qua chỉ số Hba1C ở bệnh nhân ĐTĐtyp2 điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nội Tiết và tác dụng không mong muốn của thuốc Glucobay. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu có so sánh. Bệnh nhân tuổi từ 30 đến 69, được chẩn đoán ĐTĐ type2 theo WHO năm 1998 đang điều trị các nhóm thuốc viên hạ glucose máu, những bệnh nhân này được định luợng Glucose máu lúc đói, glucose máu hai giờ sau ăn cho mỗi lần khám và định lượng Hba1c trước khi nhận vào nghiên cứu và kết thúc sau 16 tuần điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nội Tiết. Chúng tôi chọn các bệnh nhân ĐTĐ, những bệnh nhân này làm xét nghiệm Glucose máu hai giờ sau ăn ≥ 8,0 mmol/l ( theo tiêu chuẩn của IDF). Nhóm chứng chọn 30 bệnh nhân tuổi từ 30 đến 69 chẩn đoán ĐTĐtyp2 điều trị các nhóm thuốc viên hạ glucose huyết, các bệnh nhân này được định luợng Glucose máu lúc đói, glucose máu hai giờ sau ăn và Hba1c trước khi nhận vào nghiên cứu và kết thúc sau 16 tuần và nhóm bệnh nhân này không sử dụng thuốc glucobay để so sánh với nhóm bệnh nhân có phối hợp thuốc Glucobay điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nội Tiết. Kết luận: Tỉ lệ giảm đường huyết sau ăn trước điều trị và đường huyết sau ăn sau 16 tuần điều trị giảm được 23% (3,84mmol/l) có ý nghĩa thống kê. Nhóm bệnh chỉ số HbA1c trung bình trước điều trị là 8,62% ± 1,12% sau điều trị chỉ số HbA1c là 7,96% ± 1,18%, giảm được 0,66%. Nhóm chứng chỉ số HbA1c trung bình trước điều trị và sau điều trị không giảm mà lại tăng lên 0,1%. Triệu chứng đầy hơi gặp 28 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 25,2%,tiêu chảy gặp 12 bệnh nhân chiếm 10%, không có bệnh nhân nào phải rút khỏi nhóm nghiên cứu. Abstract Aims: this is a self-hand-pocket study to evaluate the efficacies of Glucobay at 2 hours after meals through HbA1C in T2DM out-patients in Endocrinology institute; Define the adversed events of Glucobay on local out-patients. Method: A prospective study comparing group of 111 T2DM out-patients of Endocrinology institute to other group of 30 T2DM patients, using other kinds of ODA_ Following their treatment during 16 weeks, measuring Fasting Plasma Glucose test and HbA1C regularly, focused on the special period of before and after treatment. Results: There were the significant decline of PPG (on comparing mean PPG before and after 16 weeks of treatment) (23% _ 3.84 mmol/L), the mean HbA1C declined clearly in Glucobay group (0.66%) comparing to
  • 26. 26 group of other ODA patients. Besides, the side effects were defined as bloating, gas (25.2%), diarrhea (10%), headache (7.2%), but no patient was withdrawn from this study due to side effects. -- ~o0o~ -- NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ TYP2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TW THÁI NGUYÊN Phạm Thị Nhuận BVĐKTƯ Thái Nguyên TÓM TẮT Kháng insulin (KI) đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Nó đồng hành với béo phì và một số nguy cơ tim mạch khác. Có nhiều phương pháp đánh giá sự KI, chỉ số HOMA-IR ( HomaOstasis Model Assessent – Insulin Resistance) là một trong những chỉ số thường được sử dụng để đánh giá tình trạng KI ở bệnh nhân ĐTĐ typ2. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình trạng KI ở bệnh nhân ĐTĐ typ2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: - 185 đối tượng nghiên cứu, gồm: + Nhóm chứng: 40 người khoẻ mạnh, + Nhóm bệnh nhân ĐTĐ typ2:145 người. -Tất cả đều được khám lâm sàng và lấy máu xét nghiệm. -Chỉ số HOMA-IR được tính theo công thức: HOMA- IR = I0(µu/ml) x G0(mmol/l) / 22,5. -Xử lý số liệu theo chương trình SPSS 13.0 Kết quả: -Tỷ lệ KI ở bệnh nhân ĐTĐ typ2 trong nhóm nghiên cứu là 73,8%, -Hàm lượng insulin và chỉ số KI (HOMA-IR) ở bệnh nhân ĐTĐ typ2cao hơn so với nhóm chứng,với p < 0,05. -Hàm lượng insulin, rối loạn chuyển hoá lipid, tỷ lệ tăng huyết áp, số đo vòng bụng / vòng mông ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ typ2 có KI cao hơn so với nhóm ĐTĐ typ2 không KI, với p < 0,05. SUMMARY Background: Insulin resistance (IR) plays an important role in the pathophysiology of type 2 diabetes mel- litus. It is well correlated with obesity and others cardiovascular risk factors. There are many methods for evaluating IR in type 2 diabetic patients, and the index of Homeostasis model assessent – Insulin resistance (HOMA- IR) is the most common method. Aim of the study: to evaluate the IR in type 2 diabetic patients by HOMA-IR. Subject and methods: In this case control study, we evaluated the insulin resistance in 145 type 2 diabetic patients using the HOMA-IR formula and compared with 40 healthy subjects. Results: The prevenlence of IR in type 2 diabetic patients was 73,8%, statistically higher than in the control group (p < 0,05). Other components of the metabolic syndrome such as insulinemia, lipidemia, waist-to-hip ratio and the prevalence of hypertension were much higher in diabetic patients with IR than in diabetic patients without IR (p < 0.05). 1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
  • 27. 27 1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG -- ~o0o~ -- Nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tế bào bêta xác định theo mô hình HOMA 2 ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trên 60 tuổi chẩn đoán lần đầu BSCK II. Nguyễn Hòa Hiệp - BVĐK Thống nhất - Đồng Nai PGS. TS. Hoàng Trung Vinh - Học viện Quân y TS. Bùi Văn Mạnh - Học viện Quân y TÓM TẮT Khảo sát nồng độ insulin, chỉ số kháng insulin (HOMA 2-IR), độ nhạy insulin (HOMA 2.%S), và chức năng tiết insulin của tế bào bêta (HOMA 2.%B) xác định bằng mô hình HOMA 2 ở 62 bệnh nhân (BN) đái tháo đường typ 2 (ĐTĐ typ 2) tuổi trên 60 chẩn đoán lần đầu có so sánh với nhóm chứng khỏe mạnh và nhóm chứng bệnh. Kết quả nhận thấy: Giá trị trung bình nồng độ insulin, HOMA 2-IR tăng; HOMA 2-%S, HOMA 2-%B giảm so với cả hai nhóm chứng. Số BN có tăng nồng đôn insulin, giảm HOMA 2-%B chiếm tỉ lệ cao, số BN có tăng HOMA 2-IR, giảm HOMA 2-%S tương đương so với nhóm chứng bệnh. Giá trị trung bình HOMA 2-IR tăng, HOMA 2-%S giảm ở bệnh nhân dư cân, béo, tăng huyết áp (THA), rối loạn lipid máu (RLLP) so với ở những bệnh nhân có các chỉ số trên ở mức bình thường song liên quan không có ý nghĩa với hội chứng chuyển hóa (HCCH) Từ khóa: Đái tháo đường typ 2, đái tháo đường typ 2 ở người cao tuổi, kháng insulin, độ nhạy insulin, chức năng tế bào bêta. SUMMARY Evaluation of insulin concentration, insulin resistance, insulin sensitiv- ity and insulin secretion by HOMA 2 model in diabetic patients first diag- nosed at the age of 60. Aims of the study: (1) to investigate insulin level, insulin resistance, insulin sensitivity and insulin secretion by HOMA 2 model in 62 diabetic patients first diagnosed at the age of 60 and (2) to compare these variables with the control healthy group and with diabetic patients less than 60 years old. Results: the mean value of insulin level and the HOMA 2-IR were higher, HOM2-%S and HOM 2-%B were lower in the diabetic group first diagnosed at the age of 60 than in the two control groups.The rate of patients with high insulin level, low HOMA 2-%B were higher and the rate of patients with high HOMA 2-IR, low HOMA 2-%S were similar compared with diabetic patients less than 60 years old group. The mean value of HOMA 2-IR was increased, HOMA 2-%S was decreased in patients with overweight, high circumference, hypertension, dyslipidemia but have no significant relation with metabolic syndrome. -- ~o0o~ -- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trên 60 tuổi chẩn đoán lần đầu BSCK II. Nguyễn Hòa Hiệp - BVĐK Thống nhất - Đồng Nai PGS. TS. Hoàng Trung Vinh - Học viện Quân y TS. Bùi Văn Mạnh - Học viện Quân y TÓM TẮT So sánh triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, bệnh kết hợp và một số biến chứng cơ quan đích ở 62 bệnh nhân (BN) đái tháo đường typ 2 (ĐTĐ typ 2) trên 60 tuổi được chẩn đoán lần đầu với 42 BN ĐTĐ typ 2 dưới 60 tuổi cũng chẩn đoán lần đầu.
