SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 140
I. Kiểm tra,kiểm soát- Một
chức năng của quản lý
II.Kiểm Tra kế toán trong
hoạt động Tài chính
III. Lịch sử phát triển của
Kiểm tra tài chính
I. Kiểm tra, Kiểm soát – Một chức năng của quản lý
1. Quản Lý
1.1 Khái Niệm
Quản lý là một quá trình định hướng và
tổ chức thực hiện các hướng đã định trên
cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt
hiệu quả cao nhất
 Gồm 2 Giai đoạn
- Định Hướng
- Tổ chức thực hiện
1.2. Các giai đoạn của quản lý
1. Giai đoạn định hướng:
- Dự báo các nguồn lực (nguồn lực về vốn,lao động,tài nguyên)
- Đề ra các mục tiêu cần và có thể đạt tới, xây dựng chương trình,kế
hoạch...
 Cần kiểm tra các thông tin về nguồn lực,về xây dựng các mục
tiêu, chương trình, kế hoạch nhằm đảm bảo có khả năng thực
hiện được.
2. Giai đoạn tổ chức thực hiện
Phối hợp các nguồn lực theo các phương án tối ưu nhằm hoàn thành
các mục tiêu đề ra.
 Cần kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện để qua đó điều chỉnh
các định mức, xây dựng lại các mục tiêu, các chương trình, kế
hoạch....
 Kết Luận: kiểm tra,kiểm soát không phải là một giai đoạn hay
một pha của quản lý mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn
của cả quá trình này. Kiểm tra, kiểm soát là một chức năng của
quản lý
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra,kiểm soát
Kiểm
tra, kiểm
soát
Cấp Quản
lý
Loại hình
hoạt động
Loại Hình
sở hữu
Truyền thông
và điểu kiện
KT-XH
Cấp Quản lý
 Cấp Quản lý vĩ mô( cấp nhà nước)
Nhà nước là người quản lý và cũng là người thực
hiện kiểm tra, kiểm soát dưới 2 hình thức:
+ Kiểm tra trực tiếp
+ Kiểm tra Gián tiếp
 Cấp Quản lý Vi mô ( cấp cơ sở)
Kiểm soát diễn ra tại các đơn vị cơ sở. Vừa chịu sự
kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan cấp trên gọi là
ngoại kiểm, các đơn vị này cũng phải tiến hành các
hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị để thực
hiện quản trị nội bộ của doanh nghiệp( nội kiểm).
Loại Hình Sở Hữu
 Sở hữu nhà nước
Là các đơn vị, tổ chức, cá nhân có người sử
dụng vốn và kinh phí từ ngân sách nhà nước. Đối
tượng này chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan
chuyên môn của nhà nước
 Sở hữu tư nhân
Là sở hữu của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tự sử
dụng nguồn vốn riêng để hoạt động, chịu sự kiểm tra,
kiểm soát về tài chính theo quy định của pháp luật.
Loại Hình Hoạt Động
 Hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận được coi là mục tiêu và là thước đo
chất lượng hoạt động. Do đó, kiểm tra cần hướng tới
hiệu quả của vốn, của lao động, của tài nguyên.
 Hoạt động của sự nghiệp:
Mục tiêu chủ yếu là thực hiện tốt nhiệm vụ cụ thể
về xã hội, về quản lý trên cơ sở tiết kiệm kinh phí cho
việc thực hiện nhiệm vụ đó. Trong trường hợp này,
kiểm tra thường xem xét hiệu năng của quản lý thay
cho hiệu quả trong kinh doanh.
Truyền Thống Văn Hóa Và Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội
Truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế- xã
hội như: trình độ kinh tế và dân trí, trình độ quản lý,
tính kỷ cương và truyền thống luật pháp khác nhau sẽ
ảnh hưởng đến cách thức và hoạt động kiểm tra.
 Kết Luận:
- Kiểm tra gắn liền với quản lý, gắn liền với mọi hoạt
động. Ở đâu có quản lý thì ở đó có kiểm tra.
- Hoạt động kiểm tra kiểm soát được thực hiện khác
nhau đối với các đơn vị tùy thuộc vào nguồn ngân
sách, quan hệ pháp lý và truyền thống văn hóa, điều
kiện kinh tế- xã hội của từng nước.
- Kiểm tra, kiểm soát có quá trình phát triển theo nhu
cầu quản lý:
+ Quy mô của quản lý càng lớn thì tổ chức kiểm tra,
Kiểm soát phải càng khoa học.
+ Tính chất của hoạt động quản lý càng phức tạp thì
tổ chức kiểm tra, kiểm soát phải càng chặt chẽ hơn.
II.Kiểm Tra Kế Toán Trong Hoạt Động Tài Chính
Hoạt động tài chính:
Là hoạt động dùng tiền để giải quyết các mối
quan hệ kinh tế trong đầu tư, sản xuất, lưu thông,
thanh toán nhằm đạt tới lợi ích kinh tế xác định.
Kế Toán:
Là hệ thống thông tin và kiểm tra về tình hình
tài sản bằng hệ thống phương pháp khoa học như
chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng hợp –
cân đối kế toán.
Các Phương Pháp Của Kế Toán
 Phương pháp chứng từ:
Là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành của
các nghiệp vụ kinh tế.
 Phương pháp tính giá:
Là phương pháp thông tin và kiểm tra về chi phí trực tiếp và
gián tiếp cho từng loại hoạt động, từng loại hàng hóa.
 Phương pháp đối ứng tài khoản:
Là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động của
vốn kinh doanh theo từng loại hoặc từng bộ phận của vốn
 Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán:
Là phương pháp khái quát tình hình vốn kinh doanh và kết quả
kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kì nhất định.
 Kiểm tra kế toán là một trong những chức năng cơ
bản của kế toán. Hoạt động kế toán gắn liền với với
hai chức năng: thông tin và kiểm tra kế toán
 Kiểm tra kế toán dù có nhiều ưu việt nhưng chỉ
cung cấp thông tin cho những người có am hiểu về kế
toán hoặc những người trực tiếp làm kế toán. Tuy
nhiên, không phải bất kỳ thông tin tài chính nào cũng
được phản ánh trên các tài liệu kế toán. Vì vậy, ngoài
hoạt động tự kiểm tra của kế toán thì phải tiến hành
ngoài kế toán.
II. Kiểm Tra Kế Toán Trong Hoạt Động Tài Chính (tiếp)
III. Lịch Sử Phát Triển Của Kiểm Tra Tài Chính
 Thời Kì cổ đại:
- Giai đoạn đầu: Kế Toán đơn giản => Kiểm tra kế toán chưa
phát triển
- Cuối thời kì này: Tách biệt sở hữu và người quản lý tài sản
=> Kiểm tra độc lập đã phát sinh
 Thời kỳ trung đại:
- Xuất hiện kế toán đối chiếu: chủ sở hữu và người quản lý
tài sản
- Từ thế kỷ XVI : Xuất hiện kế toán kép
=> kiểm tra độc lập gần như không còn tồn tại
 Từ những năm 30 của thế kỉ XX:
Khủng hoảng tài chính tiền tệ đặc biệt trầm trọng => chứng tỏ
kiểm toán kế toán không còn đáp ứng được yêu cầu mới của
quản lý => Kiểm toán xuất hiện trở lại.
Tại Việt Nam
-Từ trước năm 1975: đã có văn
phòng kiểm toán tại miền Nam
VN(chưa công bố chính thức).
- Từ năm 1975 đến 1986: với cơ
chế kế hoạch hóa tập trung, kiểm
toán độc lập không còn tồn tại.
- Sau năm 1986:
+ kiểm toán độc lập: năm 1991
(VACO, AASC)
+ Kiểm toán nhà nước: năm 1994
+ Kiểm toán nội bộ năm 1997
http://www.tapchiketoan.com/ke-toan/ke-toan-hanh-chinh-su-
nghiep/su-kien-thanh-lap-kiem-toan-nha-nuoc-nam-1994-nhin-lai-
sau-14-nam-hoat.html
I. Bản chất của kiểm toán
II. Chức năng của kiểm toán
III. Ý nghĩa và tác dụng của kiểm
toán trong quản lý
I. Bản Chất Của Kiểm Toán
Bản
chất
kiểm
toán
Quan điểm 2:
Quan điểm về
kiểm toán theo
thời điểm phát
sinh
Quan điểm 1:
Quan điểm về kiểm
toán
Quan điểm 3:
Quan điểm hiện
đại hóa kiểm
toán
Khái niệm
về kiểm
toán
 Quan điểm 1: Quan điểm đồng nhất giữa kiểm toán và
kiểm tra kế toán-quan điểm truyền thống về kiểm toán
-Quan điểm này phù hợp với kế hoạch hóa tập trung (trong
điều kiện kiểm tra chưa phát triển, nhà nước vừa là chủ sở hữu,
và là người lãnh đạo trực tiếp nền kinh tế
- Tuy nhiên, khi chuyển đổi cơ chế kinh tế ( đối tượng quan
tâm thông tin kế toán nhiều)
Công tác kiểm tra cần thực hiện khoa học, khách quan trung
thực để tạo niềm tin cho những người quan tâm
 Cần tách kiểm toán khỏi kế toán và hình thành môn
khoa học độc lập
 Quan điểm 1 ( tiếp)
- xem xét lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán
Thời gian Kiểm toán Kiểm tra Kế toán
Thời cổ đại Không tồn tại Có tồn tại
Cuối thời kỳ cổ đại Có tồn tại Có tồn tại
Thời kỳ trung đại Không tồn tại Có tồn tại
Từ những năm 30 của thế kỉ 20 Có tồn tại Có tồn tại
Kiểm toán và kiểm tra kế toán là 2 hoạt động độc lập. Kiểm
toán chỉ dựa vào kế toán để phát triển
Quan điểm đồng nhất kiểm toán và kiểm tra kế toán là không
phù hợp
 Quan điểm 2: Quan điểm về kiểm toán theo thời điểm
phát sinh
Khái niệm:
Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng
khai tài chính của các thực thể kinh tế do các kiểm toán viên
độc lập tiến hành dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực
Các yếu tố cơ bản:
 Chức năng kiểm toán: xác minh và bảy tỏ ý kiến
 Đối tượng kiểm toán : Các bảng khai tài chính, gồm:
 Báo cáo tài chính
 Các bảng khai tài chính khác theo luật định: Như Báo
cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản, bảng kê khai tài
sản khi cổ phần hóa, bảng kê khai tài sản của công ty phá
sản,...
 Khách thể kiểm toán: Được xác định là thực thể kinh tế hoặc
một tổ chức.
 Quan điểm 2: ( tiếp)
 Các yếu tố cơ bản ( tiếp)
 Chủ thể kiểm toán: KTV độc lập, có nghiệp vụ tương xứng
 Về trình độ chuyên viên nghiệp vụ
Phải có chứng chỉ Kế toán công chức (CPA –Cenrtificate of
public accountant).
 Về pháp lý: Phải đăng ký hành nghề tại Bộ tư pháp
Riêng Việt Nam phải đăng kí tại Bộ Tài Chính
 Về phẩm chất đạo đức:
Trung thực, liêm khiết, tuyệt đối giữ bí mật thông tin về
khách hàng, đảm bảo tính thận trọng trong nghề nghiệp thích
đáng.
 Về tính độc lập:
o Độc lập về quan hệ xã hội
o Độc lập về quan hệ kinh tế
 Cơ sở pháp lý tiến hành kiểm toán: Các quy định pháp luật
 Quan điểm 3: Quan điểm hiện đại về kiểm toán
Kiểm toán bao gồm 4 lĩnh vực
 Kiểm toán thông tin (information audit):
Là hướng vào việc đánh giá tính trung thực và hợp pháp của
tài liệu thông tin.
 Kiểm toán quy tắc (Kiểm toán tuân thủ - Regularity audit):
Hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện các chế độ,
thể chế, luật pháp của đơn vị kiểm tra trong quá trình hoạt
động.
 Kiểm toán hiệu quả (Efficiency audit):
Là hướng đến việc xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa kết
quả đạt được và chi phí sử dụng nguồn lực để có được kết quả
đó trong từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
 Kiểm toán hiệu năng (Effectiveness audit):
Hướng tới đánh giá năng lực quản lý và thường hướng tới
chương trình, dự án cụ thể trên cơ sở xem xét khả năng hoàn
thành nhiệm vụ hay mục tiêu đề ra hay không.
Kết Luận về bản chất kiểm toán
-Kiểm toán là hoạt động độc lập, chức năng cơ
bản của kiểm toán là xác minh, bày tỏ ý kiến
để tạo niềm tin cho người quan tâm.
- Kiểm toán thực hiện mọi hoạt động kiểm tra,
kiểm soát những vấn đề liên quan đến thực
trạng tài sản, các nghiệp vụ tài chính cùng hiệu
quả đạt được.
Kết Luận về bản chất kiểm toán
- Nội dung trực tiếp của kiểm toán trước hết và
chủ yếu là thực trạng hoạt động tài chính.
- Để thực hiện chức năng của mình, đòi hỏi
kiểm toán phải hình thành một hệ thống
phương pháp kĩ thuật riêng bao gồm hệ thống
phương pháp kiểm toán chứng từ và hệ thống
phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ.
- Kiểm toán được thực hiện bởi những người
có trình độ chuyên môn tương xứng.
Khái niệm kiểm toán
Kiểm toán là xác minh và
bày tỏ ý kiến về thực trạng
hoạt động cần kiểm toán bằng
hoạt động kĩ thuật của kiểm
toán chứng từ và kiểm toán
ngoài chứng từ do các kiểm
toán viên có trình độ nghiệp vụ
tương xứng thực hiện trên cơ
sở hệ thống pháp lý có hiệu
lực.
II.Chức Năng Của Kiểm Toán
1. Chức năng xác minh
- Chức năng xác minh khẳng định mức độ trung
thực của tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện
các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tài chính.
- Chức năng được thể hiện ở 2 mặt:
+ Tính trung thực của các con số.
+ Tính hợp thức của các biểu mẫu phản anh tình
hình tài chính
- Theo thông lệ quốc tế, chức năng xác minh được
cụ thể hóa thành các mục tiêu và tùy đối tượng hay
loại hình kiểm toán, hệ thống mục tiêu cụ thể cũng
khác nhau.
1. Chức năng xác minh ( tiếp)
 Đối với kiểm toán tài chính:
Chức năng xác minh được cụ thể hóa thành 6 mục
tiêu (tiếp):
 Tính giá và định giá: Tài sản, công nợ, nguồn
vốn phải được tính giá va định giá đúng đắn, các
phương pháp tính giá và định giá phải được áp
dụng nhất quán.
 Phân loại và trình bày: Các thông tin trên bảng
khai tài chính phải được trình bày đúng chủng
loại và cơ cấu.
 Tính chính xác số học: yêu cầu các phép tính
cộng dồn, chuyển số, công mang phải đảm bảo
chính xác về mặt cơ học
1. Chức năng xác minh ( tiếp)
 Đối với kiểm toán tài chính:
Chức năng xác minh được cụ thể hóa thành 6 mục
tiêu:
 Tính giá và định giá: Tài sản, công nợ, nguồn vốn
phải được tính giá va định giá đúng đắn, các
phương pháp tính giá và định giá phải được áp
dụng nhất quán.
 Phân loại và trình bày: Các thông tin trên bảng
khai tài chính phải được trình bày đúng chủng loại
và cơ cấu.
 Tính số chính xác học: yêu cầu các phép tính
cộng dồn, chuyển số, công mang phải đảm bảo
chính xác về mặt cơ học
1. Chức năng xác minh ( tiếp)
 Đối với kiểm toán nghiệp vụ
Ngoài 6 mục tiêu như Kiểm toán tài
chính,còn hướng xác minh
Mục tiêu về tính phê chuẩn của các nghiệp
vụ: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải có
căn cứ hợp lý và phải được phê chuẩn.
2. Chức năng bày tỏ ý kiến.
-Chức năng bày tỏ ý kiến được hiểu là việc đưa ra các kết luận chất
lượng thông tin và các pháp lý, tư vấn qua xác minh.
- Tùy theo từng lĩnh vực, chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện
khác nhau:
+ Ở khu vực công, thể hiện dưới 2 hình thức:
o Bày tỏ ý kiến dưới hình thức phán xử như một quan tòa:
Kiểm toán thực hiện kiểm tra các tài liệu, tình hình quản lý của
Các tổ chức, cá nhân có sử dụng ngân sách nhà nước để xác
minh tính chính xác và hợp lệ của tài liệu thu, chi trong đơn vị
đó. Đồng thời khi có sai phạm xảy ra, kiểm toán có quyền ra
quyết định xử lý như một quan tòa thông các phán quyết của
mình.
o Bày tỏ ý kiến dưới hình thức tư vấn:
kiểm toán thực hiện kiểm tra ngân thu va sử dụng công quỹ của
Các đơn vị có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Sau đó
đưa ra lời khuyên cụ thể, trong việc sử dụng, quản lý công quỹ.
2. Chức năng bày tỏ ý kiến: (tiếp)
+ Ở khu vực kinh doanh và các dự án ngoài
ngân sách nhà nước:
Bày tỏ ý kiến chủ yếu dưới hình thức tư vấn:
Đây là việc kiểm toán viên đưa ra các ý kiến
tư vấn cho doanh nghiệp được kiểm toán về
các vấn đề mà họ quan tâm.
III.Ý Nghĩa Và Tác Dụng Của Kiểm Toán Trong Quản lý.
Có 3 ý nghĩa chủ yếu:
- Tạo niềm tin cho “ những người quan tâm” đến tình hình tài
chính DN, gồm:
+ Các cơ quan nhà nước: để điều tiết kinh tế Vĩ mô
+ Các nhà đầu tư: để có hướng đầu tư đúng đắn
+ Các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý
+ Người lao động: Cần có thông tin tin cậy về kết quả kinh
doanh, về thực hiện các chính sách và bảo hiểm...
+ Khách hàng, nhà cung cấp và những người quan tâm
khác: để quyết định có hợp tác kinh doanh, mua bán hàng
hóa cùng hay không...
- Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp
hoạt động tài chính kế toán nói riêng và hoạt động quản lý
nói chung
- Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý
I. Khái quát các cách phân loại kiểm toán
II. Phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể
III. Phân loại kiểm toán theo bộ máy tổ chức
I. Khái quát các cách phân loại kiểm toán