  • 28. 28 Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế DPTK_LV_LBL_002_2013-Ngàyhiệulực:ngày17tháng04năm2014 THÔNG TIN KÊ TOA TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Blonde L. et al. Diabetes, Obesity and Metabolism 2009;11:623–631; 2. Hermansen K. et al. Diabetes Care 2006;29:1269–1274; 3. Thông tin kê toa Levemir® được phê duyệt bởi cục Quản lý dược Việt Nam; 4. Philis-Tsimikas A. et al. Clin Ther 2006; 28:1569–1581; 5. Rosenstock J. et al. Diabetologia 2008;51:408–416. THUẬN TIỆN VỚI BÚT TIÊM FLEXPEN® KIỂM SOÁT HbA1c HIỆU QUẢ1,2 THUẬN TIỆN VỚI BÚT TIÊM FLEXPEN KIỂM SOÁT HbA1c HIỆU QUẢ LIỀU TIÊM 1 LẦN/NGÀY Màu sắc của bút tiêm dễ nhận biết Thiết kế sử dụng với kim tiêm NovoFine® Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký tài liệu thông tin thuốc của Cục QLD-Bộ Y Tế: 0085/14/QLD-TT, Ngày 17 tháng 04 năm 2014 - Ngày in tài liệu: Ngày 08 tháng 05 năm 2014 Insulin nền cho bệnh nhân đái tháo đường3FlexPen® (insulin detemir) Thông tin chi tiết, xin liên hệ: Lầu 2, Tòa nhà E-Town 2 364 Cộng Hòa, Q. Tân Bình, TP.HCM ĐT: +84 3812 5848 Fax: +84 38125842 VPĐD Novo Nordisk Pharma Operations A/S Tầng 19, phòng 1908, toà nhà SunWah 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ĐT: +84 8 3915 3636 Fax: +84 8 3915 3636 Công ty phân phối: Vimedimex Bình Dương 18L 1-2 VSIP II, Đường Số 3, KCN Việt Nam - Singapore 2, Thủ Dầu Một, Bình Dương FlexPen® (insulin detemir) Levemir® FlexPen® Rx thuốc bán theo đơn Insulin detemir 100 U/ml, dung dịch tiêm chứa trong bút tiêm bơm sẵn thuốc. THÀNH PHẦN ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG:1 ml dung dịch chứa 100 đơn vị (U) insulin detemir* (tương đương với 14,2 mg). 1 bút tiêm bơm sẵn thuốc chứa 3 ml tương đương với 300 đơn vị. * Insulin detemir được sản xuất bằng kỹ thuật DNA tái tổ hợp trong tế bào Saccharomyces cerevisiae. 1 đơn vị (U) insulin detemir tương ứng với 1 đơn vị quốc tế (IU) insulin người. DẠNG BÀO CHẾ: Dung dịch tiêm trong suốt, không màu, trung tính chứa trong bút tiêm FlexPen® bơm sẵn thuốc. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ: Điều trị bệnh đái tháo đường ở người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG:Levemir® FlexPen® là chất tương tự insulin nền, hòa tan có thời gian tác dụng kéo dài (đến 24 giờ). So với các insulin khác, chế độ điều trị insulin nền-bolus với Levemir® FlexPen® không kèm theo tăng cân. Nguy cơ hạ đường huyết về ban đêm thấp hơn so với insulin NPH (Neutral Protamine Hagedorn) cho phép chuẩn độ liều tăng cao hơn nhằm đạt được mức glucose huyết mục tiêu trong chế độ điều trị insulin nền-bolus. Levemir® FlexPen® đem lại sự kiểm soát đường huyết tốt hơn khi đo glucose huyết tương lúc đói (FPG) so với điều trị bằng insulin NPH. Levemir® FlexPen® có thể dùng đơn độc dưới dạng insulin nền hoặc kết hợp với insulin bolus. Levemir® FlexPen® cũng có thể dùng kết hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống hoặc dưới dạng liệu pháp bổ trợ cho điều trị bằng liraglutid. Liều lượng: Khi kết hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống hoặc bổ trợ cho liraglutid, khuyến cáo dùng Levemir® FlexPen® 1 lần/ngày, liều khởi đầu là 10 U hoặc 0,1-0,2 U/kg.Liều Levemir® FlexPen® nên được chuẩn độ dựa trên nhu cầu của từng bệnh nhân. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, có thể sử dụng hướng dẫn chuẩn độ liều sau đây: * Self Monitored Plasma Glucose: Glucose huyết tương tự theo dõi.Khi Levemir® FlexPen® được sử dụng như một phần của chế độ điều trị insulin nền-bolus, nên dùng Levemir® FlexPen® một hoặc hai lần mỗi ngày tùy theo nhu cầu của bệnh nhân. Liều Levemir® FlexPen® nên được điều chỉnh theo từng bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân cần dùng liều hai lần mỗi ngày để kiểm soát tối ưu glucose huyết, liều buổi tối có thể sử dụng vào buổi tối hoặc lúc đi ngủ. Việc điều chỉnh liều có thể cần thiết nếu bệnh nhân tăng hoạt động thể lực, thay đổi chế độ ăn thông thường hoặc đang có bệnh kèm theo.Nhóm bệnh nhân đặc biệt:Cũng như với tất cả các sản phẩm insulin, ở những bệnh nhân cao tuổi và những bệnh nhân suy thận hoặc suy gan, nên tăng cường theo dõi glucose và liều Levemir® FlexPen® nên được điều chỉnh theo từng bệnh nhân. Hiệu quả và an toàn của Levemir® FlexPen® đã được chứng minh ở thiếu niên và trẻ em từ 2 tuổi trở lên trong các nghiên cứu đến 12 tháng. Chuyển sang từ những sản phẩm insulin khác:Có thể cần phải điều chỉnh liều và thời gian tiêm thuốc khi chuyển từ các sản phẩm insulin tác dụng trung gian hoặc insulin tác dụng kéo dài sang Levemir® FlexPen® . Cách dùng: Đường dùng: Tiêm dưới da. Levemir® FlexPen® chỉ dùng tiêm dưới da. Levemir® FlexPen® không được tiêm tĩnh mạch vì có thể gây hạ đường huyết trầm trọng. Tiêm bắp cũng nên tránh. Levemir® FlexPen® không được sử dụng trong bơm truyền insulin. Levemir® FlexPen® được dùng tiêm dưới da vùng thành bụng, đùi, phần trên cánh tay, vùng cơ delta hoặc vùng mông. Nên luôn thay đổi vị trí tiêm trong cùng một vùng tiêm để giảm nguy cơ loạn dưỡng mỡ. Cũng như với tất cả các sản phẩm insulin, thời gian tác dụng sẽ thay đổi tùy theo liều dùng, vị trí tiêm, lưu lượng máu, nhiệt độ và mức độ hoạt động thể lực. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Quá mẫn với hoạt chất hay bất kỳ tá dược nào của thuốc. Cảnh báo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ. Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ. Trước khi đi du lịch đến nơi có sự khác biệt về múi giờ, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ, vì điều này có nghĩa là bệnh nhân phải tiêm insulin và dùng bữa ăn vào những thời điểm khác. Tăng đường huyết: Việc điều trị insulin không đủ liều hoặc không liên tục, đặc biệt trong đái tháo đường type 1, có thể dẫn đến tăng đường huyết và nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Thông thường, các triệu chứng đầu tiên của tăng đường huyết xuất hiện từ từ, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Những triệu chứng này bao gồm khát, tiểu nhiều lần, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, da khô đỏ, khô miệng, mất sự ngon miệng và hơi thở có mùi aceton. Trong đái tháo đường type 1, các trường hợp tăng đường huyết không được điều trị cuối cùng sẽ dẫn đến nhiễm toan ceton do đái tháo đường, có khả năng gây tử vong. Hạ đường huyết: Bỏ một bữa ăn hay luyện tập thể lực gắng sức, không có kế hoạch có thể dẫn đến hạ đường huyết. Hạ đường huyết có thể xảy ra nếu liều insulin quá cao so với nhu cầu insulin. Những bệnh nhân có sự kiểm soát glucose huyết được cải thiện rõ, ví dụ do liệu pháp insulin tích cực, có thể có thay đổi về những triệu chứng báo trước thường gặp của hạ đường huyết và nên được bác sĩ thông báo trước. Những triệu chứng báo hiệu thường thấy có thể mất đi ở những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường đã lâu. Các bệnh đi kèm, đặc biệt tình trạng nhiễm trùng và sốt, thường làm tăng nhu cầu insulin của bệnh nhân. Các bệnh đi kèm ở thận, gan hoặc bệnh ảnh hưởng đến tuyến thượng thận, tuyến yên hoặc tuyến giáp có thể đòi hỏi thay đổi liều insulin. Chuyển sang từ các sản phẩm insulin khác: Khi chuyển bệnh nhân sang sử dụng loại insulin hay nhãn hiệu insulin khác cần thực hiện dưới sự giám sát y tế chặt chẽ. Phản ứng tại chỗ tiêm: Cũng như bất kỳ liệu pháp insulin nào khác, có thể có phản ứng tại chỗ tiêm, bao gồm đau, đỏ, nổi mề đay, viêm, thâm tím, sưng và ngứa. Thay đổi liên tục chỗ tiêm trong vùng tiêm có thể giúp làm giảm hoặc phòng tránh các phản ứng này. Những phản ứng trên thường qua đi trong vài ngày đến vài tuần. Trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng tại chỗ tiêm có thể đòi hỏi phải ngừng sử dụng Levemir® FlexPen® . Kết hợp thiazolidinedione và các thuốc insulin: Đã có báo cáo về các trường hợp suy tim sung huyết khi dùng thiazolidinedione kết hợp với insulin, đặc biệt ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ về phát triển suy tim sung huyết. Cần phải nhớ điều này nếu xem xét điều trị kết hợp thiazolidinedione với các thuốc insulin. Nếu sử dụng kết hợp, phải theo dõi bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim sung huyết, tăng cân và phù. Phải ngừng sử dụng thiazolidinedione nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng nào về tim xấu đi. TƯƠNG TÁC VỚI CÁC THUỐC KHÁC VÀ CÁC DẠNG TƯƠNG TÁC KHÁC: Một số thuốc được biết là có tương tác với chuyển hóa glucose. Những chất sau đây có thể làm giảm nhu cầu insulin của bệnh nhân: Các thuốc chống đái tháo đường dạng uống, chất ức chế monoamine oxidase (MAOI), thuốc chẹn beta, chất ức chế enzyme chuyển angiotensin (ACE), salicylat, các steroid đồng hóa và sulphonamid. Những chất sau đây có thể làm tăng nhu cầu insulin của bệnh nhân: Các thuốc tránh thai dạng uống, thiazid, glucocorticoid, hormone tuyến giáp, chất giống giao cảm, hormone tăng trưởng và danazol. Các thuốc chẹn beta có thể che lấp các triệu chứng hạ đường huyết. Octreotid/lanreotid có thể làm tăng hay giảm nhu cầu insulin. Rượu có thể làm tăng hoặc làm giảm tác dụng hạ đường huyết của insulin.PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ: Có thể xem xét điều trị bằng Levemir® FlexPen® trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích biện minh được cho nguy cơ có thể xảy ra. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng ở phụ nữ mang thai bị đái tháo đường type 1 so sánh Levemir® FlexPen® (n=152) với insulin NPH (n=158), cả hai kết hợp với insulin aspart. Kết quả cho thấy insulin detemir và insulin NPH có hiệu quả tương tự và một dữ liệu an toàn tổng thể tương tự trong thời kỳ mang thai, kết quả của mang thai cũng như đối với thai nhi và trẻ sơ sinh. Các dữ liệu hậu mãi từ khoảng 300 kết quả bổ sung ở phụ nữ mang thai sử dụng Levemir® FlexPen® cho thấy insulin determir không có tác dụng bất lợi đến quá trình mang thai và không có độc tính gây dị tật hoặc hoặc độc tính đối với thai nhi/trẻ sơ sinh. Các dữ liệu trên động vật không cho thấy độc tính đối với sinh sản. Phụ nữ cho con bú: Chưa rõ có phải insulin detemir được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Có thể cần phải điều chỉnh liều insulin ở phụ nữ cho con bú.TÁC ĐỘNG TRÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ SỬ DỤNG MÁY MÓC:Khả năng tập trung và phản ứng của bệnh nhân có thể bị suy giảm do hậu quả của hạ đường huyết. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN: Tóm tắt về các dữ liệu an toàn: Các phản ứng phụ đã quan sát thấy ở bệnh nhân sử dụng Levemir® FlexPen® chủ yếu là do tác dụng dược lý của insulin. Ước tính tổng tỷ lệ phần trăm bệnh nhân điều trị dự kiến sẽ gặp các phản ứng phụ của thuốc là 12%. Bảng danh mục các phản ứng phụ: Rất thường gặp (≥ 1/10): Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng - hạ đường huyết. Thường gặp (≥ 1/100 đến <1/10): Rối loạn toàn thân và tình trạng tại chỗ tiêm - phản ứng tại chỗ tiêm. Ít gặp (≥ 1/1.000 đến <1/100): Rối loạn hệ miễn dịch như phản ứng dị ứng, phản ứng dị ứng tiềm ẩn, nổi mề đay, nổi ban, phát ban; Rối loạn mắt: rối loạn khúc xạ, bệnh võng mạc do đái tháo đường; rối loạn da và mô dưới da; Loạn dưỡng mỡ; Phù. Hiếm gặp (≥1/10.000 đến < 1/1.000): Rối loạn hệ thần kinh như bệnh thần kinh ngoại biên (bệnh đau thần kinh). Rất hiếm gặp (<1/10.000): Phản ứng phản vệ. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Các đặc tính của thuốc: Tương kỵ: Những chất thêm vào Levemir® FlexPen® có thể gây thoái biến insulin detemir, như các thuốc chứa thiol hoặc sulphite. Levemir® FlexPen® không được pha vào dịch truyền. Thuốc này không được trộn với các thuốc khác. Hạn dùng: 30 tháng kể từ ngày sản xuất. Thận trọng đặc biệt khi bảo quản: Bảo quản trong tủ lạnh (2°C - 8°C). Để xa bộ phận làm lạnh. Không để đông lạnh. Đậy nắp FlexPen® để tránh ánh sáng. Levemir® FlexPen® phải được bảo vệ tránh nguồn nhiệt và ánh sáng quá mức. Sau khi sử dụng lần đầu hoặc mang theo dự phòng: Không để trong tủ lạnh. Bảo quản dưới 30°C. Khi đang sử dụng, hạn dùng là 6 tuần. Để xa tầm tay và tầm nhìn của trẻ em. Không dùng Levemir® FlexPen® quá hạn sử dụng đã in trên bao bì. Quy cách đóng gói: Hộp 5 bút tiêm bơm sẵn thuốc x 3 ml. Sản xuất bởi Novo Nordisk A/S Novo Allé, DK-2880 Bagsværd, Denmark. Levemir® , FlexPen® , NovoFine® và NovoTwist™ là các nhãn hiệu của Novo Nordisk A/S, Denmark. Glucose huyết tương trung bình tự theo dõi trước bữa ăn sáng (SMPG)* Điều chỉnh liều Levemir® FlexPen® > 10,0 mmol/l (180 mg/dl) 9,1-10,0 mmol/l(163-180 mg/dl) 8,1-9,0 mmol/l (145-162 mg/dl) 7,1-8,0 mmol/l (127-144 mg/dl) 6,1-7,0 mmol/l (109-126 mg/dl) 4,1-6,0 mmol/l: Nếu số đo glucose huyết tương tự theo dõi 3,1-4,0 mmol/l (56-72 mg/dl) < 3,1 mmol/l (< 56 mg/dl) + 8 U + 6 U + 4 U + 2 U + 2 U không thay đổi (mục tiêu) - 2 U - 4 U