- Nếu phân loại theo mục đích kiểm toán:
+ Kiểm toán (báo cáo) tài chính
+ Kiểm toán nghiệp vụ( kiểm toán hoạt động)
+ Kiểm toán tuân thủ (kiểm toán quy tắc)
- Nếu phân loại theo tổ chức bộ máy kiểm toán:
+ Kiểm toán nhà nước
+ Kiểm toán độc lập
+ Kiểm toán nội bộ
- Nếu phân loại theo lĩnh vực cụ thể của kiểm toán:
+ Kiểm toán thông tin
+ Kiểm toán quy tắc (kiểm toán tuân thủ)
+ Kiểm toán hiệu quả
+ Kiểm toán hiệu năng
I. Khái quát các cách phân loại kiểm toán (tiếp)
- Nếu phân loại theo phương pháp áp dụng trong kiểm toán
+ Kiểm toán chứng từ
+ Kiểm toán ngoài chứng từ
- Nếu phân loại theo phạm vi kiểm toán:
+ Kiểm toán toàn diện
+ Kiểm toán chọn điểm
- Nếu phân loại theo chu kì kiểm toán:
+ Kiểm toán định kỳ
+ Kiểm toán thường xuyên
+ Kiểm toán đột xuất (bất thường)
II. Phân loại kiểm toán theo mục đích kiểm toán
Kiểm
toánKiểm toán
nghiệp vụ
(kiểm toán
hoạt động)
Kiểm toán
(báo cáo)tài
chính
Kiểm toán
tuân thủ
(kiểm toán
quy tắc)
1. Kiểm toán tài chính (audit of financial stantements)
Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về
các bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do những
người có trình độ nghiệp vụ tương xứng đảm nhiệm và dựa
trên cơ sở hệ thống pháp lý đang có hiệu lực.
 Các đặc trưng cơ bản:
- Mục đích: Xác minh tính trung thực, hợp lý và hợp pháp
- Đối tượng kiểm toán: bảng khai tài chính
- Chủ thể kiểm toán: Có thể cả 3 loại chủ thể là kiểm toán nhà
nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ. Nhưng chủ thể
chủ yếu là kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập.
- Khách thể kiểm toán: là các thực thể kinh tế có bảng khai tài
chính.
- Trình tự tiến hành kiểm toán: Ngược với trình tự kế toán
- Cơ sở pháp lý : hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán.
2. Kiểm toán nghiệp vụ (Operational audit)
 Khái niệm:
Kiểm toán nghiệp vụ là hoạt động xác minh và bày tỏ ý
kiến các nghiệp vụ cụ thể của các bộ phận hoặc đơn vị do
các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực
hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý đang có hiệu lực.
Hay: kiểm toán nghiệp vụ là việc thẩm tra các trình tự và
phương pháp tác nghiệp ở bộ phận, đơn vị được kiểm
toán nhằm mục đích đánh giá tính hiệu quả, hiệu năng của
các nghiệp vụ từ đó đưa ra các kiến nghị để cải tiến và
hoàn thiện các nghiệp vụ (hoạt động) đó.
2. Kiểm toán nghiệp vụ (kiểm toán hoạt động) ( tiếp)
 Các đối tượng cơ bản:
- Đối tượng kiểm toán: nghiệp vụ cụ thể
- Mục đích kiểm toán: nâng cao hiệu quả và hiệu năng của các nghiệp
vụ (hoạt động) thông qua các lời khuyên cụ thể và rõ ràng.
- Chủ thể kiểm toán: Có thể do kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập
và kiểm toán nội bộ thực hiện. Nhưng chủ thể chủ yếu là kiểm toán nội
bộ.
- Khách thể kiểm toán: là các bộ phận, đơn vị có diễn ra hoạt động
kiểm toán
- Trình tự tiến hành kiểm toán: xuôi theo trình tự của kế toán và trình tự
của quản lý.
- Cơ sở tiến hành Kiểm toán:
Do mỗi hoạt động, nghiệp vụ có đặc điểm, tính chất riêng =>
không thể xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chung cho toàn bộ các hoạt
động.
=> Khi kiểm toán, KTV phải dựa vào đặc điểm, tính chất của từng
hoạt động, nghiệp vụ để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp.
3. Kiểm toán tuân thủ (Kiểm toán quy tắc – Compliant audit or
Regularity audit)
 Khái niệm
Là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về việc chấp hành luật
pháp, chuẩn mực, chế độ, nội quy, quy định của đơn vị trong hoạt động.
 Các đặc trưng cơ bản:
- Đối tượng kiểm toán: Việc tuân thủ pháp luật của nhà nước và quy
định của đơn vị.
- Chủ thể kiểm toán: Kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.
- Trình tự tiến hành kiểm toán:
+ Khi kết hợp cùng kiểm toán tài chính: có trình tự ngược với trình
của đơn vị.tự kế hoạch.
+ Khi kết hợp cùng Kiểm toán nghiệp vụ: có trình tự xuôi theo trình
tự kế toán.
- Cơ sở tiến hành kiểm toán: hệ thống của nhà nước và những nội quy,
quy định
III. Phân Loại Kiểm Toán Theo Hệ Thống Bộ Máy Tổ Chức
Kiểm
toánKiểm toán
độc lập
Kiểm toán
nhà nước
Kiểm toán
nội bộ
1. Kiểm toán nhà nước
* Khái niệm : Là bộ máy chuyên môn của nhà nước thực hiện các
chức năng kiểm soát tài sản công.
* Đặc điểm:
- Chủ thể kiểm toán: Các kiểm toán viên nhà nước
- Mô hình tổ chức:
+ Kiểm toán nhà nước trực thuộc cơ quan lập pháp
+ Kiểm toán nhà nước trực thuộc cơ quan hành pháp
+ Kiểm toán nhà nước độc lập với các cơ quan khác trong bộ máy
nhà nước.
- Khách thể kiểm toán: đơn vị, tổ chức, cá nhân có sử dụng nguồn vốn
và kinh phí từ ngân sách nhà nước.
- Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân
thủ.
- Mục đích kiểm toán: kiểm tra việc thu chi, ngân sách nhà nước.
1. Kiểm toán nhà nước (tiếp)
- Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán:
kiểm toán nhà nước đưa ra báo cáo kiểm toán có giá trị
pháp lý cao.
- Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán:
Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán ở
đây là mối quan hệ ngoại kiểm. Ngoài ra, kiểm toán nhà
nước tiến hành các cuộc kiểm toán mang tính bắt buộc
và cưỡng chế đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử
dụng nguồn vốn và kinh phí từ ngân sách nhà nước.
2. Kiểm toán độc lập
*Khái niệm: - Là các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn
cho khách hàng.
- Theo nghị định 105 của chính phủ ra ngày 30/3/2004.Kiểm toán độc
lập là việc kiểm tra và xác nhận của KTV và doanh nghiệp kiểm toán về
tính trung thực và hợp lý của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính
của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khi có các yêu cầu của đơn vị
này.
* Đặc điểm:
- chủ thể kiểm toán: Kiểm toán viên độc lập
- Mô hình tổ chức:
+ Công ty kiểm toán : là bộ máy tổ chức kiểm toán độc lập và số lượng
lớn các kiểm toán viên độc lập.
+ Văn phòng kiểm toán tư: Được hình thành bởi một hoặc một vài kiểm
toán viên độc lập để kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác
liên quan.
2. Kiểm toán độc lập (tiếp)
- Khách thể kiểm toán:
+ Khách thể bắt buộc:
 Các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài hoạt
động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
 Các công ty cổ phần niêm yết kinh doanh trên thị trường
chứng khoán.
 Các tổ chức tín dụng hoạt động theo luật tổ chức tín
dụng,ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế, quỹ hỗ trợ phát
triển, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
 Doanh nghiệp nhà nước (nếu trong năm không là khách thể
của Kiểm toán nhà nước)
+ Khách thể tự nguyện: là tất cả các đơn vị, tổ chức, cá nhân
còn lại có nhu cầu kiểm toán.
2. Kiểm toán độc lập (tiếp)
- Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu:
Kiểm toán tài chính. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của khách hàng mà
kiểm toán độc lập có thể tiến hành các cuộc kiểm toán nghiệp vụ, tuân
thủ hoặc tiến hành các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán...
- Mục đích kiểm toán: xem xét tính trung thực và hợp lý của các thông
tin kế toán.
-Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán:
Có lập về quan hệ xã hội và kinh tế với khách thể kiểm toán.
- Mối quan giá trị pháp lý cao vì kết quả kiểm toán phục vụ cho rất nhiều
đối tượng quan tâm, đồng thời do chủ thể kiểm toán hoàn toàn độc hệ
giữa chủ thể và khách thể kiểm toán: Ngoại kiểm
- Tính pháp lý: Kiểm toán đọc lập mang tính tự nguyện và có tiến hành
thu phí kiểm toán trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng.
- Cơ sở pháp lý tiến hành kiểm toán: Hệ thống hóa các chuẩn mực kế
toán và kiểm toán.
3. Kiểm toán nội bộ
* Khái niệm: Là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm
vi đơn vị, phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị.
* Đặc điểm:
- Chủ thể kiểm toán: Các kiểm toán viên không chuyên nghiệp, có thể
là những kế toán viên giỏi, lâu năm hoặc các nhà quản lý có kinh
nghiệm
- Mô hình tổ chức:
+ Bộ phận kiểm toán nội bộ
+ Giám định viên kế toán
- Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: Kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán tuân
thủ.
-Giá trị pháp lý của kết quả kiểm toán: Giá trị pháp lý của kết quả
kiểm toán không cao vì chi phí phục vụ cho các nhà quản trị nội bộ
của doanh nghiệp.
- Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán: Nội kiểm
- Tính pháp lý: Mang tính bắt buộc và không thu phí kiểm toán.
I. I. Khái quát chung về đối
tượng và khách thể của kiểm
toán
II. Các yếu tố cấu thành đối
tượng kiểm toán
I. Khái Quát Chung Về Đối Tượng Và Khách
Thể Kiểm Toán.
1. Đối tượng kiểm toán.
Đối tượng của kiểm toán là thực trạng hoạt động
trong kiểm toán.
Bao gồm:
- Thực trạng tài chính (được cụ thể thành: tài liệu
kế toán, thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài
chính)
- Hiệu quả, hiệu năng của các nghiệp vụ hay dự
án cụ thể.
2. Khách thể kiểm toán
* Khái niệm
Khách thể kiểm toán là bộ phận hoặc đơn
vị có diễn ra hoạt động kiểm toán
* Phân loại khách thể kiểm toán:
- Dựa vào tính pháp lý của cuộc kiểm toán:
+ Khách thể bắt buộc: Là những đơn vị
thuộc pháp luật quy định thuộc một chủ thể
kiểm toán cụ thể và hàng năm, khách thể
Kiểm toán được kiểm toán bởi chủ thể kiểm
toán đã quy định.
+ Khách thể tự nguyện: Là các đơn vị
tự nguyện mời chủ thể kiểm toán thực
hiện các cuộc kiểm toán theo thỏa
thuận
- Dựa theo mối quan hệ với chủ thể
kiểm toán:
+ Khách thể của kiểm toán nhà nước
+ Khách thể của kiểm toán độc lập
+ khách thể của kiểm toán nội bộ
•Các yếu tố cơ bản của cuộc kiểm toán:
+ Đối tượng kiểm toán
+ Chủ thể kiểm toán
+ Khách thể kiểm toán
+ Thời hạn kiểm toán
+ Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán.
II. Các Yếu Tố Cấu Thành Đối Tượng Kiểm Toán.
Đối tượng kiểm toán
Thực trạng hoạt động tài
chính
Tài liệu kế toán
Thực trạng tài
sản và dịch vụ tài
chính
Hiệu quả,hiệu năng
1. Thực trạng hoạt động tài chính – đối tượng
chung của kiểm toán
* Khái niệm hoạt động tài chính:
Là hoạt động dùng tiền để giải quyết các mối quan hệ
kinh tế tròn các lĩnh vực: đầu tư, kinh doanh, phân phối,
thanh toán nhằm đạt được 1 lợi ích kinh tế xác định.
* Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tài chính:
- Hoạt động tài chính phải có kế hoạch
- Hoạt động tài chính phải đảm bảo tiết kiệm và có lợi
- Hoạt động tài chính phải đảm bảo tuân thủ pháp luật và
thể chế tài chính.
* Đặc điểm của thực trạng trong hoạt động tài chính:
- Hoạt động tài chính hết sức đa dạng và phức tạp
Một phần của thực trạng hoạt độnghoạt động tài chính được
phản ánh trên tài kiệu kế toán và các tài liệu khác có liên quan.
Nhưng một phần khách không được phản ánh trên bất cứ tài
liệu nào.
Do đó, Kiểm toán đã xây dựng hệ thống phương pháp
kiểm toán gồm 2 phân hệ:
+ Phương pháp kiểm toán chứng từ
+ Phương Pháp kiểm toán ngoài chứng từ
- Trong doanh nghiệp, nhiều loại tài sản được hình thành từ
nhiều nguồn khác nhau. Chúng luôn luôn vận động cùng với
các nghiệp vụ kinh tế đa dạng và phức tạp.
Do đó, KTV không thể tiến hành kiểm tra 100% các đối
tượng trên.
Hình thành nên phương pháp kiểm toán chọn mẫu.
2. Đối tượng cụ thể của kiểm toán:
2.1. Tài liệu kế toán –
 Khái niệm
Tài liệu kế toán là hệ
thống chứng từ, sổ sách,
các bảng biểu và các tài
liệu khác có liên quan
đến hệ thống kế toán.
 Nhận xét về tài liệu kế toán:
- Tài liệu kế toán, trước hết là bảng khai tài chính không
chỉ là tổng kết các chỉ tiêu ở phạm vi rộng mà còn là nơi
kiểm tra, lưu trữ tài liệu và bảo vệ tài sản. Từ đó làm cơ sở
để những người quan tâm đưa ra những quyết định về quản
lý, về đầu tư, về thanh toán và phân phối...
- Cơ chế thị trường ngày càng phát triển thì số lượng
người quan tâm đến tài liệu kế toán càng nhiều nên đòi hỏi
chất lượng của tài liệu kế toán cũng phải cao hơn.
- Do tính phức tạp trong việc xử lý thông tin kế toán dẫn
đến các kế toán viên cũng gặp khó khăn trong việc phản anh
các quan hệ phức tạp, đặc biệt là những quan hệ mới nảy
sinh.
Do đó, cần kiểm toán tài liệu kế toán để nâng cao
chất lượng kế toán và tạo niềm tin đối với các đối tượng
quan tâm.
 Khi tiến hành kiểm tra tài liệu kế toán,
KTV cần chú ý:
- Tính hiện thực của các thông tin kế toán
(thông tin lượng hóa được)
- Tính hợp pháp của các biểu mẫu,của
trình tự lập và luân chuyển các tài liệu này.
- Tính hợp lý của các đối tượng kế toán
phù hợp với nội dung của các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
- Tính pháp lý trong việc thực các luật
pháp, chuẩn mực và chế độ kinh tế tài
chính.
2.2. Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính
- Trong mọi đơn vị, tài sản được biểu hiện dưới nhiều
hình thái vật chất khác nhau với yêu cầu về quy cách,
phẩm chất, bảo quản, bảo dưỡng...khác nhau và ngày
càng đa dạng, phức tạp.
Theo xu hướng: ngày càng cách biệt giữa người
sở hữu với người bản quản và sử dụng tài sản.
=> Khả năng cách biệt giữa tài sản với sự phản ánh
của nó trong thông tin kế toán.
Do đó, đã thúc đẩy sự ra đời của kiểm toán cùng tính
tất yếu phải đặt thực trạng của tài sản vào đối tượng
kiểm toán.
2.3. Hiệu quả và hiệu năng
Theo quan điểm hiện đại về kiểm toán,
kiểm toán bao gồm 2 lĩnh vực mới là kiểm
toán hiệu quả và kiểm toán hiệu năng
Hiệu quả, hiệu năng được coi là một bộ
phận của kiểm toán nghiệp vụ gắn liền với
một nghiệp vụ hay chương trình, dự án cụ
thể
I. Gian lận và sai sót
II. Trọng yếu và rủi ro kiểm
toán
III. Cơ sở dẫn liệu và Bằng
chứng kiểm toán
MỤC TIÊU
- Làm rõ các khái niệm cơ bản sử dụng
trong kiểm toán
- Xem xét bản chất của từng khái niệm, chỉ
rõ mối quan hệ giữa các khái niệm và xem
xét chúng trong mối quan hệ với việc xác
định nội dung kiểm toán.
Tài liệu tham khảo
- Chuẩn mực kiểm toán SỐ 240 GIAN LẬN
VÀ SAI SÓT(Ban hành theo Quyết định
số143/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính)
 Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách
nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến
gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo
tài chính (Ban hành kèm theo Thông tư số
214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ
Tài chính) có hiệu lực từ 01/01/2014
Tài liệu tham khảo
- CHUẨN MỰC SỐ 500: BẰNG CHỨNG
KIỂM TOÁN(Ban hành theo Quyết định số 219/2000/QĐ-
BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
- Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng
kiểm toán (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-
BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính)
- Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng
kiểm toán đối với các khoản mục và sự kiện đặc
biệt (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC
ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính)
- Các chuẩn mực kiểm toán khác
I. Gian Lận Và Sai Sót
1. Gian lận
* Khái niệm:
Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm,