  • 29. 29 DPTK_NR_LBL_003_2013-Ngàyhiệulực:ngày21tháng08năm2014 NovoRapid® FlexPen® Rx thuốc bán theo đơn Insulin aspart 100 U/ml. Dung dịch tiêm chứa trong bút tiêm bơm sẵn thuốc. Thành phần định tính và định lượng: 1 ml dung dịch chứa 100 U insulin aspart* (tương đương với 3,5 mg). 1 bút tiêm bơm sẵn thuốc chứa 3 ml tương đương với 300 U. * Insulin aspart được sản xuất bằng kỹ thuật DNA tái tổ hợp trong tế bào Saccharomyces cerevisiae. Dạng bào chế: Dung dịch tiêm trong suốt, không màu, trung tính chứa trong bút tiêm bơm sẵn thuốc. Chỉ định điều trị:Điều trị bệnh đái tháo đường ở người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 2 tuổi đến 17 tuổi. Liều lượng và cách dùng: NovoRapid® là chất tương tự insulin có tác dụng nhanh. Liều dùng của NovoRapid® là liều riêng lẻ và được xác định theo nhu cầu của bệnh nhân. Nó thường được sử dụng kết hợp với insulin tác dụng trung gian hoặc tác dụng kéo dài, dùng ít nhất một lần một ngày. Cần theo dõi đường huyết và điều chỉnh liều lượng insulin để đạt được sự kiểm soát đường huyết tối ưu. Nhu cầu cá nhân insulin ở người lớn và trẻ em thường là từ 0,5 và 1,0 U/kg/ngày. Trong một chế độ điều trị insulin nền- insulin tác dụng nhanh, 50-70% nhu cầu này được cung cấp bởi NovoRapid® và phần còn lại bởi insulin tác dụng trung gian hoặc tác dụng kéo dài. NovoRapid® có khởi phát tác dụng nhanh hơn và thời gian tác dụng ngắn hơn so với insulin người dạng hòa tan. Do khởi phát tác dụng nhanh hơn, nên thường dùng NovoRapid® ngay trước bữa ăn. Khi cần thiết, có thể dùng NovoRapid® ngay sau bữa ăn. Do thời gian tác dụng ngắn hơn, NovoRapid® ít có nguy cơ gây ra các cơn hạ đường huyết ban đêm.Nhóm bệnh nhân đặc biệt:Cũng như các sản phẩm insulin khác, ở những bệnh nhân cao tuổi và những bệnh nhân suy thận hoặc suy gan, nên tăng cường theo dõi glucose và liều insulin aspart nên được điều chỉnh theo từng bệnh nhân. Sử dụng trong Nhi khoa:NovoRapid® có thể được sử dụng cho trẻ em ưa dùng insulin người dạng hòa tan do có lợi thế ở tác dụng ban đầu nhanh của sản phẩm. Ví dụ, lựa chọn thời điểm tiêm thuốc có liên quan đến bữa ăn.Chuyển sang từ những sản phẩm insulin khác:Khi chuyển sang từ những sản phẩm insulin khác, cần phải điều chỉnh liều của NovoRapid® và liều của insulin nền.Cách dùng: Đường dùng: Tiêm dưới da, truyền insulin dưới da liên tục (CSII), truyền tĩnh mạch. Sử dụng với FlexPen® : NovoRapid® được dùng tiêm dưới da vùng thành bụng, đùi, phần trên cánh tay, vùng cơ delta hoặc vùng mông. Vì vậy nên luôn thay đổi vị trí tiêm trong vùng tiêm. Cũng như các sản phẩm insulin khác, tiêm dưới da vùng thành bụng đảm bảo sự hấp thu nhanh hơn các vị trí tiêm khác. Thời gian tác dụng sẽ thay đổi tùy theo liều dùng, vị trí tiêm, lưu lượng máu, nhiệt độ và mức độ hoạt động thể lực. Tuy nhiên, tác dụng khởi phát nhanh hơn so với insulin người dạng hòa tan luôn được duy trì mà không liên quan đến vị trí tiêm. Truyền insulin dưới da liên tục (CSII): NovoRapid® có thể dùng để truyền insulin dưới da liên tục (CSII) trong hệ thống bơm phù hợp với việc truyền insulin. CSII nên được thực hiện ở vùng thành bụng. Nên thay đổi vị trí truyền trong vùng truyền. Không nên trộn NovoRapid® với bất kỳ một sản phẩm insulin nào khác khi sử dụng bơm truyền insulin. Bệnh nhân sử dụng NovoRapid® qua đường dùng CSII phải có insulin thay thế có sẵn trong trường hợp lỗi hệ thống bơm. Dùng đường tĩnh mạch: Nếu cần thiết, có thể dùng NovoRapid® qua đường tĩnh mạch bởi các cán bộ chăm sóc y tế. Để sử dụng đường tĩnh mạch, hệ thống truyền với NovoRapid® 100 U/ml ở nồng độ từ 0,05 U/ml đến 0,1 U/ml insulin aspart trong dịch truyền natri chlorid 0,9%, dextrose 5% hoặc dextrose 10% kể cả kali chlorid 40 mmol/l sử dụng túi truyền polypropylen ổn định ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ. Mặc dù ổn định theo thời gian, một số lượng nhất định insulin sẽ lưu lại trên bề mặt túi truyền dịch. Việc theo dõi đường huyết là cần thiết trong suốt quá trình truyền insulin.Cảnh báo và thận trọng đặc biệt khi sử dụng:Tăng đường huyết:Trước khi di chuyển đến những nơi có sự khác nhau về múi giờ, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ, vì điều này có nghĩa là bệnh nhân phải tiêm insulin và dùng bữa ăn vào những thời điểm khác. Việc điều trị insulin không đủ liều hoặc không liên tục, đặc biệt trong đái tháo đường type 1, có thể dẫn đến tăng đường huyết và nhiễm toan ceton do đái tháo đường.Hạ đường huyết: Bỏ một bữa ăn hay luyện tập thể lực không có kế hoạch, quá mức có thể dẫn đến hạ đường huyết. Hạ đường huyết có thể xảy ra nếu liều insulin quá cao so với nhu cầu insulin. Vì NovoRapid® được dùng ngay sát bữa ăn nên cần xem xét đến tác dụng khởi phát nhanh ở những bệnh nhân đang có bệnh đi kèm hoặc đang dùng thuốc vì việc đang dùng thuốc và có bệnh đi kèm có thể làm chậm sự hấp thu thức ăn. Các bệnh đi kèm, đặc biệt tình trạng nhiễm trùng và sốt, thường làm tăng nhu cầu insulin của bệnh nhân. Khi bệnh nhân chuyển sang dùng giữa các loại sản phẩm insulin khác nhau, các triệu chứng cảnh báo sớm của hạ đường huyết có thể trở nên ít rõ rệt hơn so với với loại insulin trước đó.Chuyển sang từ các sản phẩm insulin khác: Khi chuyển bệnh nhân sang sử dụng loại insulin hay nhãn hiệu insulin khác (như nồng độ hoặc nhà sản xuất) cần thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.Phản ứng tại chỗ tiêm: Cũng như các trị liệu insulin khác, có thể có phản ứng tại chỗ tiêm và bao gồm đau, đỏ, nổi mày đay, viêm, thâm tím, sưng và ngứa. Thay đổi liên tục chỗ tiêm trong vùng tiêm có thể giúp làm giảm hoặc phòng tránh các phản ứng trên. Các phản ứng trên thường qua đi trong vài ngày đến vài tuần. Trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng tại chỗ tiêm có thể cần phải ngừng sử dụng NovoRapid® . TƯƠNG TÁC THUỐC:Những chất sau đây có thể làm giảm nhu cầu insulin của bệnh nhân:Các thuốc chống đái tháo đường dạng uống, chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs), thuốc chẹn beta, chất ức chế men chuyển angiotensin (ACE), salicylat, các steroid đồng hóa và sulphonamid. Những chất sau đây có thể làm tăng nhu cầu insulin của bệnh nhân: Các thuốc tránh thai dạng uống, thiazid, glucocorticoid, hormone tuyến giáp, chất giống giao cảm, hormone tăng trưởng và danazol. Các thuốc chẹn beta có thể che lấp các triệu chứng hạ đường huyết. Octreotide/lanreotide có thể cả làm tăng hay giảm nhu cầu insulin. Rượu có thể làm tăng hoặc làm giảm tác dụng hạ đường huyết của insulin.Phụ nữ có thai:NovoRapid® (Insulin aspart) có thể dùng cho phụ nữ có thai. Số liệu từ hai thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy không có phản ứng phụ nào của Insulin aspart trên phụ nữ có thai và thai nhi/ trẻ sơ sinh khi so sánh với insulin người dạng hòa tan.Phụ nữ cho con bú:Không có hạn chế về điều trị bằng NovoRapid® trong thời gian cho con bú. Việc điều trị Insulin ở phụ nữ cho con bú không gây nguy cơ gì cho trẻ. Tuy nhiên có thể cần phải điều chỉnh liều NovoRapid® .Tác động trên khả năng lái xe và sử dụng máy móc:Khả năng tập trung và phản ứng của bệnh nhân có thể bị suy giảm do hậu quả của hạ đường huyết. Bệnh nhân nên được nhắc nhở để thận trọng tránh tình trạng hạ đường huyết trong khi lái xe. Tác dụng không mong muốn:Ít gặp:Rối loạn hệ miễn dịch: Mày đay, ban đỏ và phát ban. Rối loạn về mắt: Rối loạn khúc xạ, bệnh võng mạc do đái tháo đường. Rối loạn da và mô dưới da: Loạn dưỡng mỡ, quá mẫn cục bộ. Rối loạn chung và tình trạng tại chỗ tiêm: phù.Hiếm gặp:Rối loạn hệ thần kinh - Bệnh thần kinh ngoại biên.Rất hiếm gặp:Các phản ứng phản vệ, các phản ứng quá mẫn toàn thân có thể đe dọa tính mạng. Các đặc tính dược lực học: Nhóm dược lý trị liệu: Thuốc dùng trong bệnh đái tháo đường. Insulin analog dạng tiêm, tác dụng nhanh. Người lớn: Thử nghiệm lâm sàng trên những bệnh nhân đái tháo đường típ 1 sử dụng NovoRapid® đã cho thấy glucose huyết sau bữa ăn thấp hơn so với insulin người hòa tan. Người cao tuổi: Trong một thử nghiệm dược động học/ dược lực học, sự khác nhau tương đối về các đặc tính dược lực học giữa insulin aspart và insulin người dạng hòa tan trên bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường típ 2 tương tự như kết quả đã thấy ở những người khỏe mạnh và bệnh nhân trẻ bị đái tháo đường. Trẻ em và thiếu niên: Khi cho trẻ em dùng NovoRapid® , kết quả cho thấy việc kiểm soát glucose huyết dài hạn tương tự với insulin người hòa tan. Phụ nữ mang thai: Một thử nghiệm lâm sàng so sánh độ an toàn và hiệu quả của insulin aspart với insulin người dạng hòa tan trong điều trị đái tháo đường típ 1 ở phụ nữ mang thai (322 thai phụ) cho thấy không có tác dụng phụ nào khi sử dụng insulin trên phụ nữ mang thai hay đối với sức khỏe của thai nhi/ trẻ sơ sinh. Cơ chế tác dụng: NovoRapid® có tác dụng khởi phát nhanh hơn, tác dụng ngắn hơn so với insulin người dạng hòa tan sau khi tiêm dưới da, khởi phát trong vòng 10-20 phút, hiệu quả tối đa đạt được khoảng từ 1 -3 giờ đồng hồ sau khi tiêm. Thời gian tác dụng từ 3 - 5 giờ. Quy cách đóng gói: Hộp 5 bút tiêm bơm sẵn thuốc x 3 ml. Tương kỵ: Những chất thêm vào NovoRapid® có thể gây thoái biến insulin aspart, như các thuốc chứa thiol hoặc sulphite. Thuốc này không được trộn với các thuốc khác, loại trừ insulin NPH và các dịch truyền. Hạn dùng: 30 tháng kể từ ngày sản xuất. Thận trọng đặc biệt khi bảo quản: Bảo quản trong tủ lạnh (2°C - 8°C). Để xa bộ phận làm lạnh. Không để đông lạnh. Đậy nắp NovoRapid® FlexPen® để tránh ánh sáng. NovoRapid® phải được bảo vệ tránh nguồn nhiệt và ánh sáng quá mức. Sau khi sử dụng lần đầu hoặc mang theo dự phòng: Không để trong tủ lạnh. Bảo quản dưới 30°C. Khi đang sử dụng, hạn dùng là 4 tuần. Sản xuất bởi: Novo Nordisk A/S, Novo Allé, DK-2880 Bagsværd, Denmark. NovoRapid® , FlexPen® , NovoFine® và NovoTwistTM là các nhãn hiệu của Novo Nordisk A/S, Denmark. THÔNG TIN KÊ TOA Tài liệu tham khảo: 1. Thông tin kê toa được phê duyệt bởi Cục Quản lý Dược Việt Nam Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký tài liệu thông tin thuốc của Cục QLD-Bộ Y Tế: 0083/14/QLD-TT, ngày 21 tháng 08 năm 2014 - Ngày in tài liệu:29/08/2014 Đường dùng: Tiêm dưới da, truyền insulin dưới da liên tục (CSII), truyền tĩnh mạch1 VPĐD Novo Nordisk Pharma Operations A/S Tầng 19, phòng 1908, toà nhà SunWah 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ĐT: +84 8 3915 3636 Fax: +84 8 3915 3636 Công ty phân phối: Vimedimex Bình Dương 18L 1-2 VSIP II, Đường Số 3, KCN Việt Nam - Singapore 2, Thủ Dầu Một, Bình Dương Thông tin chi tiết, xin liên hệ: Lầu 2, Tòa nhà E-Town 2 364 Cộng Hòa, Q. Tân Bình, TP.HCM ĐT: +84 3812 5848 Fax: +84 38125842 FlexPen® (insulin aspart) NovoRapid® FlexPen® Insulin analog tác dụng nhanh cho bệnh nhân Đái tháo đường Tài liệu thông tin cho cán bộ y tế
  • 30. 30 1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG Kết quả nhận thấy: Tỉ lệ tăng chu vi vòng bụng, tỉ số vòng bụng/vòng mông cao hơn. 64,5% trường hợp không có triệu chứng lâm sàng kinh điển. Ăn kém, mất ngủ kéo dài là 2 triệu chứng có tỉ lệ cao hơn. Số BN có tăng acid uric, cholesterol, triglycerid, GGT; giảm protein, albumin, HDL.c, hồng cầu, Hb, EF < 50%, tăng chỉ số khối lượng cơ thất trái (LVMI), ST chênh bệnh lý, dạng pS, bloc nhĩ - thất trên điện tim đều có tỉ lệ cao hơn. Từ khóa: Đái tháo đường typ 2, đái tháo đường typ 2 ở người cao tuổi. SUMMARY Clinical, paraclinical characteristics and complications in diabetic pa- tients first diagnosed at the age of sixty. The aims of this study are investigation about clinical, paraclinical characteristics and some complications in 62 first time diagnosed patients over 60 years of type 2 diabetes mellitus compared to 42 first time diagnosed patients below 60 years of type 2 diabetes mellitus included in control group. Results showed that: Patients with increased waist circumference, and ratio of waist circumference/hip high- er. 64.5% patients without classical clinical symptoms. Two signs have high percentage are poor appetite, lose sleep. Patients with high concentration of uric acid, cholesterol, triglyceride, GGT, decreasing concentration of protein, albumin, HDL-c, red blood cell, hemoglobin, EF <50%; increasing LVMI, ST in pathological el- evation, pS form, atrial - ventricular blockade in electrocardiogram have higher percentage than to in control subjects. Key words: type 2 diabetes mellitus, type 2 diabetes mellitus in old age. -- ~o0o~ -- ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ KIỂM SOÁT HbA1C TRONG ĐIỀU TRỊ LAO Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI KÈM