xuyên tạc sự thật với mục đích thu lợi bất chính.
* Các hình thức biểu hiện của gian lận:
http://giaiphapdaotao.com/mot-so-thu-thuat-gian-lan-trong-bao-cao-tai-chinh
* Nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra gian lận
Cơ Hội
Thiếu liêm khiết
Sự xúi giục
Gian lận
2. Sai sót
• Khái niệm:
Sai sót là những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến
BCTC.
* Các hình thức biểu hiện của sai sót:
- Lỗi tính toán về số học, ghi chép sai trong hồ sơ,
tài liệu kế toán.
- Bỏ sót hoặc hiểu sai các khoản mục, các nghiệp vụ
kinh tế
- Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, chế độ kế
toán, chính sách tài chính một cách không cố ý.
http://blogketoan-thue.blogspot.com/2013/03/nhung-sai-sot-thuong-gap-trong-ke-toan_8716.html
* Nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra sai sót:
Năng lực
Sức ép
Lề lối làm
việc
Sai Sót
3. So sánh giữa gian lận và sai sót
* Giống nhau:
Đều là hành vi sai phạm trong lĩnh vực tài chính kế toán,
làm lệch lạc thông tin, phản ánh sai thực tế, ảnh hưởng liên
đới tới nhà quản lý
* Khác nhau:
Tiêu thức Gian lận Sai sót
Về mặt ý thức Có chủ ý Không cố ý (vô tình)
Về hình thức
che dấu
Luôn có sự che đậy
=> Khó phát hiện
Không có chủ ý
=> Dễ phát hiện
Về mức độ
trọng yếu
Luôn là hành vi sai
phạm nghiêm trọng
Phụ thuộc vào quy
mô và mức độ lặp đi
lặp lại của sai phạm
4. Trách nhiệm đối với gian lận và sai sót
- Ban giám đốc danh nghiệp: Trách nhiệm ngăn ngừa,
phát hiện và Sửa chữa các gian lận sai sót
- Kiểm toán viên: Trách nhiệm phát hiện các sai phạm
trọng yếu
II. Trọng Yếu Và Rủi Ro Kiểm Toán
1. Trọng yếu
* Khái niệm
Trọng Yếu là khái niệm chỉ quy mô hay tầm cỡ và
tính hệ trọng của các sai phạm, thông tin
Thông tin trọng yếu: nếu thiếu thông tin, thiếu tính chính
xác của thông tin thì sẽ ảnh hưởng đến bản chất của
thông tin
* Đánh giá trọng yếu:
 Về quy mô:
- Đánh giá theo quy mô tuyệt đối:
Sử dụng con số tuyệt đối để đánh giá tính trọng yếu.Con
số tuyệt đối là con số thể hiện mức độ quan trọng mà không
cần nhắc thêm bất cứ một yếu tố nào khác.
- Đánh giá theo quy mô tương đối:
Quy mô tương đối là mối quan hệ tương quan giữa đối tượng
cần đánh giá với một số gốc.
Khi đánh giá mức trọng yếu theo quy mô tương đối có 3 khả
năng xảy ra:
 Quy mô nhỏ
 Quy mô lớn – có thể không trọng yếu
 Quy mô lớn – Chắc chắn trọng yếu
* Đánh giá trọng yếu ( tiếp)
 Về Tính chất:
Khái niệm trọng yếu gắn với tính hệ trọng của vấn đề xem
xét.
Các khoản mục, nghiệp vụ sau đây thường được xem là trọng
yếu:
- Các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc chưa đựng khả
năng gian lận
- Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót hệ trọng như:
+ Các khoản mục có sai sót lặp đi lặp lại
+ Các khoản mục, nghiệp vụ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến
kỳ kế toán sau.
+ Các nghiệp vụ vi phạm quy tắc kế toán và pháp lý nói
chung
+ Các khoản mục, nghiệp vụ là đầu mối hoặc gây ra hậu quả
liên quan đến nhiều khoản mục nghiệp vụ khác.
2. Rủi ro kiểm toán – AR (audit Rick)
a. Khái niệm
Rủi ro kiểm toán là khả năng mà
KTV đưa ra ý kiến không xác đáng
về đối tượng kiểm toán
b. Đánh giá rủi ro kiểm toán:
- Việc đánh giá rủi ro kiểm toán liên quan đến 3 giai doạn của
cuộc kiểm toán: Chuẩn bị kiểm toán, thực hành kiểm toán, kết
thúc kiểm toán.
- Đánh giá AR thường thông qua ước tính từ 0 – 100%
- Giữa rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán có mối quan
hệ tỷ lệ nghịch.
c. Các loại rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán
(AR – Audit Rick)
Rủi ro tiềm tàng
(IR – inherent
Rick)
Rủi ro kiểm soát
(CR – control
Rick)
Rủi ro phát hiện
(DR – Detection
Rick)
* Rủi ro tiềm tàng: (Inherent rick – IR)
Khái niệm:
IR là khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu
trong bản thân các đối tượng kiểm toán chưa kể đến
sự tác động của bất cứ hoạt động kiểm toán nào kể
cả kiểm toán nội bộ.
Đánh giá IR:
Để đánh giá rủi ro tiềm năng, KTV thường dựa trên
các yếu tố sau:
- Bản chất kinh doanh của khách thể
- Phong cách làm việc, phong cách quản lý của ban
giám đốc
- Kết quả của các lần kiểm toán trước
- Động cơ tiến hành kiểm toán
* Rủi ro kiểm soát (control rick –CR)
Khái niệm:
Là khả năng hệ thống kiểm soát nội
bộ của đơn vị được kiểm toán không phát
hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các
sai phạm trọng yếu.
Đánh giá rủi ro kiểm soát:
Việc đánh giá rủi ro kiểm soát phụ thuộc
vào kết quả đánh giá về hệ thống kiểm
soát nội bộ.
* Rủi ro phát hiện (Defection Rick –DR)
Khái niệm:
Là khả năng mà các thủ tục kiểm toán
không phát hiện được các sai phạm trọng yếu
Nguyên nhân:
 Do phạm vi kiểm toán áp dụng không
phù hợp
 Do áp dụng sai hệ thống phương pháp
kiểm toán
* Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán:
- Quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán được phản anh
qua mô hình rủi ro kiểm toán.
AR = IR x CR x DR
- IR và CR luôn tồn tại một cách khách quan, KTV không tạo
ra và cũng không kiểm soát chúng được. Ngược lại, đối với
DR, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục nhập các
bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát được rủi ro
phát hiện.
DR =
- DR tỷ lệ ngịch với IR và CR. Nếu KTV tin răng IR và CR ở
mức cao, KTV sẽ dự kiến rủi ro phát hiện ở mức thấp để duy
trì rủi ro kiểm toán ở mức chấp nhận được và ngược lại.
III. Cơ Sở Dẫn Liệu Và Bằng Chứng Kiểm Toán
1. Cơ sở dẫn liệu
• Khái niệm:
Là sự khẳng định một
cách công khai hoặc
ngầm định của ban
quản lý về sự trình bày
của các bộ phận trên
báo cáo tài chính.
- Khi thu tập bằng chứng kiểm toán kiểm toán quan
tâm đến các cơ sở dữ liệu sau:
+ Sự hiện diện:
Khẳng định sự tồn tại của quy chế kiểm soát như
nội quy, quy chế về tiền mặt, chứng từ, chu trình luân
chuyển từ...
+ Tính hữu hiệu:
khẳng định quy chế kiểm soát đang hoạt động và
hoạt động có hiệu lực
+ Tính liên tục:
Khẳng định các quy chế kiểm soát hoạt động đều
đặn và liên tục trong kỳ của báo cáo tài chính đã lập.
- Khi thu nhập thập bằng chứng theo
phương pháp cơ bản, kiểm toán quan tâm
đến các cơ sở dẫn liệu sau:
 Sự hiện hữu hoặc phát sinh
 Tính trọn vẹn (tính đầy đủ)
 Quyền và nghĩa vụ
 Tính giá và đo lường
 Trình bày và khai báo
* Bài tập làm thêm về cơ sở dẫn liệu:
Hãy nêu các cơ sở dẫn liệu bị vi phạm trong các sai phạm
sau khi KTV thực hiện kiểm toán năm 200N:
a) Ghi nhận một khoản doanh thu và phải thu của khách hàng
căn cứ vào hợp đồng kinh tế sau khi hàng hóa chưa bàn
giao quyền sở hữu cho khách hàng.
b) Chưa phản ánh nghiệp vụ mua chịu TSCĐ trong năm tài
chính mặc dù đơn vị đã nhận TSCĐ và các chứng từ, hóa
đơn có liên quan đến mua sắm TSCĐ?
c) Trong kỳ, đơn vị có tiến hành mua sắm TSCĐ từ nước
ngoài. Trong quá trình hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ,
kế toán hoạch định thiếu chi phí lắp đặt, chạy thử và thuế
nhập khẩu?
d) Hạch toán trùng 2 lần doanh thu bán hàng trong năm?
e) Đơn vị không phản án chi phí lãi vay trong năm tài chính
mà hạch toán khi thực trả tiền vay trong năm tài chính sau
- Trong kỳ, đơn vị có tiến hành mua sắm
TSCĐ từ nước ngoài. Trong quá trình
hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ, kế
toán xác định thiếu chi phí lắp đặt, chạy
thử và thuế nhập khẩu?
- Hạch toán trùng 2 lần doanh thu bán
hàng trong năm?
- Đơn vị không phản án chi phí lãi vay
trong năm tài chính mà hạch toán khi
thực trả tiền vay trong năm tài chính
sau
2. Bằng chứng kiểm toán
* Khái niệm:
Bằng chứng kiểm toán là tất cả các
thông tin tài liệu mà KTV thu thập
được liên quan đến cuộc kiểm toán và
dựa trên những thông tin này, KTV
hình thành nên ý kiến của mình.
* Phân loại bằng chứng kiểm toán:
- Phân loại theo nguồn gốc:
 Bằng chứng do KTV tự khai thác và
đánh giá thông qua kiểm kê, quan sát và tính
toán lại.
 Bằng chứng do doanh nghiệp cung cấp
 Bằng chứng do bên thứ 3 độc lập cung cấp
- Phân loại theo dạng của bằng chứng kiểm
toán:
 Bằng chứng kiểm toán văn bản
 Bằng chứng bằng miệng
* Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán
- Tính hiệu lực (tính thích hợp)
Là khái niệm chi chất lượng hoặc độ tin
cậy của bằng chứng kiểm toán. Tính hiệu
lực của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc các
yếu tố sau:
 Dạng của bằng chứng kiểm toán
 Nguồn gốc thu nhập bằng chứng
 Chất lượng của hệ thống KSNB
 Sự kết hợp của các bằng chứng
* Y/c đối với bằng chứng kiểm toán (tiếp)
- Tính đầy đủ:
Là khái niệm dùng để chỉ số lượng cần
thiết của bằng chứng kiểm toán cho kết luận
kiểm toán
Số lượng bằng chứng kiểm toán phụ thuộc
vào những yếu tố sau:
- Tính hiệu lực của bằng chứng
- Tính trọng yếu của các khoản mục, nghiệp vụ
- Mức độ rủi ro của các khoản mục, nghiệp vụ
I. Khái quát chung về HT
phương pháp kiểm toán
II. Các phương pháp kiểm
toán chứng từ
III. Các phương pháp kiểm
toán ngoài chứng từ
I. Khái Quát Về Hệ Thống Phương Pháp Kiểm Toán
1. Cơ sở xây dựng hệ thống phương pháp kiểm toán
Cơ Sở Phương
pháp luận
Cơ sở Phương
pháp kĩ thuật
Đặc Điểm đối
tượng kiểm toán
Hệ Thống
phương pháp
kiểm toán
a.Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của kiểm toán là
phép biện chứng duy vật. Quan điểm biện
chứng không những chỉ ra tính logic của qus
trình nhận thức mà còn vạch ra các mối quan
hệ và quy luật vận động của mọi sự vật, hiện
tượng
b. Cơ sở của phương pháp kĩ thuật
Sử dụng phương pháp kĩ thuật của một số môn
khoa học như:
- Toán học
- Kế toán và phân tích hoạt động kinh doanh
c. Đặc điểm đối tượng kiểm toán
 Đối tượng kiểm toán: thực trạng hoạt động
tài chính:
- Một phần của thực trạng hoạt động tài
chính được phản ánh trên các tài liệu kế toán.
- Phần khác chưa được phản ánh hoặc phản
ánh chưa trung thực.
=> Kiểm toán đã hình thành nên hệ thống
phương pháp gồm 2 phân hệ:
Kiểm toán chứng từ và Kiểm toán ngoài
chứng từ.
c. Đặc điểm đối tượng kiểm toán
Thực trạng hoạt động tài chính đa dạng
và phức tạp với nhiêu loại tài sản được
hình thành từ nhiều nguồn khác nhau
=> KTV không thể kiểm tra hết được
100% đối tượng kiểm toán mà thực hiện
trên cơ sở chọn mẫu kiểm toán.
Hệ Thống phương pháp kiểm toán
Các phương pháp
Kiểm toán chứng từ
Kiểm
Tra
Cân
Đối
Đối
Chiếu
Trực
Tiếp
Đối
Chiếu
logic
Các phương pháp kiểm
Toán ngoài chứng từ
Kiểm
kê
Thực
Nghiệm
Điều
tra
2.Hệ thống Phương pháp Kiểm toán
II. Các Phương Pháp Kiểm Toán Chứng Từ
1. Kiểm toán cân đối
* Khái niệm: Là phương pháp dựa trên các quan hệ cân đối
kế toán (phương trình kế toán) và các cân đối khác để
kiểm toán các quan hệ nội tại của các yếu tố cấu thành
quan hệ cân đối đó.
* Nội dung phương pháp:
 Kiểm toán cân đối tổng quát:
- Là việc xem xét các phương trình kế toán khai quát
- Trong quá trình tiến hành kiểm toán cân đối tổng quát,
KTV phải lưu ý đến các trường hợp không cân bằng:
+ Trường hợp các mối quan hệ cân bằng này thường
xuyên không Được duy trì do bản thân các quy định, chế
độ về kinh tế nói chung và chế độ tài chính kế toán nói
riêng.
+ Trường hợp do lỗi về xử lý tài chính
 Kiểm toán cân đối cụ thể:
- Là việc xem xét đến các định khoản kế toán cụ thể biểu hiện
trong các số khác nhau như nhật ký, bảng kê, sổ cái. KTV phải
dựa trên nguyên tắc đối ứng để tiến hành kiểm toán và phải
xem xét tính hợp lí của các định khoản kế toán.
- Khi tiến hành kiểm toán, do không thể tiến hành với tất cả
các nghiệp vụ hay tài sản đòi hỏi KTV phải biết phân biệt vùng
sai sót. Vùng sai sót thường rơi vào các trường hợp sau:
+ Các nghiệp vụ mới phát sinh trong chế độ kế toán tài chính
+ Các quan hệ tài chính phức tạp không rõ ràng
+ Những nghiệp vụ tại thời điểm thay đổi chế độ kế toán,
thay đổi nhân sự, giao điểm của các kỳ kế toán.
•Điều kiện áp dụng:
Phương pháp kiểm toán cân đối chỉ áp dụng đối với
những đối tượng kiểm toán là các bảng cân đối hoặc những
tài liệu có chứa mối quan hệ cân đối (ví dụ: bảng tổng kết
tài sản,...)
2. Đối chiếu trực tiếp
* Khái niệm:
Là so sánh (về mặt lượng) trị số của cùng một chỉ
tiêu trên các chứng từ kiểm toán.
* Các loại đối chiếu trực tiếp:
- Loại 1: Đối chiếu giữa số cuối kỳ với số đầu kỳ hoặc giữa các kỳ
trên báo cáo tài chính (đối chiếu ngang) hoặc giữa các bộ phận của tổng
thể để xem xét cơ cấu trong tổng thể ( đối chiếu dọc).
- Loại 2: Đối chiếu giữa số dự đoán, số kế hoạch với số thực tế để
đánh giá việc thực hiện các mục tiêu.
- Loại 3: Đối chiếu trị số của cùng một chi tiêu trong cùng một thời kỳ
trên các chứng từ khác nhau.
- Loại 4: Đối chiếu các con số của cùng một chứng từ nhưng được
bảo quản, lưu trữ ở các địa điểm khác nhau.
- Loại 5: Đối chiếu trị số của các chỉ tiêu với trị số của các yếu tố cấu
thành chỉ tiêu đó.
- Loại 6: Đối chiếu trị số của các chỉ tiêu trong công ty với trị số của
các chỉ tiêu trong các công ty có cùng quy mô, cùng ngành nghề, hay
với chỉ tiêu của toàn ngành.
* Điều kiện áp dụng:
Phương pháp đối chiếu trực tiếp được sử dụng trong
trường hợp các chỉ tiêu được hạch toán theo cùng chuẩn
mực, cùng nội dung, cùng phương pháp, cùng đơn vị tính
toán trong cùng một khoản thời gian và điều kiện tương tự
nhau.
* Đối chiều ngang (phân tích ngang):
- Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh trị số
của cùng một chỉ tiêu trên BCTC.
- Các chỉ tiêu phân tích thường bao gồm:
+ So sánh số liệu giữa kỳ này với kì trước hoặc
giữa các kỳ với nhau
+ So sánh số liệu thực tế với số dự đoán hoặc
số liệu ước tính của KTV
+ So sánh dữ kiện của công ty vơi dự kiện
chung của ngành.
* Đối chiếu dọc (Phân tích dọc):
- Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các
chỉ tiêu và các khoản mục khác nhau trên BCTC.
- Các tỷ suất tài chính: Gồm 3 nhóm.
+ Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán:
Tài sản ngắn hạn
 Tỷ suất thanh toán ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
Tiền + các khoản đầu tư ngắn
hạn + các khoản thu
 Tỷ suất thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tiền + Các khoản TĐ tiền
 Tỷ suất thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
+ Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính:
Tài sản dài hạn
 Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ =
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
 Tỷ suất nợ =
Tổng nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu
 Tỷ suất tự tài trợ = = 1 – Tỷ suất nợ
Tổng nguồn vốn
+ Nhóm tỷ suất về khả năng sinh lời:
 Tỷ suất lợi nhuận thuần / doanh thu
 Tỷ suất lợi nhuận gộp / doanh thu
 Tỷ suất lợi nhuận thuần / vốn chủ sở hữu
 ....
3. Đối chiếu logic
* Khái niệm:
là Việc xem xét mức độ biến động tương ứng về trị số của các
chỉ tiêu có quan hệ kinh tế trực tiếp song có thể theo hướng khác
nhau.
* Đặc điểm về đối tượng:
Đối tượng được kiểm toán là rất đa dạng, nó có thể là đối chiếu
giữa các chỉ tiêu tổng hợp với các chỉ tiêu chi tiết hoặc đối chiếu
giữa các chỉ tiêu chi tiết với nhau nhưng có mức biến động khác
nhau và xu hướng biến động khác nhau.