THEO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG-II TS. BS. Nguyễn Anh Quân Đặt vấn đề: Xét nghiệm HbA1C cho biết kết quả kiểm soát đường huyết. Nghiên cứu mối liên quan giữa hiệu quả kiểm soát ĐTĐ-II với kết quả điều trị lao, có 2 mục tiêu: 1.Nghiên cứu LS và CLS của bệnh nhân lao phổi có kèm theo bệnh ĐTĐ-II. 2.Nghiên cứu kết quả điều trị lao qua kiếm soát đường huyết bằng chỉ số HbA1c. Đối tượng: Là những bệnh nhân lao phổi có kèm theo bệnh đái tháo đường typ II gồm 89 người, nam 57; nữ 32 chủ yếu trên 55 tuổi chiếm 74,1% Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiền cứu. Theo dõi dọc. Mẫu thuận tiện. Nhóm 1:HbA1c <6,4% =36 người. Nhóm 2: HbA1c ≥ 6,5% =53 người. Kết quả: 1. Lâm sàng: Gầy yếu 55,5%; Khó thở 42,7%; HRM 38,2%; Triệu chứng ĐTĐ-II 33,7%. Thâm nhiễm lao 81,3%; H/c phế quản 53,9%. Cận lâm sàng: AFB(+) 89,9%; Tổn thương X.quang cả 2 phế trường chiếm 63% 2. Kết quả điều trị lao phổi giữa 2 nhóm: Nhóm I tỷ lệ khỏi 77,8%; Tổn thương X.quang 27,8%; Gầy yếu 8,4%; Khó thở 2,8%; HRM và triệu chứng ĐTĐ-II 0%. Nhóm II tỷ lệ khỏi 39,7%; Tổn thương X.quang 100%; Gầy yếu 94.4%; Khó thở 98,1%; HRM 66% và triệu chứng ĐTĐ-II 69,8%. Kết luận: 1.Bệnh nhân lao phổi có kèm theo ĐTĐ-II có bệnh cảnh lâm sàng nặng nề, nhiều AFB(+) và tổn thương X.quang cả 2 phổi hơn bệnh nhân lao bình thường. 2. Nhóm I cho kết quả điều trị lao phổi tốt hơn so với nhóm II và đạt yêu cầu của chương trình chống lao quốc gia
  • 31. 31 ASSESSMENT OF THE ROLE OF THE HbA1C CONTROL IN TUBERCULOSIS TREATMENT FOR TB PATIENTS WITH TYPE II DIABETES Dr. Nguyen Anh Quan Technical University of Medicine and Pharmacy-Da Nang Background: The results of HbA1C tests indicate glycemic control. The correlation study was carried out between the effective control of type II Diabetes with TB treatment outcomes; there are two objectives: 1. Clinical and subclinical studies for tuberculosis patients having type II Diabetes. 2. Evaluating the TB treatment outcomes based on glycemic control with HbA1c value. Study population: Tuberculosis patients with type II diabetes include 89 patients, 57 male; 32 women primar- ily over age 55 (74.1%) Methods: The combination of retrospective, descriptive and prospective study; subscribe to vertical; conveni- ent sample. Group 1: HbA1c <6.4% with 36 patients. Group 2: HbA1c ≥ 6.5% with 53 patients Results: 1. Clinical examination results: emaciation (55.5%), shortness of breath (42.7%), coughing up blood (38.2%), symptoms of type II diabetes (33.7%), TB infectious syndrome (81.3%), and bronchial syndrome (53.9%). Subclinical results: AFB (+) (89.9%) and Chest X.ray with lesions in both left and right lungs (63%) 2. Tuberculosis treatment outcomes between the 2 groups: Group I have 77.8% recover rate, 27.8% X.ray injury, 8.4% emaciation, 2.8% shortness of breath, coughing up blood and symptoms of type II diabetes 0%. Group II have 39.7% recover rate, 100% X.ray injury, 94.4% emaciation, 98.1% shortness of breath, 66% coughing up blood and 69.8% symptoms of type II diabetes. Conclusions: 1. The TB patients with type II diabetes have severe clinical symptoms, higher AFB (+) and more le- sions in both left and right lungs than the TB patients without type II diabetes. 2. Group I showed the better outcomes of tuberculosis treatment than group II and that meets the re- quirements of national TB control programs. -- ~o0o~ -- NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH NỘI SOI, TỶ LỆ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI Ở DẠ DÀY TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 BSCK II. Mai Thị Minh Hậu Bệnh viện 19/8 TÓM TẮT Nghiên cứu 120 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị nội trú tại khoa Nội tiết Bệnh viện 103 về đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, tỷ lệ nhiễm Helicobacter Pylori ở dạ dày trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Triệu chứng đau bụng 62,5%, ợ hơi 56,7%, buồn nôn 45,8%, ợ chua 43,3%, táo bón 26,7%, ỉa lỏng 15,0%. - Tỷ lệ viêm phù nề xung huyết cao nhất 42,5%, viêm trợt phẳng 34,2%, viêm trợt lồi 22,5%, viêm teo 32,5%, 11,7% bệnh nhân bị loét dạ dày, không gặp ung thư dạ dày. - Tỷ lệ nhiễm Helicobacter Pylori là 38,3%, trong đó mức độ nặng là 4,2%, mức độ vừa là 8,3%, mức độ nhẹ là 25,8%. - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ các dạng viêm qua nội soi ở dạ dày với các mức kiểm soát HbA1c, BMI, thời gian phát hiện đái tháo đường. Tỷ lệ và mức độ nhiễm Helicobacter Pylori cao hơn ở bệnh nhân có kiểm soát HbA1c kém. Từ khóa: viêm teo, đái tháo đường, Helicobacter Pylori. 1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
  • 32. 32 SUMMARY ENDOSCOPIC STUDY OF HELICOBACTER PYLORI INFECTION IN TYPE 2 DIABETIC PATIENTS Studied on 120 type 2 diabetic patients in Department of Endocrinology Hospital 103. Aim of the study: To identify the prevalence of clinical symptoms, endoscopic features, and the prevalence of helicobacter pylori infection in type 2 diabetic patients. Method: cross-sectional study including 120 type 2 diabetic inpatients in the Department of Endocrinology of The 103 Hospital. Results: abdominal pain in 62.5%, belching in 56.7%, nausea in 45.8%, heartburn in 43.3%, constipation in 26.7%, diarrhea in 15.0%. - Gastroscopic images: erythemateous edema gastritis (42,5%), flat erosion, in 11,7%, raised erosion in 22.5%, and atrophic gastritis in 32,5%, gastric ulcer in 11.7% and no gastric cancer. - The rate of helicobacter pylori infection was 38.3% (in which 4.2% severe infection, 8.3% moderate infec- tion and 25.8% mild infection). - There are significant differences between the proportion of endoscopic inflammations in the stomach and HbA1c levels control, BMI, duration of diabetes (p<0,05). The rate and level of Helicobacter pylori infection were higher in diabetic patients with poor HbA1c control. Key words: atrophy, diabetes, Helicobacter Pylori. -- ~o0o~ -- KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN BẠCH MAI ThS. Vũ Thùy Thanh, ThS. Nguyễn Trang Nhung, ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân, TS. Viên Văn Đoan Khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai Chương trình quản lý bệnh nhân Đái Tháo Đường (ĐTĐ) điều trị ngoại trú có vai trò quan trọng đối với kiểm soát glucose máu. Mục tiêu: Nhận xét tình trạng kiểm soát glucose máu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tham gia chương trình quản lý bệnh ĐTĐ tại khoa Khám Bệnh bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1160 bệnh nhân ĐTĐ tuổi từ 19 đến 92 tham gia chương trình quản lý Đái Tháo Đường tại khoa Khám Bệnh bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014. Các tiêu chuẩn đánh giá theo khuyến cáo của Hội Nội tiết – ĐTĐ Việt Nam năm 2009. Kết quả: Có 61% bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu, mức độ kiểm soát glucose máu không tốt tăng dần theo thời gian mắc bệnh. 86,3% bệnh nhân tăng huyết áp (THA) trong đó 76,2% được kiểm soát huyết áp tốt. 76,6% bệnh nhân có rối loạn lipid máu, tăng Triglycerid chiếm tỷ lệ cao nhất 61,8% .Có 9,36% bệnh nhân suy thận các mức độ. Về điều trị tất cả các bệnh nhân được tư vấn thực hiện chế độ ăn và luyện tập, 80% bệnh nhân thực hiện tốt chế độ ăn, luyện tập thường xuyên, còn lại là các bệnh nhân già yếu, hạn chế vận động do biến chứng. 100% bệnh nhân điều trị thuốc đều đặn. Có 50,1% bệnh nhân chỉ uống thuốc viên để kiếm soát glucose máu; 22,9% bệnh nhân chỉ tiêm insulin; 27,0% bệnh nhân vừa tiêm insulin vừa uống thuốc viên. Kết luận: Bước đầu thấy hiệu quả lâm sàng tương đối tốt của việc quản lý điều trị ngoại trú cho bệnh nhân Đái Tháo Đường. Từ khóa: Quản lý đái tháo đường, kiểm soát glucose máu 1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
  • 33. 33 1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG Summary GLYCEMIC CONTROLAND ITS RISK FACTORS OF OUTPATIENTS PARTICIPATING IN DIABETES MANAGEMENT PROGRAM AT OUTPATIENT DEPARTMENT AT BACH MAI HOSPITAL Vu Thuy Thanh, Nguyen Trang Nhung, Nguyen Thi Hong Van, Vien Van Doan Outpatient Deparment, Bach Mai hospital Background: The program for management of outpatients with diabetes plays an important role in improving the glycemic control. Aims: To describe the situation of controlling glycemic and its risk factors in patients participating in diabetes management program at Bach Mai Hospital. Material and methods: a cross – sectional study in 1160 diabetes outpatients aged 19-92 at Bach Mai hospital from 1/2014 to 5/2014. Results: The results indicate that 61% patients had achieved target blood glucose control. The longer duration of disease was, the worse glycemic control level. 86.3% patients had hypertension, however 76.2% patients with good blood pressure control. 76.6% patients had dyslipidemia, the rate of elevated triglycerid was highest 61,8%. Only 9.36% patients had renal impairment levels. All patients were received consultancy about diet and exercise, 80% patients performed better diet and regular exercises, the remaining elderly patients, limited movement due to complications. 100% patients took medicine regularly. About 50.1% of patients treated only pills to control glucose, 22.9% insulin injections, 27,0% of patients had boths insulin and pills. Conclusions: The first step shows relatively clinical effectiveness of the management better outpatients treat- ment for people with diabetes. Key word: Diabetes management program, glycemic control. -- ~o0o~ -- MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI KHOA NỘI TIẾT - BỆNH VIỆN VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG NĂM 2011 ThS. BS. Nguyễn Thị Thùy Ngân, PGS. TS. Đỗ Thị Tính Khoa Nội tiết - Bệnh Viện Việt Tiệp Hải Phòng TÓM TẮT Nghiên cứu 138 bệnh nhân đái tháo đường tại khoa nội 3 - Bệnh viện việt Tiệp từ 03-08/2011 bằng phương pháp mô tả cắt ngang chúng tôi thấy: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 61,1 ± 12,1; phần lớn BN có độ tuổi trên 50 và nhóm tuổi ≥ 70 có tỷ lệ cao nhất 31,9%. Tỷ lệ nam và nữ là ngang nhau. BN không thực hiện chế độ ăn và tập có nguy cơ kiểm soát GMLĐ và HbA1c không đạt cao gấp 3,94 và 2,89 lần (p<0,05). BN không theo dõi định kỳ tại cơ sở y tế có nguy cơ kiểm soát GMLĐ và HbA1c không đạt cao gấp 7,21 và 4,69 lần (p<0,01).100% BN không tuân thủ điều trị thuốc có tỷ lệ kiểm soát GMLĐ ở mức không đạt, 13/14 BN có HbA1c ở mức không đạt. Không tuân thủ điều trị thuốc có nguy cơ kiểm soát HbA1c k không đạt cao gấp 7,04 lần (p<0,05). Không có bảo hiểm y tế có nguy cơ kiểm soát HbA1c k không đạt cao gấp 4,71 lần. Lao động trực tiếp có nguy cơ kiểm soát HbA1c không đạt cao gấp 3,43 lần lao động gián tiếp và 4,04 lần người nghỉ hưu. Điều trị bằng bác sĩ không chuyên khoa có nguy cơ kiểm soát HbA1c không đạt cao gấp 2,5lần. ABSTRACT Tile: Relevant factors to blood glucose control in diabetes patients hos- pitalized in Department of Endocrinology – Viet Czech Hospital Hai Phong in 2011. Authors: Nguyen Thi Thuy Ngan, Do Thi Tinh. Department of Endocrinology – Viet Tiep Hospital – Hai Phong – Viet Nam
  • 34. 34 Background: Good control of blood glucose and of other relevant factors will improve and extend the qual- ity of life of diabetics, limiting complications in target organs. However, in practice there are many factors that make blood glucose control more difficult. In Hai Phong city, have not been many studies evaluating the factors that affect blood sugar condition. Therefore, we carried out subject to the’’ commented influence of several factors (diet and exercise, blood glucose monitoring, using of antihyperglycemic, etc.) to the control of blood glucose in patients with diabetes hospitalized in Department of endocrinology of Viet- Czech Friendship Hospital in 2011’’. Methods: In a cross-sectional study was conducted in 2011, 138 patients hospitalized for diabetes in 2011. Results: Patients who did not adhere to eating and exercise plan recommended are 3.94 and 2.89 times more at risk of having poor control of fasting glucose and A1c than patients who complied with that plan (p<0,05). Pa- tients who had not been controlled regularly at health facilities are 7.21 and 4.69 times more at risk of having poor control of fasting glucose and A1c than the other patients (p<0,01). Patients who did not adhere to drug treatment are 7.07 times more at risk of having poor control of fasting glucose and A1c than the other patients. Patients without health insurance are 4.71 times more at risk of having poor control of A1c than patients with health care insurance. Direct workers are 3.43 and 4.04 times more at risk