* Điều kiện áp dụng:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp KTV phải hiểu được
bản chất của các mối quan hệ.
III. Các Phương Pháp Kiểm Toán Ngoài Chứng từ
1. Kiểm kê
* Khái niệm:
Kiểm kê là quá trình kiểm tra tại chỗ các loại tài sản
của DN
Kiểm tra vật chất thường áp dụng đối với tài sản có
dạng vật chất cụ thể như hàng tồn kho, TSCĐ, tiền mặt,
giấy tờ thanh toán có giá trị.
* Trình tự tiến hành kiểm kê:
- Chuẩn bị kiểm kê: chuẩn bị các tiền đề vật chất và nhân sự
- Thực hiện kiểm kê: Thực hiện các kỹ thuật trong kiểm kê như: Cân
đong, đo, đếm, ghi chép vào các bảng kê.
- Kết quả kiểm kê: Đưa ra kết luận kiểm kê, lập biên bản kiềm kê, trong
biên bản kiểm kê đưa ra kiến nghị xử lý chênh lệch.
* Nhận xét:
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện
- Nhược điểm:Chỉ khẳng định được tính hiện có mà không khẳng định
được tính sở hữu và tình trạng kỹ thuật của tài Sản.
2. Thực nghiệm
* Khái niệm:
Thực nghiệm là phương pháp diễn lại hoặc nghiên cứu, phân
tích từng yếu tố cấu thành của một tài sản, một quá trình đã có, đã
diễn ra và cần xác định lại.
* Điều kiện thực hiện:
Chỉ áp dụng đối với những đối tượng có quy trình, khuân mẫu nhất
định
* Nhận xét:
- Ưu điểm: Bằng chứng thu được có độ tin cậy cao
- Nhược điểm: Tốn kém chi phí, khó thực hiện hoặc những trường
hợp không thể thực hiện được.
3. Điều tra.
* Khái niệm: Điều tra là phương pháp xác định lại một tài liệu hoặc một
thực trạng để đi đến những quyết định hay kết luận kiểm toán.
* Một số kỹ thuật sử dụng trong điều tra:
- Quan sát: Quan sát trực tiếp thông qua các giác quan về hoạt động của
đơn vị để đánh giá và phát hiện các vấn đề nghi vấn.
- Phỏng vấn: Là quá trình thu nhập thông tin bằng văn bản hay bằng lời
nói qua việc thẩm vấn nghi vấn.
- Lấy xác nhận: Là quá trình thu nhập thông tin do bên thứ ba độc lập
cung cấp để xác định tính chính xác của thông tin mà KTV còn nghi vấn.
- Chọn mẫu các đối tượng kiểm toán, xác minh làm rõ các vấn đề cần
Kiểm toán.
* Nhận xét: Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong kiểm toán
I. Mục Tiêu và trình tự
Tổ chức công tác kiểm
toán
II. Chuẩn bị kiểm toán
III. Thực hành kiểm toán
IV. Kết thúc kiểm toán
I. Mục Tiêu Và Trình Tự Tổ Chức Công Tác Kiểm Toán
1. Khái niệm chung về tổ chức
Khái niệm: Tổ chức nói chung là mối liên hệ giữa các yếu
tố trong một hệ thống theo một trật tự nhất định.
=> Mục tiêu của tổ chức: tạo ra mối liên hệ giữa các yếu tố
trong một hệ thống theo một trật tự nhất định
Mức độ của mối liên hệ: Trong biên độ giao động từ 0  1
+ ở mức độ 0: Các yếu tố không có bất kỳ mối liên hệ nào
=> hệ thống rơi vào tình trạng tan rã hay vô tổ chức
+ ở mức độ 1: Các yếu tố quan hệ chặt chẽ, khoa học
=> hệ thống hoạt động ở mức độ tối ưu
2. Tổ chức công tác kiểm toán
Khái niệm: Tổ chức công tác kiểm toán là mối liên hệ giữa
các yếu tố của kiểm toán theo một trật tự xác định.
=> Mục tiêu của tổ chức công tác kiểm toán: là hướng tới
việc tạo ra mối liên hệ khoa học và nghệ thuật giữa các
phương pháp kĩ thuật kiểm toán dùng để xác định và bày tỏ ý
kiến về đối tượng kiểm toán.
Quy trình tổ chức công tác kiểm toán:
- Chuẩn bị kiểm toán
- Thực hành kiểm toán
- Kết thúc kiểm toán
1. Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán
 Mục tiêu kiểm toán: Là đích cần đạt tới đồng
thời là thước đo kết quả kiểm toán cho mỗi cuộc
kiểm toán cụ thể.
Mục tiêu chung: phải gắn với mục tiêu, yêu cầu
của quản lý.
Mục tiêu cụ thể cho từng loại hình kiểm toán
 Phạm vi kiểm toán:
Là Giới hạn về không gian và thời gian của đối
tượng kiểm toán.
II. Chuẩn bị kiểm toán
Xây dựng chương trình kiểm toán
Lập Kế hoạch Kiểm toán
Thu thập thông tin
Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và
chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản
Xác định Mục Tiêu, phạm vi kiểm toán
2. Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán
và chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản
- yêu cầu chung của việc lựa chọn: người được chỉ
định phải là người có trình độ tương xứng với mục
tiêu, phạm vi kiểm toán nói riêng và tương xứng với
vị trí, yêu cầu, nội dung của cuộc kiểm toán nói
chung.
-Chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản của cuộc
kiểm toán như: phương tiện tính toán, phương tiện
kiểm kê...
3. Thu thập thông tin
* Nội dung thông tin:
- Các thông tin liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực
hoạt động của khách thể kiểm toán.
- Tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm toán nội bộ
- Tìm hiểu về các bên hữu quan
* Nguồn tài liệu:
- Tham khảo hồ sơ kiểm toán năm trước
- Tham khảo trên các phương tiện thông tin đại
chúng các thông tin chung về ngành, lĩnh vực kinh
doanh.
- Thu thập các tài liệu có liên quan của khách thể.
4. Lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán là quá trình cân đối tích
cực giữa nhu cầu và nguồn lực đã có nhằm cụ
thể hóa mục tiêu và phạm vi kiểm toán đã được
dự kiến trên cơ sở các nguồn lực đã có.
Việc cụ thể hóa này được thực hiện bằng
cách: Xác định các công việc cụ thể phải làm và
xác định thời gian kiểm toán tương ứng.
Trong bước này sẽ bao gồm các công việc chủ yếu:
- Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán: Cần xem xét cả về
mặt số lượng và cơ cấu.
+ Số người phải phù hợp với quy mô kiểm toán
+ Cơ cấu nhân sự phải phù hợp với tính chất phức tạp
của công việc và phân công từng người phụ trách từng công
việc cụ thể một cách khoa học và phù hợp với trình độ,năng
lực chuyên môn của KTV.
- Xác định thời gian kiểm toán: gồm thời hạn chung và thời
hạn riêng cho từng người phụ trách từng công việc như đã
phân công.
- Kiểm tra lại các phương tiện cần thiết để tính toán, kiểm
kê...và cân đối cả về số lượng và chủng loại.
- Xác định mức kinh phí cần thiết cho cuộc kiểm toán.
5. Xây dựng chương trình kiểm toán
là xây dưng chương trình
kiểm toán chính cụ thể hóa
các kế hoạch trên về nhân sự,
thời gian, xác định số lượng
và các bước thủ tục cần phải
thực hiện cho từng phần hành
kiểm toán cụ thể
III. Thực Hành Kiểm Toán
* Thực hành kiểm toán là quá trình thực hiện đồng bộ công việc đã ấn
định trong kế hoạch, chương trình kiểm toán.
* Kiểm toán viên cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau:
1. KTV phải tuân thủ chương trình kiểm toán đã được xây dựng.
Trong mọi trường hợp, KTV không được tự ý thay đổi chương trình
2. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thường xuyên ghi
chép kết quả kiểm toán vào sổ tay hay vào giấy tờ làm việc để làm
bằng chứng cho kết luận kiểm toán.
III. Thực Hành Kiểm Toán (tiếp)
3. Định kỳ kiểm toán viên phải tổng hợp kết quả kiểm toán
trên bảng tổng hợp để nhận rõ mức độ thực hiện so với công
việc chung.
Thường sử dụng: Bảng kê chênh lệch và Bảng kê xác
minh
4. Mọi điều chỉnh về nội dung, phạm vi, trình tự kiểm toán...
Đều phải có ý kiến thống nhất của người phụ trách chung công
việc kiểm toán (chủ thể) và khách thể kiểm toán – nếu cần.
IV.Kết Thúc Kiểm Toán
Giai đoạn cuối cùng của một cuộc kiểm
toán là kết thúc kiểm toán. Trong giai
đoạn này, KTV sẽ tổng hợp lại kết quả
của toàn bộ cuộc kiểm toán, đưa ra kết
luận kiểm toán và lập báo cáo hoặc biên
bản kiểm toán.
Kết luận kiểm toán: Là sự khái quát thực hiện các chức
năng kiểm toán trong từng cuộc kiểm toán cụ thể
Yêu Cầu đối với kết luận kiểm toán:
+ Về nội dung: Kết luận kiểm toán phải phù hợp và đầy đủ
+ Về tính pháp lý: Tính pháp lý thể hiện kết luận đưa ra
phải dựa trên những bằng chứng đã thu thập và từ ngữ, văn
phạm sử dụng phải chuẩn xác.
- Tùy thuộc vào mục tiêu, phạm vi và các loại hình kiểm
toán mà kết luận kiểm toán có thể đưa ra dưới các dạng khác
nhau.
* Hình thức thể hiện kết luận kiểm toán:
- Báo cáo kiểm toán
- Biên bản kiểm toán
I. Khái quát chung về tổ chức
bộ máy kiểm toán
II. Kiểm toán viên và tổ chức
hiệp hội KTV
III. Tổ chức bộ máy kiểm toán
I. Khái Quát Chung Về Tổ Chức Bộ Máy Kiểm Toán
- Tổ chức bộ máy kiểm toán bao gồm cả yếu tố con người
và phương tiện chưa đựng các yếu tố của kiểm toán để
thực hiện chức năng của Kiểm toán
- Theo nguyên lý chung của tổ chức bộ máy, bộ máy kiểm
toán có thể tổ chức theo phương thức trực tuyến – tham
mưu hoặc phương thức chức năng và có thể lựa chọn
loại hình tập trung hay phân tán tùy quy mô và địa bàn
hoạt động, tùy khả năng và phương tiện điều hành...
-Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức bộ máy kiểm toán:
+ Phải xây dựng đội ngũ kiểm toán viên đủ về số lượng và
đảm bảo yêu cầu chất lượng phù hợp với từng bộ máy kiểm
toán.
+ Hệ thống bộ máy kiểm toán phải bao gồm các phân hệ
chứa đựng các mối liên hệ trong – ngoài khác nhau phù hợp
với nguyên tắc chung của lý thuyết tổ chức và phù hợp với
quy luật của phép biện chứng về liên hệ.
+ Tổ chức bộ máy kiểm toán phải quán triệt nguyên tắc
chung của mọi hệ thống tổ chức bộ máy: tập trung, dân chủ
thích ứng với từng bộ phận kiểm toán.
-Nhiệm vụ cơ bản của tổ chức bộ máy kiểm toán: là xây
dựng mô hình tổ chức bộ máy, xác định kiểu liên hệ trong
từng mô hình và mối liên hệ giữa các yếu tố cơ bản cấu
thành hệ thống bộ máy kiểm toán.
- Để thực hiện được nhiệm vụ trên, tổ chức bộ máy Kiểm
toán phải giải quyết được các vấn đề cơ bản:
+ KTV và các tổ chức hiệp hội KTV
+ Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
+ Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập
+ Tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước
II. Kiểm toán viên và tổ chức hiệp hội kiểm toán viên
1. Kiểm toán viên
* Khái niệm: Kiểm toán viên là khái niệm chung chỉ
những người làm công tác kiểm toán cụ thể có trình độ
nghiệp vụ tương xứng với công việc đó.
* Các loại kiểm toán viên:
- Kiểm toán viên độc lập
- Kiểm toán viên nhà nước
- Kiểm toán viên nội bộ
2. Các tổ chức hiệp hội kiểm toán viên
* Mục đích: Tăng cường quan hệ hợp tác, hướng dẫn
và bồi dưỡng nghiệp vụ kể cả về nhận thức cũng như
kinh nghiệm thực tế.
* Các tổ chức hiệp hội chủ yếu
- Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC
- Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ
- Hiệp hội kiểm toán viên độc lập
- Hiệp hội (học viên) của các tổ chức kiểm toán viên
nhà nước
III. Tổ Chức Bộ Máy Kiểm Toán
1. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
* Khái niệm: Bộ máy kiểm toán nội bộ là hệ thống tổ
chức của các kiểm toán viên do đơn vị tư lập ra theo yêu cầu
quản trị nội bộ và thực hiện nền nếp, kỷ cương quản lý.
* Mô hình tổ chức:
- Hội đồng hay bộ phận kiểm toán nội bộ
(Mô hình này thích hợp với những DN có quy mô lớn)
- Giám định viên kế toán ( giám sát viên nhà nước)
( Mô hình ứng dụng phổ biến ở các xí nghiệp nhà nước
và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ)
2. Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập
* Khái niệm: Bộ máy kiểm toán độc lập là tổ chức của
các kiểm toán viên chuyên nghiệp kinh doanh dịch vụ
kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan.
* Mô hình tổ chức:
- Văn phòng kiểm toán tư
- Công ty kiểm toán
3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước
* khái niệm: Bộ máy kiểm toán nhà nước là hệ thống
tập hợp những viên chức nhà nước để thực hiện chức
năng kiểm toán ngân sách và tài sản công
* Mô hình tổ chức ( xét trong mối quan hệ với bộ máy
nhà nước):
+ KTNN trực thuộc cơ quan lập pháp
+ KTNN trực thuộc cơ quan hành pháp
+ KTNN độc lập với các cơ quan khác trong bộ máy
nhà nước
I. Khái quát chung về chuẩn mực
kiểm toán
II. Những chuẩn mực kiểm toán
được chấp nhận phổ biến
III. Đặc điểm của hệ thống chuẩn
mực cụ thể trong các bộ máy
kiểm toán
I. Khái Quát Chung Về Chuẩn Mực Kiểm Toán
1. Khái niệm chuẩn mực kiểm toán
Chuẩn mực kiểm toán là hững quy phạm pháp lý, là thước đo
chung về chất lượng công việc kiểm toán và dùng để điều tiết hành
vi của KTV và các bên hữu quan theo hướng và mục tiêu xác định
2. Hình thức thể hiện của chuẩn mực kiểm toán
* Luật kiểm toán: Là hình thức pháp lý cao nhất của chuẩn mực
kiểm toán, được ban hành bởi cơ quan lập pháp (Quốc hội), có ý
nghĩa điều tiết các hành vi của nhiều phía có liên quan.
* Hệ thống chuẩn mực kiểm toán cụ thể: thường do các tổ chức
hiệp hội nghề nghiệp nghiên cứu, soạn thảo và ban hành cho từng
loại hình toán hoặc cho kiểm toán nói chung. Hệ thống chuẩn mực
kiểm toán dùng để điều tiết hành vi của KTV và để đánh giá chất
lượng công việc của kiểm toán.
II. Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ
biến.( GAAS – Generally Accepted Auditing
Standards)
- Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến
(GAAS) là những chuẩn mực có hiệu lực mà KTV phải
tuân thủ khi tiến hành kiểm toán và là cách thức đảm
bảo chất lượng công việc kiểm toán.
- Chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận rộng rãi gồm 10
chuẩn mực và được chia thành 3 nhóm.
* Nhóm chuẩn mực chung: gồm 3 chuẩn mực
1. Việc kiểm soát phải do một hay một nhóm người được
đào tạo nghiệp vụ tương xứng và thành thạo như một kiểm
toán viên thực hiện
2. Trong tất cả các vấn đề liên quan tới cuộc kiểm toán.
KTV phải giữ một thái độ độc lập.
3. KTV phải duy trì sự thận trọng nghề nghiệp đúng mực
trong suốt cuộc kiểm toán (lập kế hoạch, thực hiện kiểm
toán và lập báo cáo kiểm toán).
* Nhóm chuẩn mực thực hành: gồm 3 chuẩn mực
1. Phải lập kế hoạch chu đáo cho công việc kiểm toán và
giám sát chặt chẽ những người giúp việc nếu có.
2. Phải hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ để
lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, thời gian và
quy mô của các thử nghiệm sẽ thực hiện.
3. Phải thu được đẩy đủ bằng chứng có hiệu lực thông
qua việc kiểm tra, quan sát, thẩm vấn và xác nhận để có
được những cơ sở hợp lý cho ý kiến về báo cáo tài chính
được kiểm toán.
* Nhóm chuẩn mực báo cáo: Gồm 4 chuẩn mực
1. Báo cáo kiểm toán phải xác nhận bảng khai tài chính có
được trình bày phù hợp với những nguyên tắc kế toán được
chấp nhận rộng rãi hay không.
2. Báo cáo kiểm toán phải chỉ ra các trường hợp không nhất
quán về nguyên tắc giữa kỳ này với các kỳ trước.
3. Phải xem xét các khai báo trên bảng khai tài chính có đầy
đủ một cách hợp lý không trừ những trường hợp khác được
chỉ ra trong báo cáo.
4. Phải đưa ra ý kiến về toàn bộ bảng khai tài chính hoặc
khẳng định không thể đưa ra ý kiến được kèm theo việc nêu
rõ lý do.
III. Đặc Điểm Của Hệ Thống Chuẩn Mực Kiểm Toán Cụ Thể Trong Các
Bộ Máy Kiểm Toán.
* Trong phân hệ kiểm toán độc lập
Tính “Nguyên vẹn” của các chuẩn mực trên được thể hiện rõ nét hơn cả.
* Trong phân hệ kiểm toán nhà nước:
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán thường được thể hiện theo 2 hướng:
 Những chuẩn mực chung cho KTV và cơ quan KTNN
 Những chuẩn mực chung chỉ áp dụng cho cơ quan KTNN
* Trong phân hệ kiểm toán nội bộ
Chuẩn mực kiểm toán được cụ thể hóa theo 3 hướng:
 Chung cho bộ máy kiểm toán nội bộ và KTV nội bộ
 Cho bộ phận kiểm toán nội bộ
 cho KTV nội bộ

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Trac nghiem He thong thong tin ke toan Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Nguyễn Tú
 
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctcBài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
lovesick0908
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Tien Vuong
 
Ke toan tai chinh 2
Ke toan tai chinh 2Ke toan tai chinh 2
Ke toan tai chinh 2
thonght
 
Bài tập ktqt có giải
Bài tập ktqt có giảiBài tập ktqt có giải
Bài tập ktqt có giải
Adam Vu
 

Was ist angesagt? (20)

Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bản
Hệ thống kiểm soát nội bộ   kiểm toán căn bảnHệ thống kiểm soát nội bộ   kiểm toán căn bản
Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bản
 
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
 
Bài tập kế toán quản trị
Bài tập kế toán quản trịBài tập kế toán quản trị
Bài tập kế toán quản trị
 
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toánChuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
 
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOTGiáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
 
Phân loại kiểm toán
Phân loại kiểm toánPhân loại kiểm toán
Phân loại kiểm toán
 
Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Trac nghiem He thong thong tin ke toan Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Trac nghiem He thong thong tin ke toan
 
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctcBài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
 
Dự toán sản xuất kinh doanh
Dự toán sản xuất kinh doanhDự toán sản xuất kinh doanh
Dự toán sản xuất kinh doanh
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
 
Bài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trịBài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trị
 
Ke toan tai chinh 2
Ke toan tai chinh 2Ke toan tai chinh 2
Ke toan tai chinh 2
 
Đề thi kế toán hành chính sự nghiệp có đáp an
Đề thi kế toán hành chính sự nghiệp có đáp anĐề thi kế toán hành chính sự nghiệp có đáp an
Đề thi kế toán hành chính sự nghiệp có đáp an
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAYĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
 
Bài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-côngBài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-công
 
Slide+kiem+toan
Slide+kiem+toanSlide+kiem+toan
Slide+kiem+toan
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
 
Bài tập ktqt có giải
Bài tập ktqt có giảiBài tập ktqt có giải
Bài tập ktqt có giải
 

Ähnlich wie Bài giảng kiểm toán căn bản

Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Liễu Bờm
 
Tổng quan về kiểm toán
Tổng quan về kiểm toánTổng quan về kiểm toán
Tổng quan về kiểm toán
https://www.facebook.com/garmentspace
 
1. nguyen ly_ke_toan-new
1. nguyen ly_ke_toan-new1. nguyen ly_ke_toan-new
1. nguyen ly_ke_toan-new
dolandanang
 
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiepPhan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
xuanduong92
 
03 acc403-bai 1-v1.0
03 acc403-bai 1-v1.003 acc403-bai 1-v1.0
03 acc403-bai 1-v1.0
vanhung_vn
 

Ähnlich wie Bài giảng kiểm toán căn bản (20)

Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
 
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.pptKiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
 
Slide_bai_ging_Kim_toan.ppt
Slide_bai_ging_Kim_toan.pptSlide_bai_ging_Kim_toan.ppt
Slide_bai_ging_Kim_toan.ppt
 
Chương 1
Chương 1Chương 1
Chương 1
 
Tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế giá trị gia tăng từ các doanh nghiệp trên...
Tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế giá trị gia tăng từ các doanh nghiệp trên...Tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế giá trị gia tăng từ các doanh nghiệp trên...
Tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế giá trị gia tăng từ các doanh nghiệp trên...
 
Kiemtoan
KiemtoanKiemtoan
Kiemtoan
 
Kiemtoan
KiemtoanKiemtoan
Kiemtoan
 
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
 
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet namTailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
 
Tổng Quan Về Kiểm Toán
Tổng Quan Về Kiểm ToánTổng Quan Về Kiểm Toán
Tổng Quan Về Kiểm Toán
 
Tổng quan về kiểm toán
Tổng quan về kiểm toánTổng quan về kiểm toán
Tổng quan về kiểm toán
 
1. nguyen ly_ke_toan-new
1. nguyen ly_ke_toan-new1. nguyen ly_ke_toan-new
1. nguyen ly_ke_toan-new
 
Chuong 1 Khái niệm kiểm toán
Chuong 1 Khái niệm kiểm toánChuong 1 Khái niệm kiểm toán
Chuong 1 Khái niệm kiểm toán
 
De kiem toan
De kiem toanDe kiem toan
De kiem toan
 
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiepPhan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
 
Nckh
NckhNckh
Nckh
 
Bai+giang+ke+toan+du+lich
Bai+giang+ke+toan+du+lichBai+giang+ke+toan+du+lich
Bai+giang+ke+toan+du+lich
 
03 acc403-bai 1-v1.0
03 acc403-bai 1-v1.003 acc403-bai 1-v1.0
03 acc403-bai 1-v1.0
 
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt NamHoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
 
04 acc202 bai 1_v2.0013107222
04 acc202 bai 1_v2.001310722204 acc202 bai 1_v2.0013107222
04 acc202 bai 1_v2.0013107222
 

Kürzlich hochgeladen

bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
LeHoaiDuyen
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
ngtrungkien12
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
PhamTrungKienQP1042
 

Kürzlich hochgeladen (7)

bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 

Bài giảng kiểm toán căn bản

  • 1. I. Kiểm tra,kiểm soát- Một chức năng của quản lý II.Kiểm Tra kế toán trong hoạt động Tài chính III. Lịch sử phát triển của Kiểm tra tài chính
  • 2. I. Kiểm tra, Kiểm soát – Một chức năng của quản lý 1. Quản Lý 1.1 Khái Niệm Quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất  Gồm 2 Giai đoạn - Định Hướng - Tổ chức thực hiện
  • 3. 1.2. Các giai đoạn của quản lý 1. Giai đoạn định hướng: - Dự báo các nguồn lực (nguồn lực về vốn,lao động,tài nguyên) - Đề ra các mục tiêu cần và có thể đạt tới, xây dựng chương trình,kế hoạch...  Cần kiểm tra các thông tin về nguồn lực,về xây dựng các mục tiêu, chương trình, kế hoạch nhằm đảm bảo có khả năng thực hiện được. 2. Giai đoạn tổ chức thực hiện Phối hợp các nguồn lực theo các phương án tối ưu nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra.  Cần kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện để qua đó điều chỉnh các định mức, xây dựng lại các mục tiêu, các chương trình, kế hoạch....  Kết Luận: kiểm tra,kiểm soát không phải là một giai đoạn hay một pha của quản lý mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của cả quá trình này. Kiểm tra, kiểm soát là một chức năng của quản lý
  • 4. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra,kiểm soát Kiểm tra, kiểm soát Cấp Quản lý Loại hình hoạt động Loại Hình sở hữu Truyền thông và điểu kiện KT-XH
  • 5. Cấp Quản lý  Cấp Quản lý vĩ mô( cấp nhà nước) Nhà nước là người quản lý và cũng là người thực hiện kiểm tra, kiểm soát dưới 2 hình thức: + Kiểm tra trực tiếp + Kiểm tra Gián tiếp  Cấp Quản lý Vi mô ( cấp cơ sở) Kiểm soát diễn ra tại các đơn vị cơ sở. Vừa chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan cấp trên gọi là ngoại kiểm, các đơn vị này cũng phải tiến hành các hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị để thực hiện quản trị nội bộ của doanh nghiệp( nội kiểm).
  • 6. Loại Hình Sở Hữu  Sở hữu nhà nước Là các đơn vị, tổ chức, cá nhân có người sử dụng vốn và kinh phí từ ngân sách nhà nước. Đối tượng này chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chuyên môn của nhà nước  Sở hữu tư nhân Là sở hữu của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tự sử dụng nguồn vốn riêng để hoạt động, chịu sự kiểm tra, kiểm soát về tài chính theo quy định của pháp luật.
  • 7. Loại Hình Hoạt Động  Hoạt động kinh doanh Lợi nhuận được coi là mục tiêu và là thước đo chất lượng hoạt động. Do đó, kiểm tra cần hướng tới hiệu quả của vốn, của lao động, của tài nguyên.  Hoạt động của sự nghiệp: Mục tiêu chủ yếu là thực hiện tốt nhiệm vụ cụ thể về xã hội, về quản lý trên cơ sở tiết kiệm kinh phí cho việc thực hiện nhiệm vụ đó. Trong trường hợp này, kiểm tra thường xem xét hiệu năng của quản lý thay cho hiệu quả trong kinh doanh.
  • 8. Truyền Thống Văn Hóa Và Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội Truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế- xã hội như: trình độ kinh tế và dân trí, trình độ quản lý, tính kỷ cương và truyền thống luật pháp khác nhau sẽ ảnh hưởng đến cách thức và hoạt động kiểm tra.
  • 9.  Kết Luận: - Kiểm tra gắn liền với quản lý, gắn liền với mọi hoạt động. Ở đâu có quản lý thì ở đó có kiểm tra. - Hoạt động kiểm tra kiểm soát được thực hiện khác nhau đối với các đơn vị tùy thuộc vào nguồn ngân sách, quan hệ pháp lý và truyền thống văn hóa, điều kiện kinh tế- xã hội của từng nước. - Kiểm tra, kiểm soát có quá trình phát triển theo nhu cầu quản lý: + Quy mô của quản lý càng lớn thì tổ chức kiểm tra, Kiểm soát phải càng khoa học. + Tính chất của hoạt động quản lý càng phức tạp thì tổ chức kiểm tra, kiểm soát phải càng chặt chẽ hơn.
  • 10. II.Kiểm Tra Kế Toán Trong Hoạt Động Tài Chính Hoạt động tài chính: Là hoạt động dùng tiền để giải quyết các mối quan hệ kinh tế trong đầu tư, sản xuất, lưu thông, thanh toán nhằm đạt tới lợi ích kinh tế xác định. Kế Toán: Là hệ thống thông tin và kiểm tra về tình hình tài sản bằng hệ thống phương pháp khoa học như chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng hợp – cân đối kế toán.
  • 11. Các Phương Pháp Của Kế Toán  Phương pháp chứng từ: Là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành của các nghiệp vụ kinh tế.  Phương pháp tính giá: Là phương pháp thông tin và kiểm tra về chi phí trực tiếp và gián tiếp cho từng loại hoạt động, từng loại hàng hóa.  Phương pháp đối ứng tài khoản: Là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động của vốn kinh doanh theo từng loại hoặc từng bộ phận của vốn  Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán: Là phương pháp khái quát tình hình vốn kinh doanh và kết quả kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kì nhất định.
  • 12.  Kiểm tra kế toán là một trong những chức năng cơ bản của kế toán. Hoạt động kế toán gắn liền với với hai chức năng: thông tin và kiểm tra kế toán  Kiểm tra kế toán dù có nhiều ưu việt nhưng chỉ cung cấp thông tin cho những người có am hiểu về kế toán hoặc những người trực tiếp làm kế toán. Tuy nhiên, không phải bất kỳ thông tin tài chính nào cũng được phản ánh trên các tài liệu kế toán. Vì vậy, ngoài hoạt động tự kiểm tra của kế toán thì phải tiến hành ngoài kế toán. II. Kiểm Tra Kế Toán Trong Hoạt Động Tài Chính (tiếp)
  • 13. III. Lịch Sử Phát Triển Của Kiểm Tra Tài Chính  Thời Kì cổ đại: - Giai đoạn đầu: Kế Toán đơn giản => Kiểm tra kế toán chưa phát triển - Cuối thời kì này: Tách biệt sở hữu và người quản lý tài sản => Kiểm tra độc lập đã phát sinh  Thời kỳ trung đại: - Xuất hiện kế toán đối chiếu: chủ sở hữu và người quản lý tài sản - Từ thế kỷ XVI : Xuất hiện kế toán kép => kiểm tra độc lập gần như không còn tồn tại  Từ những năm 30 của thế kỉ XX: Khủng hoảng tài chính tiền tệ đặc biệt trầm trọng => chứng tỏ kiểm toán kế toán không còn đáp ứng được yêu cầu mới của quản lý => Kiểm toán xuất hiện trở lại.
  • 14. Tại Việt Nam -Từ trước năm 1975: đã có văn phòng kiểm toán tại miền Nam VN(chưa công bố chính thức). - Từ năm 1975 đến 1986: với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, kiểm toán độc lập không còn tồn tại. - Sau năm 1986: + kiểm toán độc lập: năm 1991 (VACO, AASC) + Kiểm toán nhà nước: năm 1994 + Kiểm toán nội bộ năm 1997
  • 16. I. Bản chất của kiểm toán II. Chức năng của kiểm toán III. Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán trong quản lý
  • 17. I. Bản Chất Của Kiểm Toán Bản chất kiểm toán Quan điểm 2: Quan điểm về kiểm toán theo thời điểm phát sinh Quan điểm 1: Quan điểm về kiểm toán Quan điểm 3: Quan điểm hiện đại hóa kiểm toán Khái niệm về kiểm toán
  • 18.  Quan điểm 1: Quan điểm đồng nhất giữa kiểm toán và kiểm tra kế toán-quan điểm truyền thống về kiểm toán -Quan điểm này phù hợp với kế hoạch hóa tập trung (trong điều kiện kiểm tra chưa phát triển, nhà nước vừa là chủ sở hữu, và là người lãnh đạo trực tiếp nền kinh tế - Tuy nhiên, khi chuyển đổi cơ chế kinh tế ( đối tượng quan tâm thông tin kế toán nhiều) Công tác kiểm tra cần thực hiện khoa học, khách quan trung thực để tạo niềm tin cho những người quan tâm  Cần tách kiểm toán khỏi kế toán và hình thành môn khoa học độc lập
  • 19.  Quan điểm 1 ( tiếp) - xem xét lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán Thời gian Kiểm toán Kiểm tra Kế toán Thời cổ đại Không tồn tại Có tồn tại Cuối thời kỳ cổ đại Có tồn tại Có tồn tại Thời kỳ trung đại Không tồn tại Có tồn tại Từ những năm 30 của thế kỉ 20 Có tồn tại Có tồn tại Kiểm toán và kiểm tra kế toán là 2 hoạt động độc lập. Kiểm toán chỉ dựa vào kế toán để phát triển Quan điểm đồng nhất kiểm toán và kiểm tra kế toán là không phù hợp
  • 20.  Quan điểm 2: Quan điểm về kiểm toán theo thời điểm phát sinh Khái niệm: Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do các kiểm toán viên độc lập tiến hành dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực Các yếu tố cơ bản:  Chức năng kiểm toán: xác minh và bảy tỏ ý kiến  Đối tượng kiểm toán : Các bảng khai tài chính, gồm:  Báo cáo tài chính  Các bảng khai tài chính khác theo luật định: Như Báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản, bảng kê khai tài sản khi cổ phần hóa, bảng kê khai tài sản của công ty phá sản,...  Khách thể kiểm toán: Được xác định là thực thể kinh tế hoặc một tổ chức.
  • 21.  Quan điểm 2: ( tiếp)  Các yếu tố cơ bản ( tiếp)  Chủ thể kiểm toán: KTV độc lập, có nghiệp vụ tương xứng  Về trình độ chuyên viên nghiệp vụ Phải có chứng chỉ Kế toán công chức (CPA –Cenrtificate of public accountant).  Về pháp lý: Phải đăng ký hành nghề tại Bộ tư pháp Riêng Việt Nam phải đăng kí tại Bộ Tài Chính  Về phẩm chất đạo đức: Trung thực, liêm khiết, tuyệt đối giữ bí mật thông tin về khách hàng, đảm bảo tính thận trọng trong nghề nghiệp thích đáng.  Về tính độc lập: o Độc lập về quan hệ xã hội o Độc lập về quan hệ kinh tế  Cơ sở pháp lý tiến hành kiểm toán: Các quy định pháp luật
  • 22.  Quan điểm 3: Quan điểm hiện đại về kiểm toán Kiểm toán bao gồm 4 lĩnh vực  Kiểm toán thông tin (information audit): Là hướng vào việc đánh giá tính trung thực và hợp pháp của tài liệu thông tin.  Kiểm toán quy tắc (Kiểm toán tuân thủ - Regularity audit): Hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, thể chế, luật pháp của đơn vị kiểm tra trong quá trình hoạt động.  Kiểm toán hiệu quả (Efficiency audit): Là hướng đến việc xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí sử dụng nguồn lực để có được kết quả đó trong từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.  Kiểm toán hiệu năng (Effectiveness audit): Hướng tới đánh giá năng lực quản lý và thường hướng tới chương trình, dự án cụ thể trên cơ sở xem xét khả năng hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu đề ra hay không.
  • 23. Kết Luận về bản chất kiểm toán -Kiểm toán là hoạt động độc lập, chức năng cơ bản của kiểm toán là xác minh, bày tỏ ý kiến để tạo niềm tin cho người quan tâm. - Kiểm toán thực hiện mọi hoạt động kiểm tra, kiểm soát những vấn đề liên quan đến thực trạng tài sản, các nghiệp vụ tài chính cùng hiệu quả đạt được.
  • 24. Kết Luận về bản chất kiểm toán - Nội dung trực tiếp của kiểm toán trước hết và chủ yếu là thực trạng hoạt động tài chính. - Để thực hiện chức năng của mình, đòi hỏi kiểm toán phải hình thành một hệ thống phương pháp kĩ thuật riêng bao gồm hệ thống phương pháp kiểm toán chứng từ và hệ thống phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ. - Kiểm toán được thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn tương xứng.
  • 25. Khái niệm kiểm toán Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần kiểm toán bằng hoạt động kĩ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.
  • 26. II.Chức Năng Của Kiểm Toán 1. Chức năng xác minh - Chức năng xác minh khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tài chính. - Chức năng được thể hiện ở 2 mặt: + Tính trung thực của các con số. + Tính hợp thức của các biểu mẫu phản anh tình hình tài chính - Theo thông lệ quốc tế, chức năng xác minh được cụ thể hóa thành các mục tiêu và tùy đối tượng hay loại hình kiểm toán, hệ thống mục tiêu cụ thể cũng khác nhau.
  • 27. 1. Chức năng xác minh ( tiếp)  Đối với kiểm toán tài chính: Chức năng xác minh được cụ thể hóa thành 6 mục tiêu (tiếp):  Tính giá và định giá: Tài sản, công nợ, nguồn vốn phải được tính giá va định giá đúng đắn, các phương pháp tính giá và định giá phải được áp dụng nhất quán.  Phân loại và trình bày: Các thông tin trên bảng khai tài chính phải được trình bày đúng chủng loại và cơ cấu.  Tính chính xác số học: yêu cầu các phép tính cộng dồn, chuyển số, công mang phải đảm bảo chính xác về mặt cơ học
  • 28. 1. Chức năng xác minh ( tiếp)  Đối với kiểm toán tài chính: Chức năng xác minh được cụ thể hóa thành 6 mục tiêu:  Tính giá và định giá: Tài sản, công nợ, nguồn vốn phải được tính giá va định giá đúng đắn, các phương pháp tính giá và định giá phải được áp dụng nhất quán.  Phân loại và trình bày: Các thông tin trên bảng khai tài chính phải được trình bày đúng chủng loại và cơ cấu.  Tính số chính xác học: yêu cầu các phép tính cộng dồn, chuyển số, công mang phải đảm bảo chính xác về mặt cơ học
  • 29. 1. Chức năng xác minh ( tiếp)  Đối với kiểm toán nghiệp vụ Ngoài 6 mục tiêu như Kiểm toán tài chính,còn hướng xác minh Mục tiêu về tính phê chuẩn của các nghiệp vụ: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải có căn cứ hợp lý và phải được phê chuẩn.
  • 30. 2. Chức năng bày tỏ ý kiến. -Chức năng bày tỏ ý kiến được hiểu là việc đưa ra các kết luận chất lượng thông tin và các pháp lý, tư vấn qua xác minh. - Tùy theo từng lĩnh vực, chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện khác nhau: + Ở khu vực công, thể hiện dưới 2 hình thức: o Bày tỏ ý kiến dưới hình thức phán xử như một quan tòa: Kiểm toán thực hiện kiểm tra các tài liệu, tình hình quản lý của Các tổ chức, cá nhân có sử dụng ngân sách nhà nước để xác minh tính chính xác và hợp lệ của tài liệu thu, chi trong đơn vị đó. Đồng thời khi có sai phạm xảy ra, kiểm toán có quyền ra quyết định xử lý như một quan tòa thông các phán quyết của mình. o Bày tỏ ý kiến dưới hình thức tư vấn: kiểm toán thực hiện kiểm tra ngân thu va sử dụng công quỹ của Các đơn vị có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Sau đó đưa ra lời khuyên cụ thể, trong việc sử dụng, quản lý công quỹ.
  • 31. 2. Chức năng bày tỏ ý kiến: (tiếp) + Ở khu vực kinh doanh và các dự án ngoài ngân sách nhà nước: Bày tỏ ý kiến chủ yếu dưới hình thức tư vấn: Đây là việc kiểm toán viên đưa ra các ý kiến tư vấn cho doanh nghiệp được kiểm toán về các vấn đề mà họ quan tâm.
  • 32. III.Ý Nghĩa Và Tác Dụng Của Kiểm Toán Trong Quản lý. Có 3 ý nghĩa chủ yếu: - Tạo niềm tin cho “ những người quan tâm” đến tình hình tài chính DN, gồm: + Các cơ quan nhà nước: để điều tiết kinh tế Vĩ mô + Các nhà đầu tư: để có hướng đầu tư đúng đắn + Các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý + Người lao động: Cần có thông tin tin cậy về kết quả kinh doanh, về thực hiện các chính sách và bảo hiểm... + Khách hàng, nhà cung cấp và những người quan tâm khác: để quyết định có hợp tác kinh doanh, mua bán hàng hóa cùng hay không... - Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán nói riêng và hoạt động quản lý nói chung - Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý
  • 33. I. Khái quát các cách phân loại kiểm toán II. Phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể III. Phân loại kiểm toán theo bộ máy tổ chức
  • 34. I. Khái quát các cách phân loại kiểm toán - Nếu phân loại theo mục đích kiểm toán: + Kiểm toán (báo cáo) tài chính + Kiểm toán nghiệp vụ( kiểm toán hoạt động) + Kiểm toán tuân thủ (kiểm toán quy tắc) - Nếu phân loại theo tổ chức bộ máy kiểm toán: + Kiểm toán nhà nước + Kiểm toán độc lập + Kiểm toán nội bộ - Nếu phân loại theo lĩnh vực cụ thể của kiểm toán: + Kiểm toán thông tin + Kiểm toán quy tắc (kiểm toán tuân thủ) + Kiểm toán hiệu quả + Kiểm toán hiệu năng
  • 35. I. Khái quát các cách phân loại kiểm toán (tiếp) - Nếu phân loại theo phương pháp áp dụng trong kiểm toán + Kiểm toán chứng từ + Kiểm toán ngoài chứng từ - Nếu phân loại theo phạm vi kiểm toán: + Kiểm toán toàn diện + Kiểm toán chọn điểm - Nếu phân loại theo chu kì kiểm toán: + Kiểm toán định kỳ + Kiểm toán thường xuyên + Kiểm toán đột xuất (bất thường)
  • 36. II. Phân loại kiểm toán theo mục đích kiểm toán Kiểm toánKiểm toán nghiệp vụ (kiểm toán hoạt động) Kiểm toán (báo cáo)tài chính Kiểm toán tuân thủ (kiểm toán quy tắc)
  • 37. 1. Kiểm toán tài chính (audit of financial stantements) Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do những người có trình độ nghiệp vụ tương xứng đảm nhiệm và dựa trên cơ sở hệ thống pháp lý đang có hiệu lực.  Các đặc trưng cơ bản: - Mục đích: Xác minh tính trung thực, hợp lý và hợp pháp - Đối tượng kiểm toán: bảng khai tài chính - Chủ thể kiểm toán: Có thể cả 3 loại chủ thể là kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ. Nhưng chủ thể chủ yếu là kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập. - Khách thể kiểm toán: là các thực thể kinh tế có bảng khai tài chính. - Trình tự tiến hành kiểm toán: Ngược với trình tự kế toán - Cơ sở pháp lý : hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán.
  • 38. 2. Kiểm toán nghiệp vụ (Operational audit)  Khái niệm: Kiểm toán nghiệp vụ là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến các nghiệp vụ cụ thể của các bộ phận hoặc đơn vị do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý đang có hiệu lực. Hay: kiểm toán nghiệp vụ là việc thẩm tra các trình tự và phương pháp tác nghiệp ở bộ phận, đơn vị được kiểm toán nhằm mục đích đánh giá tính hiệu quả, hiệu năng của các nghiệp vụ từ đó đưa ra các kiến nghị để cải tiến và hoàn thiện các nghiệp vụ (hoạt động) đó.
  • 39. 2. Kiểm toán nghiệp vụ (kiểm toán hoạt động) ( tiếp)  Các đối tượng cơ bản: - Đối tượng kiểm toán: nghiệp vụ cụ thể - Mục đích kiểm toán: nâng cao hiệu quả và hiệu năng của các nghiệp vụ (hoạt động) thông qua các lời khuyên cụ thể và rõ ràng. - Chủ thể kiểm toán: Có thể do kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ thực hiện. Nhưng chủ thể chủ yếu là kiểm toán nội bộ. - Khách thể kiểm toán: là các bộ phận, đơn vị có diễn ra hoạt động kiểm toán - Trình tự tiến hành kiểm toán: xuôi theo trình tự của kế toán và trình tự của quản lý. - Cơ sở tiến hành Kiểm toán: Do mỗi hoạt động, nghiệp vụ có đặc điểm, tính chất riêng => không thể xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chung cho toàn bộ các hoạt động. => Khi kiểm toán, KTV phải dựa vào đặc điểm, tính chất của từng hoạt động, nghiệp vụ để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp.
  • 40. 3. Kiểm toán tuân thủ (Kiểm toán quy tắc – Compliant audit or Regularity audit)  Khái niệm Là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về việc chấp hành luật pháp, chuẩn mực, chế độ, nội quy, quy định của đơn vị trong hoạt động.  Các đặc trưng cơ bản: - Đối tượng kiểm toán: Việc tuân thủ pháp luật của nhà nước và quy định của đơn vị. - Chủ thể kiểm toán: Kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ. - Trình tự tiến hành kiểm toán: + Khi kết hợp cùng kiểm toán tài chính: có trình tự ngược với trình của đơn vị.tự kế hoạch. + Khi kết hợp cùng Kiểm toán nghiệp vụ: có trình tự xuôi theo trình tự kế toán. - Cơ sở tiến hành kiểm toán: hệ thống của nhà nước và những nội quy, quy định
  • 41. III. Phân Loại Kiểm Toán Theo Hệ Thống Bộ Máy Tổ Chức Kiểm toánKiểm toán độc lập Kiểm toán nhà nước Kiểm toán nội bộ
  • 42. 1. Kiểm toán nhà nước * Khái niệm : Là bộ máy chuyên môn của nhà nước thực hiện các chức năng kiểm soát tài sản công. * Đặc điểm: - Chủ thể kiểm toán: Các kiểm toán viên nhà nước - Mô hình tổ chức: + Kiểm toán nhà nước trực thuộc cơ quan lập pháp + Kiểm toán nhà nước trực thuộc cơ quan hành pháp + Kiểm toán nhà nước độc lập với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. - Khách thể kiểm toán: đơn vị, tổ chức, cá nhân có sử dụng nguồn vốn và kinh phí từ ngân sách nhà nước. - Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ. - Mục đích kiểm toán: kiểm tra việc thu chi, ngân sách nhà nước.
  • 43. 1. Kiểm toán nhà nước (tiếp) - Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán: kiểm toán nhà nước đưa ra báo cáo kiểm toán có giá trị pháp lý cao. - Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán: Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán ở đây là mối quan hệ ngoại kiểm. Ngoài ra, kiểm toán nhà nước tiến hành các cuộc kiểm toán mang tính bắt buộc và cưỡng chế đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn và kinh phí từ ngân sách nhà nước.