having of poor control of A1cthan the indirect workers and than the retirees. Patients treated by non - specialist doctors are 2.5 times at risk of poor control of A1cthan the others. Conclusion: Non –compliance with the eating and exercise plan and with drug treatment make blood glucose control worse. Irregular control at health facilities and treating by non – specialist doctor make blood glucose monitoring less effective. Without health insurance and manual work make blood glucose control worse. -- ~o0o~ -- ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT MỘT SỐ CHỈ SỐ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN BS. Lê Thị Cầm và Cs Bv Nội tiết Nghệ An TÓM TẮT Kiểm soát tốt glucose máu và các chỉ số khác sẽ làm chậm tiến triển biến chứng, cải thiện và kéo dài chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nghiên cứu tiến hành trên 150 bệnh nhân điều trị ngoại trú 6 tháng tại Bệnh viện nội tiết Nghệ An cho thấy: Glucose máu trung bình giảm có từ 9.6 ± 2.3 xuống 8.3 ± 1.9. HbA1c trung bình giảm từ 7.8 ± 1.6 xuống 7.5 ± 1.3. HATT trung bình giảm từ 135.5 ± 22.7 xuống 129.4 ± 15.1 với p < 0.05, HATTr trung bình giảm không có ý nghĩa thống kê. BMI giảm từ 23.6 ± 3.58 xuống 22.3 ± 3.45 với p > 0.05. Cholesterol TP, Triglycerid, LDl-c giảm dần, giá trị trung bình HDL-c tăng dần không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ kiểm soát tốt glucose máu, HbA1c, HA, Cholesterol TP tăng dần, tỷ lệ kiểm soát kém các chỉ số giảm dần có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ kiểm soát tốt BMI, Triglycerid, LDl-c tăng dần, tỷ lệ kiểm soát kém giảm dần không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bệnh nhân chấp hành điều trị tốt là 57.4%, tỷ lệ chấp hành điều trị chưa tốt 42.6%. Nhóm chấp hành điều trị tốt có giá trị trung bình các chỉ số Glucose, HbA1c, huyết áp tâm thu, BMI, Cholesterol TP, Triglycerid thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) so với các giá trị tương ứng ở nhóm chấp hành chưa tốt chế độ điều trị. ABSTRACT Good control of blood glucose and other indicators will slow the progression of complications , improve qual- ity and extend the life of the patient . Research conducted on 150 patients 6 months of outpatient treatment in Nghe An endocrine Hospital showed that average blood glucose decreased from 9.6 ± 2.3 to 8.3 ± 1.9. Mean HbA 1c decreased from 7.8 ± 1.6 to 7.5 ± 1.3 . HATT average fell from 135.5 ± 22.7 to 129.4 ± 15.1, p < 0.05 HATTr average reduction without statistical significance. BMI decreased from 23.6 ± 3.58 to 22.3 ± 3.45, p > 0.05. City cholesterol, triglycerides, LDL-c decrease, the average value increases HDL -c has no statistical 1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG
  • 35. 35 1-NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀBỆNHĐÁITHÁOĐƯỜNG significance. The percentage of good control of blood glucose, HbA1c, BP, Cholesterol TP increases, the rate of poor control indices declining significantly. The rate -controlled BMI, triglycerides, LDL-c increased, the proportion of poor controls have not reduced significantly. The percentage of patients with good treatment observance is 57.4 %, the rate of treatment observance of 42.6 % is not good. Group Executive therapeutical average value indices of glucose, HbA1c, systolic blood pressure, BMI, cholesterol TP, lower triglycerides significantly (p<0.05) compared with the corresponding values in group Executive regimen is not good . -- ~o0o~ -- TỈ LỆ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐẠT MỤC TIÊU HbA1c TẠI MỘT PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TP HỒ CHÍ MINH ThS. Hứa Thành Nhân, BV Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ PGS. TS. Nguyễn Thy Khuê, Đại Học Y Dược TP.HCM TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ đạt muc tiêu HbA1c<7% và các các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, tuyển chọn 600 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại trung tâm Medic thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 62 tuổi, trong đó nữ chiếm 76,8%. Thời gian bị bệnh đái tháo đường trung bình là 10 năm. Tỉ lệ đạt mục tiêu HbA1c<7% là 33,7%, đường huyết đói <130mg% là 40,5%. So với bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém (HbA1c≥7%), bệnh nhân kiểm soát tốt (HbA1c<7%) có tuổi đời trẻ hơn (p=0,001), thời gian mắc bệnh đái tháo đường ngắn hơn (p<0,001), tỉ số eo/hông thấp hơn (p<0,001), trình độ học vấn cao hơn (p=0.023), hoạt động thể lực nhiều hơn và tuân thủ chế độ ăn tốt hơn (p<0,001). Bệnh nhân phải dùng insulin hoặc sử dụng nhiều loại thuốc viên hạ đường huyết thường kiểm soát đường huyết kém hơn, có giá trị HbA1c cao hơn (P<0,001). Kết luân: Gần 2/3 bệnh nhân đái tháo đường trong nghiên cứu này có HbA1c≥7%. Tỉ lệ này có khuynh hướng gặp nhiều hơn ở bệnh nhân đái tháo đường đã lâu và không tuân thủ những thói quen tốt về lối sống. ABSTRACT PERCENTAGE OF TYPE 2 DIABETIC PATIENTS ACHIEVING HbA1c TARGET AT A DIABETIC CLINIC IN HO CHI MINH CITY Hua Thanh Nhan, Nguyen Thy Khue University of Medicine and Pharmacy Ho Chi Minh city Objective: The objective of this study was to determine the percentage of type 2 diabetic patients achieving HbA1c less than 7% and its associated factors in a diabetic clinic. Methods: This is a cross-sectional study, 600 type 2 diabetic outpatients from a diabetic clinic (Medic Center) in Ho Chi Minh City, were enrolled in the study. Results: Mean age of the participants (n=600) was 62 years old, 76,8 % were female, mean duration of diabetes was 10 years. 202 patients (33,7%) achieved HbA1c target of less than 7%, 243 patients (40,5%) had fasting plasma glucose less than 130mg/dL. Compared with patients who had poor glycemic control (HbA1c≥7%), those with good control (HbA1c<7%) were younger (P = 0.001), had shorter duration of DM (p < 0.001), lower waist-hip ratio(p < 0.001), higher level of education (p = 0.023), more physical activity (p<0.001) and good adherence to diet (p<0.001). Patients who used insulin or multiple oral antidiabetic drugs had poorer glycemic control (p<0.001). Conclusion: Nearly 2/3 of type 2 diabetic patients in this study had HbA1c ≥7%, this tends to be more preva- lent in chronic diabetes with poor addherence to good lifestyle habits.