  • 44. 2. Kiểm toán độc lập *Khái niệm: - Là các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho khách hàng. - Theo nghị định 105 của chính phủ ra ngày 30/3/2004.Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của KTV và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khi có các yêu cầu của đơn vị này. * Đặc điểm: - chủ thể kiểm toán: Kiểm toán viên độc lập - Mô hình tổ chức: + Công ty kiểm toán : là bộ máy tổ chức kiểm toán độc lập và số lượng lớn các kiểm toán viên độc lập. + Văn phòng kiểm toán tư: Được hình thành bởi một hoặc một vài kiểm toán viên độc lập để kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác liên quan.
  • 45. 2. Kiểm toán độc lập (tiếp) - Khách thể kiểm toán: + Khách thể bắt buộc:  Các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.  Các công ty cổ phần niêm yết kinh doanh trên thị trường chứng khoán.  Các tổ chức tín dụng hoạt động theo luật tổ chức tín dụng,ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế, quỹ hỗ trợ phát triển, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.  Doanh nghiệp nhà nước (nếu trong năm không là khách thể của Kiểm toán nhà nước) + Khách thể tự nguyện: là tất cả các đơn vị, tổ chức, cá nhân còn lại có nhu cầu kiểm toán.
  • 46. 2. Kiểm toán độc lập (tiếp) - Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: Kiểm toán tài chính. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của khách hàng mà kiểm toán độc lập có thể tiến hành các cuộc kiểm toán nghiệp vụ, tuân thủ hoặc tiến hành các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán... - Mục đích kiểm toán: xem xét tính trung thực và hợp lý của các thông tin kế toán. -Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán: Có lập về quan hệ xã hội và kinh tế với khách thể kiểm toán. - Mối quan giá trị pháp lý cao vì kết quả kiểm toán phục vụ cho rất nhiều đối tượng quan tâm, đồng thời do chủ thể kiểm toán hoàn toàn độc hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán: Ngoại kiểm - Tính pháp lý: Kiểm toán đọc lập mang tính tự nguyện và có tiến hành thu phí kiểm toán trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng. - Cơ sở pháp lý tiến hành kiểm toán: Hệ thống hóa các chuẩn mực kế toán và kiểm toán.
  • 47. 3. Kiểm toán nội bộ * Khái niệm: Là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi đơn vị, phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị. * Đặc điểm: - Chủ thể kiểm toán: Các kiểm toán viên không chuyên nghiệp, có thể là những kế toán viên giỏi, lâu năm hoặc các nhà quản lý có kinh nghiệm - Mô hình tổ chức: + Bộ phận kiểm toán nội bộ + Giám định viên kế toán - Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: Kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán tuân thủ. -Giá trị pháp lý của kết quả kiểm toán: Giá trị pháp lý của kết quả kiểm toán không cao vì chi phí phục vụ cho các nhà quản trị nội bộ của doanh nghiệp. - Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán: Nội kiểm - Tính pháp lý: Mang tính bắt buộc và không thu phí kiểm toán.
  • 48. I. I. Khái quát chung về đối tượng và khách thể của kiểm toán II. Các yếu tố cấu thành đối tượng kiểm toán
  • 49. I. Khái Quát Chung Về Đối Tượng Và Khách Thể Kiểm Toán. 1. Đối tượng kiểm toán. Đối tượng của kiểm toán là thực trạng hoạt động trong kiểm toán. Bao gồm: - Thực trạng tài chính (được cụ thể thành: tài liệu kế toán, thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính) - Hiệu quả, hiệu năng của các nghiệp vụ hay dự án cụ thể.
  • 50. 2. Khách thể kiểm toán * Khái niệm Khách thể kiểm toán là bộ phận hoặc đơn vị có diễn ra hoạt động kiểm toán * Phân loại khách thể kiểm toán: - Dựa vào tính pháp lý của cuộc kiểm toán: + Khách thể bắt buộc: Là những đơn vị thuộc pháp luật quy định thuộc một chủ thể kiểm toán cụ thể và hàng năm, khách thể Kiểm toán được kiểm toán bởi chủ thể kiểm toán đã quy định.
  • 51. + Khách thể tự nguyện: Là các đơn vị tự nguyện mời chủ thể kiểm toán thực hiện các cuộc kiểm toán theo thỏa thuận - Dựa theo mối quan hệ với chủ thể kiểm toán: + Khách thể của kiểm toán nhà nước + Khách thể của kiểm toán độc lập + khách thể của kiểm toán nội bộ
  • 52. •Các yếu tố cơ bản của cuộc kiểm toán: + Đối tượng kiểm toán + Chủ thể kiểm toán + Khách thể kiểm toán + Thời hạn kiểm toán + Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán.
  • 53. II. Các Yếu Tố Cấu Thành Đối Tượng Kiểm Toán. Đối tượng kiểm toán Thực trạng hoạt động tài chính Tài liệu kế toán Thực trạng tài sản và dịch vụ tài chính Hiệu quả,hiệu năng
  • 54. 1. Thực trạng hoạt động tài chính – đối tượng chung của kiểm toán * Khái niệm hoạt động tài chính: Là hoạt động dùng tiền để giải quyết các mối quan hệ kinh tế tròn các lĩnh vực: đầu tư, kinh doanh, phân phối, thanh toán nhằm đạt được 1 lợi ích kinh tế xác định. * Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tài chính: - Hoạt động tài chính phải có kế hoạch - Hoạt động tài chính phải đảm bảo tiết kiệm và có lợi - Hoạt động tài chính phải đảm bảo tuân thủ pháp luật và thể chế tài chính.
  • 55. * Đặc điểm của thực trạng trong hoạt động tài chính: - Hoạt động tài chính hết sức đa dạng và phức tạp Một phần của thực trạng hoạt độnghoạt động tài chính được phản ánh trên tài kiệu kế toán và các tài liệu khác có liên quan. Nhưng một phần khách không được phản ánh trên bất cứ tài liệu nào. Do đó, Kiểm toán đã xây dựng hệ thống phương pháp kiểm toán gồm 2 phân hệ: + Phương pháp kiểm toán chứng từ + Phương Pháp kiểm toán ngoài chứng từ - Trong doanh nghiệp, nhiều loại tài sản được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng luôn luôn vận động cùng với các nghiệp vụ kinh tế đa dạng và phức tạp. Do đó, KTV không thể tiến hành kiểm tra 100% các đối tượng trên. Hình thành nên phương pháp kiểm toán chọn mẫu.
  • 56. 2. Đối tượng cụ thể của kiểm toán: 2.1. Tài liệu kế toán –  Khái niệm Tài liệu kế toán là hệ thống chứng từ, sổ sách, các bảng biểu và các tài liệu khác có liên quan đến hệ thống kế toán.
  • 57.  Nhận xét về tài liệu kế toán: - Tài liệu kế toán, trước hết là bảng khai tài chính không chỉ là tổng kết các chỉ tiêu ở phạm vi rộng mà còn là nơi kiểm tra, lưu trữ tài liệu và bảo vệ tài sản. Từ đó làm cơ sở để những người quan tâm đưa ra những quyết định về quản lý, về đầu tư, về thanh toán và phân phối... - Cơ chế thị trường ngày càng phát triển thì số lượng người quan tâm đến tài liệu kế toán càng nhiều nên đòi hỏi chất lượng của tài liệu kế toán cũng phải cao hơn. - Do tính phức tạp trong việc xử lý thông tin kế toán dẫn đến các kế toán viên cũng gặp khó khăn trong việc phản anh các quan hệ phức tạp, đặc biệt là những quan hệ mới nảy sinh. Do đó, cần kiểm toán tài liệu kế toán để nâng cao chất lượng kế toán và tạo niềm tin đối với các đối tượng quan tâm.
  • 58.  Khi tiến hành kiểm tra tài liệu kế toán, KTV cần chú ý: - Tính hiện thực của các thông tin kế toán (thông tin lượng hóa được) - Tính hợp pháp của các biểu mẫu,của trình tự lập và luân chuyển các tài liệu này. - Tính hợp lý của các đối tượng kế toán phù hợp với nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Tính pháp lý trong việc thực các luật pháp, chuẩn mực và chế độ kinh tế tài chính.
  • 59. 2.2. Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính - Trong mọi đơn vị, tài sản được biểu hiện dưới nhiều hình thái vật chất khác nhau với yêu cầu về quy cách, phẩm chất, bảo quản, bảo dưỡng...khác nhau và ngày càng đa dạng, phức tạp. Theo xu hướng: ngày càng cách biệt giữa người sở hữu với người bản quản và sử dụng tài sản. => Khả năng cách biệt giữa tài sản với sự phản ánh của nó trong thông tin kế toán. Do đó, đã thúc đẩy sự ra đời của kiểm toán cùng tính tất yếu phải đặt thực trạng của tài sản vào đối tượng kiểm toán.
  • 60. 2.3. Hiệu quả và hiệu năng Theo quan điểm hiện đại về kiểm toán, kiểm toán bao gồm 2 lĩnh vực mới là kiểm toán hiệu quả và kiểm toán hiệu năng Hiệu quả, hiệu năng được coi là một bộ phận của kiểm toán nghiệp vụ gắn liền với một nghiệp vụ hay chương trình, dự án cụ thể
  • 61. I. Gian lận và sai sót II. Trọng yếu và rủi ro kiểm toán III. Cơ sở dẫn liệu và Bằng chứng kiểm toán
  • 62. MỤC TIÊU - Làm rõ các khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán - Xem xét bản chất của từng khái niệm, chỉ rõ mối quan hệ giữa các khái niệm và xem xét chúng trong mối quan hệ với việc xác định nội dung kiểm toán.
  • 63. Tài liệu tham khảo - Chuẩn mực kiểm toán SỐ 240 GIAN LẬN VÀ SAI SÓT(Ban hành theo Quyết định số143/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)  Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính) có hiệu lực từ 01/01/2014
  • 64. Tài liệu tham khảo - CHUẨN MỰC SỐ 500: BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN(Ban hành theo Quyết định số 219/2000/QĐ- BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) - Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT- BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính) - Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính) - Các chuẩn mực kiểm toán khác
  • 65. I. Gian Lận Và Sai Sót 1. Gian lận * Khái niệm: Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích thu lợi bất chính. * Các hình thức biểu hiện của gian lận: http://giaiphapdaotao.com/mot-so-thu-thuat-gian-lan-trong-bao-cao-tai-chinh
  • 66. * Nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra gian lận Cơ Hội Thiếu liêm khiết Sự xúi giục Gian lận
  • 67. 2. Sai sót • Khái niệm: Sai sót là những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến BCTC. * Các hình thức biểu hiện của sai sót: - Lỗi tính toán về số học, ghi chép sai trong hồ sơ, tài liệu kế toán. - Bỏ sót hoặc hiểu sai các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế - Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, chế độ kế toán, chính sách tài chính một cách không cố ý. http://blogketoan-thue.blogspot.com/2013/03/nhung-sai-sot-thuong-gap-trong-ke-toan_8716.html
  • 68. * Nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra sai sót: Năng lực Sức ép Lề lối làm việc Sai Sót
  • 69. 3. So sánh giữa gian lận và sai sót * Giống nhau: Đều là hành vi sai phạm trong lĩnh vực tài chính kế toán, làm lệch lạc thông tin, phản ánh sai thực tế, ảnh hưởng liên đới tới nhà quản lý * Khác nhau: Tiêu thức Gian lận Sai sót Về mặt ý thức Có chủ ý Không cố ý (vô tình) Về hình thức che dấu Luôn có sự che đậy => Khó phát hiện Không có chủ ý => Dễ phát hiện Về mức độ trọng yếu Luôn là hành vi sai phạm nghiêm trọng Phụ thuộc vào quy mô và mức độ lặp đi lặp lại của sai phạm
  • 70. 4. Trách nhiệm đối với gian lận và sai sót - Ban giám đốc danh nghiệp: Trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện và Sửa chữa các gian lận sai sót - Kiểm toán viên: Trách nhiệm phát hiện các sai phạm trọng yếu
  • 71. II. Trọng Yếu Và Rủi Ro Kiểm Toán 1. Trọng yếu * Khái niệm Trọng Yếu là khái niệm chỉ quy mô hay tầm cỡ và tính hệ trọng của các sai phạm, thông tin Thông tin trọng yếu: nếu thiếu thông tin, thiếu tính chính xác của thông tin thì sẽ ảnh hưởng đến bản chất của thông tin
  • 72. * Đánh giá trọng yếu:  Về quy mô: - Đánh giá theo quy mô tuyệt đối: Sử dụng con số tuyệt đối để đánh giá tính trọng yếu.Con số tuyệt đối là con số thể hiện mức độ quan trọng mà không cần nhắc thêm bất cứ một yếu tố nào khác. - Đánh giá theo quy mô tương đối: Quy mô tương đối là mối quan hệ tương quan giữa đối tượng cần đánh giá với một số gốc. Khi đánh giá mức trọng yếu theo quy mô tương đối có 3 khả năng xảy ra:  Quy mô nhỏ  Quy mô lớn – có thể không trọng yếu  Quy mô lớn – Chắc chắn trọng yếu
  • 73. * Đánh giá trọng yếu ( tiếp)  Về Tính chất: Khái niệm trọng yếu gắn với tính hệ trọng của vấn đề xem xét. Các khoản mục, nghiệp vụ sau đây thường được xem là trọng yếu: - Các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc chưa đựng khả năng gian lận - Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót hệ trọng như: + Các khoản mục có sai sót lặp đi lặp lại + Các khoản mục, nghiệp vụ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ kế toán sau. + Các nghiệp vụ vi phạm quy tắc kế toán và pháp lý nói chung + Các khoản mục, nghiệp vụ là đầu mối hoặc gây ra hậu quả liên quan đến nhiều khoản mục nghiệp vụ khác.
  • 74. 2. Rủi ro kiểm toán – AR (audit Rick) a. Khái niệm Rủi ro kiểm toán là khả năng mà KTV đưa ra ý kiến không xác đáng về đối tượng kiểm toán b. Đánh giá rủi ro kiểm toán: - Việc đánh giá rủi ro kiểm toán liên quan đến 3 giai doạn của cuộc kiểm toán: Chuẩn bị kiểm toán, thực hành kiểm toán, kết thúc kiểm toán. - Đánh giá AR thường thông qua ước tính từ 0 – 100% - Giữa rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch.
  • 75. c. Các loại rủi ro kiểm toán Rủi ro kiểm toán (AR – Audit Rick) Rủi ro tiềm tàng (IR – inherent Rick) Rủi ro kiểm soát (CR – control Rick) Rủi ro phát hiện (DR – Detection Rick)
  • 76. * Rủi ro tiềm tàng: (Inherent rick – IR) Khái niệm: IR là khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trong bản thân các đối tượng kiểm toán chưa kể đến sự tác động của bất cứ hoạt động kiểm toán nào kể cả kiểm toán nội bộ. Đánh giá IR: Để đánh giá rủi ro tiềm năng, KTV thường dựa trên các yếu tố sau: - Bản chất kinh doanh của khách thể - Phong cách làm việc, phong cách quản lý của ban giám đốc - Kết quả của các lần kiểm toán trước - Động cơ tiến hành kiểm toán
  • 77. * Rủi ro kiểm soát (control rick –CR) Khái niệm: Là khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán không phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu. Đánh giá rủi ro kiểm soát: Việc đánh giá rủi ro kiểm soát phụ thuộc vào kết quả đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ.
  • 78. * Rủi ro phát hiện (Defection Rick –DR) Khái niệm: Là khả năng mà các thủ tục kiểm toán không phát hiện được các sai phạm trọng yếu Nguyên nhân:  Do phạm vi kiểm toán áp dụng không phù hợp  Do áp dụng sai hệ thống phương pháp kiểm toán
  • 79. * Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán: - Quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán được phản anh qua mô hình rủi ro kiểm toán. AR = IR x CR x DR - IR và CR luôn tồn tại một cách khách quan, KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát chúng được. Ngược lại, đối với DR, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục nhập các bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát được rủi ro phát hiện. DR = - DR tỷ lệ ngịch với IR và CR. Nếu KTV tin răng IR và CR ở mức cao, KTV sẽ dự kiến rủi ro phát hiện ở mức thấp để duy trì rủi ro kiểm toán ở mức chấp nhận được và ngược lại.
  • 80. III. Cơ Sở Dẫn Liệu Và Bằng Chứng Kiểm Toán 1. Cơ sở dẫn liệu • Khái niệm: Là sự khẳng định một cách công khai hoặc ngầm định của ban quản lý về sự trình bày của các bộ phận trên báo cáo tài chính.
  • 81. - Khi thu tập bằng chứng kiểm toán kiểm toán quan tâm đến các cơ sở dữ liệu sau: + Sự hiện diện: Khẳng định sự tồn tại của quy chế kiểm soát như nội quy, quy chế về tiền mặt, chứng từ, chu trình luân chuyển từ... + Tính hữu hiệu: khẳng định quy chế kiểm soát đang hoạt động và hoạt động có hiệu lực + Tính liên tục: Khẳng định các quy chế kiểm soát hoạt động đều đặn và liên tục trong kỳ của báo cáo tài chính đã lập.
  • 82. - Khi thu nhập thập bằng chứng theo phương pháp cơ bản, kiểm toán quan tâm đến các cơ sở dẫn liệu sau:  Sự hiện hữu hoặc phát sinh  Tính trọn vẹn (tính đầy đủ)  Quyền và nghĩa vụ  Tính giá và đo lường  Trình bày và khai báo
  • 83. * Bài tập làm thêm về cơ sở dẫn liệu: Hãy nêu các cơ sở dẫn liệu bị vi phạm trong các sai phạm sau khi KTV thực hiện kiểm toán năm 200N: a) Ghi nhận một khoản doanh thu và phải thu của khách hàng căn cứ vào hợp đồng kinh tế sau khi hàng hóa chưa bàn giao quyền sở hữu cho khách hàng. b) Chưa phản ánh nghiệp vụ mua chịu TSCĐ trong năm tài chính mặc dù đơn vị đã nhận TSCĐ và các chứng từ, hóa đơn có liên quan đến mua sắm TSCĐ? c) Trong kỳ, đơn vị có tiến hành mua sắm TSCĐ từ nước ngoài. Trong quá trình hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ, kế toán hoạch định thiếu chi phí lắp đặt, chạy thử và thuế nhập khẩu? d) Hạch toán trùng 2 lần doanh thu bán hàng trong năm? e) Đơn vị không phản án chi phí lãi vay trong năm tài chính mà hạch toán khi thực trả tiền vay trong năm tài chính sau
  • 84. - Trong kỳ, đơn vị có tiến hành mua sắm TSCĐ từ nước ngoài. Trong quá trình hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ, kế toán xác định thiếu chi phí lắp đặt, chạy thử và thuế nhập khẩu? - Hạch toán trùng 2 lần doanh thu bán hàng trong năm? - Đơn vị không phản án chi phí lãi vay trong năm tài chính mà hạch toán khi thực trả tiền vay trong năm tài chính sau
  • 85. 2. Bằng chứng kiểm toán * Khái niệm: Bằng chứng kiểm toán là tất cả các thông tin tài liệu mà KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên những thông tin này, KTV hình thành nên ý kiến của mình.
  • 86. * Phân loại bằng chứng kiểm toán: - Phân loại theo nguồn gốc:  Bằng chứng do KTV tự khai thác và đánh giá thông qua kiểm kê, quan sát và tính toán lại.  Bằng chứng do doanh nghiệp cung cấp  Bằng chứng do bên thứ 3 độc lập cung cấp - Phân loại theo dạng của bằng chứng kiểm toán:  Bằng chứng kiểm toán văn bản  Bằng chứng bằng miệng
  • 87. * Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán - Tính hiệu lực (tính thích hợp) Là khái niệm chi chất lượng hoặc độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán. Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc các yếu tố sau:  Dạng của bằng chứng kiểm toán  Nguồn gốc thu nhập bằng chứng  Chất lượng của hệ thống KSNB  Sự kết hợp của các bằng chứng
  • 88. * Y/c đối với bằng chứng kiểm toán (tiếp) - Tính đầy đủ: Là khái niệm dùng để chỉ số lượng cần thiết của bằng chứng kiểm toán cho kết luận kiểm toán Số lượng bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào những yếu tố sau: - Tính hiệu lực của bằng chứng - Tính trọng yếu của các khoản mục, nghiệp vụ - Mức độ rủi ro của các khoản mục, nghiệp vụ
  • 89. I. Khái quát chung về HT phương pháp kiểm toán II. Các phương pháp kiểm toán chứng từ III. Các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ
  • 90. I. Khái Quát Về Hệ Thống Phương Pháp Kiểm Toán 1. Cơ sở xây dựng hệ thống phương pháp kiểm toán Cơ Sở Phương pháp luận Cơ sở Phương pháp kĩ thuật Đặc Điểm đối tượng kiểm toán Hệ Thống phương pháp kiểm toán
  • 91. a.Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của kiểm toán là phép biện chứng duy vật. Quan điểm biện chứng không những chỉ ra tính logic của qus trình nhận thức mà còn vạch ra các mối quan hệ và quy luật vận động của mọi sự vật, hiện tượng b. Cơ sở của phương pháp kĩ thuật Sử dụng phương pháp kĩ thuật của một số môn khoa học như: - Toán học - Kế toán và phân tích hoạt động kinh doanh
  • 92. c. Đặc điểm đối tượng kiểm toán  Đối tượng kiểm toán: thực trạng hoạt động tài chính: - Một phần của thực trạng hoạt động tài chính được phản ánh trên các tài liệu kế toán. - Phần khác chưa được phản ánh hoặc phản ánh chưa trung thực. => Kiểm toán đã hình thành nên hệ thống phương pháp gồm 2 phân hệ: Kiểm toán chứng từ và Kiểm toán ngoài chứng từ.
  • 93. c. Đặc điểm đối tượng kiểm toán Thực trạng hoạt động tài chính đa dạng và phức tạp với nhiêu loại tài sản được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau => KTV không thể kiểm tra hết được 100% đối tượng kiểm toán mà thực hiện trên cơ sở chọn mẫu kiểm toán.
  • 94. Hệ Thống phương pháp kiểm toán Các phương pháp Kiểm toán chứng từ Kiểm Tra Cân Đối Đối Chiếu Trực Tiếp Đối Chiếu logic Các phương pháp kiểm Toán ngoài chứng từ Kiểm kê Thực Nghiệm Điều tra 2.Hệ thống Phương pháp Kiểm toán
  • 95. II. Các Phương Pháp Kiểm Toán Chứng Từ 1. Kiểm toán cân đối * Khái niệm: Là phương pháp dựa trên các quan hệ cân đối kế toán (phương trình kế toán) và các cân đối khác để kiểm toán các quan hệ nội tại của các yếu tố cấu thành quan hệ cân đối đó.
  • 96. * Nội dung phương pháp:  Kiểm toán cân đối tổng quát: - Là việc xem xét các phương trình kế toán khai quát - Trong quá trình tiến hành kiểm toán cân đối tổng quát, KTV phải lưu ý đến các trường hợp không cân bằng: + Trường hợp các mối quan hệ cân bằng này thường xuyên không Được duy trì do bản thân các quy định, chế độ về kinh tế nói chung và chế độ tài chính kế toán nói riêng. + Trường hợp do lỗi về xử lý tài chính
  • 97.  Kiểm toán cân đối cụ thể: - Là việc xem xét đến các định khoản kế toán cụ thể biểu hiện trong các số khác nhau như nhật ký, bảng kê, sổ cái. KTV phải dựa trên nguyên tắc đối ứng để tiến hành kiểm toán và phải xem xét tính hợp lí của các định khoản kế toán. - Khi tiến hành kiểm toán, do không thể tiến hành với tất cả các nghiệp vụ hay tài sản đòi hỏi KTV phải biết phân biệt vùng sai sót. Vùng sai sót thường rơi vào các trường hợp sau: + Các nghiệp vụ mới phát sinh trong chế độ kế toán tài chính + Các quan hệ tài chính phức tạp không rõ ràng + Những nghiệp vụ tại thời điểm thay đổi chế độ kế toán, thay đổi nhân sự, giao điểm của các kỳ kế toán.
  • 98. •Điều kiện áp dụng: Phương pháp kiểm toán cân đối chỉ áp dụng đối với những đối tượng kiểm toán là các bảng cân đối hoặc những tài liệu có chứa mối quan hệ cân đối (ví dụ: bảng tổng kết tài sản,...)
  • 99. 2. Đối chiếu trực tiếp * Khái niệm: Là so sánh (về mặt lượng) trị số của cùng một chỉ tiêu trên các chứng từ kiểm toán.
  • 100. * Các loại đối chiếu trực tiếp: - Loại 1: Đối chiếu giữa số cuối kỳ với số đầu kỳ hoặc giữa các kỳ trên báo cáo tài chính (đối chiếu ngang) hoặc giữa các bộ phận của tổng thể để xem xét cơ cấu trong tổng thể ( đối chiếu dọc). - Loại 2: Đối chiếu giữa số dự đoán, số kế hoạch với số thực tế để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu. - Loại 3: Đối chiếu trị số của cùng một chi tiêu trong cùng một thời kỳ trên các chứng từ khác nhau. - Loại 4: Đối chiếu các con số của cùng một chứng từ nhưng được bảo quản, lưu trữ ở các địa điểm khác nhau. - Loại 5: Đối chiếu trị số của các chỉ tiêu với trị số của các yếu tố cấu thành chỉ tiêu đó. - Loại 6: Đối chiếu trị số của các chỉ tiêu trong công ty với trị số của các chỉ tiêu trong các công ty có cùng quy mô, cùng ngành nghề, hay với chỉ tiêu của toàn ngành.
  • 101. * Điều kiện áp dụng: Phương pháp đối chiếu trực tiếp được sử dụng trong trường hợp các chỉ tiêu được hạch toán theo cùng chuẩn mực, cùng nội dung, cùng phương pháp, cùng đơn vị tính toán trong cùng một khoản thời gian và điều kiện tương tự nhau.
  • 102. * Đối chiều ngang (phân tích ngang): - Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC. - Các chỉ tiêu phân tích thường bao gồm: + So sánh số liệu giữa kỳ này với kì trước hoặc giữa các kỳ với nhau + So sánh số liệu thực tế với số dự đoán hoặc số liệu ước tính của KTV + So sánh dữ kiện của công ty vơi dự kiện chung của ngành.
  • 103. * Đối chiếu dọc (Phân tích dọc): - Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và các khoản mục khác nhau trên BCTC. - Các tỷ suất tài chính: Gồm 3 nhóm. + Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán: Tài sản ngắn hạn  Tỷ suất thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Tiền + các khoản đầu tư ngắn hạn + các khoản thu  Tỷ suất thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Tiền + Các khoản TĐ tiền  Tỷ suất thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạn
  • 104. + Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính: Tài sản dài hạn  Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả  Tỷ suất nợ = Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu  Tỷ suất tự tài trợ = = 1 – Tỷ suất nợ Tổng nguồn vốn + Nhóm tỷ suất về khả năng sinh lời:  Tỷ suất lợi nhuận thuần / doanh thu  Tỷ suất lợi nhuận gộp / doanh thu  Tỷ suất lợi nhuận thuần / vốn chủ sở hữu  ....
  • 105. 3. Đối chiếu logic * Khái niệm: là Việc xem xét mức độ biến động tương ứng về trị số của các chỉ tiêu có quan hệ kinh tế trực tiếp song có thể theo hướng khác nhau. * Đặc điểm về đối tượng: Đối tượng được kiểm toán là rất đa dạng, nó có thể là đối chiếu giữa các chỉ tiêu tổng hợp với các chỉ tiêu chi tiết hoặc đối chiếu giữa các chỉ tiêu chi tiết với nhau nhưng có mức biến động khác nhau và xu hướng biến động khác nhau. * Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp KTV phải hiểu được bản chất của các mối quan hệ.
  • 106. III. Các Phương Pháp Kiểm Toán Ngoài Chứng từ 1. Kiểm kê * Khái niệm: Kiểm kê là quá trình kiểm tra tại chỗ các loại tài sản của DN Kiểm tra vật chất thường áp dụng đối với tài sản có dạng vật chất cụ thể như hàng tồn kho, TSCĐ, tiền mặt, giấy tờ thanh toán có giá trị.
  • 107. * Trình tự tiến hành kiểm kê: - Chuẩn bị kiểm kê: chuẩn bị các tiền đề vật chất và nhân sự - Thực hiện kiểm kê: Thực hiện các kỹ thuật trong kiểm kê như: Cân đong, đo, đếm, ghi chép vào các bảng kê. - Kết quả kiểm kê: Đưa ra kết luận kiểm kê, lập biên bản kiềm kê, trong biên bản kiểm kê đưa ra kiến nghị xử lý chênh lệch. * Nhận xét: - Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện - Nhược điểm:Chỉ khẳng định được tính hiện có mà không khẳng định được tính sở hữu và tình trạng kỹ thuật của tài Sản.
  • 108. 2. Thực nghiệm * Khái niệm: Thực nghiệm là phương pháp diễn lại hoặc nghiên cứu, phân tích từng yếu tố cấu thành của một tài sản, một quá trình đã có, đã diễn ra và cần xác định lại. * Điều kiện thực hiện: Chỉ áp dụng đối với những đối tượng có quy trình, khuân mẫu nhất định * Nhận xét: - Ưu điểm: Bằng chứng thu được có độ tin cậy cao - Nhược điểm: Tốn kém chi phí, khó thực hiện hoặc những trường hợp không thể thực hiện được.
  • 109. 3. Điều tra. * Khái niệm: Điều tra là phương pháp xác định lại một tài liệu hoặc một thực trạng để đi đến những quyết định hay kết luận kiểm toán. * Một số kỹ thuật sử dụng trong điều tra: - Quan sát: Quan sát trực tiếp thông qua các giác quan về hoạt động của đơn vị để đánh giá và phát hiện các vấn đề nghi vấn. - Phỏng vấn: Là quá trình thu nhập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việc thẩm vấn nghi vấn. - Lấy xác nhận: Là quá trình thu nhập thông tin do bên thứ ba độc lập cung cấp để xác định tính chính xác của thông tin mà KTV còn nghi vấn. - Chọn mẫu các đối tượng kiểm toán, xác minh làm rõ các vấn đề cần Kiểm toán. * Nhận xét: Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong kiểm toán
  • 110. I. Mục Tiêu và trình tự Tổ chức công tác kiểm toán II. Chuẩn bị kiểm toán III. Thực hành kiểm toán IV. Kết thúc kiểm toán
  • 111. I. Mục Tiêu Và Trình Tự Tổ Chức Công Tác Kiểm Toán 1. Khái niệm chung về tổ chức Khái niệm: Tổ chức nói chung là mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống theo một trật tự nhất định. => Mục tiêu của tổ chức: tạo ra mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống theo một trật tự nhất định Mức độ của mối liên hệ: Trong biên độ giao động từ 0  1 + ở mức độ 0: Các yếu tố không có bất kỳ mối liên hệ nào => hệ thống rơi vào tình trạng tan rã hay vô tổ chức + ở mức độ 1: Các yếu tố quan hệ chặt chẽ, khoa học => hệ thống hoạt động ở mức độ tối ưu
  • 112. 2. Tổ chức công tác kiểm toán Khái niệm: Tổ chức công tác kiểm toán là mối liên hệ giữa các yếu tố của kiểm toán theo một trật tự xác định. => Mục tiêu của tổ chức công tác kiểm toán: là hướng tới việc tạo ra mối liên hệ khoa học và nghệ thuật giữa các phương pháp kĩ thuật kiểm toán dùng để xác định và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán. Quy trình tổ chức công tác kiểm toán: - Chuẩn bị kiểm toán - Thực hành kiểm toán - Kết thúc kiểm toán
  • 113. 1. Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán  Mục tiêu kiểm toán: Là đích cần đạt tới đồng thời là thước đo kết quả kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán cụ thể. Mục tiêu chung: phải gắn với mục tiêu, yêu cầu của quản lý. Mục tiêu cụ thể cho từng loại hình kiểm toán  Phạm vi kiểm toán: Là Giới hạn về không gian và thời gian của đối tượng kiểm toán.
  • 114. II. Chuẩn bị kiểm toán Xây dựng chương trình kiểm toán Lập Kế hoạch Kiểm toán Thu thập thông tin Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản Xác định Mục Tiêu, phạm vi kiểm toán
  • 115. 2. Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản - yêu cầu chung của việc lựa chọn: người được chỉ định phải là người có trình độ tương xứng với mục tiêu, phạm vi kiểm toán nói riêng và tương xứng với vị trí, yêu cầu, nội dung của cuộc kiểm toán nói chung. -Chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản của cuộc kiểm toán như: phương tiện tính toán, phương tiện kiểm kê...
  • 116. 3. Thu thập thông tin * Nội dung thông tin: - Các thông tin liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách thể kiểm toán. - Tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm toán nội bộ - Tìm hiểu về các bên hữu quan * Nguồn tài liệu: - Tham khảo hồ sơ kiểm toán năm trước - Tham khảo trên các phương tiện thông tin đại chúng các thông tin chung về ngành, lĩnh vực kinh doanh. - Thu thập các tài liệu có liên quan của khách thể.
  • 117. 4. Lập kế hoạch kiểm toán Kế hoạch kiểm toán là quá trình cân đối tích cực giữa nhu cầu và nguồn lực đã có nhằm cụ thể hóa mục tiêu và phạm vi kiểm toán đã được dự kiến trên cơ sở các nguồn lực đã có. Việc cụ thể hóa này được thực hiện bằng cách: Xác định các công việc cụ thể phải làm và xác định thời gian kiểm toán tương ứng.
  • 118. Trong bước này sẽ bao gồm các công việc chủ yếu: - Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán: Cần xem xét cả về mặt số lượng và cơ cấu. + Số người phải phù hợp với quy mô kiểm toán + Cơ cấu nhân sự phải phù hợp với tính chất phức tạp của công việc và phân công từng người phụ trách từng công việc cụ thể một cách khoa học và phù hợp với trình độ,năng lực chuyên môn của KTV. - Xác định thời gian kiểm toán: gồm thời hạn chung và thời hạn riêng cho từng người phụ trách từng công việc như đã phân công. - Kiểm tra lại các phương tiện cần thiết để tính toán, kiểm kê...và cân đối cả về số lượng và chủng loại. - Xác định mức kinh phí cần thiết cho cuộc kiểm toán.
  • 119. 5. Xây dựng chương trình kiểm toán là xây dưng chương trình kiểm toán chính cụ thể hóa các kế hoạch trên về nhân sự, thời gian, xác định số lượng và các bước thủ tục cần phải thực hiện cho từng phần hành kiểm toán cụ thể
  • 120. III. Thực Hành Kiểm Toán * Thực hành kiểm toán là quá trình thực hiện đồng bộ công việc đã ấn định trong kế hoạch, chương trình kiểm toán. * Kiểm toán viên cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau: 1. KTV phải tuân thủ chương trình kiểm toán đã được xây dựng. Trong mọi trường hợp, KTV không được tự ý thay đổi chương trình 2. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thường xuyên ghi chép kết quả kiểm toán vào sổ tay hay vào giấy tờ làm việc để làm bằng chứng cho kết luận kiểm toán.
  • 121. III. Thực Hành Kiểm Toán (tiếp) 3. Định kỳ kiểm toán viên phải tổng hợp kết quả kiểm toán trên bảng tổng hợp để nhận rõ mức độ thực hiện so với công việc chung. Thường sử dụng: Bảng kê chênh lệch và Bảng kê xác minh 4. Mọi điều chỉnh về nội dung, phạm vi, trình tự kiểm toán... Đều phải có ý kiến thống nhất của người phụ trách chung công việc kiểm toán (chủ thể) và khách thể kiểm toán – nếu cần.
  • 122. IV.Kết Thúc Kiểm Toán Giai đoạn cuối cùng của một cuộc kiểm toán là kết thúc kiểm toán. Trong giai đoạn này, KTV sẽ tổng hợp lại kết quả của toàn bộ cuộc kiểm toán, đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo hoặc biên bản kiểm toán.
  • 123. Kết luận kiểm toán: Là sự khái quát thực hiện các chức năng kiểm toán trong từng cuộc kiểm toán cụ thể Yêu Cầu đối với kết luận kiểm toán: + Về nội dung: Kết luận kiểm toán phải phù hợp và đầy đủ + Về tính pháp lý: Tính pháp lý thể hiện kết luận đưa ra phải dựa trên những bằng chứng đã thu thập và từ ngữ, văn phạm sử dụng phải chuẩn xác. - Tùy thuộc vào mục tiêu, phạm vi và các loại hình kiểm toán mà kết luận kiểm toán có thể đưa ra dưới các dạng khác nhau.
  • 124. * Hình thức thể hiện kết luận kiểm toán: - Báo cáo kiểm toán - Biên bản kiểm toán
  • 125. I. Khái quát chung về tổ chức bộ máy kiểm toán II. Kiểm toán viên và tổ chức hiệp hội KTV III. Tổ chức bộ máy kiểm toán
  • 126. I. Khái Quát Chung Về Tổ Chức Bộ Máy Kiểm Toán - Tổ chức bộ máy kiểm toán bao gồm cả yếu tố con người và phương tiện chưa đựng các yếu tố của kiểm toán để thực hiện chức năng của Kiểm toán - Theo nguyên lý chung của tổ chức bộ máy, bộ máy kiểm toán có thể tổ chức theo phương thức trực tuyến – tham mưu hoặc phương thức chức năng và có thể lựa chọn loại hình tập trung hay phân tán tùy quy mô và địa bàn hoạt động, tùy khả năng và phương tiện điều hành...
  • 127. -Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức bộ máy kiểm toán: + Phải xây dựng đội ngũ kiểm toán viên đủ về số lượng và đảm bảo yêu cầu chất lượng phù hợp với từng bộ máy kiểm toán. + Hệ thống bộ máy kiểm toán phải bao gồm các phân hệ chứa đựng các mối liên hệ trong – ngoài khác nhau phù hợp với nguyên tắc chung của lý thuyết tổ chức và phù hợp với quy luật của phép biện chứng về liên hệ. + Tổ chức bộ máy kiểm toán phải quán triệt nguyên tắc chung của mọi hệ thống tổ chức bộ máy: tập trung, dân chủ thích ứng với từng bộ phận kiểm toán.
  • 128. -Nhiệm vụ cơ bản của tổ chức bộ máy kiểm toán: là xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, xác định kiểu liên hệ trong từng mô hình và mối liên hệ giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hệ thống bộ máy kiểm toán. - Để thực hiện được nhiệm vụ trên, tổ chức bộ máy Kiểm toán phải giải quyết được các vấn đề cơ bản: + KTV và các tổ chức hiệp hội KTV + Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ + Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập + Tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước
  • 129. II. Kiểm toán viên và tổ chức hiệp hội kiểm toán viên 1. Kiểm toán viên * Khái niệm: Kiểm toán viên là khái niệm chung chỉ những người làm công tác kiểm toán cụ thể có trình độ nghiệp vụ tương xứng với công việc đó. * Các loại kiểm toán viên: - Kiểm toán viên độc lập - Kiểm toán viên nhà nước - Kiểm toán viên nội bộ
  • 130. 2. Các tổ chức hiệp hội kiểm toán viên * Mục đích: Tăng cường quan hệ hợp tác, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ kể cả về nhận thức cũng như kinh nghiệm thực tế. * Các tổ chức hiệp hội chủ yếu - Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC - Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ - Hiệp hội kiểm toán viên độc lập - Hiệp hội (học viên) của các tổ chức kiểm toán viên nhà nước
  • 131. III. Tổ Chức Bộ Máy Kiểm Toán 1. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ * Khái niệm: Bộ máy kiểm toán nội bộ là hệ thống tổ chức của các kiểm toán viên do đơn vị tư lập ra theo yêu cầu quản trị nội bộ và thực hiện nền nếp, kỷ cương quản lý. * Mô hình tổ chức: - Hội đồng hay bộ phận kiểm toán nội bộ (Mô hình này thích hợp với những DN có quy mô lớn) - Giám định viên kế toán ( giám sát viên nhà nước) ( Mô hình ứng dụng phổ biến ở các xí nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ)
  • 132. 2. Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập * Khái niệm: Bộ máy kiểm toán độc lập là tổ chức của các kiểm toán viên chuyên nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. * Mô hình tổ chức: - Văn phòng kiểm toán tư - Công ty kiểm toán
  • 133. 3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước * khái niệm: Bộ máy kiểm toán nhà nước là hệ thống tập hợp những viên chức nhà nước để thực hiện chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản công * Mô hình tổ chức ( xét trong mối quan hệ với bộ máy nhà nước): + KTNN trực thuộc cơ quan lập pháp + KTNN trực thuộc cơ quan hành pháp + KTNN độc lập với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước
  • 134. I. Khái quát chung về chuẩn mực kiểm toán II. Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến III. Đặc điểm của hệ thống chuẩn mực cụ thể trong các bộ máy kiểm toán
  • 135. I. Khái Quát Chung Về Chuẩn Mực Kiểm Toán 1. Khái niệm chuẩn mực kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán là hững quy phạm pháp lý, là thước đo chung về chất lượng công việc kiểm toán và dùng để điều tiết hành vi của KTV và các bên hữu quan theo hướng và mục tiêu xác định 2. Hình thức thể hiện của chuẩn mực kiểm toán * Luật kiểm toán: Là hình thức pháp lý cao nhất của chuẩn mực kiểm toán, được ban hành bởi cơ quan lập pháp (Quốc hội), có ý nghĩa điều tiết các hành vi của nhiều phía có liên quan. * Hệ thống chuẩn mực kiểm toán cụ thể: thường do các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp nghiên cứu, soạn thảo và ban hành cho từng loại hình toán hoặc cho kiểm toán nói chung. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán dùng để điều tiết hành vi của KTV và để đánh giá chất lượng công việc của kiểm toán.
  • 136. II. Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến.( GAAS – Generally Accepted Auditing Standards) - Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến (GAAS) là những chuẩn mực có hiệu lực mà KTV phải tuân thủ khi tiến hành kiểm toán và là cách thức đảm bảo chất lượng công việc kiểm toán. - Chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận rộng rãi gồm 10 chuẩn mực và được chia thành 3 nhóm.
  • 137. * Nhóm chuẩn mực chung: gồm 3 chuẩn mực 1. Việc kiểm soát phải do một hay một nhóm người được đào tạo nghiệp vụ tương xứng và thành thạo như một kiểm toán viên thực hiện 2. Trong tất cả các vấn đề liên quan tới cuộc kiểm toán. KTV phải giữ một thái độ độc lập. 3. KTV phải duy trì sự thận trọng nghề nghiệp đúng mực trong suốt cuộc kiểm toán (lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán).
  • 138. * Nhóm chuẩn mực thực hành: gồm 3 chuẩn mực 1. Phải lập kế hoạch chu đáo cho công việc kiểm toán và giám sát chặt chẽ những người giúp việc nếu có. 2. Phải hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, thời gian và quy mô của các thử nghiệm sẽ thực hiện. 3. Phải thu được đẩy đủ bằng chứng có hiệu lực thông qua việc kiểm tra, quan sát, thẩm vấn và xác nhận để có được những cơ sở hợp lý cho ý kiến về báo cáo tài chính được kiểm toán.
  • 139. * Nhóm chuẩn mực báo cáo: Gồm 4 chuẩn mực 1. Báo cáo kiểm toán phải xác nhận bảng khai tài chính có được trình bày phù hợp với những nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi hay không. 2. Báo cáo kiểm toán phải chỉ ra các trường hợp không nhất quán về nguyên tắc giữa kỳ này với các kỳ trước. 3. Phải xem xét các khai báo trên bảng khai tài chính có đầy đủ một cách hợp lý không trừ những trường hợp khác được chỉ ra trong báo cáo. 4. Phải đưa ra ý kiến về toàn bộ bảng khai tài chính hoặc khẳng định không thể đưa ra ý kiến được kèm theo việc nêu rõ lý do.
  • 140. III. Đặc Điểm Của Hệ Thống Chuẩn Mực Kiểm Toán Cụ Thể Trong Các Bộ Máy Kiểm Toán. * Trong phân hệ kiểm toán độc lập Tính “Nguyên vẹn” của các chuẩn mực trên được thể hiện rõ nét hơn cả. * Trong phân hệ kiểm toán nhà nước: Hệ thống chuẩn mực kiểm toán thường được thể hiện theo 2 hướng:  Những chuẩn mực chung cho KTV và cơ quan KTNN  Những chuẩn mực chung chỉ áp dụng cho cơ quan KTNN * Trong phân hệ kiểm toán nội bộ Chuẩn mực kiểm toán được cụ thể hóa theo 3 hướng:  Chung cho bộ máy kiểm toán nội bộ và KTV nội bộ  Cho bộ phận kiểm toán nội bộ  cho KTV nội bộ